Khi nghe tin nhà nước VN chấp nhận “xã hội hoá giáo dục”, nhiều người mừng rỡ. Mừng vì hy vọng Giáo Hội Công giáo được cho mở trường dạy học. Nhờ đó, Giáo Hội góp phần canh tân và hoàn thiện nền giáo dục vốn đã mang quá nhiều tật bệnh từ lâu. Quản Trọng ngày xưa nói rằng “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế mạc như thụ mộc. Bách niên chi kế mạc như thụ nhân”. Kế một năm không gì bằng trồng lúa. Kế mười năm không gì bằng trồng cây. Kế trăm năm không gì bằng trồng người. Quản Trọng thật thông minh, nói thật chí lý. Nhưng trồng mà không biết dưỡng thì còn tai hại hơn là bỏ mọc hoang. Bên cạnh nỗi vui mừng vị tha và nhân ái ấy, không thiếu những kẻ chờ “xã hội hoá giáo dục” để nhảy vào kiếm sống. Vậy làm sao phân biệt ai có tâm muốn “thụ nhân” (trồng người) và ai muốn bẻ cành kiếm lợi?
Chỉ làm một con tính nhỏ thôi là thấy rõ kinh doanh giáo dục là kinh doanh béo bở nhất. Mở một trung tâm ngoại ngữ, lấy danh nghĩa nào đó có vẻ uy tín, một tên trường trước 75 hay một dòng tu, hay dùng vài chiêu quảng cáo là chiêu mộ được từ 150 đến 200 học viên ngay (khoảng 6 đến 8 lớp). Mỗi học viên mỗi tháng đóng 200 ngàn đồng. Vậy là “nhà cái” có ngay từ ba chục đến bốn chục triệu dễ dàng. Nếu tăng học phí lên thì con số lợi nhuận sẽ tăng vọt, có kinh doanh nào béo bở hơn! Hay là mở đại học chẳng hạn, chỉ cần nhận 600 sinh viên cho năm đầu tiên, mỗi sinh viên đóng bốn triệu đồng, thì nhà trường đã có ngay gần hai tỷ rưỡi. Có kinh doanh nào ngon ăn như thế? Thực tế có người chưa hề dạy học chính thức ở trường nào bao giờ cũng có ý định mở trường để “chấn hưng giáo dục”! Do tính chất phức tạp nhiều lợi nhuận, ai cũng làm giáo dục được (?) nên cần có những tiêu chí để phân biệt đâu là giáo dục chân chính và đâu là lợi dụng làm ăn, để xã hội còn có cơ may phát triển.
Người Công giáo, và cả người ngoại giáo nữa, có khuynh hướng thích học trường Công giáo, vì họ tin vào chất lượng giảng dạy và lương tâm người làm giáo dục. Nhưng thế nào là trường Công giáo? Định nghĩa này rất quan trọng. Xã hội cần nhận biết rõ ràng để tránh những kẻ cơ hội nhảy vào làm rối tung tất cả, và rồi các trường Công giáo sau này cũng bị mang tiếng lây. Giáo Luật điều 803 định nghĩa: “Trường học được gọi là Công giáo khi được nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội hay một công pháp nhân trong Giáo Hội điều khiển, hoặc được Giáo Quyền nhìn nhận như vậy qua một văn kiện.” Hiểu như thế thì cho đến nay, Việt nam chưa có trường Công giáo thật sự, trừ một số nhà trẻ do các dòng nữ đảm trách, nhưng những nhà trẻ ấy cũng chưa danh chính ngôn thuận là “trường Công giáo”. Gần đây, thấy phong trào mở trung tâm ngoại ngữ “có ăn”, một vài nhóm người Công giáo cũng mở trung tâm dạy Anh văn, và tự quảng cáo lập lờ để người khác hiểu là trường Công giáo. Có lẽ Giáo Hội địa phương cần theo dõi và có tiếng nói chính thức để không xảy ra tình trạng lạm dụng danh nghĩa. Và khi danh nghĩa bị lạm dụng, người đi học bị thiệt thòi đã vậy, mà còn uy tính các trường Công giáo tương lai cũng bị ảnh hưởng lây. Khi bản quyền sở tại chưa lên tiếng, thì người học chưa có thể chấp nhận trung tâm này hay trường nọ là trường Công giáo được.
Khoản (2) của điều 803 Giáo Luật còn qui định: “Việc huấn luyện và giáo dục trong một trường công giáo phải được căn cứ trên những nguyên tắc của giáo lý công giáo. Các giáo viên phải trổi vượt về giáo lý chân chính và đời sống thanh liêm.” Chúng tôi cho rằng điểm khác biệt giữa trường Công giáo và các trường khác là ở chỗ nguyên tắc của giáo lý Công giáo phải được áp dụng. Nguyên tắc của giáo lý Công giáo là sự liêm chính, lòng bác ái, là mục tiêu cao cả của việc giáo dục… Khi người ta mở trường để tạo lập sự nghiệp tài chánh riêng hay để đề cao cá nhân, thì các nguyên tắc của giáo lý Công giáo chưa được áp dụng. Khi mở trường mà người ta chấp nhận “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, để sẵn sàng bỏ qua những nguyên tắc tối thiểu của công lý và bác ái thì có lẽ trường học ấy có vấn đề! Là người dạy học đã nhiều năm ở bậc trung học, đại học và các trung tâm ngoại ngữ, chúng tôi biết chắc chắn rằng hiện nay chưa có qui chế cho Giáo Hội Công Giáo mở trường chính thức tại Việt nam, cũng như chưa có văn bản của Đấng bản quyền địa phương công nhận trường nào là Công giáo. Do đó, người học cần phải xem xét kỹ các loại quảng cáo không ai kiểm soát được hiện nay.
Ðiều 804 Giáo Luật khoản (3) qui định: Bản Quyền sở tại phải lưu tâm để các giáo viên dạy tôn giáo trong các trường, kể cả các trường không công giáo, được trổi trang về đạo lý chân chính, về chứng tá đời sống Kitô Giáo và về khoa sư phạm. Để chuẩn bị cho nền giáo dục Công giáo ngày mai, thì ngay từ bây giờ, các thành phần dân Chúa trong Giáo Hội Việt Nam cần quan tâm để thực thi qui định này của Giáo Luật.
Chỉ làm một con tính nhỏ thôi là thấy rõ kinh doanh giáo dục là kinh doanh béo bở nhất. Mở một trung tâm ngoại ngữ, lấy danh nghĩa nào đó có vẻ uy tín, một tên trường trước 75 hay một dòng tu, hay dùng vài chiêu quảng cáo là chiêu mộ được từ 150 đến 200 học viên ngay (khoảng 6 đến 8 lớp). Mỗi học viên mỗi tháng đóng 200 ngàn đồng. Vậy là “nhà cái” có ngay từ ba chục đến bốn chục triệu dễ dàng. Nếu tăng học phí lên thì con số lợi nhuận sẽ tăng vọt, có kinh doanh nào béo bở hơn! Hay là mở đại học chẳng hạn, chỉ cần nhận 600 sinh viên cho năm đầu tiên, mỗi sinh viên đóng bốn triệu đồng, thì nhà trường đã có ngay gần hai tỷ rưỡi. Có kinh doanh nào ngon ăn như thế? Thực tế có người chưa hề dạy học chính thức ở trường nào bao giờ cũng có ý định mở trường để “chấn hưng giáo dục”! Do tính chất phức tạp nhiều lợi nhuận, ai cũng làm giáo dục được (?) nên cần có những tiêu chí để phân biệt đâu là giáo dục chân chính và đâu là lợi dụng làm ăn, để xã hội còn có cơ may phát triển.
Người Công giáo, và cả người ngoại giáo nữa, có khuynh hướng thích học trường Công giáo, vì họ tin vào chất lượng giảng dạy và lương tâm người làm giáo dục. Nhưng thế nào là trường Công giáo? Định nghĩa này rất quan trọng. Xã hội cần nhận biết rõ ràng để tránh những kẻ cơ hội nhảy vào làm rối tung tất cả, và rồi các trường Công giáo sau này cũng bị mang tiếng lây. Giáo Luật điều 803 định nghĩa: “Trường học được gọi là Công giáo khi được nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội hay một công pháp nhân trong Giáo Hội điều khiển, hoặc được Giáo Quyền nhìn nhận như vậy qua một văn kiện.” Hiểu như thế thì cho đến nay, Việt nam chưa có trường Công giáo thật sự, trừ một số nhà trẻ do các dòng nữ đảm trách, nhưng những nhà trẻ ấy cũng chưa danh chính ngôn thuận là “trường Công giáo”. Gần đây, thấy phong trào mở trung tâm ngoại ngữ “có ăn”, một vài nhóm người Công giáo cũng mở trung tâm dạy Anh văn, và tự quảng cáo lập lờ để người khác hiểu là trường Công giáo. Có lẽ Giáo Hội địa phương cần theo dõi và có tiếng nói chính thức để không xảy ra tình trạng lạm dụng danh nghĩa. Và khi danh nghĩa bị lạm dụng, người đi học bị thiệt thòi đã vậy, mà còn uy tính các trường Công giáo tương lai cũng bị ảnh hưởng lây. Khi bản quyền sở tại chưa lên tiếng, thì người học chưa có thể chấp nhận trung tâm này hay trường nọ là trường Công giáo được.
Khoản (2) của điều 803 Giáo Luật còn qui định: “Việc huấn luyện và giáo dục trong một trường công giáo phải được căn cứ trên những nguyên tắc của giáo lý công giáo. Các giáo viên phải trổi vượt về giáo lý chân chính và đời sống thanh liêm.” Chúng tôi cho rằng điểm khác biệt giữa trường Công giáo và các trường khác là ở chỗ nguyên tắc của giáo lý Công giáo phải được áp dụng. Nguyên tắc của giáo lý Công giáo là sự liêm chính, lòng bác ái, là mục tiêu cao cả của việc giáo dục… Khi người ta mở trường để tạo lập sự nghiệp tài chánh riêng hay để đề cao cá nhân, thì các nguyên tắc của giáo lý Công giáo chưa được áp dụng. Khi mở trường mà người ta chấp nhận “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, để sẵn sàng bỏ qua những nguyên tắc tối thiểu của công lý và bác ái thì có lẽ trường học ấy có vấn đề! Là người dạy học đã nhiều năm ở bậc trung học, đại học và các trung tâm ngoại ngữ, chúng tôi biết chắc chắn rằng hiện nay chưa có qui chế cho Giáo Hội Công Giáo mở trường chính thức tại Việt nam, cũng như chưa có văn bản của Đấng bản quyền địa phương công nhận trường nào là Công giáo. Do đó, người học cần phải xem xét kỹ các loại quảng cáo không ai kiểm soát được hiện nay.
Ðiều 804 Giáo Luật khoản (3) qui định: Bản Quyền sở tại phải lưu tâm để các giáo viên dạy tôn giáo trong các trường, kể cả các trường không công giáo, được trổi trang về đạo lý chân chính, về chứng tá đời sống Kitô Giáo và về khoa sư phạm. Để chuẩn bị cho nền giáo dục Công giáo ngày mai, thì ngay từ bây giờ, các thành phần dân Chúa trong Giáo Hội Việt Nam cần quan tâm để thực thi qui định này của Giáo Luật.