Boston (The Boston Club) – Trong công viên trước Hội Trường Higgins của Đại học Boston mới đặt một bức tượng Thánh Inhaxiô rất lớn, bàn tay đặt trên ngực và tà áo tung bay. Nơi chi nhánh Newton gần đó của trường, cũng đứng sững bức tượng lớn của Thánh Thomas More.
Còn mỗi bên của phòng đợi trong Hội trường Lyons là một bức tranh mới ghép bằng kiếng mầu, một bức mô tả bà Dorothy Day là người sáng lập phong trào công nhân Công giáo, còn bức tranh kia là Pedro Arrupe, cựu bề trên tổng quyền Dòng Tên.
Và trong tất cả 151 lớp học đều có một ảnh tượng Công giáo, phần lớn là tượng ảnh thánh giá treo trên khung cửa ra vào.
Các sinh viên và ban giảng huấn trở lại trường sau thời gian nghỉ mùa đông nhận ra trường Đại học Boston đã lẳng lặng hoàn thành – không có lời thông cáo hay khoa trương rầm rộ - một dự án 8 năm để làm tăng thêm đáng kể sự hiện diện của các biểu tượng Công giáo trong khuôn viên của trường. Những sự thay đổi này thật tinh tế nhưng đáng kể khi trường đại học này cùng tham gia với các cơ sở học vấn Công giáo khác khắp toàn quốc trong nỗ lực rõ rệt muốn lấy lại căn tính Công giáo của mình.
Ông Jack Dunn, người phát ngôn của trường Đại học Boston nói: “Nghệ thuật Kitô giáo phản ảnh niềm tự hào và lời cam kết của chúng tôi đối với di sản tôn giáo của trường.”
Phản ứng của các sinh viên nói chung đều có vẻ hỗ trợ sự thay đổi, nhưng tại một vài phân khoa đã có sự chia rẽ về tính cách thích hợp của bước tiến này. Một cuộc họp các trưởng khoa nghệ thuật và khoa học tháng trước trở thành buổi tranh luận sôi nổi về những biểu tượng treo trong các lớp học; một số rất ít phân khoa đã viết thư phản kháng lên ban điều hành, và một số đã không thành công trong việc lưu hành bản thỉnh cầu đòi rời bỏ đi những cây thánh giá treo trong lớp học.
Ông Maxim D. Shrayer, khoa trưởng khoa ngôn ngữ và văn chương Slave và Tây phương, trong một cuộc phỏng vấn có phát biểu rằng: “Tôi tin là việc trưng bày các dấu hiệu và biểu tượng tôn giáo, chẳng hạn như cây thánh giá, trong các lớp học là trái với văn bản và tinh thần của giảng huấn trí thức và cởi mở từng làm cho nền giáo dục có giá trị và phân biệt những trường đại học hạng nhất với những trường kém cỏi và ở các tỉnh nhỏ.”
Nhưng các phân khoa khác lại vui.
“Nơi đây đang và đã luôn luôn lan tràn các hình ảnh và các biểu tượng Kitô giáo.” Đó là lời cha John Paris, một linh mục Dòng Tên dạy môn đạo đức sinh học tại Đại học Boston. Cha nói ngài coi là có tính cách “công kích” cái ý niệm cho rằng một cây thánh giá lại có thể ngăn chận được khả năng của các sinh viên hay của một phân khoa không cho họ suy nghĩ chín chắn trong một lớp học, và ngài gọi lời chỉ trích là “suy tư hẹp hòi và kỳ cục của một ít người bất mãn.”
Cha nói thêm: “Đây là một vấn đề nhỏ đối với những người có đầu óc nhỏ hẹp, chứ không phải là một vấn đề gây tranh cãi nghiêm trọng.”
Việc treo thánh giá và đặt tượng cũng nhận được sự khen ngợi bằng những lời phê phán thận trọng của giới học thuật Công giáo. Một tổ chức có tên là Hiệp hội Hồng y Newman, thường xuyên chỉ trích các trường đại học Công giáo vì đi trật ra ngoài khuôn khổ chính thống, đã khen ngợi trường Đại học Boston, đồng thời tờ báo cánh tả National Catholic Register gọi việc treo các ảnh thánh giá là “một bước tiến không ngờ tại Đại học Boston.”
Một số người viết nhật ký trên mạng (blogger) bỗng nhiên cảm thấy thích thú đối với một cơ sở họ thường hay báng bổ. “Niềm hy vọng cho Đại học Boston” đó là nhan đề được sử dụng do Kelly Clark viết blog dưới tên "The Lady in the Pew." Và Thomas Peters, dưới tên blog là "the American Papist đã viết: “Tranh ảnh Công giáo tại trường Công giáo ư? Thật là một quan niệm cực đoan… Giờ thì hãy chờ xem người ta phản kháng.”
Đề tài căn tính Công giáo tại khuôn viên các trường đại học Công giáo đã là vấn đề thử thách suốt mấy thập niên qua, và nhiều truờng đại học, đáng kể nhất là Georgetown University, đã tung ra những nỗ lực công khai trong những năm vừa qua để làm gia tăng sự hiện diện của các biểu tượng Công giáo nơi khuôn viên trường.
Trong nhiệm kỳ làm chủ tịch Đại học Boston hiện nay của linh mục William P. Leahy, trường đã thực hiện nhiều giai đoạn nhằm đề cao tính chất Công giáo của mình, như củng cố mối liên lạc với Tổng giáo phận Boston, thành lập một học viện mới nghiên cứu về Đạo Công giáo trong thế kỷ 21, sát nhập trường Thần học Weston của Dòng Tên, và ngay cả hủy bỏ các giờ học một lần mỗi học kỳ mùa thu để tổ chức thánh lễ ngoài trời cho tất cả các phân khoa của trường.
Nhưng trường cũng nhấn mạnh đến tính cách đa dạng của mình, nên đã thành lập các môn học bổ túc nghiên cứu Do thái giáo và Hồi giáo.
Khoảng 70% sinh viên học trường Đại học Boston là người Công giáo. Các đại diện sinh viên được phỏng vấn đồng loạt ủng hộ việc mới gia tăng các biểu tượng Công giáo trong trường, và ông phát ngôn viên Dunn nói đã không thấy có những lời phàn nàn của các sinh viên theo học.
Ông Christopher Denice, chủ tịch điều hành các sinh viên chưa tốt nghiệp, phát biểu: “Trường có đặc quyền treo thêm các ảnh thánh giá, và tôi không thấy đó là điểm để cho người ta tranh cãi. Mọi người ở đây đều biết và hiểu rằng trường Đại học Boston là một trường Công giáo của Dòng Tên. Treo thêm các ảnh thánh giá không làm thay đổi gì hết.”
Patrick Fouhy, cựu biên tập báo The Heights của Đại học Boston nói rằng anh thấy các ảnh thánh giá mới được treo khi anh trở lại trường sau kỳ nghỉ mùa đông năm nay. Anh hài lòng, nói rằng căn tính Công giáo của trường đại học này là một trong những lý do khiến anh chọn theo học tại đây.
“Cá nhân tôi, tôi vui mừng khi thấy trường quyết định gia tăng số ảnh tượng thánh giá treo trong các lớp học. Trường Đại học Boston hoan nghênh các sinh viên, nhân viên ban giảng huấn và ban điều hành thuộc mọi tôn giáo, nhưng xét về mọi mặt thì đây là một học hiệu Công giáo của Dòng Tên và các ảnh thánh giá là điều nhắc nhở tốt đẹp sự kiện đó.”
Và Elissa Klein, giám đốc sinh hoạt Do thái giáo tại Đại học Boston nói: “Đêm nay tôi có nói truyện với nhiều sinh viên Do thái chưa tốt nghiệp đang học tại đây, họ đều tỏ ra thờ ơ với những ảnh tượng tôn giáo mới. Dường như có nhiều người còn không để ý thấy nữa. Còn những người khác thì cho đó là một thay đổi không đáng kể.”
Còn mỗi bên của phòng đợi trong Hội trường Lyons là một bức tranh mới ghép bằng kiếng mầu, một bức mô tả bà Dorothy Day là người sáng lập phong trào công nhân Công giáo, còn bức tranh kia là Pedro Arrupe, cựu bề trên tổng quyền Dòng Tên.
Và trong tất cả 151 lớp học đều có một ảnh tượng Công giáo, phần lớn là tượng ảnh thánh giá treo trên khung cửa ra vào.
Các sinh viên và ban giảng huấn trở lại trường sau thời gian nghỉ mùa đông nhận ra trường Đại học Boston đã lẳng lặng hoàn thành – không có lời thông cáo hay khoa trương rầm rộ - một dự án 8 năm để làm tăng thêm đáng kể sự hiện diện của các biểu tượng Công giáo trong khuôn viên của trường. Những sự thay đổi này thật tinh tế nhưng đáng kể khi trường đại học này cùng tham gia với các cơ sở học vấn Công giáo khác khắp toàn quốc trong nỗ lực rõ rệt muốn lấy lại căn tính Công giáo của mình.
Ông Jack Dunn, người phát ngôn của trường Đại học Boston nói: “Nghệ thuật Kitô giáo phản ảnh niềm tự hào và lời cam kết của chúng tôi đối với di sản tôn giáo của trường.”
Phản ứng của các sinh viên nói chung đều có vẻ hỗ trợ sự thay đổi, nhưng tại một vài phân khoa đã có sự chia rẽ về tính cách thích hợp của bước tiến này. Một cuộc họp các trưởng khoa nghệ thuật và khoa học tháng trước trở thành buổi tranh luận sôi nổi về những biểu tượng treo trong các lớp học; một số rất ít phân khoa đã viết thư phản kháng lên ban điều hành, và một số đã không thành công trong việc lưu hành bản thỉnh cầu đòi rời bỏ đi những cây thánh giá treo trong lớp học.
Ông Maxim D. Shrayer, khoa trưởng khoa ngôn ngữ và văn chương Slave và Tây phương, trong một cuộc phỏng vấn có phát biểu rằng: “Tôi tin là việc trưng bày các dấu hiệu và biểu tượng tôn giáo, chẳng hạn như cây thánh giá, trong các lớp học là trái với văn bản và tinh thần của giảng huấn trí thức và cởi mở từng làm cho nền giáo dục có giá trị và phân biệt những trường đại học hạng nhất với những trường kém cỏi và ở các tỉnh nhỏ.”
Nhưng các phân khoa khác lại vui.
“Nơi đây đang và đã luôn luôn lan tràn các hình ảnh và các biểu tượng Kitô giáo.” Đó là lời cha John Paris, một linh mục Dòng Tên dạy môn đạo đức sinh học tại Đại học Boston. Cha nói ngài coi là có tính cách “công kích” cái ý niệm cho rằng một cây thánh giá lại có thể ngăn chận được khả năng của các sinh viên hay của một phân khoa không cho họ suy nghĩ chín chắn trong một lớp học, và ngài gọi lời chỉ trích là “suy tư hẹp hòi và kỳ cục của một ít người bất mãn.”
Cha nói thêm: “Đây là một vấn đề nhỏ đối với những người có đầu óc nhỏ hẹp, chứ không phải là một vấn đề gây tranh cãi nghiêm trọng.”
Việc treo thánh giá và đặt tượng cũng nhận được sự khen ngợi bằng những lời phê phán thận trọng của giới học thuật Công giáo. Một tổ chức có tên là Hiệp hội Hồng y Newman, thường xuyên chỉ trích các trường đại học Công giáo vì đi trật ra ngoài khuôn khổ chính thống, đã khen ngợi trường Đại học Boston, đồng thời tờ báo cánh tả National Catholic Register gọi việc treo các ảnh thánh giá là “một bước tiến không ngờ tại Đại học Boston.”
Một số người viết nhật ký trên mạng (blogger) bỗng nhiên cảm thấy thích thú đối với một cơ sở họ thường hay báng bổ. “Niềm hy vọng cho Đại học Boston” đó là nhan đề được sử dụng do Kelly Clark viết blog dưới tên "The Lady in the Pew." Và Thomas Peters, dưới tên blog là "the American Papist đã viết: “Tranh ảnh Công giáo tại trường Công giáo ư? Thật là một quan niệm cực đoan… Giờ thì hãy chờ xem người ta phản kháng.”
Đề tài căn tính Công giáo tại khuôn viên các trường đại học Công giáo đã là vấn đề thử thách suốt mấy thập niên qua, và nhiều truờng đại học, đáng kể nhất là Georgetown University, đã tung ra những nỗ lực công khai trong những năm vừa qua để làm gia tăng sự hiện diện của các biểu tượng Công giáo nơi khuôn viên trường.
Trong nhiệm kỳ làm chủ tịch Đại học Boston hiện nay của linh mục William P. Leahy, trường đã thực hiện nhiều giai đoạn nhằm đề cao tính chất Công giáo của mình, như củng cố mối liên lạc với Tổng giáo phận Boston, thành lập một học viện mới nghiên cứu về Đạo Công giáo trong thế kỷ 21, sát nhập trường Thần học Weston của Dòng Tên, và ngay cả hủy bỏ các giờ học một lần mỗi học kỳ mùa thu để tổ chức thánh lễ ngoài trời cho tất cả các phân khoa của trường.
Nhưng trường cũng nhấn mạnh đến tính cách đa dạng của mình, nên đã thành lập các môn học bổ túc nghiên cứu Do thái giáo và Hồi giáo.
Khoảng 70% sinh viên học trường Đại học Boston là người Công giáo. Các đại diện sinh viên được phỏng vấn đồng loạt ủng hộ việc mới gia tăng các biểu tượng Công giáo trong trường, và ông phát ngôn viên Dunn nói đã không thấy có những lời phàn nàn của các sinh viên theo học.
Ông Christopher Denice, chủ tịch điều hành các sinh viên chưa tốt nghiệp, phát biểu: “Trường có đặc quyền treo thêm các ảnh thánh giá, và tôi không thấy đó là điểm để cho người ta tranh cãi. Mọi người ở đây đều biết và hiểu rằng trường Đại học Boston là một trường Công giáo của Dòng Tên. Treo thêm các ảnh thánh giá không làm thay đổi gì hết.”
Patrick Fouhy, cựu biên tập báo The Heights của Đại học Boston nói rằng anh thấy các ảnh thánh giá mới được treo khi anh trở lại trường sau kỳ nghỉ mùa đông năm nay. Anh hài lòng, nói rằng căn tính Công giáo của trường đại học này là một trong những lý do khiến anh chọn theo học tại đây.
“Cá nhân tôi, tôi vui mừng khi thấy trường quyết định gia tăng số ảnh tượng thánh giá treo trong các lớp học. Trường Đại học Boston hoan nghênh các sinh viên, nhân viên ban giảng huấn và ban điều hành thuộc mọi tôn giáo, nhưng xét về mọi mặt thì đây là một học hiệu Công giáo của Dòng Tên và các ảnh thánh giá là điều nhắc nhở tốt đẹp sự kiện đó.”
Và Elissa Klein, giám đốc sinh hoạt Do thái giáo tại Đại học Boston nói: “Đêm nay tôi có nói truyện với nhiều sinh viên Do thái chưa tốt nghiệp đang học tại đây, họ đều tỏ ra thờ ơ với những ảnh tượng tôn giáo mới. Dường như có nhiều người còn không để ý thấy nữa. Còn những người khác thì cho đó là một thay đổi không đáng kể.”