Cộng sản và chia rẽ trong Giáo Hội, đó là câu trả lời của giám đốc nhật báo L’Osservatore Romano của Tòa Thánh, Giáo sư Giovanni Maria Vian. Ông Vian nói như thế với hãng tin Zenit khi đề cập tới cuốn sách do ông chủ biên tựa là "In Difesa di Pio XII: Le Ragioni della Storia" (Bênh Vực Đức Piô XII: Các Lý Do Lịch Sử).
Giáo sư Vian sử dụng thuật ngữ "leggenda nera" (dã sử đen) khi nhắc tới cuộc tranh cãi chung quanh Đức Piô XII, một cuộc tranh cãi thường gán cho vị giáo hoàng này ‘tội’ làm quá ít để chặn đứng tội ác tày trời của Quốc Xã nhằm vào người Do Thái. Ông nói rằng lúc ngài qua đời vào năm 1958, Đức Piô XII được mọi người đồng thanh ca ngợi về các cố gắng trong Thế Chiến Hai, nhưng sau đó thực sự đã bị “biến thành qủy”.
Tại sao lại có chuyện đảo ngược hình ảnh một cách quái đản như thế, một đảo ngược chỉ trong vòng một thời gian ngắn, bắt đầu khoảng năm 1963? Giáo sư Vian trước nhất cho rằng việc đó do chiến dịch tuyên truyền của Cộng Sản, từng được tăng cường thời Chiến Tranh Lạnh. Ông nhận định rằng: “Đường lối được Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh chấp nhận trong các năm tranh chấp, tuy ngược với chủ nghĩa toàn trị nhưng theo truyền thống vẫn là trung lập, căn cứ vào các việc làm cụ thể, thì có thiên về phe đồng minh chống lại Hitler và được đặc điểm hóa trong các cố gắng nhân đạo chưa từng có, từng cứu được nhiều nhân mạng. Dù sao, đường lối này cũng chống cộng, và chính vì vậy, ngay từ Thời Chiến, Đức Giáo Hoàng đã trở thành mục tiêu cho bộ máy truyên truyền của Xô Viết, một bộ máy coi ngài cấu kết với chủ nghĩa Quốc Xã và các tội ác tày trời của nó".
Việc tuyên truyền của Xô Viết chống lại Đức Piô XII sau đó đã được tái phát động một cách vũ bão trong vở kịch của Rolf Hochhuth tựa là "Der Stellvertreter" (Vị Đại Diện), được trình diễn lần đầu ngày 20 Tháng Hai năm 1963 tại Bá Linh. Vở kịch này mô tả sự im lặng của Đức Giáo Hoàng như một thái độ dửng dưng đối với việc tận diệt người Do Thái.
Giáo sư Vian cho hay vở kịch trên lấy lại nhiều ý tưởng do Mikhail Markovich Scheinmann đưa ra trong cuốn sách tựa là "Der Vatican im Zweiten Weltkrieg" (Vatican trong Thế Chiến Hai). Cuốn sách này được xuất bản lần đầu bằng tiếng Nga do Viện Lịch Sử Các Khoa Học Xã Hội Xô Viết, một dụng cụ tuyên truyền ý thức hệ Cộng Sản. Ở Việt Nam, năm 1981, nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội cũng ‘học đòi’ Viện Lịch Sử này của Xô Viết mà bắt Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội xuất bản ‘tác phẩm’ ngớ ngẩn “Tây Dương Giatô Bí Lục”, một “truyện ký dã sử” nhưng trong phần giới thiệu lại chứa đầy những sai phạm ấu trĩ về lịch sử. Đúng là một loại “leggenda nera” (dã sử đen) như ông Vian nói trên đây.
Từ bên trong
Giám đốc tờ L’Osservatore Romano còn cho rằng cũng có những người từ bên trong Giáo Hội đang ra sức cổ động cho việc hạ giá Đức Piô XII vì cảnh chia rẽ giữa phe “cấp tiến” và phe “bảo thủ” từng xuất hiện trong và sau thời Công Đồng Vatican II. Vị kế nhiệm Đức Piô XII là Đức Gioan XXIII, người, ngay từ lúc khởi đầu triều đại, đã được chào đón là ‘Vị Giáo Hoàng Tốt Lành’ nhưng sau đó càng ngày càng được một số người dựng thành người đối lập với vị tiền nhiệm: vì phong thái triệt để khác nhau đã đành mà còn vì đã bất ngờ và rầm rộ quyết định cho triệu tập một công đồng.
Tuy nhiên, theo giáo sư Vian, có những người Công Giáo từng bắt đầu chỉ trích Đức Piô XII từ năm 1939. Như nhà triết học người Pháp, Emmanuel Mounier chẳng hạn, từng cho rằng ngài “im lặng” trước việc Ý gây hấn Albania. Các nhóm Ba Lan lưu vong cũng chỉ trích Đức Piô XII, cho rằng ngài im lặng trước cuộc xâm lăng Ba Lan của Quốc Xã.
Giáo sư Vian cho rằng cùng với sự chia rẽ trong Giáo Hội bắt đầu từ thập niên 1960, những người chống đối phe bảo thủ càng tấn công Đức Piô XII nhiều hơn, coi ngài như biểu tượng của phe đối nghịch. Buồn một điều, phe “cấp tiến” đã vô tình cổ vũ và sử dụng các luận điểm của bè dã sử đen.
Cuối cùng công lý cũng đã thắng
Giáo sư Vian nhấn mạnh rằng cuốn sách do ông chủ biên không thoát thai từ ý định muốn tiên thiên bênh vực Đức Piô XII, “bởi vì Đức Piô XII không cần các nhà hộ giáo không biết cách giúp làm sáng tỏ vấn đề có tính lịch sử”.
Giáo sư cho rằng đường lối tiếp cận không lộ liễu (low key) của Đức Piô XII, không phải chỉ trong vấn đề Quốc Xã bách hại người Do Thái, một việc ngài lên tiếng kết án dứt khoát trong thông điệp Giáng Sinh năm 1942 và trong bài diễn văn với các hồng y ngày 2 tháng Sáu năm 1943, mà còn trong vấn đề tội ác nói chung của chủ nghĩa Quốc Xã nữa, đường lối này có mục tiêu cố gắng không làm cho tình huống các nạn nhân ra tệ hại thêm, mà còn có thể giúp đỡ họ một cách hữu hiệu hơn. Ông giải thích: Đức Piô XII “thường tự hỏi mình về thái độ của mình, một thái độ thực ra được lựa chọn một cách có ý thức và được ngài chịu đựng, ngõ hầu có thể cứu được số nạn nhân cao nhất, hơn là tiếp tục tố cáo tội ác nhưng có nguy cơ làm gia tăng các thảm khốc còn lớn hơn nữa”.
Ông cũng nhận định rằng mục tiêu của cuốn sách trước hết là đóng góp phần nào vào việc dựng lại cho lịch sử và ký ức người Công Giáo một vị Giáo Hoàng và một triều đại giáo hoàng mà vì nhiều lẽ, có một tầm quan trọng hết sức chủ yếu, nhưng hiện bị phủ mờ đối với công luận do những luận điểm tranh cãi của thứ dã sử đen nói trên.
Cuốn sách này có sự cộng tác của Đức HY Quốc Vụ Khanh Bertone, nhà báo và sử gia Paolo Mieli, nhà cố sinh vật học, y sĩ và văn sĩ người Do Thái, Saul Israel, sử gia và sáng lập viên Cộng Đồng Sant'Egidio, Andrea Riccardi, các Đức TGM Salvatore Fisichella, chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống, và Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa; và sau cùng là bài giảng lễ của Đức Bênêđíctô XVI và hai bài diễn văn khác để tưởng niệm vị tiền nhiệm của ngài.
Bằng chứng mới cho thấy Đức Piô XII tận tình giúp đỡ người Do Thái
Theo tin của hãng Zenit ngày 15 tháng Sáu, Qũy Dọn Đường (Pave the Way Foundation) có trụ sợ tại Nữu Ước vừa cho hay họ có hơn 2,300 trang tài liệu nguyên thủy đề cập đến các cố gắng của Đức Giáo Hoàng Piô XII trong việc trợ giúp người Do Thái khỏi cơn bách hại của Quốc Xã.
Ông Gary Krupp, một người Do Thái, và là chủ tịch của tổ chức, khẳng định điều đó với Zenit và cho rằng các tài liệu có từ các năm 1940-1945 này sẽ được sẵn sàng cung cấp cho công chúng nghiên cứu. Ông cho hay các tài liệu trên có được là nhờ công tìm tòi riêng của tổ chức. Chúng “mạnh mẽ hỗ trợ cho luận điểm: Đức Giáo Hoàng Piô XII, tức Eugenio Pacelli, đã làm hết sức để cứu người Do Thái thoát cơn bạo chúa của Quốc Xã”.
Trong các tìm tòi riêng nói trên, tổ chức của ông đã tìm được nhiều tài liệu trong một đan viện tại Avellino, Ý Đại Lợi. Ông tin rằng có thể còn “tìm ra nhiều tài liệu quan trọng hơn nữa trong các giáo phận lớn, nếu các nhà tìm tòi chịu dành nhiều giờ cho việc ấy”.
Theo ông Krupp, “Suốt trong lịch sử con người văn minh, vì lịch sử thiên kiến vốn biện minh cho hận thù, cho các mối thù truyền kiếp và cho chiến tranh, há các sử gia lại không có trách nhiệm luân lý và sinh tử phải làm cho lịch sử ngay thẳng trở lại đó sao? Con người từng bị sát hại hàng ngày chỉ vì những mối thù truyền kiếp được coi là lịch sử kia.
“Một thất vọng bản thân từng xuất hiện trong cuộc tìm tòi của chúng tôi là đã hiểu ra rằng chúng ta từng bị nhiều người tự nhận mình là sử gia lừa dối. Những cá nhân này, với những nghị trình riêng, đã thất bại không tìm tòi cách đúng đắn các bằng chứng của thời kỳ này và đã giữ im lặng khi bị những tên cuồng tín phi lý thao túng sự thật”.
Ông nói rằng: “nếu tổ chức của chúng tôi, một tổ chức tài tử đi tìm sự kiện, đã có thể khám phá ra số tín liệu như thế này, thì làm thế nào những người tự gọi mình là sử gia và các định chế khoa bảng lại có thể để mặc tình cho cuộc đánh giá Đức Piô XII, đã cũ từ 46 năm nay, tiếp tục không bị thách thức, gây chấn động cho dư luận và các mối liên hệ của hơn một tỉ người?
Tìm kiếm sự thật
Qũy Dọn Đường sẽ cung hiến các tài liệu trên cho mọi người khắp thế giới nghiên cứu, tại Trang Mạng của mình. Qũy cũng ghi nhận “đáp ứng của giới khoa bảng hoàn cầu” đồng ý “tạm hoãn các phán đoán về Pacelli cho đến khi [thư viện] Vatican cho mở phần chưa được lên danh mục về trọn triều đại Giáo Hoàng của Đức Piô XII”. Nhưng Qũy cho rằng “kết quả của việc bỏ qua này đang tác động một cách tiêu cực lên công luận và các mối liên hệ của hơn một tỉ người”. Nên họ phải cho công bố số tài liệu tự họ tìm tòi được.
Quỹ cũng cho hay họ cũng đã tìm tòi được nhiều tài liệu nhân khi nghiên cứu các tài liệu của Văn Khố Mật của Vatican. Nhờ thế, họ đã khám phá ra “nhiều điển hình cho thấy các hành động trực tiếp và thừa tác vụ mục tử của Eugenio Pacelli nhằm cứu người Do Thái khỏi chế độ bạo chúa của Quốc Xã” cũng như “nhiều chứng cớ đầy đủ tài liệu” cho thấy ngài “trực tiếp can thiệp để che chở người Do Thái tại Palestine khỏi tay người Thổ Ottoman vào năm 1917 và việc ngài khuyến khích ý niệm thiết lập một quê hương cho người Do Thái tại Palestine vào năm 1925”.
Tuyên bố của Qũy cũng cho hay việc biết ơn phổ quát đối với Đức Piô XII đã triệt để bị thay đổi khoảng 5 năm sau ngày ngài qua đời, do vở kịch hư cấu của Rolf Hochhuth, tựa là “Vị Đại Diện”. Qũy cho rằng hiện đã có bằng chứng được xác nhận cho thấy vở kịch đó là một phần trong âm mưu của KGB [mật vụ Nga Xô] mã số “tòa 12” (seat 12) nhằm mục tiêu chiến thuật phá hoại danh giá của Giáo Hội Công Giáo.
Qũy Dọn Đường cho rằng các tài liệu của họ đưa tới kết luận không thể chối cãi rằng Đức Giáo Hoàng Piô XII là một anh hùng thật sự của Thế Chiến Hai. Quả ngài đã cứu nhiều người Do Thái hơn mọi nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị trên thế giới cộng lại. Đàng khác, trong một tinh thần anh hùng thực sự, ngài đã làm tất cả những điều đó khi bị trực tiếp đe dọa bởi nòng súng Đức từ 200 thước Anh sẵn sàng nhắm dưới cửa sổ ngài”.
Giáo sư Vian sử dụng thuật ngữ "leggenda nera" (dã sử đen) khi nhắc tới cuộc tranh cãi chung quanh Đức Piô XII, một cuộc tranh cãi thường gán cho vị giáo hoàng này ‘tội’ làm quá ít để chặn đứng tội ác tày trời của Quốc Xã nhằm vào người Do Thái. Ông nói rằng lúc ngài qua đời vào năm 1958, Đức Piô XII được mọi người đồng thanh ca ngợi về các cố gắng trong Thế Chiến Hai, nhưng sau đó thực sự đã bị “biến thành qủy”.
Tại sao lại có chuyện đảo ngược hình ảnh một cách quái đản như thế, một đảo ngược chỉ trong vòng một thời gian ngắn, bắt đầu khoảng năm 1963? Giáo sư Vian trước nhất cho rằng việc đó do chiến dịch tuyên truyền của Cộng Sản, từng được tăng cường thời Chiến Tranh Lạnh. Ông nhận định rằng: “Đường lối được Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh chấp nhận trong các năm tranh chấp, tuy ngược với chủ nghĩa toàn trị nhưng theo truyền thống vẫn là trung lập, căn cứ vào các việc làm cụ thể, thì có thiên về phe đồng minh chống lại Hitler và được đặc điểm hóa trong các cố gắng nhân đạo chưa từng có, từng cứu được nhiều nhân mạng. Dù sao, đường lối này cũng chống cộng, và chính vì vậy, ngay từ Thời Chiến, Đức Giáo Hoàng đã trở thành mục tiêu cho bộ máy truyên truyền của Xô Viết, một bộ máy coi ngài cấu kết với chủ nghĩa Quốc Xã và các tội ác tày trời của nó".
Việc tuyên truyền của Xô Viết chống lại Đức Piô XII sau đó đã được tái phát động một cách vũ bão trong vở kịch của Rolf Hochhuth tựa là "Der Stellvertreter" (Vị Đại Diện), được trình diễn lần đầu ngày 20 Tháng Hai năm 1963 tại Bá Linh. Vở kịch này mô tả sự im lặng của Đức Giáo Hoàng như một thái độ dửng dưng đối với việc tận diệt người Do Thái.
Giáo sư Vian cho hay vở kịch trên lấy lại nhiều ý tưởng do Mikhail Markovich Scheinmann đưa ra trong cuốn sách tựa là "Der Vatican im Zweiten Weltkrieg" (Vatican trong Thế Chiến Hai). Cuốn sách này được xuất bản lần đầu bằng tiếng Nga do Viện Lịch Sử Các Khoa Học Xã Hội Xô Viết, một dụng cụ tuyên truyền ý thức hệ Cộng Sản. Ở Việt Nam, năm 1981, nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội cũng ‘học đòi’ Viện Lịch Sử này của Xô Viết mà bắt Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội xuất bản ‘tác phẩm’ ngớ ngẩn “Tây Dương Giatô Bí Lục”, một “truyện ký dã sử” nhưng trong phần giới thiệu lại chứa đầy những sai phạm ấu trĩ về lịch sử. Đúng là một loại “leggenda nera” (dã sử đen) như ông Vian nói trên đây.
Từ bên trong
Giám đốc tờ L’Osservatore Romano còn cho rằng cũng có những người từ bên trong Giáo Hội đang ra sức cổ động cho việc hạ giá Đức Piô XII vì cảnh chia rẽ giữa phe “cấp tiến” và phe “bảo thủ” từng xuất hiện trong và sau thời Công Đồng Vatican II. Vị kế nhiệm Đức Piô XII là Đức Gioan XXIII, người, ngay từ lúc khởi đầu triều đại, đã được chào đón là ‘Vị Giáo Hoàng Tốt Lành’ nhưng sau đó càng ngày càng được một số người dựng thành người đối lập với vị tiền nhiệm: vì phong thái triệt để khác nhau đã đành mà còn vì đã bất ngờ và rầm rộ quyết định cho triệu tập một công đồng.
Tuy nhiên, theo giáo sư Vian, có những người Công Giáo từng bắt đầu chỉ trích Đức Piô XII từ năm 1939. Như nhà triết học người Pháp, Emmanuel Mounier chẳng hạn, từng cho rằng ngài “im lặng” trước việc Ý gây hấn Albania. Các nhóm Ba Lan lưu vong cũng chỉ trích Đức Piô XII, cho rằng ngài im lặng trước cuộc xâm lăng Ba Lan của Quốc Xã.
Giáo sư Vian cho rằng cùng với sự chia rẽ trong Giáo Hội bắt đầu từ thập niên 1960, những người chống đối phe bảo thủ càng tấn công Đức Piô XII nhiều hơn, coi ngài như biểu tượng của phe đối nghịch. Buồn một điều, phe “cấp tiến” đã vô tình cổ vũ và sử dụng các luận điểm của bè dã sử đen.
Cuối cùng công lý cũng đã thắng
Giáo sư Vian nhấn mạnh rằng cuốn sách do ông chủ biên không thoát thai từ ý định muốn tiên thiên bênh vực Đức Piô XII, “bởi vì Đức Piô XII không cần các nhà hộ giáo không biết cách giúp làm sáng tỏ vấn đề có tính lịch sử”.
Giáo sư cho rằng đường lối tiếp cận không lộ liễu (low key) của Đức Piô XII, không phải chỉ trong vấn đề Quốc Xã bách hại người Do Thái, một việc ngài lên tiếng kết án dứt khoát trong thông điệp Giáng Sinh năm 1942 và trong bài diễn văn với các hồng y ngày 2 tháng Sáu năm 1943, mà còn trong vấn đề tội ác nói chung của chủ nghĩa Quốc Xã nữa, đường lối này có mục tiêu cố gắng không làm cho tình huống các nạn nhân ra tệ hại thêm, mà còn có thể giúp đỡ họ một cách hữu hiệu hơn. Ông giải thích: Đức Piô XII “thường tự hỏi mình về thái độ của mình, một thái độ thực ra được lựa chọn một cách có ý thức và được ngài chịu đựng, ngõ hầu có thể cứu được số nạn nhân cao nhất, hơn là tiếp tục tố cáo tội ác nhưng có nguy cơ làm gia tăng các thảm khốc còn lớn hơn nữa”.
Ông cũng nhận định rằng mục tiêu của cuốn sách trước hết là đóng góp phần nào vào việc dựng lại cho lịch sử và ký ức người Công Giáo một vị Giáo Hoàng và một triều đại giáo hoàng mà vì nhiều lẽ, có một tầm quan trọng hết sức chủ yếu, nhưng hiện bị phủ mờ đối với công luận do những luận điểm tranh cãi của thứ dã sử đen nói trên.
Cuốn sách này có sự cộng tác của Đức HY Quốc Vụ Khanh Bertone, nhà báo và sử gia Paolo Mieli, nhà cố sinh vật học, y sĩ và văn sĩ người Do Thái, Saul Israel, sử gia và sáng lập viên Cộng Đồng Sant'Egidio, Andrea Riccardi, các Đức TGM Salvatore Fisichella, chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống, và Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa; và sau cùng là bài giảng lễ của Đức Bênêđíctô XVI và hai bài diễn văn khác để tưởng niệm vị tiền nhiệm của ngài.
Bằng chứng mới cho thấy Đức Piô XII tận tình giúp đỡ người Do Thái
Theo tin của hãng Zenit ngày 15 tháng Sáu, Qũy Dọn Đường (Pave the Way Foundation) có trụ sợ tại Nữu Ước vừa cho hay họ có hơn 2,300 trang tài liệu nguyên thủy đề cập đến các cố gắng của Đức Giáo Hoàng Piô XII trong việc trợ giúp người Do Thái khỏi cơn bách hại của Quốc Xã.
Ông Gary Krupp, một người Do Thái, và là chủ tịch của tổ chức, khẳng định điều đó với Zenit và cho rằng các tài liệu có từ các năm 1940-1945 này sẽ được sẵn sàng cung cấp cho công chúng nghiên cứu. Ông cho hay các tài liệu trên có được là nhờ công tìm tòi riêng của tổ chức. Chúng “mạnh mẽ hỗ trợ cho luận điểm: Đức Giáo Hoàng Piô XII, tức Eugenio Pacelli, đã làm hết sức để cứu người Do Thái thoát cơn bạo chúa của Quốc Xã”.
Trong các tìm tòi riêng nói trên, tổ chức của ông đã tìm được nhiều tài liệu trong một đan viện tại Avellino, Ý Đại Lợi. Ông tin rằng có thể còn “tìm ra nhiều tài liệu quan trọng hơn nữa trong các giáo phận lớn, nếu các nhà tìm tòi chịu dành nhiều giờ cho việc ấy”.
Theo ông Krupp, “Suốt trong lịch sử con người văn minh, vì lịch sử thiên kiến vốn biện minh cho hận thù, cho các mối thù truyền kiếp và cho chiến tranh, há các sử gia lại không có trách nhiệm luân lý và sinh tử phải làm cho lịch sử ngay thẳng trở lại đó sao? Con người từng bị sát hại hàng ngày chỉ vì những mối thù truyền kiếp được coi là lịch sử kia.
“Một thất vọng bản thân từng xuất hiện trong cuộc tìm tòi của chúng tôi là đã hiểu ra rằng chúng ta từng bị nhiều người tự nhận mình là sử gia lừa dối. Những cá nhân này, với những nghị trình riêng, đã thất bại không tìm tòi cách đúng đắn các bằng chứng của thời kỳ này và đã giữ im lặng khi bị những tên cuồng tín phi lý thao túng sự thật”.
Ông nói rằng: “nếu tổ chức của chúng tôi, một tổ chức tài tử đi tìm sự kiện, đã có thể khám phá ra số tín liệu như thế này, thì làm thế nào những người tự gọi mình là sử gia và các định chế khoa bảng lại có thể để mặc tình cho cuộc đánh giá Đức Piô XII, đã cũ từ 46 năm nay, tiếp tục không bị thách thức, gây chấn động cho dư luận và các mối liên hệ của hơn một tỉ người?
Tìm kiếm sự thật
Qũy Dọn Đường sẽ cung hiến các tài liệu trên cho mọi người khắp thế giới nghiên cứu, tại Trang Mạng của mình. Qũy cũng ghi nhận “đáp ứng của giới khoa bảng hoàn cầu” đồng ý “tạm hoãn các phán đoán về Pacelli cho đến khi [thư viện] Vatican cho mở phần chưa được lên danh mục về trọn triều đại Giáo Hoàng của Đức Piô XII”. Nhưng Qũy cho rằng “kết quả của việc bỏ qua này đang tác động một cách tiêu cực lên công luận và các mối liên hệ của hơn một tỉ người”. Nên họ phải cho công bố số tài liệu tự họ tìm tòi được.
Quỹ cũng cho hay họ cũng đã tìm tòi được nhiều tài liệu nhân khi nghiên cứu các tài liệu của Văn Khố Mật của Vatican. Nhờ thế, họ đã khám phá ra “nhiều điển hình cho thấy các hành động trực tiếp và thừa tác vụ mục tử của Eugenio Pacelli nhằm cứu người Do Thái khỏi chế độ bạo chúa của Quốc Xã” cũng như “nhiều chứng cớ đầy đủ tài liệu” cho thấy ngài “trực tiếp can thiệp để che chở người Do Thái tại Palestine khỏi tay người Thổ Ottoman vào năm 1917 và việc ngài khuyến khích ý niệm thiết lập một quê hương cho người Do Thái tại Palestine vào năm 1925”.
Tuyên bố của Qũy cũng cho hay việc biết ơn phổ quát đối với Đức Piô XII đã triệt để bị thay đổi khoảng 5 năm sau ngày ngài qua đời, do vở kịch hư cấu của Rolf Hochhuth, tựa là “Vị Đại Diện”. Qũy cho rằng hiện đã có bằng chứng được xác nhận cho thấy vở kịch đó là một phần trong âm mưu của KGB [mật vụ Nga Xô] mã số “tòa 12” (seat 12) nhằm mục tiêu chiến thuật phá hoại danh giá của Giáo Hội Công Giáo.
Qũy Dọn Đường cho rằng các tài liệu của họ đưa tới kết luận không thể chối cãi rằng Đức Giáo Hoàng Piô XII là một anh hùng thật sự của Thế Chiến Hai. Quả ngài đã cứu nhiều người Do Thái hơn mọi nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị trên thế giới cộng lại. Đàng khác, trong một tinh thần anh hùng thực sự, ngài đã làm tất cả những điều đó khi bị trực tiếp đe dọa bởi nòng súng Đức từ 200 thước Anh sẵn sàng nhắm dưới cửa sổ ngài”.