TỪ BAUXITE NHÌN VỀ TỰ DO TÔN GIÁO
Kể từ khi vụ Tòa Khâm sứ nổ ra cuối năm 2007, giới Công giáo được nhà cầm quyền cộng sản quan tâm cách đặc biệt, theo nhiều nghĩa. Đỉnh điểm của sự kiện là việc các cơ quan truyền thông, dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản, đã cắt xén cách ác ý lời của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt và đấu tố các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế. Chưa bao giờ kể từ năm 1954 tới nay, giới Công giáo được chính quyền ưu ái cách riêng như vậy.
Những ngày qua, khi vụ Bauxite nổ ra, hình ảnh giới Công giáo lại bị các cơ quan tuyên truyền của Nhà nước “ưu ái”, bóp méo, dựng chuyện nhằm thoá mạ các chức sắc cho dù cuộc đấu tranh của họ hoàn toàn vì lợi ích của dân tộc và hướng người công giáo vào đúng chủ trương “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” mà nhà nước cộng sản vẫn thường kêu gọi.
Điểm qua sự kiện Bauxite
Dự án Bauxite – chủ trương lớn của đảng, chỉ được người dân phát hiện vào cuối năm 2008. Trong thực tế, dự án này đã được ông Nông Đức Mạnh gật đầu theo đề nghị của Giang Trạch Dân từ năm 2001 và chính thức triển khai từ những năm 2006. Vụ việc chỉ thực sự nổi cộm khi người dân phát hiện rất nhiều công nhân Trung Quốc đã vào Việt Nam.
Cuối năm 2008, một số nhà khoa học đã gửi đơn kiến nghị tới các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề nghị ngưng triển khai dự án Bauxite vì những hệ lụy của nó, tuy nhiên, kiến nghị ấy đã không hề được lưu tâm và bị rơi vào quên lãng.
Ngày 14/1/2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết thư cho thủ tướng Dũng “đề nghị thủ tướng dừng dự án Bauxite Tây Nguyên”, nhưng ông thủ tướng không thèm trả lời.
Ngày 9/4/2009, chính phủ tổ chức Hội thảo về Bauxite Tây Nguyên tại khách sạn Mélia, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần thứ hai gửi thư đề nghị dừng dự án. Bức thư được công khai tại cuộc hội thảo. Cuộc hội thảo này theo đánh giá của nhiều người thực chất chỉ là để đánh lừa dư luận, một kiểu công khai giả tạo.
Ngày 12/4/2009, một nhóm các trí thức, nhân sĩ đứng đầu là GS Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Phạm Toàn và GS.TS Nguyễn Thế Hùng đã gửi thư kiến nghị lên các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước yêu cầu “xem xét lại dự án Bauxite” và “đề nghị đưa vấn đề Bauxite ra Quốc hội”, đồng thời kêu gọi mọi người tham gia ký tên ủng hộ việc ngưng dự án Bauxite. Chỉ trong một thời gian ngắn hơn 1.000 người đã ký vào thư kiến nghị.
Ngày 19/4/2009, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam đã đưa ra "Bản Thông cáo của Liên Hiệp Truyền Thông CGVN Trước Vấn Đề lãnh Thổ và Khai Thác Bâu Xít Tại Việt Nam", trong đó nhận định rằng: "Việt Nam dưới sự cai trị độc tài của Đảng Cộng Sản đang diễn ra hai sự kiện quan trọng. Thứ nhất: đất đai đang bị mất dần vào tay Trung Quốc. Thứ hai: môi trường sinh thái đang bị huỷ hoại do việc khai thác bâu xít tại Tây Nguyên." Tiếp đến đưa ra lời kêu gọi như sau: "Chúng tôi kêu gọi tất cả đồng bào Việt Nam, đăc biệt đồng bào Công Giáo trong và ngoài nước, bao gồm các vị Giám Mục, Linh Mục, nam nữ Tu Sĩ và toàn thể giáo dân, bằng mọi cách và bằng mọi phương tiện, phổ biến tin tức đất nước yêu qúy và tài nguyên giá trị của Việt Nam đang bị Đảng Cộng Sản hiến dâng cho Trung Quốc. Cụ thể nhất là hãy ủng hộ tất cả những lời kêu gọi của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào kêu gọi Đảng Công Sản Việt Nam phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và môi trường sinh thái để 80 triệu người dân Việt được sống trong an bình, đất nước không bị đế quốc Tầu xâm chiếm". (VietCatholic News, http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=66317).
Ngày 23/4/2009, hưởng ứng lời kêu gọi của các trí thức, giáo xứ Thái Hà đăng thông báo mời gọi thắp nến cầu nguyện cho môi trường sống của Tây Nguyên. Tại Miền Nam, linh mục Lê Quang Uy - Dòng Chúa Cứu Thế, cũng kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ “bảo vệ Tây Nguyên khỏi hiểm họa Bauxite đỏ”.
Ngày 24/4/2009, Bộ Chính trị họp và đưa ra kết luận về Bauxite. Cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Nội liên tục gởi giấy mời tới linh mục Nguyễn Văn Khải – phát ngôn viên của giáo xứ Thái Hà. Nhưng linh mục đã không tới.
Ngày 26/4/2009, thực hiện bản kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Thông tin - Truyền thông đã chỉ đạo báo chí, truyền hình, truyền thanh dồn dập tấn công các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, cách riêng hai linh mục Nguyễn Văn Khải và Lê Quang Uy. Với những luận điệu kết án thường thấy, cộng sản Việt Nam lần đầu tiên, kể từ khi vụ Thái Hà nổ ra, khép linh mục Nguyễn Văn Khải – người phát ngôn của giáo xứ Thái Hà, vào tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tôn giáo chống phá nhà nước XHCN”.
Những điều trông thấy
Kể từ khi Nhà nước Cộng sản thành lập, đây là lần đầu tiên một sự kiện gây được sự chú ý của công luận nói chung, nhất là lần đầu tiên xuất hiện một phong trào nhân dân phản kháng mạnh mẽ một chủ trương lớn của Đảng – một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam 60 năm qua.
Tuy nhiên, cuộc phản kháng lại chủ trương khai thác bauxite – một chủ trương lớn của đảng, chỉ thực sự nóng khi các tôn giáo vào cuộc, nhất là khi giáo xứ Thái Hà thắp nến cầu nguyện. Bằng chứng là, ngay khi bản thông báo “cầu nguyện cho môi trường sống tại Tây Nguyên, cho các vị lãnh đạo sáng suốt, can đảm ngừng dự án bauxite” của giáo xứ Thái Hà được đăng trên trang mạng dcctvn.net, thì Bộ Chính trị tức khắc họp bàn, ra kết luận và chỉ đạo cho Cơ quan An ninh điều tra Hà Nội gửi giấy mời tới linh mục Nguyễn Văn Khải; đồng thời, ra lệnh cho các cơ quan thông tấn, báo chí lề phải mạnh mẽ đấu tố, quy chụp các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế các tội danh “phản động” “chống phá nhà nước”.
Hai ngày sau, ngày 28/4, Bộ Công thương ra thông cáo báo chí kết án các nhà trí thức, các nhân sĩ đã ký vào một bản văn kiến nghị “hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động”, nhưng tuyệt nhiên không có tờ báo nào trong số 700 tờ báo lề phải dám đăng bản Thông cáo Báo chí này mà chỉ dám dùng bồi bút Hà Văn Thịnh và một số nhà báo không tên nói xéo nói xiên, chứ không dám nói thẳng.
Thậm chí, có những người đã hùng dũng ký tên lại phải vội vàng viết bài nịnh bằng được “chủ trương lớn của đảng” mà nội dung đã ngược 100% bài viết trước đó. Bài viết này đã bị phản hồi, và ông Hà Văn Thịnh đã phải tắt máy, có số máy gọi đến hỏi thăm thì lập tức ông nhắn lại: “Xin ông tha cho” bất cứ người đó là ai.
Nhiều người đã không hiểu tại sao, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thì được báo chí ưu ái chụp mũ, đánh hội đồng, qui tội phản quốc, trong khi các nhà tri thức, các nhân sĩ lại bình an vô sự?
Vẫn là vấn đề tự do tôn giáo
Có ý kiến cho rằng, việc đấu tố linh mục Nguyễn Văn Khải chỉ là nước cờ chính quyền Cộng sản dùng để bắn tiếng hòng đe dọa các nhà trí thức, các nhân sĩ, bởi họ biết rằng không thể động tới các vị trí thức, nhân sĩ, cũng như một số vị công thần của chế độ.
Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào sự kiện nhà nước dùng cơ quan báo chí đánh hội đồng các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và Hòa thượng Thích Quảng Độ - sau khi ông đưa ra lời kêu gọi “tháng 5 bất tuân dân sự”, thì phải hiểu rằng bên cạnh việc dùng truyền thông đánh mạnh các vị lãnh đạo tôn giáo để răn đe các tiếng nói phản kháng từ các nhà trí thức, các nhân sĩ và những người hoạt động đấu tranh cho nhân quyền Việt nam, nhà cầm quyền Cộng sản đang tiếp tục bộc lộ bản chất đàn áp tôn giáo vốn đã là một chủ trương có từ khi Đảng Cộng sản nắm quyền.
Không cần chứng minh dài dòng thì ai cũng có thể thấy suốt 60 năm qua, tôn giáo nói chung, cách riêng đạo Công giáo, luôn bị chính quyền Cộng sản đối xử một cách bất công. Rất nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân đã bị bắt giữ, giam cầm và chết một cách oan uổng trong các nhà tù của chế độ. Các cơ sở tôn giáo bị chiếm dụng và biến thành các nhà kho hoặc bỏ hoang. Sự phân biệt đối xử đôi khi được đẩy tới mức độ cao trào: từ việc đưa mục tôn giáo vào chứng minh thư nhân dân nhằm kiểm soát người dân, cho tới việc dùng nhà trường tuyên truyền xuyên tạc về các tôn giáo, nhất là công giáo, khiến cho trong tâm thức của nhiều người, nhất là các đảng viên, Công giáo là một thứ ngoại lai và giáo dân luôn là công dân hạng hai.
Do đó, việc các cơ quan báo chí, truyền thông toa rập, đánh hội đồng chụp mũ các vị lãnh đạo tôn giáo trong vụ việc bauxite vừa qua, nhưng tạm bỏ qua cho các vị trí thức nhân sĩ, thực chất phản ánh một tâm thức bài tôn giáo có ngay từ khi cộng sản nắm quyền và cũng cho thấy thái độ bài tôn giáo, phân biệt đối xử với các tôn giáo một cách hiểm độc và đầy dã tâm. Câu nói của tác giả báo An ninh Thủ Đô: “Ông Khải lấy quyền gì mà nói chuyện ấy” phản ánh tâm thức phân biệt đối xử này.
* * *
Từ vụ Tòa Khâm sứ - giáo xứ Thái Hà, từ việc các chức sắc tôn giáo lên tiếng đề nghị chính phủ ngưng dự án bauxite và bị qui chụp, đánh hội đồng, cho thấy bao lâu còn chế độ cộng sản còn thì bấy lâu, người dân công giáo vẫn sẽ chỉ là công dân hạng hai và bị đẩy ra bên lề của xã hội. Họ không được pháp luật bảo hộ. Họ không có quyền lên tiếng nói dù đó là lên tiếng về những vẫn đề sống còn của dân tộc như vụ bauxite, như vụ Trường Sa – Hoàng Sa. Họ mãi sẽ chỉ là công dân hạng hai, không bao giờ được tham gia vào một số lãnh vực mà chính quyền cộng sản cho là nhạy cảm, như: ngoại giao, công an…
Có thể nói, tự do tôn giáo ở Việt Nam sẽ vẫn mãi chỉ là thứ tự do “xin – cho”, thứ tự do được ban phát như một thứ bổng lộc của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Hà Nội ngày 13/5/2009
Kể từ khi vụ Tòa Khâm sứ nổ ra cuối năm 2007, giới Công giáo được nhà cầm quyền cộng sản quan tâm cách đặc biệt, theo nhiều nghĩa. Đỉnh điểm của sự kiện là việc các cơ quan truyền thông, dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản, đã cắt xén cách ác ý lời của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt và đấu tố các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế. Chưa bao giờ kể từ năm 1954 tới nay, giới Công giáo được chính quyền ưu ái cách riêng như vậy.
Những ngày qua, khi vụ Bauxite nổ ra, hình ảnh giới Công giáo lại bị các cơ quan tuyên truyền của Nhà nước “ưu ái”, bóp méo, dựng chuyện nhằm thoá mạ các chức sắc cho dù cuộc đấu tranh của họ hoàn toàn vì lợi ích của dân tộc và hướng người công giáo vào đúng chủ trương “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” mà nhà nước cộng sản vẫn thường kêu gọi.
Điểm qua sự kiện Bauxite
Dự án Bauxite – chủ trương lớn của đảng, chỉ được người dân phát hiện vào cuối năm 2008. Trong thực tế, dự án này đã được ông Nông Đức Mạnh gật đầu theo đề nghị của Giang Trạch Dân từ năm 2001 và chính thức triển khai từ những năm 2006. Vụ việc chỉ thực sự nổi cộm khi người dân phát hiện rất nhiều công nhân Trung Quốc đã vào Việt Nam.
Cuối năm 2008, một số nhà khoa học đã gửi đơn kiến nghị tới các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề nghị ngưng triển khai dự án Bauxite vì những hệ lụy của nó, tuy nhiên, kiến nghị ấy đã không hề được lưu tâm và bị rơi vào quên lãng.
Ngày 14/1/2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết thư cho thủ tướng Dũng “đề nghị thủ tướng dừng dự án Bauxite Tây Nguyên”, nhưng ông thủ tướng không thèm trả lời.
Ngày 9/4/2009, chính phủ tổ chức Hội thảo về Bauxite Tây Nguyên tại khách sạn Mélia, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần thứ hai gửi thư đề nghị dừng dự án. Bức thư được công khai tại cuộc hội thảo. Cuộc hội thảo này theo đánh giá của nhiều người thực chất chỉ là để đánh lừa dư luận, một kiểu công khai giả tạo.
Ngày 12/4/2009, một nhóm các trí thức, nhân sĩ đứng đầu là GS Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Phạm Toàn và GS.TS Nguyễn Thế Hùng đã gửi thư kiến nghị lên các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước yêu cầu “xem xét lại dự án Bauxite” và “đề nghị đưa vấn đề Bauxite ra Quốc hội”, đồng thời kêu gọi mọi người tham gia ký tên ủng hộ việc ngưng dự án Bauxite. Chỉ trong một thời gian ngắn hơn 1.000 người đã ký vào thư kiến nghị.
Ngày 19/4/2009, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam đã đưa ra "Bản Thông cáo của Liên Hiệp Truyền Thông CGVN Trước Vấn Đề lãnh Thổ và Khai Thác Bâu Xít Tại Việt Nam", trong đó nhận định rằng: "Việt Nam dưới sự cai trị độc tài của Đảng Cộng Sản đang diễn ra hai sự kiện quan trọng. Thứ nhất: đất đai đang bị mất dần vào tay Trung Quốc. Thứ hai: môi trường sinh thái đang bị huỷ hoại do việc khai thác bâu xít tại Tây Nguyên." Tiếp đến đưa ra lời kêu gọi như sau: "Chúng tôi kêu gọi tất cả đồng bào Việt Nam, đăc biệt đồng bào Công Giáo trong và ngoài nước, bao gồm các vị Giám Mục, Linh Mục, nam nữ Tu Sĩ và toàn thể giáo dân, bằng mọi cách và bằng mọi phương tiện, phổ biến tin tức đất nước yêu qúy và tài nguyên giá trị của Việt Nam đang bị Đảng Cộng Sản hiến dâng cho Trung Quốc. Cụ thể nhất là hãy ủng hộ tất cả những lời kêu gọi của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào kêu gọi Đảng Công Sản Việt Nam phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và môi trường sinh thái để 80 triệu người dân Việt được sống trong an bình, đất nước không bị đế quốc Tầu xâm chiếm". (VietCatholic News, http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=66317).
Ngày 23/4/2009, hưởng ứng lời kêu gọi của các trí thức, giáo xứ Thái Hà đăng thông báo mời gọi thắp nến cầu nguyện cho môi trường sống của Tây Nguyên. Tại Miền Nam, linh mục Lê Quang Uy - Dòng Chúa Cứu Thế, cũng kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ “bảo vệ Tây Nguyên khỏi hiểm họa Bauxite đỏ”.
Ngày 24/4/2009, Bộ Chính trị họp và đưa ra kết luận về Bauxite. Cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Nội liên tục gởi giấy mời tới linh mục Nguyễn Văn Khải – phát ngôn viên của giáo xứ Thái Hà. Nhưng linh mục đã không tới.
Ngày 26/4/2009, thực hiện bản kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Thông tin - Truyền thông đã chỉ đạo báo chí, truyền hình, truyền thanh dồn dập tấn công các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, cách riêng hai linh mục Nguyễn Văn Khải và Lê Quang Uy. Với những luận điệu kết án thường thấy, cộng sản Việt Nam lần đầu tiên, kể từ khi vụ Thái Hà nổ ra, khép linh mục Nguyễn Văn Khải – người phát ngôn của giáo xứ Thái Hà, vào tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tôn giáo chống phá nhà nước XHCN”.
Những điều trông thấy
Kể từ khi Nhà nước Cộng sản thành lập, đây là lần đầu tiên một sự kiện gây được sự chú ý của công luận nói chung, nhất là lần đầu tiên xuất hiện một phong trào nhân dân phản kháng mạnh mẽ một chủ trương lớn của Đảng – một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam 60 năm qua.
Tuy nhiên, cuộc phản kháng lại chủ trương khai thác bauxite – một chủ trương lớn của đảng, chỉ thực sự nóng khi các tôn giáo vào cuộc, nhất là khi giáo xứ Thái Hà thắp nến cầu nguyện. Bằng chứng là, ngay khi bản thông báo “cầu nguyện cho môi trường sống tại Tây Nguyên, cho các vị lãnh đạo sáng suốt, can đảm ngừng dự án bauxite” của giáo xứ Thái Hà được đăng trên trang mạng dcctvn.net, thì Bộ Chính trị tức khắc họp bàn, ra kết luận và chỉ đạo cho Cơ quan An ninh điều tra Hà Nội gửi giấy mời tới linh mục Nguyễn Văn Khải; đồng thời, ra lệnh cho các cơ quan thông tấn, báo chí lề phải mạnh mẽ đấu tố, quy chụp các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế các tội danh “phản động” “chống phá nhà nước”.
Hai ngày sau, ngày 28/4, Bộ Công thương ra thông cáo báo chí kết án các nhà trí thức, các nhân sĩ đã ký vào một bản văn kiến nghị “hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động”, nhưng tuyệt nhiên không có tờ báo nào trong số 700 tờ báo lề phải dám đăng bản Thông cáo Báo chí này mà chỉ dám dùng bồi bút Hà Văn Thịnh và một số nhà báo không tên nói xéo nói xiên, chứ không dám nói thẳng.
Thậm chí, có những người đã hùng dũng ký tên lại phải vội vàng viết bài nịnh bằng được “chủ trương lớn của đảng” mà nội dung đã ngược 100% bài viết trước đó. Bài viết này đã bị phản hồi, và ông Hà Văn Thịnh đã phải tắt máy, có số máy gọi đến hỏi thăm thì lập tức ông nhắn lại: “Xin ông tha cho” bất cứ người đó là ai.
Nhiều người đã không hiểu tại sao, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thì được báo chí ưu ái chụp mũ, đánh hội đồng, qui tội phản quốc, trong khi các nhà tri thức, các nhân sĩ lại bình an vô sự?
Vẫn là vấn đề tự do tôn giáo
Có ý kiến cho rằng, việc đấu tố linh mục Nguyễn Văn Khải chỉ là nước cờ chính quyền Cộng sản dùng để bắn tiếng hòng đe dọa các nhà trí thức, các nhân sĩ, bởi họ biết rằng không thể động tới các vị trí thức, nhân sĩ, cũng như một số vị công thần của chế độ.
Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào sự kiện nhà nước dùng cơ quan báo chí đánh hội đồng các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và Hòa thượng Thích Quảng Độ - sau khi ông đưa ra lời kêu gọi “tháng 5 bất tuân dân sự”, thì phải hiểu rằng bên cạnh việc dùng truyền thông đánh mạnh các vị lãnh đạo tôn giáo để răn đe các tiếng nói phản kháng từ các nhà trí thức, các nhân sĩ và những người hoạt động đấu tranh cho nhân quyền Việt nam, nhà cầm quyền Cộng sản đang tiếp tục bộc lộ bản chất đàn áp tôn giáo vốn đã là một chủ trương có từ khi Đảng Cộng sản nắm quyền.
Không cần chứng minh dài dòng thì ai cũng có thể thấy suốt 60 năm qua, tôn giáo nói chung, cách riêng đạo Công giáo, luôn bị chính quyền Cộng sản đối xử một cách bất công. Rất nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân đã bị bắt giữ, giam cầm và chết một cách oan uổng trong các nhà tù của chế độ. Các cơ sở tôn giáo bị chiếm dụng và biến thành các nhà kho hoặc bỏ hoang. Sự phân biệt đối xử đôi khi được đẩy tới mức độ cao trào: từ việc đưa mục tôn giáo vào chứng minh thư nhân dân nhằm kiểm soát người dân, cho tới việc dùng nhà trường tuyên truyền xuyên tạc về các tôn giáo, nhất là công giáo, khiến cho trong tâm thức của nhiều người, nhất là các đảng viên, Công giáo là một thứ ngoại lai và giáo dân luôn là công dân hạng hai.
Do đó, việc các cơ quan báo chí, truyền thông toa rập, đánh hội đồng chụp mũ các vị lãnh đạo tôn giáo trong vụ việc bauxite vừa qua, nhưng tạm bỏ qua cho các vị trí thức nhân sĩ, thực chất phản ánh một tâm thức bài tôn giáo có ngay từ khi cộng sản nắm quyền và cũng cho thấy thái độ bài tôn giáo, phân biệt đối xử với các tôn giáo một cách hiểm độc và đầy dã tâm. Câu nói của tác giả báo An ninh Thủ Đô: “Ông Khải lấy quyền gì mà nói chuyện ấy” phản ánh tâm thức phân biệt đối xử này.
* * *
Từ vụ Tòa Khâm sứ - giáo xứ Thái Hà, từ việc các chức sắc tôn giáo lên tiếng đề nghị chính phủ ngưng dự án bauxite và bị qui chụp, đánh hội đồng, cho thấy bao lâu còn chế độ cộng sản còn thì bấy lâu, người dân công giáo vẫn sẽ chỉ là công dân hạng hai và bị đẩy ra bên lề của xã hội. Họ không được pháp luật bảo hộ. Họ không có quyền lên tiếng nói dù đó là lên tiếng về những vẫn đề sống còn của dân tộc như vụ bauxite, như vụ Trường Sa – Hoàng Sa. Họ mãi sẽ chỉ là công dân hạng hai, không bao giờ được tham gia vào một số lãnh vực mà chính quyền cộng sản cho là nhạy cảm, như: ngoại giao, công an…
Có thể nói, tự do tôn giáo ở Việt Nam sẽ vẫn mãi chỉ là thứ tự do “xin – cho”, thứ tự do được ban phát như một thứ bổng lộc của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Hà Nội ngày 13/5/2009