“Anh muốn phá thì cứ phá đi, nhưng đừng ép tôi phải phá!”
Mẩu đối thọai trên nghe quen quen, cứ y như là cuộc giằng co giữa chàng và nàng sau khi mối quan hệ thân mật của họ vừa đạt được “thành quả.” Để tránh “hậu họa,” chàng khăng khăng đòi phá cho bằng được, nhưng lương tâm của nàng không cho phép. Biết bao lần đi nhà thờ, nàng đã nghe rao ý lễ là cầu cho linh hồn các thai nhi. Không lẽ lại thêm một linh hồn nữa để xin lễ sao?
Hiểu như vậy cũng đúng! Thế nhưng đây không còn là chuyện kín đáo giữa chàng và nàng nữa. Nó sắp trở thành câu chuyện của cả nước Mỹ, và rồi sẽ lan sang cả thế giới là cái chắc!
Theo Thông Tấn Xã Công giáo (CNA) hôm qua, Đức Hồng Y (ĐHY) Francis George đã phát hành một đọan băng ghi hình nhắn gửi đến toàn thể giáo dân Công giáo nhằm lên tiếng yêu cầu Tổng Thống (TT) Obama tiếp tục duy trì luật bảo vệ lương tâm dành cho các nhân viên chăm lo sức khỏe có xu hướng phò-sự-sống. ĐHY nói rằng việc duy trì này mang một tầm mức quan trọng đến độ có thể tránh cho chính quyền không làm cho đất nước này tuột dốc từ chế độ dân chủ xuống vực thẳm của chuyên quyền.
Trong những tháng cuối cùng của thời TT George W Bush, Bộ Sức Khỏe và Phục Vụ Con Người (HHS—Health & Human Services) đã xác nhận minh bạch các luật lệ hiện hành nhằm bảo vệ các nhân viên cũng như cơ sở y tế vốn có xu hướng không hợp tác trong việc phá thai.
Thế nhưng, ngày 27 tháng Hai vừa qua, văn phòng Quản trị và Ngân sách (OMB—Office of Management & Budget) trực thuộc tòa Bạch Ốc, loan báo rằng họ đang cứu xét đề nghị loại bỏ hoặc sửa đổi luật của Sở HHS vừa nói.
Trong đoạn băng thu hình kéo dài một phút rưỡi, ĐHY Francis George, Tổng Giám Mục Chicago và cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Hoa Kỳ, đã nhắm thẳng vào đề nghị sửa đổi này. Sau khi tóm lược khái quát vấn đề, ngài nói rằng khoản luật hiện hành là một phần trong các cách bảo vệ pháp lý dành cho các nhân viên chăm lo sức khỏe nhưng cương quyết chống lại việc tham gia “vào tiến trình phá thai và sát nhân” vốn đi ngược lại với niềm tin của mình.
Ngài móc nối luật của Sở HHS với việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo cũng như tự do lương tâm cá nhân, vốn cả hai đều bảo đảm cho “quyền tự do căn bản của con người chống lại sự đàn áp của chính quyền.” Ngài bình luận thêm rằng: “Không một chính phủ nào có thể đứng giữa một cá nhân và Thiên Chúa—điều mà đất nước Hoa Kỳ này xưa nay vẫn tin như thế, và cũng chính là mảnh đất gặp gỡ chung đúng nghĩa cho tất cả mọi người dân Hoa Kỳ này.” Như vậy, theo ĐHY, cần phải có một luật bảo vệ tự do lương tâm cũng như tự do tôn giáo, bao gồm cả tự do cho các cơ sở y tế do tôn giáo quản trị được họat động đúng với chức năng của mình. Ngài còn ghi nhận rằng việc hành xử theo lương tâm đã được thừa nhận cho cả các nhóm chống chiến tranh cũng như cho các vị bác sĩ nào không muốn dính dáng đến việc thi hành bản án tử hình.
ĐHY nêu lên câu hỏi này: “ Tại sao chính quyền và hệ thống pháp lý của ta lại cho phép việc chống lại lương tâm trước một hành động sai quấy xét về mặt luân lý, đó là việc giết hại hài nhi còn trong bụng mẹ? Người ta hẳn phải hiểu điều gì xẩy ra trong một cuộc phá thai và trong những tiến trình liên hệ: đó là một phần tử của gia đình nhân loại còn đang sống mà bị giết chết. Chính quyền không có quyền ép buộc ai phải hành động như thể mù lòa trước thực tế hiển nhiên này.”
ĐHY kết luận: “Tôi khẩn khoản kêu gọi anh chị em nói lên cho chính quyền biết rằng anh chị em muốn luật bảo vệ lương tâm tiếp tục được áp dụng. Hơn nữa, anh chị em hãy cho Sở HHS tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn biết rằng anh chị em ủng hộ luật bảo vệ lương tâm, nhất là đối với những người đang chăm lo các dịch vụ sức khỏe vốn thật thiết yếu cho một xã hội lành mạnh.”
Trang nhà của HĐGM Hoa Kỳ về việc bảo vệ lương tâm còn cung cấp thêm nhiều thông tin về vấn đề này. Ngoài ra, còn có mạng lưới nối kết dành cho các giáo hữu cũng như những ai quan tâm có diễn đàn bộc lộ quan điểm của mình với Sở HHS. Trang mạng này sẽ còn mở ra cho đến hết ngày mùng 9 tháng 4 năm 2009.
Dường như mối căng thẳng này đã đến giai đọan quyết liệt, thành ra TT Obama đã mời ĐHY Francis George đến gặp riêng tại Tòa Bạch Ốc vào ngày hôm qua, 17 tháng 3 năm 2009, một ngày sau khi ĐHY đưa ra những lời cảnh báo nói trên. Sau cuộc gặp mặt, cả Tòa Bạch Ốc lẫn HĐGM Hoa Kỳ đều đưa ra những lời tuyên bố rất cẩn trọng, nhưng không hề tiết lộ chi tiết cũng như nội dung buổi luận bàn. Phòng báo chí HĐGM Hoa Kỳ chỉ ghi nhận rằng ĐHY George và TT Obama đã bàn đến Hội Thánh Công giáo tại Hoa Kỳ trong mối quan hệ với tân chính quyền.
Cuộc họp mặt kéo dài khoảng 30 phút. Trước khi ra về, ĐHY George bầy tỏ lời tri ân của ngài về buổi họp. Ngài hy vọng buổi họp hiếm có này sẽ nuôi dưỡng sự đối thoại đầy hiệu quả giữa Hội Thánh và chính quyền hầu mưu cầu công ích.
Trong khi đó, theo Phòng Báo Chí Tòa Bạch Ốc, thì “TT và ĐHY George đã bàn về nhiều vấn đề, bao gồm những cơ hội quan trọng cho chính quyền và Hội Thánh Công giáo tiếp tục mối giao hảo lâu dài trong việc cùng nhau đối phó với những thách đố cấp bách nhất của quốc gia. TT cảm ơn ĐHY vì khả năng lãnh đạo của ngài cũng như những đóng góp của Hội Thánh Công giáo tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.”
Chưa biết kết quả của cuộc họp mặt riêng này thế nào, nhưng tình thế xem ra đã đến hồi gay cấn.
Mẩu đối thọai trên nghe quen quen, cứ y như là cuộc giằng co giữa chàng và nàng sau khi mối quan hệ thân mật của họ vừa đạt được “thành quả.” Để tránh “hậu họa,” chàng khăng khăng đòi phá cho bằng được, nhưng lương tâm của nàng không cho phép. Biết bao lần đi nhà thờ, nàng đã nghe rao ý lễ là cầu cho linh hồn các thai nhi. Không lẽ lại thêm một linh hồn nữa để xin lễ sao?
Hiểu như vậy cũng đúng! Thế nhưng đây không còn là chuyện kín đáo giữa chàng và nàng nữa. Nó sắp trở thành câu chuyện của cả nước Mỹ, và rồi sẽ lan sang cả thế giới là cái chắc!
Theo Thông Tấn Xã Công giáo (CNA) hôm qua, Đức Hồng Y (ĐHY) Francis George đã phát hành một đọan băng ghi hình nhắn gửi đến toàn thể giáo dân Công giáo nhằm lên tiếng yêu cầu Tổng Thống (TT) Obama tiếp tục duy trì luật bảo vệ lương tâm dành cho các nhân viên chăm lo sức khỏe có xu hướng phò-sự-sống. ĐHY nói rằng việc duy trì này mang một tầm mức quan trọng đến độ có thể tránh cho chính quyền không làm cho đất nước này tuột dốc từ chế độ dân chủ xuống vực thẳm của chuyên quyền.
Trong những tháng cuối cùng của thời TT George W Bush, Bộ Sức Khỏe và Phục Vụ Con Người (HHS—Health & Human Services) đã xác nhận minh bạch các luật lệ hiện hành nhằm bảo vệ các nhân viên cũng như cơ sở y tế vốn có xu hướng không hợp tác trong việc phá thai.
Thế nhưng, ngày 27 tháng Hai vừa qua, văn phòng Quản trị và Ngân sách (OMB—Office of Management & Budget) trực thuộc tòa Bạch Ốc, loan báo rằng họ đang cứu xét đề nghị loại bỏ hoặc sửa đổi luật của Sở HHS vừa nói.
Trong đoạn băng thu hình kéo dài một phút rưỡi, ĐHY Francis George, Tổng Giám Mục Chicago và cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Hoa Kỳ, đã nhắm thẳng vào đề nghị sửa đổi này. Sau khi tóm lược khái quát vấn đề, ngài nói rằng khoản luật hiện hành là một phần trong các cách bảo vệ pháp lý dành cho các nhân viên chăm lo sức khỏe nhưng cương quyết chống lại việc tham gia “vào tiến trình phá thai và sát nhân” vốn đi ngược lại với niềm tin của mình.
Ngài móc nối luật của Sở HHS với việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo cũng như tự do lương tâm cá nhân, vốn cả hai đều bảo đảm cho “quyền tự do căn bản của con người chống lại sự đàn áp của chính quyền.” Ngài bình luận thêm rằng: “Không một chính phủ nào có thể đứng giữa một cá nhân và Thiên Chúa—điều mà đất nước Hoa Kỳ này xưa nay vẫn tin như thế, và cũng chính là mảnh đất gặp gỡ chung đúng nghĩa cho tất cả mọi người dân Hoa Kỳ này.” Như vậy, theo ĐHY, cần phải có một luật bảo vệ tự do lương tâm cũng như tự do tôn giáo, bao gồm cả tự do cho các cơ sở y tế do tôn giáo quản trị được họat động đúng với chức năng của mình. Ngài còn ghi nhận rằng việc hành xử theo lương tâm đã được thừa nhận cho cả các nhóm chống chiến tranh cũng như cho các vị bác sĩ nào không muốn dính dáng đến việc thi hành bản án tử hình.
ĐHY nêu lên câu hỏi này: “ Tại sao chính quyền và hệ thống pháp lý của ta lại cho phép việc chống lại lương tâm trước một hành động sai quấy xét về mặt luân lý, đó là việc giết hại hài nhi còn trong bụng mẹ? Người ta hẳn phải hiểu điều gì xẩy ra trong một cuộc phá thai và trong những tiến trình liên hệ: đó là một phần tử của gia đình nhân loại còn đang sống mà bị giết chết. Chính quyền không có quyền ép buộc ai phải hành động như thể mù lòa trước thực tế hiển nhiên này.”
ĐHY kết luận: “Tôi khẩn khoản kêu gọi anh chị em nói lên cho chính quyền biết rằng anh chị em muốn luật bảo vệ lương tâm tiếp tục được áp dụng. Hơn nữa, anh chị em hãy cho Sở HHS tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn biết rằng anh chị em ủng hộ luật bảo vệ lương tâm, nhất là đối với những người đang chăm lo các dịch vụ sức khỏe vốn thật thiết yếu cho một xã hội lành mạnh.”
Trang nhà của HĐGM Hoa Kỳ về việc bảo vệ lương tâm còn cung cấp thêm nhiều thông tin về vấn đề này. Ngoài ra, còn có mạng lưới nối kết dành cho các giáo hữu cũng như những ai quan tâm có diễn đàn bộc lộ quan điểm của mình với Sở HHS. Trang mạng này sẽ còn mở ra cho đến hết ngày mùng 9 tháng 4 năm 2009.
Dường như mối căng thẳng này đã đến giai đọan quyết liệt, thành ra TT Obama đã mời ĐHY Francis George đến gặp riêng tại Tòa Bạch Ốc vào ngày hôm qua, 17 tháng 3 năm 2009, một ngày sau khi ĐHY đưa ra những lời cảnh báo nói trên. Sau cuộc gặp mặt, cả Tòa Bạch Ốc lẫn HĐGM Hoa Kỳ đều đưa ra những lời tuyên bố rất cẩn trọng, nhưng không hề tiết lộ chi tiết cũng như nội dung buổi luận bàn. Phòng báo chí HĐGM Hoa Kỳ chỉ ghi nhận rằng ĐHY George và TT Obama đã bàn đến Hội Thánh Công giáo tại Hoa Kỳ trong mối quan hệ với tân chính quyền.
Cuộc họp mặt kéo dài khoảng 30 phút. Trước khi ra về, ĐHY George bầy tỏ lời tri ân của ngài về buổi họp. Ngài hy vọng buổi họp hiếm có này sẽ nuôi dưỡng sự đối thoại đầy hiệu quả giữa Hội Thánh và chính quyền hầu mưu cầu công ích.
Trong khi đó, theo Phòng Báo Chí Tòa Bạch Ốc, thì “TT và ĐHY George đã bàn về nhiều vấn đề, bao gồm những cơ hội quan trọng cho chính quyền và Hội Thánh Công giáo tiếp tục mối giao hảo lâu dài trong việc cùng nhau đối phó với những thách đố cấp bách nhất của quốc gia. TT cảm ơn ĐHY vì khả năng lãnh đạo của ngài cũng như những đóng góp của Hội Thánh Công giáo tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.”
Chưa biết kết quả của cuộc họp mặt riêng này thế nào, nhưng tình thế xem ra đã đến hồi gay cấn.