Nói thêm về những Bán Phụng Vụ
ROME (Zeni.org).- Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ đại học Regina Apostolorum.
Con hiểu rằng việc sử dụng những thừa tác viên ngoại thường cho Rước Lễ phải đúng là vậy, “ngoại thường.” Và con cũng hiểu rằng việc ban Bí Tích Thánh Thể dưới hai hình cho mọi người tín nữu đã được hội đồng giám mục Hoa Kỳ cho phép, vì có giá trị dấu chỉ đầy đủ hơn. Như vậy câu hỏi của con là: Hầu như không nghe nói một giáo xứ cho Rước lễ dưới hai hình mà không cần các thừa tác viên ngoại hường. Có phải nên tránh sử dụng những thừa tác viên ngoại thường và cho rước dưới một hình mà thôi chăng? Hay là nên cho rước dưới hai hình và nhờ các thừa tác viên ngoại thường? –V.D., New York
Tôi muốn nói rằng tiếng “ngoại thường” có nhiều bóng dáng ý nghĩa và điều này có lẽ dẫn tới một sự nhầm lẫn.
Từ quan điểm phụng vụ, một thừa tác viên ngoại thường là kẻ thi hành một hành vi phụng vụ do một sự ủy quyền riêng chớ không phải như một thừa tác viên bình thường. Như vậy, trong trường hợp cho Rước Lễ, những thừa tác viên bình thường là giám mục, linh mục và phó tế. Nghĩa là, việc cho Rước Lễ là phần bình thường thừa tác vụ của các ngài.
Bất cứ ai khác cho Rước Lễ, thì làm với tư cách thừa tác viên ngoại thường. Nghĩa là, đó không phải là phần bình thường thuộc những phận sự phụng vụ của họ, nhưng họ đã nhận lãnh sứ vụ này do một sự ủy quyền. Người giúp lễ được phong nhận lãnh sự ủy quyền này do nhiệm vụ, nói được vậy, do việc được phong của họ. Họ cũng được chùi các chén thánh khi không có phó tế cũng như đặt và cất Bí Tích Thánh trong lúc chầu.
Tất cả những thừa tác viên khác hành động do một sự ủy quyền thường thường bởi giám mục địa phương, thông thường hành động qua vị mục tử, hay là do một sự ủy quyền ngay cho việc này từ linh mục chủ tế hầu đáp ứng những hoàn cảnh khó khăn.
Do đó, thân phận của thừa tác viên ngoại thường không tùy thuộc vào sự thường xuyên của thừa tác vụ, nhưng đúng hơn tùy thuộc bản tính của chính thừa tác vụ. Dầu một người phải giúp cho rước lễ mỗi ngày đã nhiều năm, người đó không bao giở trở thành một thừa tác viên bình thường theo nghĩa giáo luật hay phụng vụ.
Một trường hợp khác về quan niệm của thừa tác viên ngoại thường là vai trò của một linh mục liên quan với bí tích thêm sức trong nghi thức Latinh. Giáo luật Số 882-888 nói giám mục là thừa tác viên bình thường phép thêm sức, nhưng luật dự kiến khả năng các linh mục ban phép bí tích này dưới một số điều kiện.
Đối với hầu hết các bí tích khác, cách riêng bí tích sám hối, Thánh Thể, chức thánh và xức dầu bịnh nhân, không thể có những thừa tác viên ngoại thường được.
Tuy nhiên, việc sử dụng hiện hành tiếng ngoại thường không phải là không được biết trong các qui tắc phụng vụ. Ví dụ, huấn thị 2004 “Redemptionis Sacramentum” nói: “ Linh mục chủ tế có nhiệm vụ cho rước lễ, với sự giúp đỡ của các linh mục khác hoặc các phó tế; không được tiếp tục Thánh lễ, nếu các tín hữu chưa rước lễ xong. Các thừa tác viên ngoại thường có thể giúp linh mục chủ tế, theo đúng các qui định của luật lệ, và chỉ trong trường hợp cần thiết” (Số 88)
Cũng văn kiện này qui chiếu tới việc cho Rước lễ dưới hai hình:
“[100.] Để tỏ rõ ràng hơn cho các tín hữu dấu chỉ đầy đủ của bữa tiệc Thánh Thể, giáo dân cũng được cho rước lễ dưới hai hình trong những trường hợp được dự kiến trong các sách phụng vụ, với điều kiện phải dạy trườc và thường xuyên giáo lý thích hợp về nguyên lý tín lý đã được Công Đồng Chung Trentô thiết lập về lãnh vực này.
“[101.] Để cho giáo dân rước lễ hai hình, phải lưu ý một cách thích hợp đến các hoàn cảnh, mà việc lượng giá được dành trước hết cho giám Mục giáo phận. Phải tuyệt đối không cho rước lễ, khi có một nguy cơ phạm thánh dầu nhỏ nhất…”
Như vậy, tuy việc Rước lễ dưới hai hình được hoan nghênh, có thể có những hoàn cảnh mà sự khôn ngoan khuyên từ bỏ việc đó bởi vì những khó khăn thực hành bị lôi kéo theo. Do đó “Redemptionis Sacramentum” nói tiếp trong Số 102:
“Không được cho giáo dân rước chén thánh nếu vì có quá đông người rước lễ, thật khó biết lượng rượu dùng cho Bí Tích Thánh Thể. Thật vậy, phải tránh nguy cơ “còn lại quá nhiều Máu Thánh phải uống vào cuối buổi cử hành. Người ta cũng làm như thế trong những trường hợp khác như sau: khó tổ chức cho rước chén thánh; việc cử hành cần một lượng lớn rượu đến nỗi khó biết chắc chắn xuất xứ và phẩm chất của rượu; không có đủ số các thừa tác viên thánh, cũng như các thừa tác viên ngoại thường được huấn luyện thích hợp cho rước lễ; một phần đáng kể dân chúng không muốn rước chén thánh vì nhiều lý do, điều này có hiệu quả là làm lu mờ một cách nào đó dấu chỉ hiệp nhất.”
Từ bản văn này chúng ta có thể viện dẫn rằng, ít nhất trên nguyên tắc, những qui tắc Giáo Hội công nhận khả năng sử dụng những thừa tác viên ngoại thường được huấn luyện tốt hầu giúp cho Rước lễ dưới hai hình. Do đó, còn hơn là một qui tắc vu cáo qui tắc khác, đó là một vấn đề đánh giá tất cả những hoàn cảnh thích đáng trươc khi quyết định phải làm gì. Chỉ sự kiện phải sử dụng những thừa tác viên ngoại thường xem ra không có đủ lý do không cho Rước lễ dưới hai hình, miễn là các thừa tác viên có đủ khả năng.
Tuy việc Rước Lễ dưới hai hình được trang điểm với những ưu thế thiêng liêng không chối cãi, đó không phải là một giá trị tuyệt đối và, như những qui tăc gợi ý, nên bỏ sự cho rước lể dưới hai hình nếu có bất cứ nguy hiểm phạm thánh nào hay là do những khó khăn thực hành nghiêm trọng.
Không ai mất bất cứ ân sủng nào bởi không rước lể từ chén thánh, vì Chúa Kitô được rước đầy đủ và trọn vẹn dưới mỗi hình.
* * *
Những Bán phụng vụ
Lần trước chúng tôi nói về thần học và tình trạng những Bán Phụng Vụ, chúng tôi đã nói chúng tôi không biết chúng xuất hiện trong bất cứ văn kiện nào.
Một đọc giả chăm chú đã tìm cách gặp được bốn lần nhắc tới bán phụng vụ trong những văn kiện chính thức phổ biến từ năm 1975. Lời được gặp trong hai văn kiện giáo hoàng: lời khuyên của Đức Phaolô VI trong thông điệp “Evangelii Nuntiandi,” và lời khuyên của Đức Gioan Phaolô II về việc sám hối “Reconciliatio et Paenitentia.” Lời đó cũng xuất hiện trong một văn kiện về sự di dân từ Hội Đồng Giáo Hoàng đối với những người Di dân và Du Mục và trong “Instrumentum laboris” 1994 của Thượng Hội Đồng đặc biệt giám mục cho châu Phi.
Không một trong những văn kiện này có thể được xếp loại như luật pháp phụng vụ, và sự nhắc tới paraliturgy chỉ công nhận sự hiện hữu của loại cử hành này mà không cố gắng giải thích.
Từ sự giải đáp của một số đọc giả, xem ra có sự nhầm lẫn phổ biến giữa hai loại phụng vụ và bán phụng vụ. Xem ra đối với nhiều người, quan niệm về phụng vụ qui về sự cử hành Thánh Lễ, những bí tích khác, và, đối với một số người, Phụng vụ các Giờ Kinh, trong khi tất cả những nghi thức khác được xếp loại Bán Phụng Vụ.
Điều đó không đúng. Nói tóm, trên thực tế mọi sự cử hành mà Giáo hội đã lo liệu cho, hay là cả khi được phác thảo, một nghi thức chính thức, có thể và phải được xếp loại hợp pháp như thuộc phụng vụ. Điều này bao hàm những lễ nghi long trọng như việc cử ngày Thư Sáu Tuần Thánh, trên thực tế tất cả những sự làm phép chứa đựng trong Sách các Phép, và hầu hết những trường hợp cộng đồng cử hành Lời.
Cũng bao hàm tất cả những hình thức thuộc các nghi thức chính thức Rước Lễ ngoài Thánh Lễ, dầu việc cho Rước lễ cách này trong một cộng đồng giáo xứ phải được phép hợp lệ của giám mục địa phương (x. huấn thị “Redemptionis Sacramentum,” Số 165-166).
Tên của một cử hành như phụng vụ không luôn luôn cần sự hiện diện thể lý của một thừa tác viên được phong—nhưng cần sự hiện diện thực sự của thừa tác viên được phong—vì một cộng đoàn có thể hành động một cách thật sự phụng vụ trong sự hiệp thông phẩm trật mà thôi.
Như vậy một một độc giả Sacramento, California, hỏi: “Trong Nghi Thức Gia Nhập Kitô Giáo của người Lớn, Số 85-89 cho một ‘Kiểu Cử Hành Lời Chúa.’ Nếu một nhóm RCIA gồm toàn giáo dân thực hành một trong những cử hành này, chọn những bài đọc ‘liên quan với việc đào tạo các người tân tòng’(RCIA, Số 87),sự này có phải là một phụng vụ hay bán phụng vụ?”
Ở đây phải giữ một sự phân biệt do điều kiện đặc biệt của quá trình Gia Nhập Kitô Giáo.
Từ điều chúng tôi đã nói trên, nghi thức này khách quan sẽ là một hành vi phụng vụ bao lâu nó dựa trên một kiểu do Giáo Hội đề nghị.
Từ quan điểm chủ quan, điều đó sẽ có tính phụng vụ mà thôi đối với những người đã được rửa tội, vì chỉ những người đã được rửa tội có thể hành động cách phụng vụ với tư cách những thành phần Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô tham gia trong chức linh mục.
Dầu những ứng viên bí tích rủa tội tham dự trong cử hành này không thể hành động cách phụng vụ, và do vậy họ không nhận một sự ủng hộ của ơn thánh (một trong những hiệu quả của bí tích rửa tội), đó là một dịp gia tăng những ơn giúp củng cố và đào sâu ý muốn của họ nhận lãnh bí tích.
Sự cử hành không phải là bán phụng vụ bởi vì sự cử hành hiệu quả của một bán phụng vụ cũng đòi hỏi ân huệ bí tích rửa tội.
ROME (Zeni.org).- Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ đại học Regina Apostolorum.
Con hiểu rằng việc sử dụng những thừa tác viên ngoại thường cho Rước Lễ phải đúng là vậy, “ngoại thường.” Và con cũng hiểu rằng việc ban Bí Tích Thánh Thể dưới hai hình cho mọi người tín nữu đã được hội đồng giám mục Hoa Kỳ cho phép, vì có giá trị dấu chỉ đầy đủ hơn. Như vậy câu hỏi của con là: Hầu như không nghe nói một giáo xứ cho Rước lễ dưới hai hình mà không cần các thừa tác viên ngoại hường. Có phải nên tránh sử dụng những thừa tác viên ngoại thường và cho rước dưới một hình mà thôi chăng? Hay là nên cho rước dưới hai hình và nhờ các thừa tác viên ngoại thường? –V.D., New York
Tôi muốn nói rằng tiếng “ngoại thường” có nhiều bóng dáng ý nghĩa và điều này có lẽ dẫn tới một sự nhầm lẫn.
Từ quan điểm phụng vụ, một thừa tác viên ngoại thường là kẻ thi hành một hành vi phụng vụ do một sự ủy quyền riêng chớ không phải như một thừa tác viên bình thường. Như vậy, trong trường hợp cho Rước Lễ, những thừa tác viên bình thường là giám mục, linh mục và phó tế. Nghĩa là, việc cho Rước Lễ là phần bình thường thừa tác vụ của các ngài.
Bất cứ ai khác cho Rước Lễ, thì làm với tư cách thừa tác viên ngoại thường. Nghĩa là, đó không phải là phần bình thường thuộc những phận sự phụng vụ của họ, nhưng họ đã nhận lãnh sứ vụ này do một sự ủy quyền. Người giúp lễ được phong nhận lãnh sự ủy quyền này do nhiệm vụ, nói được vậy, do việc được phong của họ. Họ cũng được chùi các chén thánh khi không có phó tế cũng như đặt và cất Bí Tích Thánh trong lúc chầu.
Tất cả những thừa tác viên khác hành động do một sự ủy quyền thường thường bởi giám mục địa phương, thông thường hành động qua vị mục tử, hay là do một sự ủy quyền ngay cho việc này từ linh mục chủ tế hầu đáp ứng những hoàn cảnh khó khăn.
Do đó, thân phận của thừa tác viên ngoại thường không tùy thuộc vào sự thường xuyên của thừa tác vụ, nhưng đúng hơn tùy thuộc bản tính của chính thừa tác vụ. Dầu một người phải giúp cho rước lễ mỗi ngày đã nhiều năm, người đó không bao giở trở thành một thừa tác viên bình thường theo nghĩa giáo luật hay phụng vụ.
Một trường hợp khác về quan niệm của thừa tác viên ngoại thường là vai trò của một linh mục liên quan với bí tích thêm sức trong nghi thức Latinh. Giáo luật Số 882-888 nói giám mục là thừa tác viên bình thường phép thêm sức, nhưng luật dự kiến khả năng các linh mục ban phép bí tích này dưới một số điều kiện.
Đối với hầu hết các bí tích khác, cách riêng bí tích sám hối, Thánh Thể, chức thánh và xức dầu bịnh nhân, không thể có những thừa tác viên ngoại thường được.
Tuy nhiên, việc sử dụng hiện hành tiếng ngoại thường không phải là không được biết trong các qui tắc phụng vụ. Ví dụ, huấn thị 2004 “Redemptionis Sacramentum” nói: “ Linh mục chủ tế có nhiệm vụ cho rước lễ, với sự giúp đỡ của các linh mục khác hoặc các phó tế; không được tiếp tục Thánh lễ, nếu các tín hữu chưa rước lễ xong. Các thừa tác viên ngoại thường có thể giúp linh mục chủ tế, theo đúng các qui định của luật lệ, và chỉ trong trường hợp cần thiết” (Số 88)
Cũng văn kiện này qui chiếu tới việc cho Rước lễ dưới hai hình:
“[100.] Để tỏ rõ ràng hơn cho các tín hữu dấu chỉ đầy đủ của bữa tiệc Thánh Thể, giáo dân cũng được cho rước lễ dưới hai hình trong những trường hợp được dự kiến trong các sách phụng vụ, với điều kiện phải dạy trườc và thường xuyên giáo lý thích hợp về nguyên lý tín lý đã được Công Đồng Chung Trentô thiết lập về lãnh vực này.
“[101.] Để cho giáo dân rước lễ hai hình, phải lưu ý một cách thích hợp đến các hoàn cảnh, mà việc lượng giá được dành trước hết cho giám Mục giáo phận. Phải tuyệt đối không cho rước lễ, khi có một nguy cơ phạm thánh dầu nhỏ nhất…”
Như vậy, tuy việc Rước lễ dưới hai hình được hoan nghênh, có thể có những hoàn cảnh mà sự khôn ngoan khuyên từ bỏ việc đó bởi vì những khó khăn thực hành bị lôi kéo theo. Do đó “Redemptionis Sacramentum” nói tiếp trong Số 102:
“Không được cho giáo dân rước chén thánh nếu vì có quá đông người rước lễ, thật khó biết lượng rượu dùng cho Bí Tích Thánh Thể. Thật vậy, phải tránh nguy cơ “còn lại quá nhiều Máu Thánh phải uống vào cuối buổi cử hành. Người ta cũng làm như thế trong những trường hợp khác như sau: khó tổ chức cho rước chén thánh; việc cử hành cần một lượng lớn rượu đến nỗi khó biết chắc chắn xuất xứ và phẩm chất của rượu; không có đủ số các thừa tác viên thánh, cũng như các thừa tác viên ngoại thường được huấn luyện thích hợp cho rước lễ; một phần đáng kể dân chúng không muốn rước chén thánh vì nhiều lý do, điều này có hiệu quả là làm lu mờ một cách nào đó dấu chỉ hiệp nhất.”
Từ bản văn này chúng ta có thể viện dẫn rằng, ít nhất trên nguyên tắc, những qui tắc Giáo Hội công nhận khả năng sử dụng những thừa tác viên ngoại thường được huấn luyện tốt hầu giúp cho Rước lễ dưới hai hình. Do đó, còn hơn là một qui tắc vu cáo qui tắc khác, đó là một vấn đề đánh giá tất cả những hoàn cảnh thích đáng trươc khi quyết định phải làm gì. Chỉ sự kiện phải sử dụng những thừa tác viên ngoại thường xem ra không có đủ lý do không cho Rước lễ dưới hai hình, miễn là các thừa tác viên có đủ khả năng.
Tuy việc Rước Lễ dưới hai hình được trang điểm với những ưu thế thiêng liêng không chối cãi, đó không phải là một giá trị tuyệt đối và, như những qui tăc gợi ý, nên bỏ sự cho rước lể dưới hai hình nếu có bất cứ nguy hiểm phạm thánh nào hay là do những khó khăn thực hành nghiêm trọng.
Không ai mất bất cứ ân sủng nào bởi không rước lể từ chén thánh, vì Chúa Kitô được rước đầy đủ và trọn vẹn dưới mỗi hình.
* * *
Những Bán phụng vụ
Lần trước chúng tôi nói về thần học và tình trạng những Bán Phụng Vụ, chúng tôi đã nói chúng tôi không biết chúng xuất hiện trong bất cứ văn kiện nào.
Một đọc giả chăm chú đã tìm cách gặp được bốn lần nhắc tới bán phụng vụ trong những văn kiện chính thức phổ biến từ năm 1975. Lời được gặp trong hai văn kiện giáo hoàng: lời khuyên của Đức Phaolô VI trong thông điệp “Evangelii Nuntiandi,” và lời khuyên của Đức Gioan Phaolô II về việc sám hối “Reconciliatio et Paenitentia.” Lời đó cũng xuất hiện trong một văn kiện về sự di dân từ Hội Đồng Giáo Hoàng đối với những người Di dân và Du Mục và trong “Instrumentum laboris” 1994 của Thượng Hội Đồng đặc biệt giám mục cho châu Phi.
Không một trong những văn kiện này có thể được xếp loại như luật pháp phụng vụ, và sự nhắc tới paraliturgy chỉ công nhận sự hiện hữu của loại cử hành này mà không cố gắng giải thích.
Từ sự giải đáp của một số đọc giả, xem ra có sự nhầm lẫn phổ biến giữa hai loại phụng vụ và bán phụng vụ. Xem ra đối với nhiều người, quan niệm về phụng vụ qui về sự cử hành Thánh Lễ, những bí tích khác, và, đối với một số người, Phụng vụ các Giờ Kinh, trong khi tất cả những nghi thức khác được xếp loại Bán Phụng Vụ.
Điều đó không đúng. Nói tóm, trên thực tế mọi sự cử hành mà Giáo hội đã lo liệu cho, hay là cả khi được phác thảo, một nghi thức chính thức, có thể và phải được xếp loại hợp pháp như thuộc phụng vụ. Điều này bao hàm những lễ nghi long trọng như việc cử ngày Thư Sáu Tuần Thánh, trên thực tế tất cả những sự làm phép chứa đựng trong Sách các Phép, và hầu hết những trường hợp cộng đồng cử hành Lời.
Cũng bao hàm tất cả những hình thức thuộc các nghi thức chính thức Rước Lễ ngoài Thánh Lễ, dầu việc cho Rước lễ cách này trong một cộng đồng giáo xứ phải được phép hợp lệ của giám mục địa phương (x. huấn thị “Redemptionis Sacramentum,” Số 165-166).
Tên của một cử hành như phụng vụ không luôn luôn cần sự hiện diện thể lý của một thừa tác viên được phong—nhưng cần sự hiện diện thực sự của thừa tác viên được phong—vì một cộng đoàn có thể hành động một cách thật sự phụng vụ trong sự hiệp thông phẩm trật mà thôi.
Như vậy một một độc giả Sacramento, California, hỏi: “Trong Nghi Thức Gia Nhập Kitô Giáo của người Lớn, Số 85-89 cho một ‘Kiểu Cử Hành Lời Chúa.’ Nếu một nhóm RCIA gồm toàn giáo dân thực hành một trong những cử hành này, chọn những bài đọc ‘liên quan với việc đào tạo các người tân tòng’(RCIA, Số 87),sự này có phải là một phụng vụ hay bán phụng vụ?”
Ở đây phải giữ một sự phân biệt do điều kiện đặc biệt của quá trình Gia Nhập Kitô Giáo.
Từ điều chúng tôi đã nói trên, nghi thức này khách quan sẽ là một hành vi phụng vụ bao lâu nó dựa trên một kiểu do Giáo Hội đề nghị.
Từ quan điểm chủ quan, điều đó sẽ có tính phụng vụ mà thôi đối với những người đã được rửa tội, vì chỉ những người đã được rửa tội có thể hành động cách phụng vụ với tư cách những thành phần Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô tham gia trong chức linh mục.
Dầu những ứng viên bí tích rủa tội tham dự trong cử hành này không thể hành động cách phụng vụ, và do vậy họ không nhận một sự ủng hộ của ơn thánh (một trong những hiệu quả của bí tích rửa tội), đó là một dịp gia tăng những ơn giúp củng cố và đào sâu ý muốn của họ nhận lãnh bí tích.
Sự cử hành không phải là bán phụng vụ bởi vì sự cử hành hiệu quả của một bán phụng vụ cũng đòi hỏi ân huệ bí tích rửa tội.