ANKARA - Theo ông Recep Tayyip Erdogan, thủ lãnh của đảng Công lý và Phát triển (AKP) - đảng cầm quyền tại Thổ nhĩ kỳ - thì chủ đề này hiện đang được ban lãnh đạo của đảng, và chính phủ cân nhắc.
Nếu như cần thiết, thì việc tái trình lại đề nghị này cho quốc hội sẽ được thực hiện, ông Erdogan nói.
Trong khi đó một thành viên cao cấp của đảng cầm quyền tại Thổ nhĩ kỳ, ông Eyup Fatsa nói rằng sẽ không có hành động gấp rút nào để tái đệ trình trước quốc hội đề nghị cho phép quân lính Hoa kỳ sử dụng căn cứ quân sự tại Thổ trong chuẩn bị cho cuộc chiến nhắm vào Iraq.
Theo ông Fatsa thì một đề nghị như vậy hiện đang được hoãn vô thời hạn.
Thủ tướng Thổ nhĩ kỳ, ông Abdullah Gul nói việc quốc hội Thổ từ chối không chấp thuận cho phép Hoa kỳ triển khai quân lính tại Thổ sẽ không làm ảnh hưởng tới quan hệ chiến lược cơ bản giữa hai nước.
Đại sứ Hoa kỳ tại Thổ nhĩ kỳ, Robert Pearson bày tỏ thất vọng trước kết quả của cuộc bỏ phiếu, mà theo các phóng viên, thì nó được xem như một sự thất bại cho các kế hoạch của Hoa kỳ nhằm mở một mặt trận tại miền Bắc của Iraq.
Dân biểu phản đối
Các dân biểu bỏ phiếu với tỷ lệ 264 phiếu thuận 250 phiếu chống liên quan tới việc Hoa kỳ triển khai quân lính tại Thổ. Thế nhưng đề nghị cho phép Hoa kỳ đóng quân tại Thổ nhĩ kỳ đã không được thông qua vì thiếu tới 4 phiếu để đạt được đa số cần thiết tại quốc hội.
Hàng chục dân biểu của đảng AKP - đảng cầm quyền - đã bỏ phiếu trống. Nói cách khác là họ không muốn dính dáng gì tới đề nghị này của chính phủ.
Nếu đề nghị liên liên quan tới lính Mỹ được chấp thuận thì nhiều khả năng Thổ nhĩ kỳ sẽ nhận được khoảng 15 tỷ đô la tiền viện trợ và cho vay của Hoa kỳ.
Hoa kỳ hiện đang muốn gấp rút triển khai khoảng 62.000 quân lính và hơn 250 chiến đấu cơ tại Thổ nhĩ kỳ.
Các tàu chiến và xe vận tải chở theo thiết bị của quân đội Mỹ hiện đang đợi tại biên giới của Thổ nhĩ kỳ, nhiều xe đợi tới cả tuần lễ, trong lúc quốc hội nước này tiến hành bỏ phiếu.
Lá phiếu bế tắc
Theo phóng viên của đài BBC tại Thổ nhĩ kỳ thì kết quả bỏ phiếu hôm chủ nhật, với số phiếu khít khao giữa phe ủng hộ và phe chống là một đòn giáng mạnh vào chính phủ mới hình thành trong thời gian bốn tháng qua tại Thổ nnhĩ kỳ, một chính phủ giành được đa số rất lớn tại quốc hội.
Hiện chính phủ Thổ đang phải đối diện với triển vọng hoặc thừa nhận là họ đã thua cuộc, và bỏ rơi toàn bộ thỏa thuận quân sự-tài chính mà họ đã mất rất nhiều thời gian bàn luận với Hoa kỳ; hoặc là tái đệ trình quốc hội đề cũng đề nghị này để các dân biểu tiến hành bỏ phiếu lần thứ hai.
Các cuộc thăm dò dư luận tại Thổ cho thấy tới 80% dân số phản đối chiến tranh, và hàng ngàn người, từ giáo sư đại học cho đến người nội trợ gia đình, đã tham gia vào tuần hành chống chiến tranh tại trung tâm thủ đô Ancara, ngay đúng lúc quốc hội đang tiến hành bỏ phiếu.(bbc)
Nếu như cần thiết, thì việc tái trình lại đề nghị này cho quốc hội sẽ được thực hiện, ông Erdogan nói.
Trong khi đó một thành viên cao cấp của đảng cầm quyền tại Thổ nhĩ kỳ, ông Eyup Fatsa nói rằng sẽ không có hành động gấp rút nào để tái đệ trình trước quốc hội đề nghị cho phép quân lính Hoa kỳ sử dụng căn cứ quân sự tại Thổ trong chuẩn bị cho cuộc chiến nhắm vào Iraq.
Theo ông Fatsa thì một đề nghị như vậy hiện đang được hoãn vô thời hạn.
Thủ tướng Thổ nhĩ kỳ, ông Abdullah Gul nói việc quốc hội Thổ từ chối không chấp thuận cho phép Hoa kỳ triển khai quân lính tại Thổ sẽ không làm ảnh hưởng tới quan hệ chiến lược cơ bản giữa hai nước.
Đại sứ Hoa kỳ tại Thổ nhĩ kỳ, Robert Pearson bày tỏ thất vọng trước kết quả của cuộc bỏ phiếu, mà theo các phóng viên, thì nó được xem như một sự thất bại cho các kế hoạch của Hoa kỳ nhằm mở một mặt trận tại miền Bắc của Iraq.
Dân biểu phản đối
Các dân biểu bỏ phiếu với tỷ lệ 264 phiếu thuận 250 phiếu chống liên quan tới việc Hoa kỳ triển khai quân lính tại Thổ. Thế nhưng đề nghị cho phép Hoa kỳ đóng quân tại Thổ nhĩ kỳ đã không được thông qua vì thiếu tới 4 phiếu để đạt được đa số cần thiết tại quốc hội.
Hàng chục dân biểu của đảng AKP - đảng cầm quyền - đã bỏ phiếu trống. Nói cách khác là họ không muốn dính dáng gì tới đề nghị này của chính phủ.
Nếu đề nghị liên liên quan tới lính Mỹ được chấp thuận thì nhiều khả năng Thổ nhĩ kỳ sẽ nhận được khoảng 15 tỷ đô la tiền viện trợ và cho vay của Hoa kỳ.
Hoa kỳ hiện đang muốn gấp rút triển khai khoảng 62.000 quân lính và hơn 250 chiến đấu cơ tại Thổ nhĩ kỳ.
Các tàu chiến và xe vận tải chở theo thiết bị của quân đội Mỹ hiện đang đợi tại biên giới của Thổ nhĩ kỳ, nhiều xe đợi tới cả tuần lễ, trong lúc quốc hội nước này tiến hành bỏ phiếu.
Lá phiếu bế tắc
Theo phóng viên của đài BBC tại Thổ nhĩ kỳ thì kết quả bỏ phiếu hôm chủ nhật, với số phiếu khít khao giữa phe ủng hộ và phe chống là một đòn giáng mạnh vào chính phủ mới hình thành trong thời gian bốn tháng qua tại Thổ nnhĩ kỳ, một chính phủ giành được đa số rất lớn tại quốc hội.
Hiện chính phủ Thổ đang phải đối diện với triển vọng hoặc thừa nhận là họ đã thua cuộc, và bỏ rơi toàn bộ thỏa thuận quân sự-tài chính mà họ đã mất rất nhiều thời gian bàn luận với Hoa kỳ; hoặc là tái đệ trình quốc hội đề cũng đề nghị này để các dân biểu tiến hành bỏ phiếu lần thứ hai.
Các cuộc thăm dò dư luận tại Thổ cho thấy tới 80% dân số phản đối chiến tranh, và hàng ngàn người, từ giáo sư đại học cho đến người nội trợ gia đình, đã tham gia vào tuần hành chống chiến tranh tại trung tâm thủ đô Ancara, ngay đúng lúc quốc hội đang tiến hành bỏ phiếu.(bbc)