Phỏng vấn ông Francois de Ravignan, chuyên viên nghiên cứu nông nghiệp, về nạn đói trên thế giới
Ngày 9-12-2008 tổ chức Lương Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, đã công bố bản tường trình năm 2008 về nạn đói trên thế giới. Bản tường trình cho biết nạn giá cả thực phẩm leo thang trong năm nay đã khiến cho số người đói tăng thêm 40 triệu nữa. Và hiện nay trên thế giới có 963 triệu người phải chịu cảnh thiếu dinh dưỡng. Ông Jacques Diouf, Giám Đốc tổ chức FAO, cho biết: để có thể loại trừ nạn đói này mỗi năm phải có ngân khoản 30 tỷ mỹ kim, tức 8% ngân khoản mà các nước kỹ nghệ tân tiến đã yểm trợ cho nghành nông nghiệp của họ; và thực ra nó không là gì cả đối với số tiền các chính quyền dành cho việc mua săm khí giới hay để chống lại cuộc khủng hoảng tài chánh trên thế giới hiện nay.
Ông Diouf nói: ”Chúng ta không thể để cho cuộc khủng hoảng tài chánh làm cho chúng ta quên rằng còn có nạn đói phải đương đầu. Chúng ta không mệt mỏi và không nản lòng liên tục đưa ra lời kêu gọi cộng đồng thế giới cùng nhau chiến đấu chống lại nạn đói. Vì vấn đề ưu tiên vẫn là sự kiện có gần 1 tỷ người đói trên thế giới”. Cho dù hồi năm 2000 cộng đồng quốc tế đã đồng loạt quyết tâm loại trừ nạn đói nội trong năm 2015 tới đây, bằng cách đóng góp 0,7% lợi tức quốc gia cho qũy chống nghèo đói, nhưng đa số các quốc gia, kể cả các cường quốc kinh tế, đã không giữ lời hứa. Từ đó đến nay tổ chức Lương Nông Quốc Tế đã triệu tập hai hội nghị thượng đỉnh, và liên tục kêu gọi mọi quốc gia giữ lời đã hứa, nhưng xem ra vô hiệu. Bên cạnh đó với các cuộc chiến mới bùng nổ và tiếp diễn, với các thiên tai liên tục xảy ra và đặc biệt với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh trầm trọng hiện nay, cuộc chiến chống nghèo đói sẽ không đạt đích đã dự trù.
Bình luận về sự kiện này ông Diouf nói: ”Tôi tin rằng đây là vần đề ý chí chính trị. Nếu đã có nỗ lực chung từ phía các chính quyền phát triển cũng như các chính quyền đang trên đường phát triển, thì tôi tin là chúng ta có thể loại trừ được nạn nghèo đói trên thế giới. Tôi cũng đã thỉnh cầu tổng thống tân cử Barack Obama thăng tiến sáng kiến triệu tập một hội nghị thượng đỉnh về nạn nghèo đói trên thế giới”.
Ông Tổng Giám Đốc tổ chức FAO cầu mong hội nghị thượng đỉnh này sẽ được triệu tập vào năm 2009 tới đây, vì 65% trên tổng số 936 triệu người đói sống tại 7 quốc gia thuộc miền sa mạc Sahara bên Phi châu. Tại các nước này một phần ba dân chúng, tức 236 triệu người, thường xuyên bị đói. Tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo nội chiến đã khiến cho con số 11 triệu người thiếu dinh dưỡng vọt lên 43 triệu trong ba năm 2003-2005, tức từ 29% lên tới 76%. Nói chung tại các nước miền nam sa mạc Sahara, số người thiếu dinh dưỡng giảm một chút từ 34% trong ba năm 1995-1997 xuống 30% trong ba năm 2003-2005. Ghana là quốc gia duy nhất đạt mức thực phẩm ổn định.
Trong các tháng qua thế giới đã chứng kiến người dân tại 25 nước trên thế giới nổi loạn vì nạn đói. Từ đầu năm 2008 tuy giá thực phẩm đã giảm 50%, nhưng vẫn còn qúa cao đối với người nghèo, và cuộc khủng hoảng thực phẩm vẫn tiếp tục tại nhiều nước trên thế giới. Đối với hàng chục triệu người tại các nước này, có được một số lượng thực phẩm giúp sống và làm việc bình thường mỗi ngày, vẫn còn là một giấc mơ khó thực hiện.
Như chúng ta đã biết, trong hội nghị thượng đinh hồi năm 2000 cộng đồng quốc tế đã đưa ra chương trình ”Các mục tiêu của ngàn năm mới” nhằm loại trừ nạn nghèo đói trên thế giới nội trong năm 2015. Nó gồm các điểm sau đây: Thứ nhất, loại bỏ nạn nghèo đói cùng cực của gần 1 tỷ người trên thế giới. Thứ hai, cung cấp nền giáo dục phổ thông cho 872 triệu người mù chữ. Thứ ba, kiến tạo sự bình đằng giữa nam giới và nữ giới. 70% người nghèo là phụ nữ, nhưng họ lại đảm trách 66% công việc làm. Thứ bốn, bảo đảm sức khỏe cho trẻ em và các bà mẹ. Hàng năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi phải chết vì các thứ bệnh có thể chữa trị được. Thứ năm, bảo đảm sức khỏe của các bà mẹ: hàng năm có 500.000 bà mẹ phải thiệt mạng khi sinh con. Thứ sáu, chống vi khuẩn HIV Sida và các tật bệnh khác. Hiện nay trên thế giới có 42 triệu người bị bệnh liệt kháng, trong có có hơn 20 triệu là người phi châu. Thứ bẩy, yểm trợ an sinh cho 2,4 tỷ người không được săn sóc y tế và 1,2 tỷ người không có nước trong lành để uống. Thứ tám, củng cố sự cộng tác toàn cầu bằng cách đưa ra các luật lệ thương mại bình đẳng đối với các nước nghèo.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Francois de Ravignan, chuyên viên phát triển nông nghiệp và là tác giả của 70 cuốn sách nói về nạn đói trên thế giới. Các sách của ông đã được xuất bản từ thập niêm 1970 tới nay và đã trở thành các tài liệu cổ điển tiếng Pháp về nạn đói trên thế giới.
Hỏi: Thưa giáo sư De Ravignan, số người đói trên thế giới đang gia tăng. Sự kiện này có khiến cho giáo sư ngạc nhiên không?
Đáp: Trong các năm qua người ta đã nói nhiều về nạn đói trên bình diện thế giới và cho rằng không có đủ thực phẩm cho mọi người. Nhưng thật ra nói chung, số lượng thực phẩm do trái đất sản xuất dư sức để nuôi sống tất cả mọi người. Thật vậy, vì thực phẩm trên thế giới thặng dư. Do đó hơn là vấn đề của số lượng, ở đây vấn đề là sự công bằng. Nạn đói hầu như không bao giờ là vấn đề kỹ thuật hay số lượng thực phẩm, mà là một vấn đề cồng bằng xã hội. Hồi năm 1916 ông Mahatma Gandhi có nói rằng: ”Điều quan trọng không phải là lượng sản xuất mà là việc sản xuất từ các đám đông”. Điều này ngày nay thật hơn bao giờ hết.
Hỏi: Giáo sư muốn nói cái gì vậy?
Đáp: Chúng ta hãy phân tích các vụ nổi dậy của dân chúng để phản đối giá cả thực phẩm gia tăng hồi đầu năm nay. Tham dự các vụ nổi dậy đó là các người thật nghiệp và bị kiệt quệ kinh tế. Nói chung tại các quốc gia nghèo, nạn đói hầu như luôn luôn gắn liền với tình trạng bị gạt bỏ bên lề xã hội và bị loại trừ trên bình diện kinh tế.
Hỏi: Và hiện tượng loại trừ này xảy tại các vùng quê, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng vậy. Và nó có ba hình thái khác nhau. Trước hết có vấn đề sở hữu ruộng đất: rất nhiều nông dân không có ruộng đất để cầy cấy. Bên Ấn Độ có tới 40% nông dân không có ruộng đất và bị kết án phải đi làm thuê làm nướn cho giới điền chủ. Khi các điền chủ dùng máy móc để canh tác, thì họ giảm số nông dân làm mướn cho họ. Thế là các nông dân bị thất nghiệp. Số nông dân không có ruộng đất bên Ấn Độ rất đông. Đây cũng là trường hợp của Brasil và cả bên Âu châu nữa, chẳn hạn như trong vùng Andalusa.
Thứ hai là cuộc khủng hoảng công việc tay chân tại nhiều quốc gia kỹ nghệ và trung gian. Và sau cùng là việc bị loại trừ khỏi thị trường: đây là vấn đề của các quốc gia Phi châu. Trong rất nhiều nước các sản phẩm ngũ cốc nhập cảng từ Âu châu và Á châu cạnh tranh với sản phẩm địa phương gây ra các hậu qủa tàn phá.
Hỏi: Thưa giáo sư, tổ chức Lương Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, có nhắc tới vấn đề ”chính trị”. Theo giáo sư thì phải đặt để nó vào mức độ nào?
Đáp: Các chính quyền có bổn phận chiến đấu chống lại sự loại trừ xã hội kinh tế tạo ra nạn đói này. Chẳng hạn bên Ân Độ cần phải đưa ra cuộc cải cách ruộng đất. Bên Phi châu cần phải hỗ trợ các nông dân và đề ra các hình thức bảo vệ thương mại, hay đường lối chính trị được các nước Âu châu áp dụng hồi thập niên 1960 để chống lại sự cạnh tranh của Hoa Kỳ. Để chống lại nạn thất nghiệp ở vùng quê cần phải giảm diện tích của các nông trại riêng rẽ.
Hỏi: Như thế giáo sư chống lại việc tổng quát hóa canh tác nông nghiệp theo kiểu cánh đồng mênh mông ”thẳng cánh cò bay”?
Đáp: Vấn đề của trái đất ngày nay đó là cứ hai người thì có một người sống về nghề nông. Và 80% của đám đông mênh mông này sống ở miền nam bán cầu. Nếu sự tân tiến hóa các việc trồng tỉa và canh tác đi qúa nhanh, thì các chính quyền sẽ phải làm sao? Vì sẽ có các sản phẩm, nhưng làm thế nào để giải quyết vấn đề công ăn việc làm, vì khi sử dụng nhiều máy móc để canh tác, thì phải giảm số người làm việc, bằng cách sa thải nhân công. Đó là chưa kể đến các hệ lụy liên quan tới môi sinh nữa. Trước hết cần phải giải quyết vấn đề sống còn của những ai bị đói, trước khi bàn tới số lượng của việc sản xuất.
Hỏi: Có các thí dụ cụ thể nào chứng minh cho sự kiện này hay không thưa giáo sư?
Đáp: Có chứ. Tại miền Đông nước Burkina Faso, các làng đã liên minh với nhau để chống lại nạn sa mạc lan tràn, bằng cách nỗ lực tạo ra một môi sinh thích hợp cho nông nghiệp. Bên Ấn Độ, sau trận cuồng phong, các nông dân của nhiều làng đã quyết định không dùng thuốc diệt trừ sâu bọ nữa, nhưng chỉ dùng các phương thức tự nhiên mà họ có sẵn trong tầm tay. Nói chung, lương tri cho chúng ta biết rằng nên luôn luôn bắt đầu với việc sử dụng các phương pháp ít tốn kém hay hầu như không tốn kém gì cả cho việc canh tác. Chẳng hạn như nếu không thay đổi các kỹ thuật canh tác và trồng tỉa, thì có dùng phân bón nhập cảng đi nữa cũng không có lợi gì.
(Avvenire 10-12-2008)
Ngày 9-12-2008 tổ chức Lương Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, đã công bố bản tường trình năm 2008 về nạn đói trên thế giới. Bản tường trình cho biết nạn giá cả thực phẩm leo thang trong năm nay đã khiến cho số người đói tăng thêm 40 triệu nữa. Và hiện nay trên thế giới có 963 triệu người phải chịu cảnh thiếu dinh dưỡng. Ông Jacques Diouf, Giám Đốc tổ chức FAO, cho biết: để có thể loại trừ nạn đói này mỗi năm phải có ngân khoản 30 tỷ mỹ kim, tức 8% ngân khoản mà các nước kỹ nghệ tân tiến đã yểm trợ cho nghành nông nghiệp của họ; và thực ra nó không là gì cả đối với số tiền các chính quyền dành cho việc mua săm khí giới hay để chống lại cuộc khủng hoảng tài chánh trên thế giới hiện nay.
Ông Diouf nói: ”Chúng ta không thể để cho cuộc khủng hoảng tài chánh làm cho chúng ta quên rằng còn có nạn đói phải đương đầu. Chúng ta không mệt mỏi và không nản lòng liên tục đưa ra lời kêu gọi cộng đồng thế giới cùng nhau chiến đấu chống lại nạn đói. Vì vấn đề ưu tiên vẫn là sự kiện có gần 1 tỷ người đói trên thế giới”. Cho dù hồi năm 2000 cộng đồng quốc tế đã đồng loạt quyết tâm loại trừ nạn đói nội trong năm 2015 tới đây, bằng cách đóng góp 0,7% lợi tức quốc gia cho qũy chống nghèo đói, nhưng đa số các quốc gia, kể cả các cường quốc kinh tế, đã không giữ lời hứa. Từ đó đến nay tổ chức Lương Nông Quốc Tế đã triệu tập hai hội nghị thượng đỉnh, và liên tục kêu gọi mọi quốc gia giữ lời đã hứa, nhưng xem ra vô hiệu. Bên cạnh đó với các cuộc chiến mới bùng nổ và tiếp diễn, với các thiên tai liên tục xảy ra và đặc biệt với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh trầm trọng hiện nay, cuộc chiến chống nghèo đói sẽ không đạt đích đã dự trù.
Bình luận về sự kiện này ông Diouf nói: ”Tôi tin rằng đây là vần đề ý chí chính trị. Nếu đã có nỗ lực chung từ phía các chính quyền phát triển cũng như các chính quyền đang trên đường phát triển, thì tôi tin là chúng ta có thể loại trừ được nạn nghèo đói trên thế giới. Tôi cũng đã thỉnh cầu tổng thống tân cử Barack Obama thăng tiến sáng kiến triệu tập một hội nghị thượng đỉnh về nạn nghèo đói trên thế giới”.
Ông Tổng Giám Đốc tổ chức FAO cầu mong hội nghị thượng đỉnh này sẽ được triệu tập vào năm 2009 tới đây, vì 65% trên tổng số 936 triệu người đói sống tại 7 quốc gia thuộc miền sa mạc Sahara bên Phi châu. Tại các nước này một phần ba dân chúng, tức 236 triệu người, thường xuyên bị đói. Tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo nội chiến đã khiến cho con số 11 triệu người thiếu dinh dưỡng vọt lên 43 triệu trong ba năm 2003-2005, tức từ 29% lên tới 76%. Nói chung tại các nước miền nam sa mạc Sahara, số người thiếu dinh dưỡng giảm một chút từ 34% trong ba năm 1995-1997 xuống 30% trong ba năm 2003-2005. Ghana là quốc gia duy nhất đạt mức thực phẩm ổn định.
Trong các tháng qua thế giới đã chứng kiến người dân tại 25 nước trên thế giới nổi loạn vì nạn đói. Từ đầu năm 2008 tuy giá thực phẩm đã giảm 50%, nhưng vẫn còn qúa cao đối với người nghèo, và cuộc khủng hoảng thực phẩm vẫn tiếp tục tại nhiều nước trên thế giới. Đối với hàng chục triệu người tại các nước này, có được một số lượng thực phẩm giúp sống và làm việc bình thường mỗi ngày, vẫn còn là một giấc mơ khó thực hiện.
Như chúng ta đã biết, trong hội nghị thượng đinh hồi năm 2000 cộng đồng quốc tế đã đưa ra chương trình ”Các mục tiêu của ngàn năm mới” nhằm loại trừ nạn nghèo đói trên thế giới nội trong năm 2015. Nó gồm các điểm sau đây: Thứ nhất, loại bỏ nạn nghèo đói cùng cực của gần 1 tỷ người trên thế giới. Thứ hai, cung cấp nền giáo dục phổ thông cho 872 triệu người mù chữ. Thứ ba, kiến tạo sự bình đằng giữa nam giới và nữ giới. 70% người nghèo là phụ nữ, nhưng họ lại đảm trách 66% công việc làm. Thứ bốn, bảo đảm sức khỏe cho trẻ em và các bà mẹ. Hàng năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi phải chết vì các thứ bệnh có thể chữa trị được. Thứ năm, bảo đảm sức khỏe của các bà mẹ: hàng năm có 500.000 bà mẹ phải thiệt mạng khi sinh con. Thứ sáu, chống vi khuẩn HIV Sida và các tật bệnh khác. Hiện nay trên thế giới có 42 triệu người bị bệnh liệt kháng, trong có có hơn 20 triệu là người phi châu. Thứ bẩy, yểm trợ an sinh cho 2,4 tỷ người không được săn sóc y tế và 1,2 tỷ người không có nước trong lành để uống. Thứ tám, củng cố sự cộng tác toàn cầu bằng cách đưa ra các luật lệ thương mại bình đẳng đối với các nước nghèo.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Francois de Ravignan, chuyên viên phát triển nông nghiệp và là tác giả của 70 cuốn sách nói về nạn đói trên thế giới. Các sách của ông đã được xuất bản từ thập niêm 1970 tới nay và đã trở thành các tài liệu cổ điển tiếng Pháp về nạn đói trên thế giới.
Hỏi: Thưa giáo sư De Ravignan, số người đói trên thế giới đang gia tăng. Sự kiện này có khiến cho giáo sư ngạc nhiên không?
Đáp: Trong các năm qua người ta đã nói nhiều về nạn đói trên bình diện thế giới và cho rằng không có đủ thực phẩm cho mọi người. Nhưng thật ra nói chung, số lượng thực phẩm do trái đất sản xuất dư sức để nuôi sống tất cả mọi người. Thật vậy, vì thực phẩm trên thế giới thặng dư. Do đó hơn là vấn đề của số lượng, ở đây vấn đề là sự công bằng. Nạn đói hầu như không bao giờ là vấn đề kỹ thuật hay số lượng thực phẩm, mà là một vấn đề cồng bằng xã hội. Hồi năm 1916 ông Mahatma Gandhi có nói rằng: ”Điều quan trọng không phải là lượng sản xuất mà là việc sản xuất từ các đám đông”. Điều này ngày nay thật hơn bao giờ hết.
Hỏi: Giáo sư muốn nói cái gì vậy?
Đáp: Chúng ta hãy phân tích các vụ nổi dậy của dân chúng để phản đối giá cả thực phẩm gia tăng hồi đầu năm nay. Tham dự các vụ nổi dậy đó là các người thật nghiệp và bị kiệt quệ kinh tế. Nói chung tại các quốc gia nghèo, nạn đói hầu như luôn luôn gắn liền với tình trạng bị gạt bỏ bên lề xã hội và bị loại trừ trên bình diện kinh tế.
Hỏi: Và hiện tượng loại trừ này xảy tại các vùng quê, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng vậy. Và nó có ba hình thái khác nhau. Trước hết có vấn đề sở hữu ruộng đất: rất nhiều nông dân không có ruộng đất để cầy cấy. Bên Ấn Độ có tới 40% nông dân không có ruộng đất và bị kết án phải đi làm thuê làm nướn cho giới điền chủ. Khi các điền chủ dùng máy móc để canh tác, thì họ giảm số nông dân làm mướn cho họ. Thế là các nông dân bị thất nghiệp. Số nông dân không có ruộng đất bên Ấn Độ rất đông. Đây cũng là trường hợp của Brasil và cả bên Âu châu nữa, chẳn hạn như trong vùng Andalusa.
Thứ hai là cuộc khủng hoảng công việc tay chân tại nhiều quốc gia kỹ nghệ và trung gian. Và sau cùng là việc bị loại trừ khỏi thị trường: đây là vấn đề của các quốc gia Phi châu. Trong rất nhiều nước các sản phẩm ngũ cốc nhập cảng từ Âu châu và Á châu cạnh tranh với sản phẩm địa phương gây ra các hậu qủa tàn phá.
Hỏi: Thưa giáo sư, tổ chức Lương Nông Quốc Tế, gọi tắt là FAO, có nhắc tới vấn đề ”chính trị”. Theo giáo sư thì phải đặt để nó vào mức độ nào?
Đáp: Các chính quyền có bổn phận chiến đấu chống lại sự loại trừ xã hội kinh tế tạo ra nạn đói này. Chẳng hạn bên Ân Độ cần phải đưa ra cuộc cải cách ruộng đất. Bên Phi châu cần phải hỗ trợ các nông dân và đề ra các hình thức bảo vệ thương mại, hay đường lối chính trị được các nước Âu châu áp dụng hồi thập niên 1960 để chống lại sự cạnh tranh của Hoa Kỳ. Để chống lại nạn thất nghiệp ở vùng quê cần phải giảm diện tích của các nông trại riêng rẽ.
Hỏi: Như thế giáo sư chống lại việc tổng quát hóa canh tác nông nghiệp theo kiểu cánh đồng mênh mông ”thẳng cánh cò bay”?
Đáp: Vấn đề của trái đất ngày nay đó là cứ hai người thì có một người sống về nghề nông. Và 80% của đám đông mênh mông này sống ở miền nam bán cầu. Nếu sự tân tiến hóa các việc trồng tỉa và canh tác đi qúa nhanh, thì các chính quyền sẽ phải làm sao? Vì sẽ có các sản phẩm, nhưng làm thế nào để giải quyết vấn đề công ăn việc làm, vì khi sử dụng nhiều máy móc để canh tác, thì phải giảm số người làm việc, bằng cách sa thải nhân công. Đó là chưa kể đến các hệ lụy liên quan tới môi sinh nữa. Trước hết cần phải giải quyết vấn đề sống còn của những ai bị đói, trước khi bàn tới số lượng của việc sản xuất.
Hỏi: Có các thí dụ cụ thể nào chứng minh cho sự kiện này hay không thưa giáo sư?
Đáp: Có chứ. Tại miền Đông nước Burkina Faso, các làng đã liên minh với nhau để chống lại nạn sa mạc lan tràn, bằng cách nỗ lực tạo ra một môi sinh thích hợp cho nông nghiệp. Bên Ấn Độ, sau trận cuồng phong, các nông dân của nhiều làng đã quyết định không dùng thuốc diệt trừ sâu bọ nữa, nhưng chỉ dùng các phương thức tự nhiên mà họ có sẵn trong tầm tay. Nói chung, lương tri cho chúng ta biết rằng nên luôn luôn bắt đầu với việc sử dụng các phương pháp ít tốn kém hay hầu như không tốn kém gì cả cho việc canh tác. Chẳng hạn như nếu không thay đổi các kỹ thuật canh tác và trồng tỉa, thì có dùng phân bón nhập cảng đi nữa cũng không có lợi gì.
(Avvenire 10-12-2008)