Cái Thuở Ban Đầu Lưu Luyến Ấy. . .
Có ai đó nói rằng: “Bạn hãy yêu đi, bạn sẽ biết mình phải làm gì?”. Tình yêu sẽ giúp người ta biết bày tỏ nỗi lòng của mình bằng những hành vi bên ngoài. Có bao nhiêu cuộc tình. Có bấy nhiêu cách tỏ bày tình yêu. Cuộc đời sẽ khô cằn nếu thiếu vắng tình yêu. Và ngược lại, cuộc đời sẽ thêm phong phú, thi vị bởi có biết bao những nghĩa cử yêu thương mà người ta dành cho nhau. Tựa như phù sa bồi đắp cho đất mỗi ngày thêm màu mỡ phì nhiêu. Tình yêu mang lại cho con người sức sống, nghị lực và niềm vui.
Ca dao Việt Nam đã diễn tả sức mạnh của tình yêu qua câu:
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Thất bát sông cũng lội – thập cửu đèo cũng qua”.
Tình yêu là động lực giúp những kẻ yêu nhau vượt qua mọi trở ngại, bất chấp khó khăn, quên đi cả tính mệnh của mình để dâng hiến cho người mình yêu.
Lịch sử cứu độ là chặng dài của tình yêu. Khởi đầu là tạo dựng. Thiên Chúa ưu ái dành cho con người một địa vị đặc biệt. Vượt lên muôn ngàn vạn vật. Con người lại thất trung bội phản. Nhưng tình yêu Chúa lớn hơn tội lỗi con người, đến nỗi có thể phủ lấp muôn vàn tội lỗi nhân sinh. Dù cho con nguời có sa đi ngã lại trong những lầm lỗi, yếu đuối, Thiên Chúa vẫn trung thành với tình yêu ban đầu. Ngài đã tỏ bày tình yêu của mình qua muôn ngàn cách. Qua các tổ phụ, các tiên tri và đến thời sau hết qua Con Một Chí Ái. Vâng, Thiên Chúa là tình yêu. Ngài đã yêu thế gian đến nỗi đã “ban Con Một cho thế gian để những ai tin vào danh Con Một của Ngài thì được ơn cứu độ”.
Có thể nói, tình yêu là động lực dẫn lối đưa đuờng để Thiên Chúa đến với con người. Ngài đã làm tất cả để con người được sống và sống hạnh phúc. Thiên Chúa không tính toán thiệt hơn khi trao ban tình yêu của mình cho con người.
Cuộc đời linh mục là nhịp cầu tiếp nối cho tình yêu Thiên Chúa đến với con người. Linh mục được chọn để sống cho tình yêu. Tình yêu với Chúa và với tha nhân. Linh mục phải yêu mến Chúa hết lòng mới có thể trung tín và chu toàn sứ vụ của mình. Linh mục phải yêu mến tha nhân như chính mình mới có thể phục vụ mà không tính toán thiệt hơn. Tuy hai nhưng là một. Một tình yêu mở ra để đón nhận và một tình yêu dâng hiến để trao ban. Linh mục đón nhận tình yêu Chúa và trao ban cho nhân trần.
Thực vậy, linh mục được tuyển chọn không do tài đức của linh mục mà là một ân ban của Thiên Chúa dành cho linh mục. Linh mục Trần Cao Tường đã khiêm tốn diễn tả thiên chức linh mục qua hai câu thơ thật ngắn ngọn nhưng đầy ý nghĩa:
“Thân con cây trúc tầm thường
Được thành ống sáo thổi hơi tình người”
Cây trúc sẽ chẳng là gì khi nó đứng xen lẫn giữa hàng trăm, hàng ngàn cây trúc bên bờ suối, trong hàng dậu hay trước hiên nhà. Cây trúc sẽ lớn dần theo năm tháng chỉ ước mong hoà với gió tạo nên những âm thanh vi vu cho gió rừng miên man, rồi một ngày nào đó, già cỗi và héo úa theo thời gian.
Nhưng giữa trăm ngàn cây trúc lại có một cây được tuyển lựa gọt dũa thành ống sáo thổi hơi tình người. Tiếng sáo không phải là tiếng gió rừng vi vu, một âm thanh vô nghĩa, nhưng nó trở thành dụng cụ chuyển tải một sứ điệp mà người nghệ sĩ muốn gởi vào nhân gian. Cây trúc đã trở thành ống sáo, một dụng cụ hữu dụng và chuyên biệt cho người nghệ sĩ thổi sáo. Như thế, cây sáo sẽ chẳng có gì để tự hào, chẳng có gì để tự mãn, vì tự bản thân cây trúc không thể thay đổi được vận mạng đời mình. Nếu không có người nghệ sĩ tuyển dùng, cây trúc sẽ mãi mãi là một cây trúc bình thường đứng xen lẫn giữa muôn ngàn cây trúc xanh.
Cuộc đời linh mục tựa như cây trúc giữa rừng. Linh mục được Thiên Chúa tuyển chọn trở thành một khí cụ chuyển tải ơn trời đến cho nhân trần. Con người linh mục vốn dĩ tầm thường như bao người trong cõi nhân sinh. Tự bản thân linh mục không có công lênh gì ngoại trừ tình yêu và ân sủng Chúa bao phủ, thánh hiến con người linh mục nên dụng cụ chuyển tải ơn thánh của Thiên Chúa đến cho nhân trần.
Với ý nghĩa đó, sứ mệnh của linh mục là trao ban tình yêu của Chúa đến cho con người. Linh mục là dụng cụ chuyển tải ơn thánh. Linh mục được tuyển chọn để mang hơi ấm tình yêu của Chúa đến cho nhân trần. Thế nên, linh mục cũng cần có tình yêu. Tình yêu với Chúa thật sâu thẳm đến nỗi chỉ tìm kiếm và thi hành thánh ý Chúa. Tình yêu đối với tha nhân thật chân thành đến nỗi quên đi chính mình để yêu thuơng và phục vụ mọi người.
Thánh Phaolô đã cảm nghiệm sâu xa điều đó khi Ngài nói: “Tình yêu Đức Kytô thúc bách chúng tôi 2Cor 5,14”. Ngài đã yêu Chúa sâu thẳm đến nỗi “không có gì tách Ngài ra khỏi tình yêu của Đức Kytô”. Một tình yêu tinh tuyền đến nỗi quên đi chính mình để có thể mạnh dạn thốt lên: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là Đức Kytô sống trong tôi”. Chính tình yêu mãnh liệt vào Chúa đã giúp Ngài luôn hành động vì danh Chúa Kytô: “Dầu anh em ăn, dầu anh em uống, anh em hãy làm vì danh Đức Kytô”. Ngài yêu Chúa vì chính Chúa đã yêu Ngài. Ngài hành động cho Chúa vì chính Chúa đã chọn Ngài. Ngài đã bị quật ngã để có thể thay đổi cuộc đời không phải là cái đau té ngựa trên đường Đamát mà là nỗi đau của tâm hồn đã một thời bắt bớ đạo thánh Chúa. Thế mà Chúa vẫn dành cho Ngài một tình yêu bao dung và tha thứ. Tình yêu Chúa đã vực Ngài đứng dậy và làm lại cuộc đời. Tình yêu Chúa đã chiếm hữu con người của Ngài đến nỗi Ngài chỉ còn sống riêng cho một mình Chúa. Chính niềm tin tưởng vào tình yêu Chúa đã thúc bách Ngài phải rao giảng về tình yêu đó cho hết thảy mọi người. Chính niềm tin vào tình yêu Chúa đã giúp Ngài vượt qua mọi gian khổ, chấp nhận cảnh đói rét, tù đầy, đói khát để làm chứng về tình yêu Chúa cho muôn dân.
“Tình yêu Đức Kytô thúc bách chúng tôi 2Cor 5,14”. Đó là nền tảng cho mọi hoạt động tông đồ của thánh Phaolô. Nếu không phải vì yêu Chúa, thánh nhân vẫn mãi mãi là một biệt phái chính truyền. Nếu không phải vì yêu Chúa Kytô, Ngài đã tìm kiếm một cuộc sống dễ dãi, hưởng thụ như bao người có học thức và địa vị khác. Thánh nhân đã bước vào con đường mạo hiểm vì Đức Kytô. Tình yêu Đức Kytô đã tuyển chọn Ngài trở thành kẻ rao giảng tin mừng. Tình yêu đó, đã thôi thúc Ngài ra đi làm chứng nhân Tin mừng, sẵn lòng đón nhận mọi gian nguy thử thách với lòng tín thác cậy trông vào Chúa.
Linh mục là người Chúa chọn. Hơn ai hết, linh mục hiểu rất rõ về tình yêu Chúa dành cho ngài. Lời hát của ngày chịu chức vẫn vang vọng đâu đây: “Vì Ngài yêu con nên lên tiếng gọi mời. Vì Ngài yêu con nên sai con đi làm nhân chứng Tin mừng”. Tất cả là hồng ân của Chúa. Linh mục là người được Chúa yêu thương. Linh mục tận hiến phụng sự cho Chúa như là hành vi đền đáp tình Chúa đã yêu thương.
Thế nên, linh mục đáp lại tiếng Chúa kêu mời là đáp lại bằng con tim yêu Chúa hết mình. Đón nhận trong tâm tình tạ ơn thẳm sâu vì hồng ân vượt qúa khả năng của mình. Tình yêu vào Đức Kytô đã thúc bách ngài đáp lại bằng hai tiếng xin vâng cho cả cuộc đời bước theo Thầy Chí Thánh Giêsu trong niềm son sắt tín trung. Trung tín là dấu chỉ của tình yêu sắt son. Kẻ thất trung, bội thề là kẻ đã phản lại tình yêu. Chỉ có trong yêu thương, linh mục mới trung tín trong bổn phận và sắt son trong lời thề.
Cuộc đời linh mục được tuyển chọn trở thành chứng nhân cho tình yêu Chúa giữa thế gian. Linh mục sẽ đánh mất căn tính của mình nếu không sống yêu thương. Yêu Chúa – Yêu người như một đòi hỏi triệt để đối với những ai được Chúa tuyển chọn. Linh mục được Chúa yêu thương tuyển chọn không phải để được “ngồi mát ăn bát vàng” mà để phụng sự Chúa qua việc phục vụ tha nhân. Như vậy, linh mục chỉ có thể chu toàn bổn phận này trong yêu thương. Hay nói như thánh Phaolo, chính “Tình yêu Đức Kytô thúc bách” để linh mục có thể vượt qua mọi yếu đuối của lòng mình, mọi khó khăn của dòng đời để chu toàn bổn phận và trung tín trong ơn gọi của mình
Ước gì Năm Thánh dành cho linh mục sẽ hun nóng lại tình yêu ban đầu mà linh mục đã dành cho Chúa. Một tình yêu tinh ròng. Một tình yêu quảng đại. Một tình yêu mãnh liệt để có thể bỏ lại sau lưng ruộng vườn, cha mẹ, vợ con, bạn hữu mà theo chân Chúa rong ruổi đường trần mang tình yêu đến cho nhân thế.
Ước gì tình yêu Chúa đã thúc bách các linh mục hăng say ra đi loan báo Tin mừng luôn nâng đỡ các linh mục, và giúp các ngài vượt qua những yếu đuối, những khó khăn, nghi kỵ, hiều lầm để dầu khi vui, khi buồn, khi gặp khó khăn thử thách, khi hân hoan vui mừng với những thành công, linh mục luôn có thể nói trên môi miệng rằng: “Tất cả là hồng ân”.
Nguyện xin tình yêu Chúa thánh hiến các linh mục để các ngài mãi là mục tử như lòng Chúa ước mong. Amen
LM.Jos Tạ duy Tuyền
Có ai đó nói rằng: “Bạn hãy yêu đi, bạn sẽ biết mình phải làm gì?”. Tình yêu sẽ giúp người ta biết bày tỏ nỗi lòng của mình bằng những hành vi bên ngoài. Có bao nhiêu cuộc tình. Có bấy nhiêu cách tỏ bày tình yêu. Cuộc đời sẽ khô cằn nếu thiếu vắng tình yêu. Và ngược lại, cuộc đời sẽ thêm phong phú, thi vị bởi có biết bao những nghĩa cử yêu thương mà người ta dành cho nhau. Tựa như phù sa bồi đắp cho đất mỗi ngày thêm màu mỡ phì nhiêu. Tình yêu mang lại cho con người sức sống, nghị lực và niềm vui.
Ca dao Việt Nam đã diễn tả sức mạnh của tình yêu qua câu:
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Thất bát sông cũng lội – thập cửu đèo cũng qua”.
Tình yêu là động lực giúp những kẻ yêu nhau vượt qua mọi trở ngại, bất chấp khó khăn, quên đi cả tính mệnh của mình để dâng hiến cho người mình yêu.
Lịch sử cứu độ là chặng dài của tình yêu. Khởi đầu là tạo dựng. Thiên Chúa ưu ái dành cho con người một địa vị đặc biệt. Vượt lên muôn ngàn vạn vật. Con người lại thất trung bội phản. Nhưng tình yêu Chúa lớn hơn tội lỗi con người, đến nỗi có thể phủ lấp muôn vàn tội lỗi nhân sinh. Dù cho con nguời có sa đi ngã lại trong những lầm lỗi, yếu đuối, Thiên Chúa vẫn trung thành với tình yêu ban đầu. Ngài đã tỏ bày tình yêu của mình qua muôn ngàn cách. Qua các tổ phụ, các tiên tri và đến thời sau hết qua Con Một Chí Ái. Vâng, Thiên Chúa là tình yêu. Ngài đã yêu thế gian đến nỗi đã “ban Con Một cho thế gian để những ai tin vào danh Con Một của Ngài thì được ơn cứu độ”.
Có thể nói, tình yêu là động lực dẫn lối đưa đuờng để Thiên Chúa đến với con người. Ngài đã làm tất cả để con người được sống và sống hạnh phúc. Thiên Chúa không tính toán thiệt hơn khi trao ban tình yêu của mình cho con người.
Cuộc đời linh mục là nhịp cầu tiếp nối cho tình yêu Thiên Chúa đến với con người. Linh mục được chọn để sống cho tình yêu. Tình yêu với Chúa và với tha nhân. Linh mục phải yêu mến Chúa hết lòng mới có thể trung tín và chu toàn sứ vụ của mình. Linh mục phải yêu mến tha nhân như chính mình mới có thể phục vụ mà không tính toán thiệt hơn. Tuy hai nhưng là một. Một tình yêu mở ra để đón nhận và một tình yêu dâng hiến để trao ban. Linh mục đón nhận tình yêu Chúa và trao ban cho nhân trần.
Thực vậy, linh mục được tuyển chọn không do tài đức của linh mục mà là một ân ban của Thiên Chúa dành cho linh mục. Linh mục Trần Cao Tường đã khiêm tốn diễn tả thiên chức linh mục qua hai câu thơ thật ngắn ngọn nhưng đầy ý nghĩa:
“Thân con cây trúc tầm thường
Được thành ống sáo thổi hơi tình người”
Cây trúc sẽ chẳng là gì khi nó đứng xen lẫn giữa hàng trăm, hàng ngàn cây trúc bên bờ suối, trong hàng dậu hay trước hiên nhà. Cây trúc sẽ lớn dần theo năm tháng chỉ ước mong hoà với gió tạo nên những âm thanh vi vu cho gió rừng miên man, rồi một ngày nào đó, già cỗi và héo úa theo thời gian.
Nhưng giữa trăm ngàn cây trúc lại có một cây được tuyển lựa gọt dũa thành ống sáo thổi hơi tình người. Tiếng sáo không phải là tiếng gió rừng vi vu, một âm thanh vô nghĩa, nhưng nó trở thành dụng cụ chuyển tải một sứ điệp mà người nghệ sĩ muốn gởi vào nhân gian. Cây trúc đã trở thành ống sáo, một dụng cụ hữu dụng và chuyên biệt cho người nghệ sĩ thổi sáo. Như thế, cây sáo sẽ chẳng có gì để tự hào, chẳng có gì để tự mãn, vì tự bản thân cây trúc không thể thay đổi được vận mạng đời mình. Nếu không có người nghệ sĩ tuyển dùng, cây trúc sẽ mãi mãi là một cây trúc bình thường đứng xen lẫn giữa muôn ngàn cây trúc xanh.
Cuộc đời linh mục tựa như cây trúc giữa rừng. Linh mục được Thiên Chúa tuyển chọn trở thành một khí cụ chuyển tải ơn trời đến cho nhân trần. Con người linh mục vốn dĩ tầm thường như bao người trong cõi nhân sinh. Tự bản thân linh mục không có công lênh gì ngoại trừ tình yêu và ân sủng Chúa bao phủ, thánh hiến con người linh mục nên dụng cụ chuyển tải ơn thánh của Thiên Chúa đến cho nhân trần.
Với ý nghĩa đó, sứ mệnh của linh mục là trao ban tình yêu của Chúa đến cho con người. Linh mục là dụng cụ chuyển tải ơn thánh. Linh mục được tuyển chọn để mang hơi ấm tình yêu của Chúa đến cho nhân trần. Thế nên, linh mục cũng cần có tình yêu. Tình yêu với Chúa thật sâu thẳm đến nỗi chỉ tìm kiếm và thi hành thánh ý Chúa. Tình yêu đối với tha nhân thật chân thành đến nỗi quên đi chính mình để yêu thuơng và phục vụ mọi người.
Thánh Phaolô đã cảm nghiệm sâu xa điều đó khi Ngài nói: “Tình yêu Đức Kytô thúc bách chúng tôi 2Cor 5,14”. Ngài đã yêu Chúa sâu thẳm đến nỗi “không có gì tách Ngài ra khỏi tình yêu của Đức Kytô”. Một tình yêu tinh tuyền đến nỗi quên đi chính mình để có thể mạnh dạn thốt lên: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là Đức Kytô sống trong tôi”. Chính tình yêu mãnh liệt vào Chúa đã giúp Ngài luôn hành động vì danh Chúa Kytô: “Dầu anh em ăn, dầu anh em uống, anh em hãy làm vì danh Đức Kytô”. Ngài yêu Chúa vì chính Chúa đã yêu Ngài. Ngài hành động cho Chúa vì chính Chúa đã chọn Ngài. Ngài đã bị quật ngã để có thể thay đổi cuộc đời không phải là cái đau té ngựa trên đường Đamát mà là nỗi đau của tâm hồn đã một thời bắt bớ đạo thánh Chúa. Thế mà Chúa vẫn dành cho Ngài một tình yêu bao dung và tha thứ. Tình yêu Chúa đã vực Ngài đứng dậy và làm lại cuộc đời. Tình yêu Chúa đã chiếm hữu con người của Ngài đến nỗi Ngài chỉ còn sống riêng cho một mình Chúa. Chính niềm tin tưởng vào tình yêu Chúa đã thúc bách Ngài phải rao giảng về tình yêu đó cho hết thảy mọi người. Chính niềm tin vào tình yêu Chúa đã giúp Ngài vượt qua mọi gian khổ, chấp nhận cảnh đói rét, tù đầy, đói khát để làm chứng về tình yêu Chúa cho muôn dân.
“Tình yêu Đức Kytô thúc bách chúng tôi 2Cor 5,14”. Đó là nền tảng cho mọi hoạt động tông đồ của thánh Phaolô. Nếu không phải vì yêu Chúa, thánh nhân vẫn mãi mãi là một biệt phái chính truyền. Nếu không phải vì yêu Chúa Kytô, Ngài đã tìm kiếm một cuộc sống dễ dãi, hưởng thụ như bao người có học thức và địa vị khác. Thánh nhân đã bước vào con đường mạo hiểm vì Đức Kytô. Tình yêu Đức Kytô đã tuyển chọn Ngài trở thành kẻ rao giảng tin mừng. Tình yêu đó, đã thôi thúc Ngài ra đi làm chứng nhân Tin mừng, sẵn lòng đón nhận mọi gian nguy thử thách với lòng tín thác cậy trông vào Chúa.
Linh mục là người Chúa chọn. Hơn ai hết, linh mục hiểu rất rõ về tình yêu Chúa dành cho ngài. Lời hát của ngày chịu chức vẫn vang vọng đâu đây: “Vì Ngài yêu con nên lên tiếng gọi mời. Vì Ngài yêu con nên sai con đi làm nhân chứng Tin mừng”. Tất cả là hồng ân của Chúa. Linh mục là người được Chúa yêu thương. Linh mục tận hiến phụng sự cho Chúa như là hành vi đền đáp tình Chúa đã yêu thương.
Thế nên, linh mục đáp lại tiếng Chúa kêu mời là đáp lại bằng con tim yêu Chúa hết mình. Đón nhận trong tâm tình tạ ơn thẳm sâu vì hồng ân vượt qúa khả năng của mình. Tình yêu vào Đức Kytô đã thúc bách ngài đáp lại bằng hai tiếng xin vâng cho cả cuộc đời bước theo Thầy Chí Thánh Giêsu trong niềm son sắt tín trung. Trung tín là dấu chỉ của tình yêu sắt son. Kẻ thất trung, bội thề là kẻ đã phản lại tình yêu. Chỉ có trong yêu thương, linh mục mới trung tín trong bổn phận và sắt son trong lời thề.
Cuộc đời linh mục được tuyển chọn trở thành chứng nhân cho tình yêu Chúa giữa thế gian. Linh mục sẽ đánh mất căn tính của mình nếu không sống yêu thương. Yêu Chúa – Yêu người như một đòi hỏi triệt để đối với những ai được Chúa tuyển chọn. Linh mục được Chúa yêu thương tuyển chọn không phải để được “ngồi mát ăn bát vàng” mà để phụng sự Chúa qua việc phục vụ tha nhân. Như vậy, linh mục chỉ có thể chu toàn bổn phận này trong yêu thương. Hay nói như thánh Phaolo, chính “Tình yêu Đức Kytô thúc bách” để linh mục có thể vượt qua mọi yếu đuối của lòng mình, mọi khó khăn của dòng đời để chu toàn bổn phận và trung tín trong ơn gọi của mình
Ước gì Năm Thánh dành cho linh mục sẽ hun nóng lại tình yêu ban đầu mà linh mục đã dành cho Chúa. Một tình yêu tinh ròng. Một tình yêu quảng đại. Một tình yêu mãnh liệt để có thể bỏ lại sau lưng ruộng vườn, cha mẹ, vợ con, bạn hữu mà theo chân Chúa rong ruổi đường trần mang tình yêu đến cho nhân thế.
Ước gì tình yêu Chúa đã thúc bách các linh mục hăng say ra đi loan báo Tin mừng luôn nâng đỡ các linh mục, và giúp các ngài vượt qua những yếu đuối, những khó khăn, nghi kỵ, hiều lầm để dầu khi vui, khi buồn, khi gặp khó khăn thử thách, khi hân hoan vui mừng với những thành công, linh mục luôn có thể nói trên môi miệng rằng: “Tất cả là hồng ân”.
Nguyện xin tình yêu Chúa thánh hiến các linh mục để các ngài mãi là mục tử như lòng Chúa ước mong. Amen
LM.Jos Tạ duy Tuyền