Ngày xưa, nếu có ai hỏi cư dân Sài Thành thích gì nhất ba ngày Tết? Có lẽ nhiều người sẽ phải mất một hồi đắn đo, suy nghĩ… nhưng bây giờ có vẻ như cuộc sống đã rất sẵn sàng trả lời giúp họ, đó là thèm cái sự yên ắng khác thường của thành phố này và ước chi nó sẽ kéo dài thêm càng lâu càng tốt.
Mấy năm gần đây trên các báo, mấy chữ “Sàigòn vắng vẻ” cũng bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn trong các dịp Tết. Với tôi, mấy ngày này Sàigòn có thể ví như một bác phu khuân vác quanh năm vất vả ở bến cảng, đang khoan khoái nghỉ xả hơi sau khi trút khỏi vai mình những bao hàng cuối cùng. Gánh nặng của Sàigòn đó chính là sự quá tải về lượng người và xe cộ, sự ồn ào cùng bao sự ồn ào, căng thẳng mà nó phải ôm vào lòng suốt năm qua.
Cũng xin được đính chính ngay rằng, nói thế không có nghĩa tôi dám đổ hết mọi thứ ‘bụi bặm’ lên đầu những người dân nhập cư khi cho rằng, vì họ đã khiến cho cái thành phố này trở nên đông đúc và gây ra bao chuyện ‘rối rắm’. Chẳng những không thế mà thậm chí còn phải nói lời ‘thanks you’ ngược lại với họ mới là phải đạo. Bởi lẽ ông bà ta chẳng nói “đất lành chim đậu” đó sao? Ai cũng có quê nhà, nếu là họ, chắc chắn tôi cũng đâu có sung sướng gì với cảnh ăn nhờ ở đậu ở một nơi mà mọi thứ đều đắt đỏ, đa số đều lại là người làm công ăn lương. Nguyên nhân chính là do cung cách quản lý và qui hoạch cái di sản Hòn Ngọc Viễn Đông của chính quyền thành phố này đã quá xá tệ suốt hai thập kỷ qua. Trình độ suy nghĩ của những cái đầu một thời đã quen sống trong bưng, cho dù sau 1975 họ có thừa điều kiện để ‘học đòi làm sang’, nhưng chắc chắn có bỏ tiền tỷ USD ra họ cũng không mua nổi vài nếp nhăn trong bộ não của những nhà kỹ trị được đào tạo chuyên nghiệp từ tấm bé. Vì thế, sự quá tải của Sàigòn hiện nay, không hoàn toàn do lỗi bởi dân nhập cư tới đây mỗi lúc một nhiều gây nên như họ thường hay viện dẫn, mà do chính lối tư duy độc đoán, ích kỷ của lãnh đạo đã sẵn nhiều mầm lỗi.
Còn nhớ thời học sinh mấy chục năm trước, trong giờ sử địa khi học về những Tokyo, Paris, New York v.v… những đô thị có gần chục triệu cư dân sinh sống. Nhìn những tấm ảnh chụp cảnh dân chúng tấp nập ngược xuôi đi lại bên dưới chân những tòa nhà chọc trời, những cửa hàng lộng lẫy, tôi hằng ao ước một ngày nào đó Sàigòn cũng cao to và sầm uất như nước họ. Nhưng nay khi ‘giấc mơ’ ấy đang đến gần, tôi lại đâm ra quá sợ hãi cái “sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” của VN mình!
Chẳng sợ sao được khi từ một thành phố ngăn nắp trật tự vậy mà mới chỉ sau khoảng hai thập kỷ ‘qui hoạch’, thành phố đã có quá nhiều khuyết tật phơi bày ra trước mắt mọi người ngày một nhiều. Cảnh kẹt xe trầm trọng như cơm hai bữa sáng chiều, cảnh bì bõm lội nước đang có nguy cơ biến Sàigòn thành một ‘Venise phương Đông’ sau mỗi cơn mưa chẳng lớn lắm, cảnh đường xá đào bới vô tội vạ v.v… nhưng đáng lo hơn cả là gần đây nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, việc qui hoạch đô thị Sàigòn lâu nay của chính quyền thành phố chỉ toàn là chuyện những ‘thầy mù xem voi’ với nhau!
Các dự án hầu hết đều thuê nước ngoài vẽ theo chỉ đạo của ông chủ nhà chẳng hiểu gì về qui hoạch đô thị. Mô hình cái nào cũng long lanh, lấp lánh, hoàn hảo đến mức ‘trên cả tuyệt vời’ nhưng phi hiện thực, chỉ đến khi bắt tay vào thực hiện mới… hỡi ôi! kéo dài hết tháng này đến năm nọ vẫn không xong, muốn làm tiếp thì hoặc phải điều chỉnh tới lui năm lần bảy lượt. Và chưa kể đến tình trạng làm rồi hư tới hỏng lui như cầu vượt Văn Thánh.
Không hiểu chuyện qui hoạch Sàigòn thời gian qua đã diễn biến ra sao, nhưng riêng chuyện cái chức danh ‘kiến trúc sư trưởng thành phố’ là người tổng chỉ huy và chịu trách nhiệm về qui hoạch đô thị được lập ra năm 1993, tồn tại được 9 năm rồi bị xóa sổ! rồi nay lại nghe nói đang rục rịch cho tái lập lại chức danh này và sẽ được xem xét thông qua vào kỳ họp quốc hội tháng 4/2009 tới đây, đủ cho ta thấy chuyện qui hoạch Sài Thành (và cả Hà Nội cùng các đô thị khác cả nước) là hết sức vô tội vạ.
Ở Sàigòn, mặc dù nó gắn liền với cuộc sống của hàng triệu cư dân nhưng mọi thứ đều ngoài vùng phủ sóng của họ, vì qui hoạch luôn có dính dáng đến đất đai, nhà cửa, vì thế mọi thông tin liên quan đến qui hoạch đều bị xem như những chuyện ‘thâm cung bí sử’ của triều đại vậy.
Tuy nhiên một khi kết quả của cái sự ‘tệ hóa’ Hòn Ngọc Viễn Đông đang lồ lộ ra trước mắt mọi người, mọi việc làm của họ dù ‘bí mật’ đến đâu cũng không thể giấu diếm. Qua tệ trạng của một Tp.HCM sau cơn ‘giải phẩu’ chúng ta có thể đọc được phần nào ý đồ của các quan chức đã dùng dao kéo mổ xẻ nó ra sao. Trước hết, phải khẳng định đó là ‘thành quả’ tập thể của mọi cấp, từ bộ trung ương cho đến thành phố, từ quận cho tới hàng trăm phường, tất cả họ đã cùng ‘định hướng’ số phận và ‘chia sẻ’ tài nguyên thành phố giàu có nhất nước này, qua mấy việc:
1./ Ưu tiên qui hoạch xây dựng từ trong ruột gan thành phố qui hoạch ra, vì là nơi nhiều ‘mỏ vàng’ nhất. Còn đất là còn qui hoạch, mạnh quận nào quận đó qui hoạch theo tiêu chí, dự án nào ‘mạnh gạo bạo tiền’ hơn được ưu tiên vào trong, cái nào tiền ít chịu khó ra… rìa! Nhìn hệ thống nhà chọc trời san sát nhau đang bao vây lấy khu vực trung tâm Quận I, điều này chẳng đúng sao?
2./ Ưu tiên qui hoạch lấp sông ngòi kênh rạch, vì là loại dự án đảm bảo tính ‘hiệu quả kinh tế’ nhất do không phải tốn tiền đền bù và đảm bảo ổn định chính trị nhất vì không sợ bị dân chúng kiện tụng. Điển hình cho loại dự án ‘đội đá vá…sông lấp rạch’, một vốn nhưng tới bốn mươi bốn lần lời này là hai công trình khu dân cư liền nhau Rạch Miễu – quận Phú Nhuận và rạch Miếu Nổi – quận Bình Thạnh với sự ra đời một trong những con đường Phan Xích Long xinh đẹp đắt giá nhất Sàigòn hiện nay với khoảng từ 3000 đến 4000 USD/ mét vuông. (Xa hơn chút là khu đô thị Phú Mỹ Hưng được ‘phó thác’ mọi chuyện cho một tập đoàn Đài Loan, giá cả xin miễn bàn luôn vì cũng đã ‘bơi ra biển nhớn’ với nước`ngoài từ lâu rồi!)
3./ Ưu tiên cuối cùng tiếp theo là xoá sổ mấy cái xóm nghèo trong nội thành, vì tiền đền bù nhà lá nhà tôn rẻ hơn đụng vô mấy khu nhà bê tông v.v… và trong khi chưa qui hoạch tới, để hạn chế tối đa thiệt hại do phải bồi thường sau này, tốt nhất là dân xin xây sửa nhà, duyệt mua bán sang nhượng phải cấm tiệt, từ đó từ điển VN mới có thêm mấy chữ ‘qui hoạch treo’. Trong quá trình thực hiện, việc phổ biến thông tin qui hoạch ra bên ngoài chính quyền rất hạn chế tối đa để ‘phe ta’ còn ‘đón gió’, mãi đến sau này dân chúng kêu ca quá, bị báo chí phanh phui mới chịu công bố. Như công trình chung cư Trần Quốc Thảo, chính quyền Quận 3 đã âm mưu đẩy dân khu vực phường 9 đi khỏi khu vực nội thành bằng các dự án ăn theo công trình kênh Nhiêu Lộc.
Thế rồi, cho đến năm 2008 vừa qua, khi cả cái thành phố này muốn cựa quậy hết nổi, đi đâu cũng đụng người với xe, càng gần khu trung tâm càng bí lối, nhiều công dân ngoài đảng thông thái và tốt bụng chỉ cho lãnh đạo ta thấy rằng với kiểu qui hoạch chiều ý nhà đầu tư như hiện nay, chẳng khác gì lùa dân, lùa nước vào chung một rọ, họ mới ra vẻ ‘tá hỏa’ lên với nhau!
Thật ra chẳng phải lãnh đạo chính quyền “thành phố Bác” to lớn này lại dốt đến nỗi không sớm nhận ra những ‘sai lầm’ của nhau. Nhưng kẹt nỗi những sai lầm ấy lại khăng khít với quyền lợi lãnh đạo, những người đã có công giành lấy cái thành phố này từ tay “Mỹ Ngụy”, nên phải được xem quan trọng hơn tương lai hàng triệu người dân thua trận, vì thế bộ mặt Tp.HCM mới trở nên vá víu nham nhở như hiện nay.
Chúng ta càng dễ nhận ra điều này hơn, khi biết rằng rất nhiều dự án ích nước lợi dân, như công trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc đã có từ trước 1975 do chế độ Sàigòn lập ra nhưng mãi sau này mới được thực hiện và đến nay nhiều đoạn thượng lưu thuộc Tân Bình, Bình Tân vẫn chưa hoàn thành, trong khi ấy, chính quyền nhớn bé khắp nơi lại tỏ ra rất sốt sắng tung tăng với những dự án ‘đội đá vá sông, lấp ruộng’ để lấy đất xây nhà cao tầng, xây khu đô thị mới v.v… chỉ vì những công trình này đem lại nhiều nền đất, nhiều nhà để bán nhanh hơn, cải tạo kênh Nhiêu Lộc hay mở rộng đường xá, ‘ăn uống’ được gì?
Trở lại chuyện “vắng vẻ Sàigòn” mấy ngày Tết vì dân nhập cư giãn bớt về quê, ngẫm nghĩ họ đáng thương hơn đáng trách. Thành phố này, nơi tập trung nhiều người tài giỏi vì là lớn nhất nước, lại vốn là thủ đô của chế độ cũ vốn nhiều thuận lợi mà chính quyền còn làm ăn bất cập như thế, thì thử hỏi chuyện quản lý điều hành một quốc gia rộng lớn hơn gấp trăm lần trong điều kiện thua kém Sàigòn xa mọi mặt, sẽ còn… ‘tào lao’ đến đâu? Nếu không thì hàng triệu dân nhập cư kia đã chẳng phải bán ruộng bỏ quê lên thành phố kiếm miếng ăn vất vưởng quanh năm tại đây.
Nhiều người Việt định cư lâu năm ở nước ngoài có dịp về thăm quê nhà một vài tuần, cứ suýt xoa khen lấy khen để Sàigòn, ngày thường đã thấy khác xưa là thế, mấy ngày Tết đường xá rộng thoáng trông lại càng lung linh hấp dẫn họ hơn nhiều!
Việc Sàigòn bây giờ có dáng dấp hiện đại và lộng lẫy hơn xưa là điều không ai phủ nhận, chỉ có điều cũng nên biết thêm, ‘có ở trong chăn mới biết chăn có rận’. Phải có quanh năm ra đường với miếng khẩu trang che miệng, chân có chân lội nước bì bõm tay dắt chiếc xe chết máy, phải có bị mùi khói từ cái ‘pô’ xe gắn máy của người đi trước xả thẳng vào mặt mình v.v…mới thấm thía hết cái đẹp của một Sàigòn thiếu nết ngày nay nó kiều diễm và văn hóa ra làm sao?
Xem thêm:
-"Quy hoạch đô thị không cho phép thử nghiệm" http://www.laodong.com.vn/Home/Quy-hoach-do-thi-khong-cho-phep-thu-nghiem/20086/94853.laodong
-“Tái lập chức danh kiến trúc sư trưởng thành phố” http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/07/3BA047D2/
Sàigòn, Tết Kỷ Sửu-2009
Mấy năm gần đây trên các báo, mấy chữ “Sàigòn vắng vẻ” cũng bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn trong các dịp Tết. Với tôi, mấy ngày này Sàigòn có thể ví như một bác phu khuân vác quanh năm vất vả ở bến cảng, đang khoan khoái nghỉ xả hơi sau khi trút khỏi vai mình những bao hàng cuối cùng. Gánh nặng của Sàigòn đó chính là sự quá tải về lượng người và xe cộ, sự ồn ào cùng bao sự ồn ào, căng thẳng mà nó phải ôm vào lòng suốt năm qua.
Cũng xin được đính chính ngay rằng, nói thế không có nghĩa tôi dám đổ hết mọi thứ ‘bụi bặm’ lên đầu những người dân nhập cư khi cho rằng, vì họ đã khiến cho cái thành phố này trở nên đông đúc và gây ra bao chuyện ‘rối rắm’. Chẳng những không thế mà thậm chí còn phải nói lời ‘thanks you’ ngược lại với họ mới là phải đạo. Bởi lẽ ông bà ta chẳng nói “đất lành chim đậu” đó sao? Ai cũng có quê nhà, nếu là họ, chắc chắn tôi cũng đâu có sung sướng gì với cảnh ăn nhờ ở đậu ở một nơi mà mọi thứ đều đắt đỏ, đa số đều lại là người làm công ăn lương. Nguyên nhân chính là do cung cách quản lý và qui hoạch cái di sản Hòn Ngọc Viễn Đông của chính quyền thành phố này đã quá xá tệ suốt hai thập kỷ qua. Trình độ suy nghĩ của những cái đầu một thời đã quen sống trong bưng, cho dù sau 1975 họ có thừa điều kiện để ‘học đòi làm sang’, nhưng chắc chắn có bỏ tiền tỷ USD ra họ cũng không mua nổi vài nếp nhăn trong bộ não của những nhà kỹ trị được đào tạo chuyên nghiệp từ tấm bé. Vì thế, sự quá tải của Sàigòn hiện nay, không hoàn toàn do lỗi bởi dân nhập cư tới đây mỗi lúc một nhiều gây nên như họ thường hay viện dẫn, mà do chính lối tư duy độc đoán, ích kỷ của lãnh đạo đã sẵn nhiều mầm lỗi.
Còn nhớ thời học sinh mấy chục năm trước, trong giờ sử địa khi học về những Tokyo, Paris, New York v.v… những đô thị có gần chục triệu cư dân sinh sống. Nhìn những tấm ảnh chụp cảnh dân chúng tấp nập ngược xuôi đi lại bên dưới chân những tòa nhà chọc trời, những cửa hàng lộng lẫy, tôi hằng ao ước một ngày nào đó Sàigòn cũng cao to và sầm uất như nước họ. Nhưng nay khi ‘giấc mơ’ ấy đang đến gần, tôi lại đâm ra quá sợ hãi cái “sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” của VN mình!
Chẳng sợ sao được khi từ một thành phố ngăn nắp trật tự vậy mà mới chỉ sau khoảng hai thập kỷ ‘qui hoạch’, thành phố đã có quá nhiều khuyết tật phơi bày ra trước mắt mọi người ngày một nhiều. Cảnh kẹt xe trầm trọng như cơm hai bữa sáng chiều, cảnh bì bõm lội nước đang có nguy cơ biến Sàigòn thành một ‘Venise phương Đông’ sau mỗi cơn mưa chẳng lớn lắm, cảnh đường xá đào bới vô tội vạ v.v… nhưng đáng lo hơn cả là gần đây nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, việc qui hoạch đô thị Sàigòn lâu nay của chính quyền thành phố chỉ toàn là chuyện những ‘thầy mù xem voi’ với nhau!
Các dự án hầu hết đều thuê nước ngoài vẽ theo chỉ đạo của ông chủ nhà chẳng hiểu gì về qui hoạch đô thị. Mô hình cái nào cũng long lanh, lấp lánh, hoàn hảo đến mức ‘trên cả tuyệt vời’ nhưng phi hiện thực, chỉ đến khi bắt tay vào thực hiện mới… hỡi ôi! kéo dài hết tháng này đến năm nọ vẫn không xong, muốn làm tiếp thì hoặc phải điều chỉnh tới lui năm lần bảy lượt. Và chưa kể đến tình trạng làm rồi hư tới hỏng lui như cầu vượt Văn Thánh.
Không hiểu chuyện qui hoạch Sàigòn thời gian qua đã diễn biến ra sao, nhưng riêng chuyện cái chức danh ‘kiến trúc sư trưởng thành phố’ là người tổng chỉ huy và chịu trách nhiệm về qui hoạch đô thị được lập ra năm 1993, tồn tại được 9 năm rồi bị xóa sổ! rồi nay lại nghe nói đang rục rịch cho tái lập lại chức danh này và sẽ được xem xét thông qua vào kỳ họp quốc hội tháng 4/2009 tới đây, đủ cho ta thấy chuyện qui hoạch Sài Thành (và cả Hà Nội cùng các đô thị khác cả nước) là hết sức vô tội vạ.
Ở Sàigòn, mặc dù nó gắn liền với cuộc sống của hàng triệu cư dân nhưng mọi thứ đều ngoài vùng phủ sóng của họ, vì qui hoạch luôn có dính dáng đến đất đai, nhà cửa, vì thế mọi thông tin liên quan đến qui hoạch đều bị xem như những chuyện ‘thâm cung bí sử’ của triều đại vậy.
Tuy nhiên một khi kết quả của cái sự ‘tệ hóa’ Hòn Ngọc Viễn Đông đang lồ lộ ra trước mắt mọi người, mọi việc làm của họ dù ‘bí mật’ đến đâu cũng không thể giấu diếm. Qua tệ trạng của một Tp.HCM sau cơn ‘giải phẩu’ chúng ta có thể đọc được phần nào ý đồ của các quan chức đã dùng dao kéo mổ xẻ nó ra sao. Trước hết, phải khẳng định đó là ‘thành quả’ tập thể của mọi cấp, từ bộ trung ương cho đến thành phố, từ quận cho tới hàng trăm phường, tất cả họ đã cùng ‘định hướng’ số phận và ‘chia sẻ’ tài nguyên thành phố giàu có nhất nước này, qua mấy việc:
1./ Ưu tiên qui hoạch xây dựng từ trong ruột gan thành phố qui hoạch ra, vì là nơi nhiều ‘mỏ vàng’ nhất. Còn đất là còn qui hoạch, mạnh quận nào quận đó qui hoạch theo tiêu chí, dự án nào ‘mạnh gạo bạo tiền’ hơn được ưu tiên vào trong, cái nào tiền ít chịu khó ra… rìa! Nhìn hệ thống nhà chọc trời san sát nhau đang bao vây lấy khu vực trung tâm Quận I, điều này chẳng đúng sao?
2./ Ưu tiên qui hoạch lấp sông ngòi kênh rạch, vì là loại dự án đảm bảo tính ‘hiệu quả kinh tế’ nhất do không phải tốn tiền đền bù và đảm bảo ổn định chính trị nhất vì không sợ bị dân chúng kiện tụng. Điển hình cho loại dự án ‘đội đá vá…sông lấp rạch’, một vốn nhưng tới bốn mươi bốn lần lời này là hai công trình khu dân cư liền nhau Rạch Miễu – quận Phú Nhuận và rạch Miếu Nổi – quận Bình Thạnh với sự ra đời một trong những con đường Phan Xích Long xinh đẹp đắt giá nhất Sàigòn hiện nay với khoảng từ 3000 đến 4000 USD/ mét vuông. (Xa hơn chút là khu đô thị Phú Mỹ Hưng được ‘phó thác’ mọi chuyện cho một tập đoàn Đài Loan, giá cả xin miễn bàn luôn vì cũng đã ‘bơi ra biển nhớn’ với nước`ngoài từ lâu rồi!)
3./ Ưu tiên cuối cùng tiếp theo là xoá sổ mấy cái xóm nghèo trong nội thành, vì tiền đền bù nhà lá nhà tôn rẻ hơn đụng vô mấy khu nhà bê tông v.v… và trong khi chưa qui hoạch tới, để hạn chế tối đa thiệt hại do phải bồi thường sau này, tốt nhất là dân xin xây sửa nhà, duyệt mua bán sang nhượng phải cấm tiệt, từ đó từ điển VN mới có thêm mấy chữ ‘qui hoạch treo’. Trong quá trình thực hiện, việc phổ biến thông tin qui hoạch ra bên ngoài chính quyền rất hạn chế tối đa để ‘phe ta’ còn ‘đón gió’, mãi đến sau này dân chúng kêu ca quá, bị báo chí phanh phui mới chịu công bố. Như công trình chung cư Trần Quốc Thảo, chính quyền Quận 3 đã âm mưu đẩy dân khu vực phường 9 đi khỏi khu vực nội thành bằng các dự án ăn theo công trình kênh Nhiêu Lộc.
Thế rồi, cho đến năm 2008 vừa qua, khi cả cái thành phố này muốn cựa quậy hết nổi, đi đâu cũng đụng người với xe, càng gần khu trung tâm càng bí lối, nhiều công dân ngoài đảng thông thái và tốt bụng chỉ cho lãnh đạo ta thấy rằng với kiểu qui hoạch chiều ý nhà đầu tư như hiện nay, chẳng khác gì lùa dân, lùa nước vào chung một rọ, họ mới ra vẻ ‘tá hỏa’ lên với nhau!
Thật ra chẳng phải lãnh đạo chính quyền “thành phố Bác” to lớn này lại dốt đến nỗi không sớm nhận ra những ‘sai lầm’ của nhau. Nhưng kẹt nỗi những sai lầm ấy lại khăng khít với quyền lợi lãnh đạo, những người đã có công giành lấy cái thành phố này từ tay “Mỹ Ngụy”, nên phải được xem quan trọng hơn tương lai hàng triệu người dân thua trận, vì thế bộ mặt Tp.HCM mới trở nên vá víu nham nhở như hiện nay.
Chúng ta càng dễ nhận ra điều này hơn, khi biết rằng rất nhiều dự án ích nước lợi dân, như công trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc đã có từ trước 1975 do chế độ Sàigòn lập ra nhưng mãi sau này mới được thực hiện và đến nay nhiều đoạn thượng lưu thuộc Tân Bình, Bình Tân vẫn chưa hoàn thành, trong khi ấy, chính quyền nhớn bé khắp nơi lại tỏ ra rất sốt sắng tung tăng với những dự án ‘đội đá vá sông, lấp ruộng’ để lấy đất xây nhà cao tầng, xây khu đô thị mới v.v… chỉ vì những công trình này đem lại nhiều nền đất, nhiều nhà để bán nhanh hơn, cải tạo kênh Nhiêu Lộc hay mở rộng đường xá, ‘ăn uống’ được gì?
Trở lại chuyện “vắng vẻ Sàigòn” mấy ngày Tết vì dân nhập cư giãn bớt về quê, ngẫm nghĩ họ đáng thương hơn đáng trách. Thành phố này, nơi tập trung nhiều người tài giỏi vì là lớn nhất nước, lại vốn là thủ đô của chế độ cũ vốn nhiều thuận lợi mà chính quyền còn làm ăn bất cập như thế, thì thử hỏi chuyện quản lý điều hành một quốc gia rộng lớn hơn gấp trăm lần trong điều kiện thua kém Sàigòn xa mọi mặt, sẽ còn… ‘tào lao’ đến đâu? Nếu không thì hàng triệu dân nhập cư kia đã chẳng phải bán ruộng bỏ quê lên thành phố kiếm miếng ăn vất vưởng quanh năm tại đây.
Nhiều người Việt định cư lâu năm ở nước ngoài có dịp về thăm quê nhà một vài tuần, cứ suýt xoa khen lấy khen để Sàigòn, ngày thường đã thấy khác xưa là thế, mấy ngày Tết đường xá rộng thoáng trông lại càng lung linh hấp dẫn họ hơn nhiều!
Việc Sàigòn bây giờ có dáng dấp hiện đại và lộng lẫy hơn xưa là điều không ai phủ nhận, chỉ có điều cũng nên biết thêm, ‘có ở trong chăn mới biết chăn có rận’. Phải có quanh năm ra đường với miếng khẩu trang che miệng, chân có chân lội nước bì bõm tay dắt chiếc xe chết máy, phải có bị mùi khói từ cái ‘pô’ xe gắn máy của người đi trước xả thẳng vào mặt mình v.v…mới thấm thía hết cái đẹp của một Sàigòn thiếu nết ngày nay nó kiều diễm và văn hóa ra làm sao?
Xem thêm:
-"Quy hoạch đô thị không cho phép thử nghiệm" http://www.laodong.com.vn/Home/Quy-hoach-do-thi-khong-cho-phep-thu-nghiem/20086/94853.laodong
-“Tái lập chức danh kiến trúc sư trưởng thành phố” http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/07/3BA047D2/
Sàigòn, Tết Kỷ Sửu-2009