VINH - "Ngày nay, để cứu vãn xã hội, chúng ta cần phải ưu tiên xây dựng những ngôi trường hơn là xây dựng nhà thờ, thành lập hội đoàn hay đào tạo linh mục. Vì có trường học đào luyện nên nhân cách con người sẽ có người Kitô hữu tốt, người Kitô hữu chân chính - là một mảnh sao băng, một điểm hội tụ của tình yêu và một thứ men sống động trong khối bột". Lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng Pio X (1903-1914) trước các chư huynh Hồng Y, đến nay vẫn còn nguyên giá trị cho những nỗ lực của những ai đang theo đuổi một lý tưởng trùng hợp với niềm ưu tư liên lỉ của mình là chu toàn sứ mệnh trần gian và vĩnh cửu của nhân loại.
Thật vậy, ngày nay, nhiều trào lưu tư tưởng phản nghịch với những giá trị đạo đức truyền thống xuất hiện đã dẫn con người đến chỗ đánh mất dần những căn tính sâu xa và cốt yếu của nó. Khi ném con người suy tư "nhân linh ư vạn vật" vào guồng quay kinh tế xã hội thì người ta sẽ chỉ nhận được một hình nhân đầy khuyết tật. Khi chủ trương xóa bỏ những tiêu chí luân lý vì cho rằng: “Luân lý như một cái gì phản tự nhiên”; theo đó, tuyên bố khai tử Thiên Chúa để hồi sinh con người và khai sinh một thứ "triết lý người hùng" lấy ý chí quyền lực làm động lực thúc đẩy dẫn đến sự thành công, thì xã hội lâm vào sự hỗn độn của mớ bòng bong rối bời những tệ đoan.
Đứng trước những quan điểm sai lạc về con người và xã hội, trước những hậu quả khôn lường phát sinh từ những quan điểm đó, chúng ta thấy thật cần thiết phải gióng lên hồi chuông báo hiệu một cuộc xuống đường mới để góp phần vào việc xây dựng một xã hội con người mang tính nhân bản hơn. Thiết nghĩ, giáo dục Kitô giáo cùng với một nền giáo dục kiến thức văn hóa biết tôn trọng sự thật và những chiều kích căn bản thiết thân của con người, thì bộ mặt xã hội sẽ ngày một tốt đẹp hơn. Trong bài phát biểu tại lâu đài tông tòa ở Castel Gandolfo trước những đại biểu các trung tâm giáo dục Công giáo Italia, Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 đã nói: "Trường học Công giáo là một biểu thị quyền mọi người công dân được tự do giáo dục, và nhiệm vụ tương ứng về tình liên đới trong việc xây dựng xã hội dân sự".
Đức Thánh Cha còn nói lên vai trò rất quan trọng của trường học Công giáo, như là "khí cụ thuộc sứ vụ cứu rỗi của Giáo Hội" trên cơ sở của tính "hiệp nhất chặt chẽ được hoàn thành giữa việc công bố đức tin và sự thăng tiến con người". Tuy nhiên, trong giáo dục Kitô giáo, điều cần thiết là phải có một ý thức đầy đủ về căn tính của Giáo Hội cũng như ý nghĩa dân sự của nó.
Giáo dục Kitô giáo nhằm đào luyện cho Giáo hội những kitô hữu tốt và cho xã hội những công dân hữu ích. Sống "tốt đạo" là cơ sở để sống "đẹp đời" hay nói cách khác, một lối sống "đẹp đời" là hệ quả tất yếu của một cuộc sống "tốt đạo", vì thế phải ưu tiên cho việc phát triển giáo dục Kitô giáo để chính nơi những người tin nhận Chúa Kitô, lấy Người làm chủ cuộc sống mình, sẽ tỏa lan nếp sống mang tính nhân văn đượm hương thơm Tin Mừng. Một người Kitô hữu đúng nghĩa phải sống với hai mối tương quan: Tương quan chiều đứng là tương quan tôn giáo, cụ thể là tương quan với Thiên Chúa và tương quan chiều ngang là tương quan xã hội, tức tương quan với con người và những thiết chế tạo nên tính tổ chức nhân quần-xã hội. Và chính các tương quan dệt nên đời sống xã hội, vì thế con người là một hữu thể xã hội, nhưng không phải chỉ có thế mà quên mất mối tương quan siêu vị. Khi nói con người chỉ "là tổng hòa các mối quan hệ xã hội" là làm nổi bật xã hội tính nơi con người nhưng cũng làm nghèo nàn và tha hóa con người vì mối tương quan "chiều đứng" đã bị tước bỏ.
Trên tinh thần đó, chúng ta thấy được sự tích cực dấn thân trong lĩnh vực giáo dục của giới Công giáo đang ngày càng lớn mạnh, một trong những biểu hiện của sức sống dồi dào đó là việc quan tâm đến xây dựng cơ sở vật chất cho một nền giáo dục Kitô giáo tương lai. Giáo xứ Lưu Mỹ đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong buổi khánh thành nhà trường giáo lý của giáo xứ ngày 08/10/2008.
Thao thức về việc nâng cao kiến thức giáo lý, trình độ văn hóa của các bạn trẻ trong toàn giáo xứ, cha quản xứ Giuse Trần Văn Phúc đã lo lắng liên hệ nhiều nơi để tìm thêm nguồn kinh phí nhằm xây dựng được một ngôi trường, vừa để học giáo lý vừa để bồi dưỡng thêm kiến thức văn hóa cho con em trong giáo xứ. Cùng với sự hỗ trợ của các Mạnh Thường Quân, cha quản xứ và giáo dân đã huy động được nguồn kinh phí gần 1 tỷ đồng, để sau hơn 8 tháng thi công, hôm nay ngôi trường giáo lý được xây trên khu đất hơn 1000m2 đã được hoàn thành. Ngôi trường được bố trí gồm 10 phòng, diện tích mỗi phòng là 42m2 (6m x 7m) được trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng và quạt thoáng mát mát, trong đó một phòng có kích thước 10 x 7 (m2) được sử dụng làm Hội trường chung cho việc tập hát và những sinh hoạt khác. Lưu Mỹ hiện có 9 giáo họ với tổng số giáo dân gần 4000 người, trong đó có 1300 em đang ở độ tuổi theo học các khối giáo lý sẽ được tập trung về ngôi trường mới này. Là một giáo xứ đang còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của cha quản xứ, thời gian qua, mặt bằng dân trí trong toàn xứ đã được nâng cao, năm học 2008 này có hơn 25 em vào Đại học và Cao đẳng.
Hơn 2000 người gồm cả khách mời và giáo dân trong toàn giáo xứ, sáng ngày 08/10 đã hiệp dâng lời cầu nguyện cùng với Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên và 11 linh mục trong và ngoài hạt Bảo Nham tại thánh đường giáo xứ Lưu Mỹ. Khánh thành ngôi trường giáo lý là một dấu chỉ cho thấy sự khởi đầu tốt đẹp của việc phát triển giáo dục trong giáo xứ Lưu Mỹ, cú hích đầu tiên cho những bước tiến khác, đó cũng là bước đi phù hợp với tinh thần của Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo do Công đồng Vatican đưa ra: "Quả thực, hoàn cảnh của thời đại chúng ta làm cho việc giáo dục thanh thiếu niên, ngay cả việc tiếp tục huấn luyện giới trưởng thành, trở nên ngày một dễ dàng và khẩn cấp hơn. Vì ý thức đầy đủ hơn về phẩm giá và bổn phận của mình, nên con người ao ước được tham dự tích cực hơn vào đời sống xã hội…". Và "trong khi mở cửa tiếp nhận đúng mức những điều kiện của thời đại đương tiến bộ, trường công giáo huấn luyện học sinh biết mưu cầu lợi ích cho xã hội trần gian một cách hữu hiệu, và chuẩn bị cho chúng biết phục vụ để mở mang Nước Chúa. Do đó, nhờ sống đời gương mẫu và tông đồ, chúng trở nên như men cứu rỗi cho cộng đoàn nhân loại".
Thật vậy, ngày nay, nhiều trào lưu tư tưởng phản nghịch với những giá trị đạo đức truyền thống xuất hiện đã dẫn con người đến chỗ đánh mất dần những căn tính sâu xa và cốt yếu của nó. Khi ném con người suy tư "nhân linh ư vạn vật" vào guồng quay kinh tế xã hội thì người ta sẽ chỉ nhận được một hình nhân đầy khuyết tật. Khi chủ trương xóa bỏ những tiêu chí luân lý vì cho rằng: “Luân lý như một cái gì phản tự nhiên”; theo đó, tuyên bố khai tử Thiên Chúa để hồi sinh con người và khai sinh một thứ "triết lý người hùng" lấy ý chí quyền lực làm động lực thúc đẩy dẫn đến sự thành công, thì xã hội lâm vào sự hỗn độn của mớ bòng bong rối bời những tệ đoan.
Đứng trước những quan điểm sai lạc về con người và xã hội, trước những hậu quả khôn lường phát sinh từ những quan điểm đó, chúng ta thấy thật cần thiết phải gióng lên hồi chuông báo hiệu một cuộc xuống đường mới để góp phần vào việc xây dựng một xã hội con người mang tính nhân bản hơn. Thiết nghĩ, giáo dục Kitô giáo cùng với một nền giáo dục kiến thức văn hóa biết tôn trọng sự thật và những chiều kích căn bản thiết thân của con người, thì bộ mặt xã hội sẽ ngày một tốt đẹp hơn. Trong bài phát biểu tại lâu đài tông tòa ở Castel Gandolfo trước những đại biểu các trung tâm giáo dục Công giáo Italia, Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 đã nói: "Trường học Công giáo là một biểu thị quyền mọi người công dân được tự do giáo dục, và nhiệm vụ tương ứng về tình liên đới trong việc xây dựng xã hội dân sự".
Đức Thánh Cha còn nói lên vai trò rất quan trọng của trường học Công giáo, như là "khí cụ thuộc sứ vụ cứu rỗi của Giáo Hội" trên cơ sở của tính "hiệp nhất chặt chẽ được hoàn thành giữa việc công bố đức tin và sự thăng tiến con người". Tuy nhiên, trong giáo dục Kitô giáo, điều cần thiết là phải có một ý thức đầy đủ về căn tính của Giáo Hội cũng như ý nghĩa dân sự của nó.
Giáo dục Kitô giáo nhằm đào luyện cho Giáo hội những kitô hữu tốt và cho xã hội những công dân hữu ích. Sống "tốt đạo" là cơ sở để sống "đẹp đời" hay nói cách khác, một lối sống "đẹp đời" là hệ quả tất yếu của một cuộc sống "tốt đạo", vì thế phải ưu tiên cho việc phát triển giáo dục Kitô giáo để chính nơi những người tin nhận Chúa Kitô, lấy Người làm chủ cuộc sống mình, sẽ tỏa lan nếp sống mang tính nhân văn đượm hương thơm Tin Mừng. Một người Kitô hữu đúng nghĩa phải sống với hai mối tương quan: Tương quan chiều đứng là tương quan tôn giáo, cụ thể là tương quan với Thiên Chúa và tương quan chiều ngang là tương quan xã hội, tức tương quan với con người và những thiết chế tạo nên tính tổ chức nhân quần-xã hội. Và chính các tương quan dệt nên đời sống xã hội, vì thế con người là một hữu thể xã hội, nhưng không phải chỉ có thế mà quên mất mối tương quan siêu vị. Khi nói con người chỉ "là tổng hòa các mối quan hệ xã hội" là làm nổi bật xã hội tính nơi con người nhưng cũng làm nghèo nàn và tha hóa con người vì mối tương quan "chiều đứng" đã bị tước bỏ.
Trên tinh thần đó, chúng ta thấy được sự tích cực dấn thân trong lĩnh vực giáo dục của giới Công giáo đang ngày càng lớn mạnh, một trong những biểu hiện của sức sống dồi dào đó là việc quan tâm đến xây dựng cơ sở vật chất cho một nền giáo dục Kitô giáo tương lai. Giáo xứ Lưu Mỹ đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong buổi khánh thành nhà trường giáo lý của giáo xứ ngày 08/10/2008.
Thao thức về việc nâng cao kiến thức giáo lý, trình độ văn hóa của các bạn trẻ trong toàn giáo xứ, cha quản xứ Giuse Trần Văn Phúc đã lo lắng liên hệ nhiều nơi để tìm thêm nguồn kinh phí nhằm xây dựng được một ngôi trường, vừa để học giáo lý vừa để bồi dưỡng thêm kiến thức văn hóa cho con em trong giáo xứ. Cùng với sự hỗ trợ của các Mạnh Thường Quân, cha quản xứ và giáo dân đã huy động được nguồn kinh phí gần 1 tỷ đồng, để sau hơn 8 tháng thi công, hôm nay ngôi trường giáo lý được xây trên khu đất hơn 1000m2 đã được hoàn thành. Ngôi trường được bố trí gồm 10 phòng, diện tích mỗi phòng là 42m2 (6m x 7m) được trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng và quạt thoáng mát mát, trong đó một phòng có kích thước 10 x 7 (m2) được sử dụng làm Hội trường chung cho việc tập hát và những sinh hoạt khác. Lưu Mỹ hiện có 9 giáo họ với tổng số giáo dân gần 4000 người, trong đó có 1300 em đang ở độ tuổi theo học các khối giáo lý sẽ được tập trung về ngôi trường mới này. Là một giáo xứ đang còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của cha quản xứ, thời gian qua, mặt bằng dân trí trong toàn xứ đã được nâng cao, năm học 2008 này có hơn 25 em vào Đại học và Cao đẳng.
Hơn 2000 người gồm cả khách mời và giáo dân trong toàn giáo xứ, sáng ngày 08/10 đã hiệp dâng lời cầu nguyện cùng với Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên và 11 linh mục trong và ngoài hạt Bảo Nham tại thánh đường giáo xứ Lưu Mỹ. Khánh thành ngôi trường giáo lý là một dấu chỉ cho thấy sự khởi đầu tốt đẹp của việc phát triển giáo dục trong giáo xứ Lưu Mỹ, cú hích đầu tiên cho những bước tiến khác, đó cũng là bước đi phù hợp với tinh thần của Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo do Công đồng Vatican đưa ra: "Quả thực, hoàn cảnh của thời đại chúng ta làm cho việc giáo dục thanh thiếu niên, ngay cả việc tiếp tục huấn luyện giới trưởng thành, trở nên ngày một dễ dàng và khẩn cấp hơn. Vì ý thức đầy đủ hơn về phẩm giá và bổn phận của mình, nên con người ao ước được tham dự tích cực hơn vào đời sống xã hội…". Và "trong khi mở cửa tiếp nhận đúng mức những điều kiện của thời đại đương tiến bộ, trường công giáo huấn luyện học sinh biết mưu cầu lợi ích cho xã hội trần gian một cách hữu hiệu, và chuẩn bị cho chúng biết phục vụ để mở mang Nước Chúa. Do đó, nhờ sống đời gương mẫu và tông đồ, chúng trở nên như men cứu rỗi cho cộng đoàn nhân loại".