Tin là để cho tình yêu của Chúa biến đổi và nên công chính
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước gần 20.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 19-11-2008.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý sự công chính hóa trong tư tưởng của thánh Phaolô. Đây là đề tài đã gây ra các tranh luận trong thời cải cách. Làm sao con người có thể trở thành công chính trước mặt Thiên Chúa? Khi gặp Chúa Kitô trên đường đến thành Damasco, Phaolô đã là một con người hiện thực: tuân giữ Lề Luật và các truyền thống của cha ông không chê trách được. Nhưng sau khi được Chúa Kitô soi sáng Phaolô bắt đầu coi tất cả mọi công nghiệp do việc tuân giữ Lề Luật đem lại là ”rác rưởi” trước sự hiểu biết Chúa Giêsu (Pl 3,8). Đức Thánh Cha giải thích sự thay đổi triệt để đó như sau:
Tương quan giữa Phaolô và Chúa Phục sinh đã trở nên sâu đậm đến nỗi dẫn đưa thánh nhân tới chỗ khẳng định rằng Đức Kitô không chỉ là cuộc sống của người mà sống là Đức Kitô và để có thể đến với Chúa thì chết trở thành một mối lợi (x. Pl1,21). Không phải vì thánh nhân khinh rẻ sự sống mà vì người đã hiểu rằng từ nay trở đi cuộc sống không có mục đích nào khác, và người không mong ước gì khác ngoài việc đạt tới Đức Kitô, như trong một cuộc thi đấu thể thao, để sống mãi với Chúa. Chúa Phục Sinh đã trở thành sự khởi đầu và cùng đích cuộc sống của thánh nhân, đích điểm cuộc chạy đua của người. Nếu người có chạy chậm lại là vì lo lắng cho sự trưởng thành lòng tin của tín hữu các Giáo Đoàn và để họ cùng người chạy tới đích.
Chính kinh nghiệm bản thân trong tương quan với Chúa Giêsu Kitô, mà thánh Phaolô coi là trung tâm Tin Mừng của người, làm nảy sinh ra sự đối chọi giữa hai lộ trình hướng tới sự công chính: một lộ trình dựa trên các công việc của Lề Luật và một lộ trình dựa trên lòng tin nơi Chúa Kitô. Sự lựa chọn giữa hai lộ trình trở thành một trong những đề tài nổi bật xuyên qua các thư của thánh nhân. Người viết trong thư gửi tín hữu Galát: ”Chúng ta bẩm sinh là người Do thái chứ không phải hạng người tội lỗi xuất thân từ dân ngoại. Tuy nhiên vì biết rằng con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dậy, nhưng nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô, nên chúng ta cũng tin vào Đức Kitô Giêsu, để được nên công chính, nhờ tin vào Đức Kitô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dậy. Qủa thế, không phàm nhân nào sẽ được nên công chính vì làm những gì Luật dậy” (Gl 2,15-16). Trong thư gửi tín hữu Roma thánh nhân cũng tái khẳng định xác tín này: ”Thật vậy mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Kitô Giêsu... Thật vậy, chúng tôi nghĩ rằng người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dậy” (Rm 3,23-24.28).
Trong cộng đoàn Côrintô đã có tư tưởng cho rằng đây là luật lệ luân lý và như thế sự tự do Kitô giải phóng khỏi luân lý đạo đức, vì thế nên người ta truyền miệng câu ”tôi được phép làm mọi sự”. Đương nhiên đây là một giải thích sai lạc: sự tự do Kitô không phải là chủ trương phóng đãng, sự giải phóng thánh Phaolô nói tới không phải là giải phóng khỏi làm việc thiện.
Đối với thánh Phaolô và tất cả mọi người thời đó từ ”Luật Lệ” có nghĩa là Torah trong sự toàn vẹn của nó, tức là bộ Ngũ Kinh, 5 cuốn sách của Môshê. Trong kiểu chú giải của người biệt phái mà thánh Phaolô đã học, sách Torah bao gồm cung cách sống từ nõi tủy luân lý cho tới các tuân giữ lễ nghi và phụng tự xác định căn cước của một người công chính. Đặc biệt là luật cắt bì, luật trong sạch đồ ăn thức uống, trong sạch lễ nghi nói chung, và giữ ngày nghỉ sabat vv... Đây cũng là những điều thường được nói đến trong các cuộc tranh luận giữa Đức Giêsu và người do thái thời đó. Tất cả các tuân giữ này diễn tả một căn cước xã hội, văn hóa và tôn giáo, trở thành đặc biệt quan trọng dưới thời của nền văn hóa hy lạp bắt đầu từ thế kỷ thứ III trước công nguyên. Nền văn hóa này trở thành phổ quát thời đó và xem ra nó là một nền văn hóa có lý trí, đa thần, khoan nhượng, nhưng tạo áp lực mạnh hướng tới nền văn hóa đồng nhất và đe dọa căn cước do thái, bị bó buộc phải va chạm tiếp xúc với nền văn hóa hy lạp, và có nguy cơ đánh mất đi căn cước của mình cũng như gia tài lòng tin của cha ông, tin nơi Thiên Chúa duy nhất và các lời hứa của Chúa.
Trước các đe dọa nghiêm trọng đó cần phải có một bức tường phân cách, một thuẫn đỡ bảo vệ gia tài lòng tin. Bức tường đó là việc tuân giữ các luật lệ do thái. Phaolô đã bách hại các Kitô hữu vì cho rằng sự tự do của họ đe dọa căn cước này. Nhưng trong cuộc gặp gỡ Chúa Phục Sinh Phaolo hiểu rằng sự phục sinh của Chúa Kitô đã thay đổi hoàn toàn tình trạng này. Và Đức Thánh Cha giải thích sự thay đổi này như sau:
Với Chúa Kitô, Thiên Chúa của Israel, Thiên Chúa đích thật duy nhất, trở thành Thiên Chúa của mọi dân tộc. Bức tường ngăn cách giữa người Israel và dân ngoại không cần thiết nữa: Chính Chúa Kitô bảo vệ chúng ta chống lại thuyết đa thần và tất cả mọi lệch lạc của nó. Chính Chúa Kitô hiệp nhất chúng ta với và trong Thiên Chúa duy nhất; chính Chúa Kitô bảo đảm cho căn cước của chúng ta trong sự khác biệt văn hóa. Bức tường không cần thiết nữa vì căn cước chung của chúng ta trong sự khác biệt văn hóa là Chúa Kitô, và chính Ngài làm cho chúng ta được nên công chính. Là công chính có nghĩa đơn sơ là ở với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. Từng đó đủ rồi. Không cần các tuân giữ khác nữa. Vì thế kiểu dịch ”chỉ có lòng tin” của Luther là đúng, nếu nó không đối chọi lòng tin với bác ái, với tình yêu. Lòng tin là nhìn ngắm Chúa Kitô, tín thác nơi Chúa Kitô, bám chặt vào Chúa Kitô, đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và cuộc sống của Ngài. Và hình thức, cuộc sống của Chúa Kitô là tình yêu. Như thế tin là trở nền đồng hình dạng với Chúa Kitô và bước vào tình yêu của Ngài. Vì thế trong thư gửi tín hữu Galát thánh Phaolô khai triển giáo lý sự công chính hóa bằng cách nói về lòng tin hoạt động qua lòng bác ái (x. Gl 5,14).
Thánh Phaolô biết rằng luật mến Chúa yêu người thâu tóm toàn Luật Lệ. Như thế trong sự hiệp thông với Chúa Kitô, trong lòng tin tạo ra lòng bác ái, toàn Luật Lệ được hiện thực. Chúng ta trở nên công chính khi bước vào sự hiệp thông với Chúa Kitô là tình yêu. Tin Mừng Chúa Nhật lễ Chúa Kitô Vua tuần tới cũng cho chúng ta thấy sự thật này. Tình yêu là tiêu chuẩn Chúa Kitô dùng để xét xử mọi người. Lòng bác ái là việc hiện thực sự hiệp thông với Chúa Kitô. Như thế khi hiệp nhất với Ngài chúng ta được công chính. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta tin, tin thực sự. Như thế tin trở thành sự sống, sự hiệp nhất với Chúa Kitô, sự biến đổi cuộc sống. Được biến đổi bởi tình yêu của Chúa Kitô, của Thiên Chúa và của tha nhân chúng ta có thể công chính thực sự trước mắt Chúa.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan và Slovac. Chào người trẻ, các anh chị em đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Ngài nhắc cho mọi người biết Chúa Nhật tới đây là lễ Chúa Kitô Vua. Đức Thánh Cha xin các bạn trẻ lấy Chúa Kitô làm trung tâm điểm cuộc sống và lãnh nhận được ánh sáng và lòng can đảm từ Chúa. Ngài xin Chúa Kitô Đấng đã biến thập giá thành ngai vua, dậy cho các anh chi em đau yếu hiểu giá trị cứu rỗi của khổ đau được sống kết hiệp với Chúa. Đức Thánh Cha cầu chúc các cặp vợ chồng mới cưới nhận ra sự hiện diện của Chúa trên con đường cuộc sống hôn nhân của họ. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước gần 20.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 19-11-2008.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý sự công chính hóa trong tư tưởng của thánh Phaolô. Đây là đề tài đã gây ra các tranh luận trong thời cải cách. Làm sao con người có thể trở thành công chính trước mặt Thiên Chúa? Khi gặp Chúa Kitô trên đường đến thành Damasco, Phaolô đã là một con người hiện thực: tuân giữ Lề Luật và các truyền thống của cha ông không chê trách được. Nhưng sau khi được Chúa Kitô soi sáng Phaolô bắt đầu coi tất cả mọi công nghiệp do việc tuân giữ Lề Luật đem lại là ”rác rưởi” trước sự hiểu biết Chúa Giêsu (Pl 3,8). Đức Thánh Cha giải thích sự thay đổi triệt để đó như sau:
Tương quan giữa Phaolô và Chúa Phục sinh đã trở nên sâu đậm đến nỗi dẫn đưa thánh nhân tới chỗ khẳng định rằng Đức Kitô không chỉ là cuộc sống của người mà sống là Đức Kitô và để có thể đến với Chúa thì chết trở thành một mối lợi (x. Pl1,21). Không phải vì thánh nhân khinh rẻ sự sống mà vì người đã hiểu rằng từ nay trở đi cuộc sống không có mục đích nào khác, và người không mong ước gì khác ngoài việc đạt tới Đức Kitô, như trong một cuộc thi đấu thể thao, để sống mãi với Chúa. Chúa Phục Sinh đã trở thành sự khởi đầu và cùng đích cuộc sống của thánh nhân, đích điểm cuộc chạy đua của người. Nếu người có chạy chậm lại là vì lo lắng cho sự trưởng thành lòng tin của tín hữu các Giáo Đoàn và để họ cùng người chạy tới đích.
Chính kinh nghiệm bản thân trong tương quan với Chúa Giêsu Kitô, mà thánh Phaolô coi là trung tâm Tin Mừng của người, làm nảy sinh ra sự đối chọi giữa hai lộ trình hướng tới sự công chính: một lộ trình dựa trên các công việc của Lề Luật và một lộ trình dựa trên lòng tin nơi Chúa Kitô. Sự lựa chọn giữa hai lộ trình trở thành một trong những đề tài nổi bật xuyên qua các thư của thánh nhân. Người viết trong thư gửi tín hữu Galát: ”Chúng ta bẩm sinh là người Do thái chứ không phải hạng người tội lỗi xuất thân từ dân ngoại. Tuy nhiên vì biết rằng con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dậy, nhưng nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô, nên chúng ta cũng tin vào Đức Kitô Giêsu, để được nên công chính, nhờ tin vào Đức Kitô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dậy. Qủa thế, không phàm nhân nào sẽ được nên công chính vì làm những gì Luật dậy” (Gl 2,15-16). Trong thư gửi tín hữu Roma thánh nhân cũng tái khẳng định xác tín này: ”Thật vậy mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Kitô Giêsu... Thật vậy, chúng tôi nghĩ rằng người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dậy” (Rm 3,23-24.28).
Trong cộng đoàn Côrintô đã có tư tưởng cho rằng đây là luật lệ luân lý và như thế sự tự do Kitô giải phóng khỏi luân lý đạo đức, vì thế nên người ta truyền miệng câu ”tôi được phép làm mọi sự”. Đương nhiên đây là một giải thích sai lạc: sự tự do Kitô không phải là chủ trương phóng đãng, sự giải phóng thánh Phaolô nói tới không phải là giải phóng khỏi làm việc thiện.
Đối với thánh Phaolô và tất cả mọi người thời đó từ ”Luật Lệ” có nghĩa là Torah trong sự toàn vẹn của nó, tức là bộ Ngũ Kinh, 5 cuốn sách của Môshê. Trong kiểu chú giải của người biệt phái mà thánh Phaolô đã học, sách Torah bao gồm cung cách sống từ nõi tủy luân lý cho tới các tuân giữ lễ nghi và phụng tự xác định căn cước của một người công chính. Đặc biệt là luật cắt bì, luật trong sạch đồ ăn thức uống, trong sạch lễ nghi nói chung, và giữ ngày nghỉ sabat vv... Đây cũng là những điều thường được nói đến trong các cuộc tranh luận giữa Đức Giêsu và người do thái thời đó. Tất cả các tuân giữ này diễn tả một căn cước xã hội, văn hóa và tôn giáo, trở thành đặc biệt quan trọng dưới thời của nền văn hóa hy lạp bắt đầu từ thế kỷ thứ III trước công nguyên. Nền văn hóa này trở thành phổ quát thời đó và xem ra nó là một nền văn hóa có lý trí, đa thần, khoan nhượng, nhưng tạo áp lực mạnh hướng tới nền văn hóa đồng nhất và đe dọa căn cước do thái, bị bó buộc phải va chạm tiếp xúc với nền văn hóa hy lạp, và có nguy cơ đánh mất đi căn cước của mình cũng như gia tài lòng tin của cha ông, tin nơi Thiên Chúa duy nhất và các lời hứa của Chúa.
Trước các đe dọa nghiêm trọng đó cần phải có một bức tường phân cách, một thuẫn đỡ bảo vệ gia tài lòng tin. Bức tường đó là việc tuân giữ các luật lệ do thái. Phaolô đã bách hại các Kitô hữu vì cho rằng sự tự do của họ đe dọa căn cước này. Nhưng trong cuộc gặp gỡ Chúa Phục Sinh Phaolo hiểu rằng sự phục sinh của Chúa Kitô đã thay đổi hoàn toàn tình trạng này. Và Đức Thánh Cha giải thích sự thay đổi này như sau:
Với Chúa Kitô, Thiên Chúa của Israel, Thiên Chúa đích thật duy nhất, trở thành Thiên Chúa của mọi dân tộc. Bức tường ngăn cách giữa người Israel và dân ngoại không cần thiết nữa: Chính Chúa Kitô bảo vệ chúng ta chống lại thuyết đa thần và tất cả mọi lệch lạc của nó. Chính Chúa Kitô hiệp nhất chúng ta với và trong Thiên Chúa duy nhất; chính Chúa Kitô bảo đảm cho căn cước của chúng ta trong sự khác biệt văn hóa. Bức tường không cần thiết nữa vì căn cước chung của chúng ta trong sự khác biệt văn hóa là Chúa Kitô, và chính Ngài làm cho chúng ta được nên công chính. Là công chính có nghĩa đơn sơ là ở với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. Từng đó đủ rồi. Không cần các tuân giữ khác nữa. Vì thế kiểu dịch ”chỉ có lòng tin” của Luther là đúng, nếu nó không đối chọi lòng tin với bác ái, với tình yêu. Lòng tin là nhìn ngắm Chúa Kitô, tín thác nơi Chúa Kitô, bám chặt vào Chúa Kitô, đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và cuộc sống của Ngài. Và hình thức, cuộc sống của Chúa Kitô là tình yêu. Như thế tin là trở nền đồng hình dạng với Chúa Kitô và bước vào tình yêu của Ngài. Vì thế trong thư gửi tín hữu Galát thánh Phaolô khai triển giáo lý sự công chính hóa bằng cách nói về lòng tin hoạt động qua lòng bác ái (x. Gl 5,14).
Thánh Phaolô biết rằng luật mến Chúa yêu người thâu tóm toàn Luật Lệ. Như thế trong sự hiệp thông với Chúa Kitô, trong lòng tin tạo ra lòng bác ái, toàn Luật Lệ được hiện thực. Chúng ta trở nên công chính khi bước vào sự hiệp thông với Chúa Kitô là tình yêu. Tin Mừng Chúa Nhật lễ Chúa Kitô Vua tuần tới cũng cho chúng ta thấy sự thật này. Tình yêu là tiêu chuẩn Chúa Kitô dùng để xét xử mọi người. Lòng bác ái là việc hiện thực sự hiệp thông với Chúa Kitô. Như thế khi hiệp nhất với Ngài chúng ta được công chính. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta tin, tin thực sự. Như thế tin trở thành sự sống, sự hiệp nhất với Chúa Kitô, sự biến đổi cuộc sống. Được biến đổi bởi tình yêu của Chúa Kitô, của Thiên Chúa và của tha nhân chúng ta có thể công chính thực sự trước mắt Chúa.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan và Slovac. Chào người trẻ, các anh chị em đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Ngài nhắc cho mọi người biết Chúa Nhật tới đây là lễ Chúa Kitô Vua. Đức Thánh Cha xin các bạn trẻ lấy Chúa Kitô làm trung tâm điểm cuộc sống và lãnh nhận được ánh sáng và lòng can đảm từ Chúa. Ngài xin Chúa Kitô Đấng đã biến thập giá thành ngai vua, dậy cho các anh chi em đau yếu hiểu giá trị cứu rỗi của khổ đau được sống kết hiệp với Chúa. Đức Thánh Cha cầu chúc các cặp vợ chồng mới cưới nhận ra sự hiện diện của Chúa trên con đường cuộc sống hôn nhân của họ. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.