Bài giảng của Đức Cha F.X. Nguyễn Van Sang tại Đền Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thái Hà ngày 02/05/2009
Kính thưa Cha bề trên Đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Chính xứ Giáo xứ Thái Hà,
Kính thưa các Cha tổng đại diện,
Các Linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo hữu thân mến,
Hôm nay là ngày hạnh phúc của Gp Thái Bình, vì được hành hương tới Đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập DCCT tại Hà Nội. Chúng tôi đi hành hương theo đúng ý nghĩa của nó xưa nay vẫn được hiểu trong Giáo Hội. Theo tinh thần trước đây, hành hương là một người hoặc một nhóm người cần phải ăn năn sám hối đền tội, đến viếng một nơi thánh nào, do Toà Thánh hoặc các Cha linh hồn chỉ định, thường cách xa nơi mình ở. Đường đi thường gian nan vất vả, có khi đến các nơi xa xôi, có khi phải đến các nước khác. Người đi hành hương thường phải đi bộ, đeo bị trên vai, cầm gậy trong tay để vượt qua núi rừng. Phải đối mặt với hiểm nguy sóng gió bão táp, mưa nắng, bệnh tật… Khi đến nơi hành hương được lĩnh ơn Toàn xá hay giảm bớt hình phạt, hoặc được những ơn đặc biệt do Chúa, Đức Mẹ hay một vị thánh phù trì ban cho.
Chúng tôi đi hành hương từ Thái Bình, chắc chắn về mặt loài người yếu đuối, cũng có nhiều tội lỗi phải đền bù. Nhưng trên con đường đi, không phải không gian nan vất vả. Song, chúng tôi, vì lòng yêu mến Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nên sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại để tỏ lòng trung thành với Mẹ yêu dấu của mình và làm bổn phận của những người hành hương.
Thật, chúng tôi hành hương đến Đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là nơi tôn kính người Mẹ uy quyền phép tắc hằng cứu giúp trong mọi lãnh vực, cả về lý thuyết lẫn thực hành. Đức Mẹ với danh hiệu là Mẹ chẳng lẽ không ra tay cứu giúp đoàn con trong lúc khó khăn hoặc cần đến những ơn của Chúa?
Tôi sực nghĩ đến một câu chuyện cổ bên Đức: ở một xóm làng kia có hai mẹ con sống rất ngọt ngào yêu thương, nhưng người con bị ảnh hưởng xã hội, trên đà truỵ lạc, trở thành một đứa con hư, đầu trôm đuôi cướp, xì ke ma tuý. Anh ta gia nhập một băng cướp có tên tướng rất bạo tàn, ra lệnh cho anh ta phải lập một công trạng thật to mới được tuyên dương là anh hùng và đảm nhận chức vụ lớn trong tổ chức. Điều kiện là phải giết mẹ mình và mang trái tim mà nộp cho hắn để thử thách lòng chung thuỷ. Trằn trọc suy nghĩ mất mấy đêm rồi anh ta bị sa chước cám dỗ giết mẹ mình, lấy trái tim rồi lên đường tới sào huyệt trộm cướp. Trên đường đi, mưa to bão lớn, sấm chớp đùng đùng, sét đánh tứ tung, ngăn cản bước chân anh ta đi tới sào huyệt. Mấy lần anh ta bị sét đánh ngã lăn ra vệ đường, rồi lại chỗi dậy nồm cồm tiến bước, nhưng vẫn giữ chặt trái tim người mẹ trong tay ôm trước ngực của mình. Cho đến một lúc cơn sét đánh kinh hoàng, vật cổ anh ta xuống vệ đường, trái tim của người mẹ cũng bị văng vào bụi gai bên đường. Còn người con bất nhân đó nằm sõng xoài trên đường nhưng vẫn chưa chết. Lập tức có tiếng nói từ trái tim người mẹ trong bụi gai vọng ra: Khổ thân con, con có đau lắm không…???
Ôi ! người mẹ, dù sau khi trái tim bị mất khỏi lồng ngực, bị văng vào bụi gai nhưng không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến con, dù con tội lỗi bất hiếu. Như vậy, người mẹ yêu mến con mình không phải chỉ trong khi còn sống, mà ngay cả sau khi đã chết. Điều đó, phải chăng được áp dụng cho Đức Mẹ của chúng ta là Đấng Hằng Cứu Giúp như chính Đức Giêsu mà trong Tin Mừng Thánh Gioan đã nói: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình cho đến tận cùng” (Ga 13,1). “Tận cùng” ở đây vừa là tận cùng của thời gian, từ khởi sự cho đến hoàn thành, bây giờ vã mãi mãi, vô biên vô tận, mà còn là tận cùng theo hết khả năng của Thiên Chúa mà định nghĩa là “Tình yêu”.
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẫn yêu thương chúng ta là con cái của Ngài như vậy. Ngài yêu thương khi còn tại thế, trong hoàn cảnh của một con người giới hạn, ở một đất nước Giuđêa. Ngài đã yêu thương khi đón nhận lời thiên sứ truyền tin bằng câu nói “FIAT – XIN VÂNG” để dâng trót cuộc đời làm dụng cụ tốt lành cho Thiên Chúa sử dụng trong công trình vĩ đại nhất là nhập thể đem ơn cứu độ cho mọi người, mọi nơi và mọi thời cho đến tận thế. Yêu thương khi lang thang trên các con đường mòn xứ Giuđêa tháp tùng đoàn môn đệ đi cùng Chúa Giêsu trên đường truyền giáo. Sau cùng, yêu thương đồng hành với con trên đường thập giá. Yêu thương ôm ấp nỗi khổ đau trên núi Canvariô để được chọn làm mẹ cả và nhân loại.
Song, yêu thương như vậy cũng chỉ là yêu thương của một con người tại thế bị trói buộc trong hai khả năng lý trí và ý muốn, mà bất cứ ai trong bản tính nhân loại mỏng giòn không thể nào vượt qua được như chính con người trong mọi trường hợp bị mắc kẹt trong sự hiểu biết và mọi ý muốn, muốn nhiều nhưng không thực hiện được, biết nhiều nhưng cũng không thể mong muốn. Đó là cái khổ của một con người, con người tại thế. Đức Maria đã yêu thương cho đến tận cùng của một con người, vì tình yêu bị dừng lại trong bản chất của con người cũng như giới hạn trần gian. Song, một khi con người đã thoát khỏi những trói buộc của thể xác, cũng như bất cứ một linh hồn nào trong cõi dời sau, sự hiểu biết cho đến vô hạn. Sự ước muốn càng được thực hiện mạnh mẽ để chiếm đoạt lấy đối tượng mà yêu đã làm nên đau khổ và hạnh phúc mà ở đời này chỉ là hình bóng trong những vở thảm kịch trên sân khấu hay ở trường đời. Chính sự hiểu biết và lòng ước muốn ấy đã làm ra luyện ngục trong cõi đời sau vì linh hồn hiểu biết Chúa đáng yêu chừng nào, nhưng bị tội lỗi cầm buộc lại. Sau này hạnh phúc trên thiên đàng, hiểu biết Chúa bao nhiêu thì càng thoả mãn yêu mến Chúa bấy nhiêu. Đức Mẹ cũng là phàm nhân đã được tạo thành trong nước Chúa, đã thoát khỏi trói buộc của xác thịt thế gian mà trước đây Đức Mẹ đã phải kinh qua. Cho nên, dù lòng Đức Mẹ như trời như biển cũng không thể hiểu thấu hay thông cảm với những đau khổ, thiếu thốn của những con cái trong thời đại Đức Mẹ hay là trong các thời đại khác tiếp diễn về sau. Cụ thể, lòng thương xót và quyền năng của Đức Mẹ chỉ giới hạn trong xóm làng Nazareth, tại tiệc cưới Cana…
Ngày nay, với tình trạng của Đức Mẹ hồn xác lên trời, nhất lạ Mẹ được đặt làm Nữ Vương trời đất muôn vật, Đức Mẹ một phần cũng giống như con người, linh hồn có thể thấu hiểu đến chỗ vô biên và khả năng muốn được thực hiện, được nâng cao, nhưng sao được bằng Nữ Vương trời đất. người Mẹ vô cùng phép tắc nhưng cũng rất nhân hậu, hiểu biết thấu đáo các con cái của mình ở khắp nơi, mọi thời, trong mọi lãnh vực.
Ước muốn yêu mến mọi tạo vật, mọi nơi, mọi thời, với quyền năng của Đấng làm Mẹ Thiên Chúa, Đấng trung gian các ơn phúc, Nữ hoàng trên trời dưới đất, với tất cả những danh hiệu được xưng tụng trong Kinh cầu Đức Mẹ thì có gì mà Người không thể thực hiện được trong vô số các ơn các con cái của Người hằng dâng lên ở mọi nơi, mọi thời. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là như vậy đó. Nhất là Đức Mẹ làm cho chúng con là con cái có một lòng tin vào sự sống lại vinh quang của Chúa Giêsu – Con Mẹ, không gì có thể lay chuyển được. Đấng mà Kinh Thánh trong sách Khải Huyền nói rằng:
Ngài xứng đáng lãnh nhận cuốn sách
Và mở ấn niêm phong, vì Ngài đã bị giết
Và đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa
Muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ,
thuộc mọi nước, mọi dân. (Kh 5,9)
Và quyền năng phép tắc vô cùng đó nay trao về cho Đấng đồng công cứu chuộc, trung gian mọi ơn phúc. Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ chúng ta. Chính đức tin ấy bảo đảm cho chúng con lòng tin sắt đá vào Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong mọi biến cố và tin tưởng Đã, Đang và Sẽ được lắng nghe, tuy có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như chúng con đã nhiều lần đề cập tới trong rất nhiều bài giảng của các đấng các bậc khác nhau. Khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài hiện ra với Thánh Tôma đã nói với ông rằng, “Bởi con đã thấy Thầy nên con mới tin. Phúc cho ai không trông thấy mà tin”.
Tôi đã từng nói với vài người bạn nhân dịp kỷ niệm tấn phong Giám Mục của tôi rằng, thánh Tôma cũng giống mấy ông ngày nay, chỉ tin vào những điều mắt thấy tai nghe, một đức tin của con nít, trông tận mắt, bắt tận tay. Một số nhà lãnh đạo thế giới nói về Đức Phật Thích Ca tượng trưng cho từ bi, hỉ sả, và Đức Giêsu tượng trưng cho bác ái, yêu thương và khiêm tốn nhận ra mình chỉ là học trò. Điều đó cũng tốt thôi. Nhưng người Kitô không chỉ là học trò hay môn đệ, mà còn là con cái, là bạn hữu kết hợp cùng Đức Kitô và các thành phần khác trong Giáo Hội trong niềm tin hiệp thông sống động dồi dào như lời Thánh Phaolô đã dạy: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi”. Đó là niềm tự hào và hạnh phúc của triệu triệu người từ đầu thế kỷ thứ nhất cho đến 21 thế kỷ sau này đã là những người không thấy mà tin và trở nên những người được chúc phúc. Hay nói một cách cụ thể rằng, họ đã đeo một ống nhòm đức tin và nhìn rõ mọi sự hơn những người có con mắt bình thường. Cái ống nhòm đức tin đó cho họ nhìn thấy rõ những điều tin bất diệt của đạo Công giáo được tóm tắt trong Kinh Tin Kính và những bài Giáo lý do Giáo Hội giảng truyền. Ống nhòm đức tin đó cũng giúp họ khám phá thấy tình thương của Chúa Giêsu dành cho tất cả mọi người vẫn tuôn đổ trên trái đất và thế giới chúng ta, mặc dầu những bất công, vô tín, tối tăm ngu muội vẫn đen tối phủ kín lương tâm con người ở nhiều nơi trên thế giới. Chúa vẫn xuống ơn và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẫn chiến thắng hận thù như Chúa Giêsu đã nói, “Hãy tin tưởng (dùng chiếc ống nhòm đức tin), Thầy – Thiên Chúa là tình yêu – đã thắng thế gian (tội lỗi và những hệ luỵ khác của nó)”.
Vậy, chúng ta hãy đến nơi đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này, như lời Thánh Kinh đã nói: “Các bạn hãy vui mừng, múc nước tận nguồn ơn cứu độ” (Is 12,3). Nhất là hãy dùng ống nhòm đức tin nhãn hiệu “FIAT – XIN VÂNG” là chính nhãn hiệu Đức Mẹ đã dùng trong ngày thiên thần truyền tin, chứ không phải là Sony, Panasonic, Samsung, Philip. Chính nhãn hiệu Fiat đó có sức khám phá ra mọi bí ẩn trên trời dưới đất, nhất là bí ẩn tình thương vô cùng to lớn của Thiên Chúa đối với loài người. Từ đó, hãy lên đường mà noi gương bắt chước những ai dùng chiếc ống nhòm đó trở thành những con người có phúc từ nay cho đến muôn đời.
Chúng ta cũng đang bắt đầu vào tháng kính Đức Mẹ, biểu lộ bằng những buổi dâng hoa. Trong tháng này, không phải chỉ muôn hoa khoe sắc dâng lên Đức Mẹ, mà hàng tỉ tỉ đoá hoa hương sắc vẹn toàn, tượng trưng cho lòng yêu mến Đấng hằng cứu giúp con cái của mình trong mọi nơi mọi lúc. Những bông hoa đủ màu sắc: trắng - tượng trưng cho những tấm lòng trong sạch, vàng - tượng trưng cho tấm lòng yêu mến, kể cả màu đỏ và màu tím biểu lộ lòng đau khổ, lập công. Chúng ta, hết thảy hãy dâng lên Đức Mẹ những đoá hoa muôn màu đó, nhất là cầu nguyện cho những ai gặp thử thách biết hy sinh nhẫn nại.
Xin kính chúc mọi đấng bậc và mọi người, không phân biệt lương giáo, trong những ngày này được tới ẩn núp dưới tà áo Đức Mẹ mà được hưởng bình an yêu thương đến muôn đời. Amen. Giám Mục Gp Thái Bình
Kính thưa Cha bề trên Đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Chính xứ Giáo xứ Thái Hà,
Kính thưa các Cha tổng đại diện,
Các Linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo hữu thân mến,
Hôm nay là ngày hạnh phúc của Gp Thái Bình, vì được hành hương tới Đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập DCCT tại Hà Nội. Chúng tôi đi hành hương theo đúng ý nghĩa của nó xưa nay vẫn được hiểu trong Giáo Hội. Theo tinh thần trước đây, hành hương là một người hoặc một nhóm người cần phải ăn năn sám hối đền tội, đến viếng một nơi thánh nào, do Toà Thánh hoặc các Cha linh hồn chỉ định, thường cách xa nơi mình ở. Đường đi thường gian nan vất vả, có khi đến các nơi xa xôi, có khi phải đến các nước khác. Người đi hành hương thường phải đi bộ, đeo bị trên vai, cầm gậy trong tay để vượt qua núi rừng. Phải đối mặt với hiểm nguy sóng gió bão táp, mưa nắng, bệnh tật… Khi đến nơi hành hương được lĩnh ơn Toàn xá hay giảm bớt hình phạt, hoặc được những ơn đặc biệt do Chúa, Đức Mẹ hay một vị thánh phù trì ban cho.
Chúng tôi đi hành hương từ Thái Bình, chắc chắn về mặt loài người yếu đuối, cũng có nhiều tội lỗi phải đền bù. Nhưng trên con đường đi, không phải không gian nan vất vả. Song, chúng tôi, vì lòng yêu mến Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nên sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại để tỏ lòng trung thành với Mẹ yêu dấu của mình và làm bổn phận của những người hành hương.
Thật, chúng tôi hành hương đến Đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là nơi tôn kính người Mẹ uy quyền phép tắc hằng cứu giúp trong mọi lãnh vực, cả về lý thuyết lẫn thực hành. Đức Mẹ với danh hiệu là Mẹ chẳng lẽ không ra tay cứu giúp đoàn con trong lúc khó khăn hoặc cần đến những ơn của Chúa?
Tôi sực nghĩ đến một câu chuyện cổ bên Đức: ở một xóm làng kia có hai mẹ con sống rất ngọt ngào yêu thương, nhưng người con bị ảnh hưởng xã hội, trên đà truỵ lạc, trở thành một đứa con hư, đầu trôm đuôi cướp, xì ke ma tuý. Anh ta gia nhập một băng cướp có tên tướng rất bạo tàn, ra lệnh cho anh ta phải lập một công trạng thật to mới được tuyên dương là anh hùng và đảm nhận chức vụ lớn trong tổ chức. Điều kiện là phải giết mẹ mình và mang trái tim mà nộp cho hắn để thử thách lòng chung thuỷ. Trằn trọc suy nghĩ mất mấy đêm rồi anh ta bị sa chước cám dỗ giết mẹ mình, lấy trái tim rồi lên đường tới sào huyệt trộm cướp. Trên đường đi, mưa to bão lớn, sấm chớp đùng đùng, sét đánh tứ tung, ngăn cản bước chân anh ta đi tới sào huyệt. Mấy lần anh ta bị sét đánh ngã lăn ra vệ đường, rồi lại chỗi dậy nồm cồm tiến bước, nhưng vẫn giữ chặt trái tim người mẹ trong tay ôm trước ngực của mình. Cho đến một lúc cơn sét đánh kinh hoàng, vật cổ anh ta xuống vệ đường, trái tim của người mẹ cũng bị văng vào bụi gai bên đường. Còn người con bất nhân đó nằm sõng xoài trên đường nhưng vẫn chưa chết. Lập tức có tiếng nói từ trái tim người mẹ trong bụi gai vọng ra: Khổ thân con, con có đau lắm không…???
Ôi ! người mẹ, dù sau khi trái tim bị mất khỏi lồng ngực, bị văng vào bụi gai nhưng không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến con, dù con tội lỗi bất hiếu. Như vậy, người mẹ yêu mến con mình không phải chỉ trong khi còn sống, mà ngay cả sau khi đã chết. Điều đó, phải chăng được áp dụng cho Đức Mẹ của chúng ta là Đấng Hằng Cứu Giúp như chính Đức Giêsu mà trong Tin Mừng Thánh Gioan đã nói: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình cho đến tận cùng” (Ga 13,1). “Tận cùng” ở đây vừa là tận cùng của thời gian, từ khởi sự cho đến hoàn thành, bây giờ vã mãi mãi, vô biên vô tận, mà còn là tận cùng theo hết khả năng của Thiên Chúa mà định nghĩa là “Tình yêu”.
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẫn yêu thương chúng ta là con cái của Ngài như vậy. Ngài yêu thương khi còn tại thế, trong hoàn cảnh của một con người giới hạn, ở một đất nước Giuđêa. Ngài đã yêu thương khi đón nhận lời thiên sứ truyền tin bằng câu nói “FIAT – XIN VÂNG” để dâng trót cuộc đời làm dụng cụ tốt lành cho Thiên Chúa sử dụng trong công trình vĩ đại nhất là nhập thể đem ơn cứu độ cho mọi người, mọi nơi và mọi thời cho đến tận thế. Yêu thương khi lang thang trên các con đường mòn xứ Giuđêa tháp tùng đoàn môn đệ đi cùng Chúa Giêsu trên đường truyền giáo. Sau cùng, yêu thương đồng hành với con trên đường thập giá. Yêu thương ôm ấp nỗi khổ đau trên núi Canvariô để được chọn làm mẹ cả và nhân loại.
Song, yêu thương như vậy cũng chỉ là yêu thương của một con người tại thế bị trói buộc trong hai khả năng lý trí và ý muốn, mà bất cứ ai trong bản tính nhân loại mỏng giòn không thể nào vượt qua được như chính con người trong mọi trường hợp bị mắc kẹt trong sự hiểu biết và mọi ý muốn, muốn nhiều nhưng không thực hiện được, biết nhiều nhưng cũng không thể mong muốn. Đó là cái khổ của một con người, con người tại thế. Đức Maria đã yêu thương cho đến tận cùng của một con người, vì tình yêu bị dừng lại trong bản chất của con người cũng như giới hạn trần gian. Song, một khi con người đã thoát khỏi những trói buộc của thể xác, cũng như bất cứ một linh hồn nào trong cõi dời sau, sự hiểu biết cho đến vô hạn. Sự ước muốn càng được thực hiện mạnh mẽ để chiếm đoạt lấy đối tượng mà yêu đã làm nên đau khổ và hạnh phúc mà ở đời này chỉ là hình bóng trong những vở thảm kịch trên sân khấu hay ở trường đời. Chính sự hiểu biết và lòng ước muốn ấy đã làm ra luyện ngục trong cõi đời sau vì linh hồn hiểu biết Chúa đáng yêu chừng nào, nhưng bị tội lỗi cầm buộc lại. Sau này hạnh phúc trên thiên đàng, hiểu biết Chúa bao nhiêu thì càng thoả mãn yêu mến Chúa bấy nhiêu. Đức Mẹ cũng là phàm nhân đã được tạo thành trong nước Chúa, đã thoát khỏi trói buộc của xác thịt thế gian mà trước đây Đức Mẹ đã phải kinh qua. Cho nên, dù lòng Đức Mẹ như trời như biển cũng không thể hiểu thấu hay thông cảm với những đau khổ, thiếu thốn của những con cái trong thời đại Đức Mẹ hay là trong các thời đại khác tiếp diễn về sau. Cụ thể, lòng thương xót và quyền năng của Đức Mẹ chỉ giới hạn trong xóm làng Nazareth, tại tiệc cưới Cana…
Ngày nay, với tình trạng của Đức Mẹ hồn xác lên trời, nhất lạ Mẹ được đặt làm Nữ Vương trời đất muôn vật, Đức Mẹ một phần cũng giống như con người, linh hồn có thể thấu hiểu đến chỗ vô biên và khả năng muốn được thực hiện, được nâng cao, nhưng sao được bằng Nữ Vương trời đất. người Mẹ vô cùng phép tắc nhưng cũng rất nhân hậu, hiểu biết thấu đáo các con cái của mình ở khắp nơi, mọi thời, trong mọi lãnh vực.
Ước muốn yêu mến mọi tạo vật, mọi nơi, mọi thời, với quyền năng của Đấng làm Mẹ Thiên Chúa, Đấng trung gian các ơn phúc, Nữ hoàng trên trời dưới đất, với tất cả những danh hiệu được xưng tụng trong Kinh cầu Đức Mẹ thì có gì mà Người không thể thực hiện được trong vô số các ơn các con cái của Người hằng dâng lên ở mọi nơi, mọi thời. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là như vậy đó. Nhất là Đức Mẹ làm cho chúng con là con cái có một lòng tin vào sự sống lại vinh quang của Chúa Giêsu – Con Mẹ, không gì có thể lay chuyển được. Đấng mà Kinh Thánh trong sách Khải Huyền nói rằng:
Ngài xứng đáng lãnh nhận cuốn sách
Và mở ấn niêm phong, vì Ngài đã bị giết
Và đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa
Muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ,
thuộc mọi nước, mọi dân. (Kh 5,9)
Và quyền năng phép tắc vô cùng đó nay trao về cho Đấng đồng công cứu chuộc, trung gian mọi ơn phúc. Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ chúng ta. Chính đức tin ấy bảo đảm cho chúng con lòng tin sắt đá vào Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong mọi biến cố và tin tưởng Đã, Đang và Sẽ được lắng nghe, tuy có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như chúng con đã nhiều lần đề cập tới trong rất nhiều bài giảng của các đấng các bậc khác nhau. Khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài hiện ra với Thánh Tôma đã nói với ông rằng, “Bởi con đã thấy Thầy nên con mới tin. Phúc cho ai không trông thấy mà tin”.
Tôi đã từng nói với vài người bạn nhân dịp kỷ niệm tấn phong Giám Mục của tôi rằng, thánh Tôma cũng giống mấy ông ngày nay, chỉ tin vào những điều mắt thấy tai nghe, một đức tin của con nít, trông tận mắt, bắt tận tay. Một số nhà lãnh đạo thế giới nói về Đức Phật Thích Ca tượng trưng cho từ bi, hỉ sả, và Đức Giêsu tượng trưng cho bác ái, yêu thương và khiêm tốn nhận ra mình chỉ là học trò. Điều đó cũng tốt thôi. Nhưng người Kitô không chỉ là học trò hay môn đệ, mà còn là con cái, là bạn hữu kết hợp cùng Đức Kitô và các thành phần khác trong Giáo Hội trong niềm tin hiệp thông sống động dồi dào như lời Thánh Phaolô đã dạy: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi”. Đó là niềm tự hào và hạnh phúc của triệu triệu người từ đầu thế kỷ thứ nhất cho đến 21 thế kỷ sau này đã là những người không thấy mà tin và trở nên những người được chúc phúc. Hay nói một cách cụ thể rằng, họ đã đeo một ống nhòm đức tin và nhìn rõ mọi sự hơn những người có con mắt bình thường. Cái ống nhòm đức tin đó cho họ nhìn thấy rõ những điều tin bất diệt của đạo Công giáo được tóm tắt trong Kinh Tin Kính và những bài Giáo lý do Giáo Hội giảng truyền. Ống nhòm đức tin đó cũng giúp họ khám phá thấy tình thương của Chúa Giêsu dành cho tất cả mọi người vẫn tuôn đổ trên trái đất và thế giới chúng ta, mặc dầu những bất công, vô tín, tối tăm ngu muội vẫn đen tối phủ kín lương tâm con người ở nhiều nơi trên thế giới. Chúa vẫn xuống ơn và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẫn chiến thắng hận thù như Chúa Giêsu đã nói, “Hãy tin tưởng (dùng chiếc ống nhòm đức tin), Thầy – Thiên Chúa là tình yêu – đã thắng thế gian (tội lỗi và những hệ luỵ khác của nó)”.
Vậy, chúng ta hãy đến nơi đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này, như lời Thánh Kinh đã nói: “Các bạn hãy vui mừng, múc nước tận nguồn ơn cứu độ” (Is 12,3). Nhất là hãy dùng ống nhòm đức tin nhãn hiệu “FIAT – XIN VÂNG” là chính nhãn hiệu Đức Mẹ đã dùng trong ngày thiên thần truyền tin, chứ không phải là Sony, Panasonic, Samsung, Philip. Chính nhãn hiệu Fiat đó có sức khám phá ra mọi bí ẩn trên trời dưới đất, nhất là bí ẩn tình thương vô cùng to lớn của Thiên Chúa đối với loài người. Từ đó, hãy lên đường mà noi gương bắt chước những ai dùng chiếc ống nhòm đó trở thành những con người có phúc từ nay cho đến muôn đời.
Chúng ta cũng đang bắt đầu vào tháng kính Đức Mẹ, biểu lộ bằng những buổi dâng hoa. Trong tháng này, không phải chỉ muôn hoa khoe sắc dâng lên Đức Mẹ, mà hàng tỉ tỉ đoá hoa hương sắc vẹn toàn, tượng trưng cho lòng yêu mến Đấng hằng cứu giúp con cái của mình trong mọi nơi mọi lúc. Những bông hoa đủ màu sắc: trắng - tượng trưng cho những tấm lòng trong sạch, vàng - tượng trưng cho tấm lòng yêu mến, kể cả màu đỏ và màu tím biểu lộ lòng đau khổ, lập công. Chúng ta, hết thảy hãy dâng lên Đức Mẹ những đoá hoa muôn màu đó, nhất là cầu nguyện cho những ai gặp thử thách biết hy sinh nhẫn nại.
Xin kính chúc mọi đấng bậc và mọi người, không phân biệt lương giáo, trong những ngày này được tới ẩn núp dưới tà áo Đức Mẹ mà được hưởng bình an yêu thương đến muôn đời. Amen. Giám Mục Gp Thái Bình