Trong bài “Đức Bênêđíctô XVI và Vatican II”, chúng tôi có nhắc đến việc Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, khi nói truyện với Giáo Triều năm 2005, năm ngài lên ngôi Giáo Hoàng, có đem tuyên ngôn Dignitatis Humanae về tự do tôn giáo làm thí dụ điển hình cho khuynh hướng canh tân tại Công Đồng Vatican II. Một điểm nữa là trong bài nói truyện ấy, Đức Thánh Cha cũng nhắc tới mô thức của Mỹ trong liên hệ giáo hội và nhà nước gần như làm đòn bẩy cho khuynh hướng canh tân kia. Người đứng đàng sau cuộc vận dụng cho việc sử dụng đòn bẩy ấy chính là linh mục John Coutney Murray, Dòng Tên, người rất nổi tiếng trong việc đề cao lý tưởng tự do của nền dân chủ Mỹ.
Cha Murray khởi đầu bị ngần ngại, mãi tới khóa hai, mới được đề cử làm chuyên viên (peritus) cho Công Đồng và ngài đã tích cực trong việc soạn thảo ra tuyên ngôn Dignitatis Humanae nói trên. Trên tờ Tuần Báo The America ngày 30 tháng Mười Một năm 1963, cha đã kể lại diễn trình thành hình tuyên ngôn trên như sau:
Vấn đề tự do tôn giáo đã lôi kéo sự quan tâm hết sức cao độ của tôi cả trong tư cách một nhà thần học lẫn tư cách một người Hoa Kỳ. Vấn đề này hiện là, và trước đây vẫn là, vấn đề Hoa Kỳ tại Công Đồng. Các giám mục Hoa Kỳ hết sức hài lòng khi vấn đề ấy cuối cùng đã xuất hiện trên nghị trình của Công Đồng, bất chấp nhiều cố gắng nhằm ngăn cản việc thảo luận nó. Qua Đức Hồng Y Spellman, các giám mục Hoa Kỳ đã can thiệp một cách mạnh mẽ, đòi vấn đề ấy phải được trình bày với các nghị phụ. Và tất cả các vị giám mục ấy đều chuẩn bị sẵn sàng để yểm trợ, và thực sự củng cố bản văn từng được Văn Phòng Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo soạn thảo.
Thực ra có đến hai bản văn đã được trình bày. Bản văn thứ nhất là Chương Năm của Sắc Lệnh về Đại Kết, tựa là “Bàn Về Tự Do Tôn Giáo”. Bản văn thứ hai là bản Tường Trình (Relatio) khá dài của Đức Cha Emile De Smedt, của Bruges. Theo một nghĩa nào đó, bản văn thứ hai là bản văn quan trọng hơn vì nó khai triển đầy đủ các lý lẽ (rationale) của sắc lệnh. Cho nên, tôi xin nói vắn tắt đôi điều về ý nghĩa chung và phạm vi của sắc lệnh dưới ánh sáng bản tường trình này.
Văn Phòng Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo soạn thảo bản văn của mình trước khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố thông điệp Hòa Bình Trên Trái Đất (Pacem in Terris). Nhưng học lý của bản văn thì hoàn toàn giống như học lý của thông điệp. Bản văn trình bày thời hạn phát triển lâu dài của tư duy thần học trong vấn đề này, còn thông điệp thì nhìn nhận giá trị của việc phát triển ấy.
Xét chung, có hai điểm chủ yếu về học lý. Điểm thứ nhất, bản văn xác nhận rằng do bản tính tự nhiên (jure naturae), mọi người đều có quyền được tự do thực thi tôn giáo trong xã hội theo các phán đoán của lương tâm bản thân. Quyền này, xét trong yếu tính, vốn thuộc phẩm giá nhân vị. Điểm thứ hai, các hậu quả pháp lý của quyền trên được khẳng định, nghĩa là mọi người khác trong xã hội, và cách riêng nhà nước, có bổn phận phải nhìn nhận quyền ấy, tôn trọng quyền ấy trong thực hành, và cổ vũ cho việc thể hiện tự do quyền ấy. Nói một cách tổng quát, đó là trọng tâm của vấn đề.
Bốn lý do được nêu ra để công bố học lý trên. Tất cả đều phát sinh từ tình thế cụ thể của thế giới ngày nay. Lý do thứ nhất, ngày nay cần phải nói lên học lý chân thực của Giáo Hội đối với vấn đề tự do tôn giáo trong xã hội, vì học lý này vốn đã được tư duy thần học cũng như kinh nghiệm chính trị của nhiều thế hệ vừa qua minh xác.
Lý do thứ hai, ngày nay Giáo Hội cần phải đảm nhiệm việc bảo trợ phổ quát đối với phẩm giá nhân vị và các quyền tự do chủ yếu của con người, trong một thời đại mà nền toàn trị bạo tàn đang áp đặt lên gần một nửa nhân loại.
Lý do thứ ba, chúng ta hiện đang sống trong thời đại của một xã hội đa nguyên tôn giáo, như người ta thường gọi. Người thuộc mọi tôn giáo cũng như không tôn giáo phải sống với nhau trong các điều kiện công lý, hòa bình và thân hữu công dân, dưới các luật lệ chính trực nhằm bảo vệ toàn bộ các nhân quyền, nhất là bao gồm quyền tự do tôn giáo. Do đó, Giáo Hội cần thiết phải chỉ đường tới công lý và hòa bình trong xã hội, bằng cách ủng hộ chính nghĩa tự do nhân bản, một quyền tự do, theo lời dạy của Đức Gioan XXIII, vừa là cùng đích chủ chốt của một xã hội có tổ chức vừa là phương pháp và phong thái chủ chốt của đời sống chính trị.
Lý do thứ bốn và là lý do cuối cùng, ta đang sống trong một thời đại trong đó hy vọng đại kết vĩ đại vừa mới phát sinh. Dĩ nhiên, mục tiêu của việc hợp nhất Kitô Giáo hiện vẫn còn nằm quá bên kia chân trời ta chưa thấy được. Tuy nhiên, ta biết rõ rằng con đường dẫn tới mục tiêu xa xôi ấy chỉ có thể nằm trên con đường tự do mà thôi, tự do xã hội, tự do dân sự, tự do chính trị và tôn giáo. Do đó, Giáo Hội phải góp phần vào việc tạo ra các điều kiện cho tự do trong xã hội nhân bản; trách vụ này không thể thiếu được đối với sứ mệnh thiêng liêng của Giáo Hội, một sứ mệnh phải trở nên sự hợp nhất thiêng liêng của nhân loại và giúp đỡ mọi người tìm thấy sự hợp nhất ấy. Tóm lại, đó là bốn lý do phải có sắc lệnh về tự do tôn giáo.
Bản Tường Trình tiếp đến đã giải tỏa một số lẫn lộn và quan niệm sai lầm liên quan tới ý niệm tự do tôn giáo còn tồn đọng từ cuộc tranh chấp thế kỷ 19 giữa Giáo Hội và ý thứ hệ duy tục vốn do Phong Trào Ánh Sáng, như người ta thường gọi, và Cách Mạng Pháp phát sinh ra. Nói cách vắn tắt, Giáo Hội ngày nay vẫn còn phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo vốn dựa trên ý thức hệ “đặt lương tâm ra ngoài vòng luật lệ”; ý thức hệ này khẳng định rằng lương tâm con người không bị trói buộc bởi bất cứ thiên luật nào, mà chỉ bị trói buộc bởi các qui phạm do chính lương tâm cá thể tự tạo ra mà thôi.
Lại nữa, Giáo Hội ngày nay vẫn cần phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo dựa trên ý thức hệ duy dửng dưng tôn giáo, nghĩa là dựa trên ý niệm cho rằng mọi tôn giáo đều chân thật bằng nhau hay sai lạc như nhau. Đàng khác, Giáo Hội ngày nay cũng cần phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo dựa trên ý thức hệ duy tương đối về học lý, nghĩa là dựa trên ý niệm triết học cho rằng không có tiêu chuẩn khách quan cho chân lý. Các ý thức hệ của thế kỷ 19 hiện vẫn còn hiện diện với chúng ta cách này hay cách khác này đã lầm lạc hóa ý niệm tự do tôn giáo, hệt như chúng đã quan niệm sai lầm về phẩm giá con người. Con người không phải là Thiên Chúa; họ chỉ là hình ảnh của Thiên Chúa. Chỉ một mình Thiên Chúa là Chúa mà thôi. Và phẩm giá chủ yếu của con người hệ ở sự tùy thuộc của họ vào một mình Thiên Chúa; tự do chủ yếu của con người đòi buộc họ cuối cùng phải được ý Chúa thống trị, và chỉ một ý Chúa thống trị mà thôi. Ý niệm chân chính về tự do tôn giáo phải bắt đầu phát sinh từ lối nhìn này.
Do hậu quả từ phẩm giá bản thân của mình, con người, trong khi đi tìm Thiên Chúa, có quyền thoát khỏi mọi loại cưỡng bức hay ép buộc có thể có từ các người khác, từ các định chế xã hội và chính trị, hay từ quyền lực của luật lệ nhân bản. Việc con người đi tìm Thiên Chúa, việc họ gắn bó với chân lý Thiên Chúa phải được tự do. Đó chính là một thiên luật, được ghi vào chính bản tính con người, và còn được ghi rõ ràng hơn trong phúc âm của Chúa Kitô. Cho nên, về phương diện tiêu cực, tự do tôn giáo chân chính hệ ở việc con người nhân bản được miễn chước khỏi mọi cưỡng bức trong mọi điều liên quan tới mối liên hệ của họ với Thiên Chúa, còn về phương diện tích cực, nó hệ ở việc được tự do thực thi tôn giáo trong một xã hội dân sự.
Đó là quan niệm về tự do tôn giáo chứa trong bản văn công đồng và được khai triển trong Bản Tường Trình. Tôi phải thú thực ngay rằng tôi không thấy quan niệm ấy đầy đủ bao nhiêu, mặc dầu tôi vẫn nghĩ nó đúng trong điều nó trình bày. Người ta cần nhớ rằng bổn phận của Công Đồng là phải xây dựng công thức “tự do tôn giáo” bên trong ngữ vựng Công Giáo, để định nghĩa hay mô tả chiều hướng và ý nghĩa trọn vẹn của nó, và phải làm như thế theo cung cách nào đó để ít nhất cũng có được một nhất trí tổng quát giữa mọi Kitô hữu, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, đối với nội dung chủ chốt của công thức ấy. Cho nên, tôi hy vọng trong lúc công đồng thảo luận, ý niệm trên sẽ được quảng diễn trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, tôi không nên đi vào chủ đề này ở đây.
Ý định của sắc lệnh này có tính mục vụ và đại kết. Cho nên, nó nhận nhiệm vụ xác định ra thái độ mà người Công Giáo cần phải duy trì và biểu lộ đối với các đồng đạo Kitô Giáo của mình và nói chung đối với mọi con người. Thái độ này đặt căn bản trên học lý Công Giáo về tính tự do cần thiết trong hành vi đức tin Kitô Giáo. Thiên Chúa, Cha chúng ta, qua Đức Kitô, Chúa chúng ta, tự do nói với con người Lời cứu độ của người, vốn là lời chân lý và yêu thương, một lời mời tham dự vào mối liên hệ liên bản ngã giữa con người và Thiên Chúa, một mối liên hệ sống động và chân thật, vốn có tên là Cha, Con và Thánh Thần. Lời của Thiên Chúa được tự do nói ra; để con người tự do đáp trả. Đáp trả ấy, bất kể là chấp nhận hay bác bỏ, là vấn đề trách nhiệm bản thân. Không con người nào từ khước được trách nhiệm này. Không con người nào có thể đảm nhận trách nhiệm này thế cho người khác, họ phải tự chấp nhận nó cho chính mình mà thôi.
Quyết định, đi với Chúa hay chống lại Người, phải là một quyết định bản thân. Bởi thế, không một con người nào, và chắc chắn không một người Kitô hữu nào, có thể áp đặt bất cứ loại cưỡng bức nào, bất kể là thể lý, tinh thần hay pháp lý, lên một người khác. Điều ấy là vi phạm tới luật chủ chốt trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa, một nhiệm cục buộc con người phải chấp nhận hồng ân Thiên Chúa một cách tự do, hay không chấp nhận chi hết. Cho nên, thần học về hành vi đức tin buộc Kitô hữu phải có thái độ tôn trọng và tôn kính đối với những ai không chia sẻ đức tin của mình. Điều ấy không có nghĩa là chủ trương dửng dưng về tôn giáo. Người ta không khẳng định rằng chân lý và sai lạc đều như nhau trước mặt Thiên Chúa. Tuy nhiên, họ phải khẳng định giá trị của nhân vị và tự do của hành động quyết định bản thân có tính tôn giáo.
Tất cả các điều trên rất rõ ràng. Nhưng sắc lệnh và Bản Tường Trình đã đi vào một phạm vi khác, hết sức khó khăn. Tự do tôn giáo phải là một quyền được thực thi trong xã hội, trong xã hội dân sự được tổ chức về phương diện chính trị, một xã hội tiếp nhận cơ cấu của mình từ một lệnh truyền có tính pháp lý và được cai quản bởi một thẩm quyền chính trị được thiết lập một cách hợp lệ. Khó khăn bắt đầu từ đây. Vì trong một xã hội có tổ chức, không một nhân quyền nào, ngay cả quyền tự do tôn giáo, là vô giới hạn trong việc thực thi nó. Bởi thế, vấn đề chủ chốt ở đây là: đâu là các nguyên tắc theo đó, việc thi hành trong xã hội quyền tự do tôn giáo có thể bị giới hạn một cách công chính và chính đáng? Hay, theo một điểm nhìn khác, đâu là năng quyền (competence) của chính phủ dân sự đối với việc thi hành quyền tự do tôn giáo trong xã hội? Nói một cách cụ thể, những qui tắc tài phán nào cần phải kiểm soát việc sử dụng các vũ khí cưỡng bức của pháp luật trong lãnh vực tế nhị và nhậy cảm hạng nhất này? Những câu hỏi này cực kỳ khó khăn. Nhưng ta không thể tránh né được chúng. Tự do tôn giáo không phải chỉ là vấn đề có tính đạo đức hay luân lý. Nó còn là vấn đề có tính hiến pháp nữa. Người ta gặp vấn đề này với tính cụ thể đầy đủ nhất của nó trong phạm vi luật lệ và chính phủ.
Theo ý kiến của tôi, sắc lệnh này không đủ rõ ràng và minh nhiên khi bàn tới vấn đề giới hạn về xã hội và luật lệ đối với quyền tự do tôn giáo. Quả là đúng khi nó xác quyết nguyên tắc mà cũng là một sự kiện rằng quyền tự do tôn giáo, vì diễn ra tại nơi công cộng và trong xã hội, nên phải chịu một số giới hạn hợp pháp. Theo sắc lệnh này, các giới hạn trên có thể được đặt ra nhân danh công ích, hay nhân danh quyền lợi của người khác. Tất cả những điều ấy đều đúng. Nhưng tôi thấy quá mơ hồ. Nại tới ích chung làm cơ sở cho các giới hạn hợp pháp đối với tự do tôn giáo có thể chỉ là nại tới lý do của nhà nước (lý do chính trị), một học lý nguy hiểm. Đàng khác, nại tới quyền người khác để một lần nữa làm cơ sở cho việc giới hạn tự do tôn giáo cũng có thể chỉ là che đậy cho việc nại tới quyền của đa số, cũng là một học lý nguy hiểm.
Bản Tường Trình có đôi chút thỏa mãn hơn. Vì nó rõ ràng tiếp nhận quan điểm pháp lý về nhà nước từng được Đức Piô XII khai triển, và được Đức Gioan XXIII nhấn mạnh một cách sắc nét hơn trong Hoà Bình Trên Trái Đất. Các vị giáo hoàng này đặt qua một bên quan niệm về nhà nước có tính Aritốt và đạo đức nhiều hơn, từng gặp thấy nơi Đức Lêô XIII. Do đó, Bản Tường Trình đã minh xác rằng yếu tố đệ nhất đẳng của ích chung hệ ở việc che chở và cổ xúy hợp pháp toàn bộ lãnh vực các quyền và tự do bản thân vốn thuộc nhân vị theo nghĩa hẹp. Vì thế, Bản Tường Trình cũng làm sáng tỏ điều này: vi phạm các quyền bản thân của con người, trong đó đặc biệt có quyền tự do tôn giáo, không thể được biện minh bằng cách nại tới ích chung. Việc vi phạm các quyền bản thân như thế là vi phạm chính ích chung. Đây quả là một nền triết lý chính trị và tài phán học có giá trị.
Tuy nhiên, theo tôi, ta cần phải đi thêm bước nữa. Và ở đây, tôi nói trong tư cách một người Hoa Kỳ, xuất thân từ truyền thống chính trị, luật lệ và tài phán Anh và Hoa Kỳ. Hệ thống hiến pháp Hoa Kỳ đặt căn bản hoàn toàn trên hai nguyên tắc nền tảng này: thứ nhất, con người được Đấng Tạo Hóa phú ban cho các quyền bất khả nhượng; thứ hai, chính phủ và trật tự luật lệ hiện hữu chủ yếu là để bào vệ và cổ xúy các quyền đó. Các nguyên tắc này đã được Đức Piô XII và Gioan XXIII xác nhận một cách rõ ràng. Tuy nhiên, hệ thống Hoa Kỳ còn tôn vinh một nguyên tắc khác, tức nguyên tắc chính phủ không có năng quyền phán đoán hay làm trọng tài trong lãnh vực chân lý tôn giáo, cũng như trong các lãnh vực nghệ thuật và khoa học.
Chính phủ là một thẩm quyền thế tục mà năng quyền được giới hạn vào các sự việc tạm thời và trần thế của con người, là những chủ thể phải sống với nhau trong công lý, hòa bình và tự do. Do đó, chính phủ sẽ hành động quá thẩm quyền (ultra vires) của mình, nếu nó để cho mình phán đoán tôn giáo này đúng tôn giáo kia sai
Chính phủ càng hành động quá thẩm quyền một cách hiển nhiên hơn nữa nếu nó áp đặt lên người dân, bằng phương thế luật lệ, bất cứ phán đoán thần học nào; nghĩa là nếu nó dám dùng luật lệ mà xác quyết rằng một tôn giáo đặc thù nào đó, như Công Giáo chẳng hạn, phải được coi là tôn giáo của cộng đồng quốc gia.
Nguyên tắc trên, tức nguyên tắc cho rằng thẩm quyền chính trị không có năng quyền trong lãnh vực tôn giáo, đã gắn chặt một cách sâu sắc vào truyền thống chính trị chân thực của Phương Tây Kitô Giáo. Nó cũng đã được khẳng định trong truyền thống thần học của Giáo Hội. Đức Lêô XIII chẳng hạn đã làm rất sáng tỏ rằng thẩm quyền chính trị không có bất cứ vai tò nào trong việc săn sóc các linh hồn (cura animarum) hay trong việc kiểm soát tâm trí con người (regimen animorum).
Lẽ dĩ nhiên, nguyên tắc chính trị trên có bị lu mờ tại Âu Châu trong nhiều thế kỷ, phần lớn do hậu quả việc ra đời của chủ nghĩa vương quyền tuyệt đối và chính sách "Kết Hợp Giữa Ngôi Báu và Bàn Thờ”. Tuy nhiên, truyền thống đích thực đã được duy trì trong hệ thống hiến pháp Hoa Kỳ.
Chủ nghĩa tuyệt đối không bao giờ đặt chân lên Hoa Kỳ; việc này được cả Giáo Hội lẫn người Hoa Kỳ hân hoan. Cùng với đồng bào tôi, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, tôi muốn thấy nguyên tắc này được xác quyết trong bản văn sau cùng của công đồng về tự do tôn giáo. Theo tôi điều ấy hết sức chủ yếu đối với trường hợp tự do tôn giáo trong xã hội. Nó hoàn tất các luận chứng thần học bằng cách thêm cho chúng một luận chứng chính trị vững mạnh. Và nguyên tắc chính trị này, tức nguyên tắc cho rằng thẩm quyền chính trị không có năng quyền trong lãnh vực tôn giáo, cần phải được nại tới một cách đặc biệt khi có vấn đề áp đặt các hạn chế của luật pháp lên việc tự do thực hành tôn giáo trong xã hội.
Bản Tường Trình còn bàn đầy đủ tới một vấn đề khác trong vấn đề này. Đó là vấn đề thần học. Sự kiện là: thoạt nhìn, các khẳng định trong Hòa Bình Trên Trái Đất liên quan tới quyền tự do tôn giáo cũng như các hậu quả pháp lý của quyền này xem ra như trực tiếp mâu thuẫn với các tuyên bố của Giáo Hội trong thế kỷ 19, là các tuyên bố hình như đã bác bỏ quyền này. Bản Tường Trình xử lý vấn đề này trong cung cách duy nhất mà cuối cùng nó có thể xử lý, nghĩa là bằng cách nhìn tới vấn đề phát triển đúng và chân thực của nó, cả trong học lý của Giáo Hội lẫn trong quan tâm mục vụ của Giáo Hội đối với phẩm giá và quyền tự do của con người.
Để kết luận, tôi xin nhận định điều này: hai vấn đề chủ yếu đang thách thức Công Đồng. Vấn đề thứ nhất có tính mục vụ và đại kết. Giáo Hội luôn tranh đấu cho tự do và cho tự do của con cái mình. Vấn đề hiện nay là: liệu Giáo Hội có dám nối dài quan tâm mục vụ của mình quá bên kia biên giới riêng để đảm nhận một vai trò bảo trợ tích cực đối với tự do nói chung của con người nhân bản, vốn được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Người, và được máu Chúa Kitô cứu chuộc, nhưng hiện đang chịu áp lực nặng nề đối với mọi sự được nhân phẩm và tự do bản thân biểu tượng. Vấn đề thứ hai có tính học lý. Việc đảm nhận mối quan tâm mục vụ phổ quát này có chính đáng hay không? Nó có được đặt cơ sở trên truyền thống học lý của Giáo Hội liên quan tới nhân phẩm và các quyền của con người hay không? Tôi nghĩ câu trả lời phải khẳng định, nếu hiểu truyền thống của Giáo Hội trong chính bản chất của nó, nghĩa là một truyền thống càng ngày càng hiểu chân lý cách trọn vẹn hơn.
Cha Murray khởi đầu bị ngần ngại, mãi tới khóa hai, mới được đề cử làm chuyên viên (peritus) cho Công Đồng và ngài đã tích cực trong việc soạn thảo ra tuyên ngôn Dignitatis Humanae nói trên. Trên tờ Tuần Báo The America ngày 30 tháng Mười Một năm 1963, cha đã kể lại diễn trình thành hình tuyên ngôn trên như sau:
Vấn đề tự do tôn giáo đã lôi kéo sự quan tâm hết sức cao độ của tôi cả trong tư cách một nhà thần học lẫn tư cách một người Hoa Kỳ. Vấn đề này hiện là, và trước đây vẫn là, vấn đề Hoa Kỳ tại Công Đồng. Các giám mục Hoa Kỳ hết sức hài lòng khi vấn đề ấy cuối cùng đã xuất hiện trên nghị trình của Công Đồng, bất chấp nhiều cố gắng nhằm ngăn cản việc thảo luận nó. Qua Đức Hồng Y Spellman, các giám mục Hoa Kỳ đã can thiệp một cách mạnh mẽ, đòi vấn đề ấy phải được trình bày với các nghị phụ. Và tất cả các vị giám mục ấy đều chuẩn bị sẵn sàng để yểm trợ, và thực sự củng cố bản văn từng được Văn Phòng Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo soạn thảo.
Thực ra có đến hai bản văn đã được trình bày. Bản văn thứ nhất là Chương Năm của Sắc Lệnh về Đại Kết, tựa là “Bàn Về Tự Do Tôn Giáo”. Bản văn thứ hai là bản Tường Trình (Relatio) khá dài của Đức Cha Emile De Smedt, của Bruges. Theo một nghĩa nào đó, bản văn thứ hai là bản văn quan trọng hơn vì nó khai triển đầy đủ các lý lẽ (rationale) của sắc lệnh. Cho nên, tôi xin nói vắn tắt đôi điều về ý nghĩa chung và phạm vi của sắc lệnh dưới ánh sáng bản tường trình này.
Văn Phòng Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo soạn thảo bản văn của mình trước khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố thông điệp Hòa Bình Trên Trái Đất (Pacem in Terris). Nhưng học lý của bản văn thì hoàn toàn giống như học lý của thông điệp. Bản văn trình bày thời hạn phát triển lâu dài của tư duy thần học trong vấn đề này, còn thông điệp thì nhìn nhận giá trị của việc phát triển ấy.
Xét chung, có hai điểm chủ yếu về học lý. Điểm thứ nhất, bản văn xác nhận rằng do bản tính tự nhiên (jure naturae), mọi người đều có quyền được tự do thực thi tôn giáo trong xã hội theo các phán đoán của lương tâm bản thân. Quyền này, xét trong yếu tính, vốn thuộc phẩm giá nhân vị. Điểm thứ hai, các hậu quả pháp lý của quyền trên được khẳng định, nghĩa là mọi người khác trong xã hội, và cách riêng nhà nước, có bổn phận phải nhìn nhận quyền ấy, tôn trọng quyền ấy trong thực hành, và cổ vũ cho việc thể hiện tự do quyền ấy. Nói một cách tổng quát, đó là trọng tâm của vấn đề.
Bốn lý do được nêu ra để công bố học lý trên. Tất cả đều phát sinh từ tình thế cụ thể của thế giới ngày nay. Lý do thứ nhất, ngày nay cần phải nói lên học lý chân thực của Giáo Hội đối với vấn đề tự do tôn giáo trong xã hội, vì học lý này vốn đã được tư duy thần học cũng như kinh nghiệm chính trị của nhiều thế hệ vừa qua minh xác.
Lý do thứ hai, ngày nay Giáo Hội cần phải đảm nhiệm việc bảo trợ phổ quát đối với phẩm giá nhân vị và các quyền tự do chủ yếu của con người, trong một thời đại mà nền toàn trị bạo tàn đang áp đặt lên gần một nửa nhân loại.
Lý do thứ ba, chúng ta hiện đang sống trong thời đại của một xã hội đa nguyên tôn giáo, như người ta thường gọi. Người thuộc mọi tôn giáo cũng như không tôn giáo phải sống với nhau trong các điều kiện công lý, hòa bình và thân hữu công dân, dưới các luật lệ chính trực nhằm bảo vệ toàn bộ các nhân quyền, nhất là bao gồm quyền tự do tôn giáo. Do đó, Giáo Hội cần thiết phải chỉ đường tới công lý và hòa bình trong xã hội, bằng cách ủng hộ chính nghĩa tự do nhân bản, một quyền tự do, theo lời dạy của Đức Gioan XXIII, vừa là cùng đích chủ chốt của một xã hội có tổ chức vừa là phương pháp và phong thái chủ chốt của đời sống chính trị.
Lý do thứ bốn và là lý do cuối cùng, ta đang sống trong một thời đại trong đó hy vọng đại kết vĩ đại vừa mới phát sinh. Dĩ nhiên, mục tiêu của việc hợp nhất Kitô Giáo hiện vẫn còn nằm quá bên kia chân trời ta chưa thấy được. Tuy nhiên, ta biết rõ rằng con đường dẫn tới mục tiêu xa xôi ấy chỉ có thể nằm trên con đường tự do mà thôi, tự do xã hội, tự do dân sự, tự do chính trị và tôn giáo. Do đó, Giáo Hội phải góp phần vào việc tạo ra các điều kiện cho tự do trong xã hội nhân bản; trách vụ này không thể thiếu được đối với sứ mệnh thiêng liêng của Giáo Hội, một sứ mệnh phải trở nên sự hợp nhất thiêng liêng của nhân loại và giúp đỡ mọi người tìm thấy sự hợp nhất ấy. Tóm lại, đó là bốn lý do phải có sắc lệnh về tự do tôn giáo.
Bản Tường Trình tiếp đến đã giải tỏa một số lẫn lộn và quan niệm sai lầm liên quan tới ý niệm tự do tôn giáo còn tồn đọng từ cuộc tranh chấp thế kỷ 19 giữa Giáo Hội và ý thứ hệ duy tục vốn do Phong Trào Ánh Sáng, như người ta thường gọi, và Cách Mạng Pháp phát sinh ra. Nói cách vắn tắt, Giáo Hội ngày nay vẫn còn phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo vốn dựa trên ý thức hệ “đặt lương tâm ra ngoài vòng luật lệ”; ý thức hệ này khẳng định rằng lương tâm con người không bị trói buộc bởi bất cứ thiên luật nào, mà chỉ bị trói buộc bởi các qui phạm do chính lương tâm cá thể tự tạo ra mà thôi.
Lại nữa, Giáo Hội ngày nay vẫn cần phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo dựa trên ý thức hệ duy dửng dưng tôn giáo, nghĩa là dựa trên ý niệm cho rằng mọi tôn giáo đều chân thật bằng nhau hay sai lạc như nhau. Đàng khác, Giáo Hội ngày nay cũng cần phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo dựa trên ý thức hệ duy tương đối về học lý, nghĩa là dựa trên ý niệm triết học cho rằng không có tiêu chuẩn khách quan cho chân lý. Các ý thức hệ của thế kỷ 19 hiện vẫn còn hiện diện với chúng ta cách này hay cách khác này đã lầm lạc hóa ý niệm tự do tôn giáo, hệt như chúng đã quan niệm sai lầm về phẩm giá con người. Con người không phải là Thiên Chúa; họ chỉ là hình ảnh của Thiên Chúa. Chỉ một mình Thiên Chúa là Chúa mà thôi. Và phẩm giá chủ yếu của con người hệ ở sự tùy thuộc của họ vào một mình Thiên Chúa; tự do chủ yếu của con người đòi buộc họ cuối cùng phải được ý Chúa thống trị, và chỉ một ý Chúa thống trị mà thôi. Ý niệm chân chính về tự do tôn giáo phải bắt đầu phát sinh từ lối nhìn này.
Do hậu quả từ phẩm giá bản thân của mình, con người, trong khi đi tìm Thiên Chúa, có quyền thoát khỏi mọi loại cưỡng bức hay ép buộc có thể có từ các người khác, từ các định chế xã hội và chính trị, hay từ quyền lực của luật lệ nhân bản. Việc con người đi tìm Thiên Chúa, việc họ gắn bó với chân lý Thiên Chúa phải được tự do. Đó chính là một thiên luật, được ghi vào chính bản tính con người, và còn được ghi rõ ràng hơn trong phúc âm của Chúa Kitô. Cho nên, về phương diện tiêu cực, tự do tôn giáo chân chính hệ ở việc con người nhân bản được miễn chước khỏi mọi cưỡng bức trong mọi điều liên quan tới mối liên hệ của họ với Thiên Chúa, còn về phương diện tích cực, nó hệ ở việc được tự do thực thi tôn giáo trong một xã hội dân sự.
Đó là quan niệm về tự do tôn giáo chứa trong bản văn công đồng và được khai triển trong Bản Tường Trình. Tôi phải thú thực ngay rằng tôi không thấy quan niệm ấy đầy đủ bao nhiêu, mặc dầu tôi vẫn nghĩ nó đúng trong điều nó trình bày. Người ta cần nhớ rằng bổn phận của Công Đồng là phải xây dựng công thức “tự do tôn giáo” bên trong ngữ vựng Công Giáo, để định nghĩa hay mô tả chiều hướng và ý nghĩa trọn vẹn của nó, và phải làm như thế theo cung cách nào đó để ít nhất cũng có được một nhất trí tổng quát giữa mọi Kitô hữu, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, đối với nội dung chủ chốt của công thức ấy. Cho nên, tôi hy vọng trong lúc công đồng thảo luận, ý niệm trên sẽ được quảng diễn trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, tôi không nên đi vào chủ đề này ở đây.
Ý định của sắc lệnh này có tính mục vụ và đại kết. Cho nên, nó nhận nhiệm vụ xác định ra thái độ mà người Công Giáo cần phải duy trì và biểu lộ đối với các đồng đạo Kitô Giáo của mình và nói chung đối với mọi con người. Thái độ này đặt căn bản trên học lý Công Giáo về tính tự do cần thiết trong hành vi đức tin Kitô Giáo. Thiên Chúa, Cha chúng ta, qua Đức Kitô, Chúa chúng ta, tự do nói với con người Lời cứu độ của người, vốn là lời chân lý và yêu thương, một lời mời tham dự vào mối liên hệ liên bản ngã giữa con người và Thiên Chúa, một mối liên hệ sống động và chân thật, vốn có tên là Cha, Con và Thánh Thần. Lời của Thiên Chúa được tự do nói ra; để con người tự do đáp trả. Đáp trả ấy, bất kể là chấp nhận hay bác bỏ, là vấn đề trách nhiệm bản thân. Không con người nào từ khước được trách nhiệm này. Không con người nào có thể đảm nhận trách nhiệm này thế cho người khác, họ phải tự chấp nhận nó cho chính mình mà thôi.
Quyết định, đi với Chúa hay chống lại Người, phải là một quyết định bản thân. Bởi thế, không một con người nào, và chắc chắn không một người Kitô hữu nào, có thể áp đặt bất cứ loại cưỡng bức nào, bất kể là thể lý, tinh thần hay pháp lý, lên một người khác. Điều ấy là vi phạm tới luật chủ chốt trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa, một nhiệm cục buộc con người phải chấp nhận hồng ân Thiên Chúa một cách tự do, hay không chấp nhận chi hết. Cho nên, thần học về hành vi đức tin buộc Kitô hữu phải có thái độ tôn trọng và tôn kính đối với những ai không chia sẻ đức tin của mình. Điều ấy không có nghĩa là chủ trương dửng dưng về tôn giáo. Người ta không khẳng định rằng chân lý và sai lạc đều như nhau trước mặt Thiên Chúa. Tuy nhiên, họ phải khẳng định giá trị của nhân vị và tự do của hành động quyết định bản thân có tính tôn giáo.
Tất cả các điều trên rất rõ ràng. Nhưng sắc lệnh và Bản Tường Trình đã đi vào một phạm vi khác, hết sức khó khăn. Tự do tôn giáo phải là một quyền được thực thi trong xã hội, trong xã hội dân sự được tổ chức về phương diện chính trị, một xã hội tiếp nhận cơ cấu của mình từ một lệnh truyền có tính pháp lý và được cai quản bởi một thẩm quyền chính trị được thiết lập một cách hợp lệ. Khó khăn bắt đầu từ đây. Vì trong một xã hội có tổ chức, không một nhân quyền nào, ngay cả quyền tự do tôn giáo, là vô giới hạn trong việc thực thi nó. Bởi thế, vấn đề chủ chốt ở đây là: đâu là các nguyên tắc theo đó, việc thi hành trong xã hội quyền tự do tôn giáo có thể bị giới hạn một cách công chính và chính đáng? Hay, theo một điểm nhìn khác, đâu là năng quyền (competence) của chính phủ dân sự đối với việc thi hành quyền tự do tôn giáo trong xã hội? Nói một cách cụ thể, những qui tắc tài phán nào cần phải kiểm soát việc sử dụng các vũ khí cưỡng bức của pháp luật trong lãnh vực tế nhị và nhậy cảm hạng nhất này? Những câu hỏi này cực kỳ khó khăn. Nhưng ta không thể tránh né được chúng. Tự do tôn giáo không phải chỉ là vấn đề có tính đạo đức hay luân lý. Nó còn là vấn đề có tính hiến pháp nữa. Người ta gặp vấn đề này với tính cụ thể đầy đủ nhất của nó trong phạm vi luật lệ và chính phủ.
Theo ý kiến của tôi, sắc lệnh này không đủ rõ ràng và minh nhiên khi bàn tới vấn đề giới hạn về xã hội và luật lệ đối với quyền tự do tôn giáo. Quả là đúng khi nó xác quyết nguyên tắc mà cũng là một sự kiện rằng quyền tự do tôn giáo, vì diễn ra tại nơi công cộng và trong xã hội, nên phải chịu một số giới hạn hợp pháp. Theo sắc lệnh này, các giới hạn trên có thể được đặt ra nhân danh công ích, hay nhân danh quyền lợi của người khác. Tất cả những điều ấy đều đúng. Nhưng tôi thấy quá mơ hồ. Nại tới ích chung làm cơ sở cho các giới hạn hợp pháp đối với tự do tôn giáo có thể chỉ là nại tới lý do của nhà nước (lý do chính trị), một học lý nguy hiểm. Đàng khác, nại tới quyền người khác để một lần nữa làm cơ sở cho việc giới hạn tự do tôn giáo cũng có thể chỉ là che đậy cho việc nại tới quyền của đa số, cũng là một học lý nguy hiểm.
Bản Tường Trình có đôi chút thỏa mãn hơn. Vì nó rõ ràng tiếp nhận quan điểm pháp lý về nhà nước từng được Đức Piô XII khai triển, và được Đức Gioan XXIII nhấn mạnh một cách sắc nét hơn trong Hoà Bình Trên Trái Đất. Các vị giáo hoàng này đặt qua một bên quan niệm về nhà nước có tính Aritốt và đạo đức nhiều hơn, từng gặp thấy nơi Đức Lêô XIII. Do đó, Bản Tường Trình đã minh xác rằng yếu tố đệ nhất đẳng của ích chung hệ ở việc che chở và cổ xúy hợp pháp toàn bộ lãnh vực các quyền và tự do bản thân vốn thuộc nhân vị theo nghĩa hẹp. Vì thế, Bản Tường Trình cũng làm sáng tỏ điều này: vi phạm các quyền bản thân của con người, trong đó đặc biệt có quyền tự do tôn giáo, không thể được biện minh bằng cách nại tới ích chung. Việc vi phạm các quyền bản thân như thế là vi phạm chính ích chung. Đây quả là một nền triết lý chính trị và tài phán học có giá trị.
Tuy nhiên, theo tôi, ta cần phải đi thêm bước nữa. Và ở đây, tôi nói trong tư cách một người Hoa Kỳ, xuất thân từ truyền thống chính trị, luật lệ và tài phán Anh và Hoa Kỳ. Hệ thống hiến pháp Hoa Kỳ đặt căn bản hoàn toàn trên hai nguyên tắc nền tảng này: thứ nhất, con người được Đấng Tạo Hóa phú ban cho các quyền bất khả nhượng; thứ hai, chính phủ và trật tự luật lệ hiện hữu chủ yếu là để bào vệ và cổ xúy các quyền đó. Các nguyên tắc này đã được Đức Piô XII và Gioan XXIII xác nhận một cách rõ ràng. Tuy nhiên, hệ thống Hoa Kỳ còn tôn vinh một nguyên tắc khác, tức nguyên tắc chính phủ không có năng quyền phán đoán hay làm trọng tài trong lãnh vực chân lý tôn giáo, cũng như trong các lãnh vực nghệ thuật và khoa học.
Chính phủ là một thẩm quyền thế tục mà năng quyền được giới hạn vào các sự việc tạm thời và trần thế của con người, là những chủ thể phải sống với nhau trong công lý, hòa bình và tự do. Do đó, chính phủ sẽ hành động quá thẩm quyền (ultra vires) của mình, nếu nó để cho mình phán đoán tôn giáo này đúng tôn giáo kia sai
Chính phủ càng hành động quá thẩm quyền một cách hiển nhiên hơn nữa nếu nó áp đặt lên người dân, bằng phương thế luật lệ, bất cứ phán đoán thần học nào; nghĩa là nếu nó dám dùng luật lệ mà xác quyết rằng một tôn giáo đặc thù nào đó, như Công Giáo chẳng hạn, phải được coi là tôn giáo của cộng đồng quốc gia.
Nguyên tắc trên, tức nguyên tắc cho rằng thẩm quyền chính trị không có năng quyền trong lãnh vực tôn giáo, đã gắn chặt một cách sâu sắc vào truyền thống chính trị chân thực của Phương Tây Kitô Giáo. Nó cũng đã được khẳng định trong truyền thống thần học của Giáo Hội. Đức Lêô XIII chẳng hạn đã làm rất sáng tỏ rằng thẩm quyền chính trị không có bất cứ vai tò nào trong việc săn sóc các linh hồn (cura animarum) hay trong việc kiểm soát tâm trí con người (regimen animorum).
Lẽ dĩ nhiên, nguyên tắc chính trị trên có bị lu mờ tại Âu Châu trong nhiều thế kỷ, phần lớn do hậu quả việc ra đời của chủ nghĩa vương quyền tuyệt đối và chính sách "Kết Hợp Giữa Ngôi Báu và Bàn Thờ”. Tuy nhiên, truyền thống đích thực đã được duy trì trong hệ thống hiến pháp Hoa Kỳ.
Chủ nghĩa tuyệt đối không bao giờ đặt chân lên Hoa Kỳ; việc này được cả Giáo Hội lẫn người Hoa Kỳ hân hoan. Cùng với đồng bào tôi, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, tôi muốn thấy nguyên tắc này được xác quyết trong bản văn sau cùng của công đồng về tự do tôn giáo. Theo tôi điều ấy hết sức chủ yếu đối với trường hợp tự do tôn giáo trong xã hội. Nó hoàn tất các luận chứng thần học bằng cách thêm cho chúng một luận chứng chính trị vững mạnh. Và nguyên tắc chính trị này, tức nguyên tắc cho rằng thẩm quyền chính trị không có năng quyền trong lãnh vực tôn giáo, cần phải được nại tới một cách đặc biệt khi có vấn đề áp đặt các hạn chế của luật pháp lên việc tự do thực hành tôn giáo trong xã hội.
Bản Tường Trình còn bàn đầy đủ tới một vấn đề khác trong vấn đề này. Đó là vấn đề thần học. Sự kiện là: thoạt nhìn, các khẳng định trong Hòa Bình Trên Trái Đất liên quan tới quyền tự do tôn giáo cũng như các hậu quả pháp lý của quyền này xem ra như trực tiếp mâu thuẫn với các tuyên bố của Giáo Hội trong thế kỷ 19, là các tuyên bố hình như đã bác bỏ quyền này. Bản Tường Trình xử lý vấn đề này trong cung cách duy nhất mà cuối cùng nó có thể xử lý, nghĩa là bằng cách nhìn tới vấn đề phát triển đúng và chân thực của nó, cả trong học lý của Giáo Hội lẫn trong quan tâm mục vụ của Giáo Hội đối với phẩm giá và quyền tự do của con người.
Để kết luận, tôi xin nhận định điều này: hai vấn đề chủ yếu đang thách thức Công Đồng. Vấn đề thứ nhất có tính mục vụ và đại kết. Giáo Hội luôn tranh đấu cho tự do và cho tự do của con cái mình. Vấn đề hiện nay là: liệu Giáo Hội có dám nối dài quan tâm mục vụ của mình quá bên kia biên giới riêng để đảm nhận một vai trò bảo trợ tích cực đối với tự do nói chung của con người nhân bản, vốn được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Người, và được máu Chúa Kitô cứu chuộc, nhưng hiện đang chịu áp lực nặng nề đối với mọi sự được nhân phẩm và tự do bản thân biểu tượng. Vấn đề thứ hai có tính học lý. Việc đảm nhận mối quan tâm mục vụ phổ quát này có chính đáng hay không? Nó có được đặt cơ sở trên truyền thống học lý của Giáo Hội liên quan tới nhân phẩm và các quyền của con người hay không? Tôi nghĩ câu trả lời phải khẳng định, nếu hiểu truyền thống của Giáo Hội trong chính bản chất của nó, nghĩa là một truyền thống càng ngày càng hiểu chân lý cách trọn vẹn hơn.