Chúa nhật XVI thường niên
“Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác, sấm ngôn của Đức Chúa” ( Gr 23,1 )… “Này Ta để ý đến các hành vi gian ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi…”( c.3 ). Các hành vi gian ác của các mục tử đã rõ ràng với lời nguyền rủa của Giavê qua miệng tiên tri Giêrêmia. Đó là những mục tử làm cho đàn chiên tan tác vì chẳng lưu tâm gì đến đàn chiên. Đó là những mục tử chỉ biết lo cho bản thân, mãi mê kiếm tìm quyền lực, thu tích của cải. Và chuyện gì sẽ đến, rồi sẽ đến, đó là sự vinh thân phì da và sự sa đoạ cách này kiểu khác của những người mang danh mục tử. Các hậu quả mà chính vị mục tử gánh lấy có thể không xảy ra ở đời này nhưng chắc chắn không thể tránh được ở đời sau. Tuy nhiên, với chính đàn chiên thì hậu quả như nhãn tiền ở đời này. Đàn chiên tan tác, con thì gầy yếu, con thì bệnh tật, con thì bỏ mạng dưới móng vuốt của thú dữ rừng hoang… Chính vì lợi ích của đàn chiên nên Thiên Chúa không thể không ra tay đúng lúc, đúng thời. Người sẽ loại bỏ các mục tử vô tâm và bất nhân ấy để rồi “sẽ cho xuất hiện các mục tử tốt lành”(c.4 ).
Vị mục tử tốt lành “chính danh” đã xuất hiện. Có thể nói rằng một người duy nhất trong nhân loại đã tự giới thiệu: “Ta là mục tử tốt lành” ( Ga 10,11 ) đó là Chúa Giêsu Kitô, Cứu Chúa của chúng ta. Đây là một sự tự khẳng định không phải liều lĩnh hay khoa trương, nhưng rất có căn cứ. Chính con người và cuộc đời của Chúa Giêsu mà Tin Mừng tường thuật xác nhận cho ta căn cứ này. Tin mừng Thánh Gioan trình bày khá đấy đủ về hình ảnh vị mục tử nhân lành. Đó là người biết chiên, sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đàn chiên, là người luôn đi trước đàn chiên để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi và dòng suối mát, để bảo vệ đàn chiên trước nanh vuốt của sói dữ và ác thù. Chúa Nhật XVI TN B, Mẹ Hội Thánh giới thiệu cho chúng ta đoạn Tin Mừng thánh Maccô mô tả một vài nét về vị mục tử ấy, đó là người biết quan tâm đến đàn chiên cách cá thể và cụ thể, toàn diện và đến cùng.
1.Yêu thương cách cá thể và cụ thể: Giêsu không chỉ yêu thương đàn chiên cách tổng thể nhưng còn với tính cách cá thể từng chiên một. Người sẵn sàng bỏ 99 con chiên để tìm cho đựơc một con chiên lạc bầy. Đó là người phụ nữ bị bệnh băng huyết đã 12 năm. Đó là người bại tay trong một Hội Đường nhân ngày hưu lễ. Đó là hai người bị quỷ ám ở vùng Ghêrada, là em bé con ông Giairô, trưởng Hội đường đựơc chỗi dậy từ cõi chết. Và giờ đây, đó là nhóm Mười Hai tông đồ đang mệt nhoài vì chuyến đi truyền giáo vất vả.
Tình yêu của mục tử Giêsu không dừng lại ở tình cảm xuông, nhưng luôn được thể hiện bằng hành động cụ thể, thiết thực, thấy được, cảm đựợc và chứng nghiệm được. Không phải chúng ta cổ võ chủ nghĩa duy hiệu năng nhưng lắm khi việc coi thường các kết quả bên ngoài cũng là một trong những cách thế che đậy sự thiếu dấn thân tích cực hoặc biện minh cho một thứ tình cảm hời hợt trên môi miệng.
2.Yêu thương cách toàn diện: Vị mục tử Giêsu không phải yêu thương đàn chiên cách phiếm diện hoặc chỉ có linh hồn hay chỉ có thể xác. Người chăm sóc đàn chiên cách toàn diện cả xác lẫn hồn. Không chỉ rao giảng tin mừng cho dân chúng, nhưng khi thấy họ đang cồn cào vì bụng đói thì Người đã cho họ no nê bằng bánh và cá. Người không chỉ chữa lành bệnh tật cho chiên mà còn xua trừ ma quỷ ra khỏi chiên. Người không chỉ nhắm đến chuyện tâm linh mà còn lo lắng cả phương diện thể lý của các môn đệ. “Các con hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” ( Mc 6,31 ). Một lời chỉ dạy vừa thân tình vừa thiết thực. Giữa một thế giới đầy tiếng động, lắm tất bật do bởi công việc, nhiều căng thẳng vì các kế hoạch, chương trình chồng chất… thì một vài giây phút nghỉ ngơi, thư giãn quả là rất cần thiết cho thể lý và tâm hồn. Ai không biết nghỉ ngơi thì cũng khờ dại không kém gì người lười biếng không chịu làm việc. Một vị thầy vừa lo lắng cho các môn sinh việc làm là sai đi truyền giáo sau khi đã ban cho họ quyền trên bệnh tật và ma quỷ, nay lại còn lo cho họ cả chuyện nghỉ ngơi, đích thật là vị mục tử tốt lành.
3.Yêu thương cho đến cùng: Nói đến tính đến cùng trong tình yêu của vị mục tử Giêsu, chúng ta dễ dàng liên tưởng đến việc Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên. Tuy nhiên bài Tin Mừng Chúa Nhật này lại cho ta thấy một nét trong tình yêu đến cùng của Người đó là sẵn sàng từ bỏ nhu cầu chính đáng của mình vì nhu cầu cấp thiết của đàn chiên. “Ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” ( c.34 ).
Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta không chỉ mong mà còn khao khát có được nhiều mục tử tốt lành. Chúng ta cầu nguyện. Quả không sai. Thế nhưng, chúng ta đừng quên Chúa muốn thánh ý của Người được thể hiện qua những con người, qua chúng ta. Hãy nỗ lực cộng tác với Chúa để loại ra khỏi cộng đoàn những mục tử gian ác, những mục tử chỉ biết mưu cầu lợi ích bản thân, những mục tử làm đàn chiên tan tác, những mục tử không có tấm lòng với chiên, không lo lắng cho đàn chiên cách cá thể từng chiên một, cách cụ thể bằng hành động. Hãy loại ra khỏi cộng đoàn những mục tử không biết yêu thương đàn chiên cách toàn diện cả xác lẫn hồn, cả chuyện tâm linh lẫn đời sống thể lý, kinh tế văn hoá… Và hãy loại đi cả những mục tử chỉ biết đặt nhu cầu của mình, cho dù là chính đáng, lên trên nhu cầu cấp thiết của đàn chiên.
Nghe hai từ loại bỏ thì có vẻ nhẫn tâm và bất hiếu hay vô đạo. Cách riêng với tâm lý Á đông thì thường không nỡ “cạn tào ráo máng”. Hơn nữa, tín hữu chúng ta vốn sợ mang tai mang tiếng khi có chuyện đụng chạm đến các đấng bậc bề trên. Hình như bà con người dân Vinh, người dân xứ Nghệ rất sợ mang tiếng chống cha, chống cụ, và lại còn sợ Chúa phạt, khiến cả gia đình ngóc đầu lên không nỗi. Dĩ nhiên, nếu chúng ta loại bỏ các mục tử gian ác bằng các phương thế tiêu cực thì quả là đáng trách và không phải phép. Không ai là không thể đổi thay. Vậy cách thế tích cực hơn là hãy tìm cách xây dựng các chủ chăn vô tình, tắc trách, thành những mục tử nhân hậu, tốt lành theo khả năng và hoàn cảnh của chúng ta. Các phương thế xây dựng thì đủ kiểu, nhiều cách, miễn sao chúng được thực thi trong đức ái.
Năm linh mục đã mở ra. Không riêng gì các linh mục phải nỗ lực thánh hóa bản thân mà cả cộng đoàn dân Chúa phải tích cực dệt xây cho chiên trong đàn lẫn ngoài đàn có thêm nhiều mục tử tốt lành, chính danh, chính hiệu.
“Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác, sấm ngôn của Đức Chúa” ( Gr 23,1 )… “Này Ta để ý đến các hành vi gian ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi…”( c.3 ). Các hành vi gian ác của các mục tử đã rõ ràng với lời nguyền rủa của Giavê qua miệng tiên tri Giêrêmia. Đó là những mục tử làm cho đàn chiên tan tác vì chẳng lưu tâm gì đến đàn chiên. Đó là những mục tử chỉ biết lo cho bản thân, mãi mê kiếm tìm quyền lực, thu tích của cải. Và chuyện gì sẽ đến, rồi sẽ đến, đó là sự vinh thân phì da và sự sa đoạ cách này kiểu khác của những người mang danh mục tử. Các hậu quả mà chính vị mục tử gánh lấy có thể không xảy ra ở đời này nhưng chắc chắn không thể tránh được ở đời sau. Tuy nhiên, với chính đàn chiên thì hậu quả như nhãn tiền ở đời này. Đàn chiên tan tác, con thì gầy yếu, con thì bệnh tật, con thì bỏ mạng dưới móng vuốt của thú dữ rừng hoang… Chính vì lợi ích của đàn chiên nên Thiên Chúa không thể không ra tay đúng lúc, đúng thời. Người sẽ loại bỏ các mục tử vô tâm và bất nhân ấy để rồi “sẽ cho xuất hiện các mục tử tốt lành”(c.4 ).
Vị mục tử tốt lành “chính danh” đã xuất hiện. Có thể nói rằng một người duy nhất trong nhân loại đã tự giới thiệu: “Ta là mục tử tốt lành” ( Ga 10,11 ) đó là Chúa Giêsu Kitô, Cứu Chúa của chúng ta. Đây là một sự tự khẳng định không phải liều lĩnh hay khoa trương, nhưng rất có căn cứ. Chính con người và cuộc đời của Chúa Giêsu mà Tin Mừng tường thuật xác nhận cho ta căn cứ này. Tin mừng Thánh Gioan trình bày khá đấy đủ về hình ảnh vị mục tử nhân lành. Đó là người biết chiên, sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đàn chiên, là người luôn đi trước đàn chiên để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi và dòng suối mát, để bảo vệ đàn chiên trước nanh vuốt của sói dữ và ác thù. Chúa Nhật XVI TN B, Mẹ Hội Thánh giới thiệu cho chúng ta đoạn Tin Mừng thánh Maccô mô tả một vài nét về vị mục tử ấy, đó là người biết quan tâm đến đàn chiên cách cá thể và cụ thể, toàn diện và đến cùng.
1.Yêu thương cách cá thể và cụ thể: Giêsu không chỉ yêu thương đàn chiên cách tổng thể nhưng còn với tính cách cá thể từng chiên một. Người sẵn sàng bỏ 99 con chiên để tìm cho đựơc một con chiên lạc bầy. Đó là người phụ nữ bị bệnh băng huyết đã 12 năm. Đó là người bại tay trong một Hội Đường nhân ngày hưu lễ. Đó là hai người bị quỷ ám ở vùng Ghêrada, là em bé con ông Giairô, trưởng Hội đường đựơc chỗi dậy từ cõi chết. Và giờ đây, đó là nhóm Mười Hai tông đồ đang mệt nhoài vì chuyến đi truyền giáo vất vả.
Tình yêu của mục tử Giêsu không dừng lại ở tình cảm xuông, nhưng luôn được thể hiện bằng hành động cụ thể, thiết thực, thấy được, cảm đựợc và chứng nghiệm được. Không phải chúng ta cổ võ chủ nghĩa duy hiệu năng nhưng lắm khi việc coi thường các kết quả bên ngoài cũng là một trong những cách thế che đậy sự thiếu dấn thân tích cực hoặc biện minh cho một thứ tình cảm hời hợt trên môi miệng.
2.Yêu thương cách toàn diện: Vị mục tử Giêsu không phải yêu thương đàn chiên cách phiếm diện hoặc chỉ có linh hồn hay chỉ có thể xác. Người chăm sóc đàn chiên cách toàn diện cả xác lẫn hồn. Không chỉ rao giảng tin mừng cho dân chúng, nhưng khi thấy họ đang cồn cào vì bụng đói thì Người đã cho họ no nê bằng bánh và cá. Người không chỉ chữa lành bệnh tật cho chiên mà còn xua trừ ma quỷ ra khỏi chiên. Người không chỉ nhắm đến chuyện tâm linh mà còn lo lắng cả phương diện thể lý của các môn đệ. “Các con hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” ( Mc 6,31 ). Một lời chỉ dạy vừa thân tình vừa thiết thực. Giữa một thế giới đầy tiếng động, lắm tất bật do bởi công việc, nhiều căng thẳng vì các kế hoạch, chương trình chồng chất… thì một vài giây phút nghỉ ngơi, thư giãn quả là rất cần thiết cho thể lý và tâm hồn. Ai không biết nghỉ ngơi thì cũng khờ dại không kém gì người lười biếng không chịu làm việc. Một vị thầy vừa lo lắng cho các môn sinh việc làm là sai đi truyền giáo sau khi đã ban cho họ quyền trên bệnh tật và ma quỷ, nay lại còn lo cho họ cả chuyện nghỉ ngơi, đích thật là vị mục tử tốt lành.
3.Yêu thương cho đến cùng: Nói đến tính đến cùng trong tình yêu của vị mục tử Giêsu, chúng ta dễ dàng liên tưởng đến việc Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên. Tuy nhiên bài Tin Mừng Chúa Nhật này lại cho ta thấy một nét trong tình yêu đến cùng của Người đó là sẵn sàng từ bỏ nhu cầu chính đáng của mình vì nhu cầu cấp thiết của đàn chiên. “Ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” ( c.34 ).
Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta không chỉ mong mà còn khao khát có được nhiều mục tử tốt lành. Chúng ta cầu nguyện. Quả không sai. Thế nhưng, chúng ta đừng quên Chúa muốn thánh ý của Người được thể hiện qua những con người, qua chúng ta. Hãy nỗ lực cộng tác với Chúa để loại ra khỏi cộng đoàn những mục tử gian ác, những mục tử chỉ biết mưu cầu lợi ích bản thân, những mục tử làm đàn chiên tan tác, những mục tử không có tấm lòng với chiên, không lo lắng cho đàn chiên cách cá thể từng chiên một, cách cụ thể bằng hành động. Hãy loại ra khỏi cộng đoàn những mục tử không biết yêu thương đàn chiên cách toàn diện cả xác lẫn hồn, cả chuyện tâm linh lẫn đời sống thể lý, kinh tế văn hoá… Và hãy loại đi cả những mục tử chỉ biết đặt nhu cầu của mình, cho dù là chính đáng, lên trên nhu cầu cấp thiết của đàn chiên.
Nghe hai từ loại bỏ thì có vẻ nhẫn tâm và bất hiếu hay vô đạo. Cách riêng với tâm lý Á đông thì thường không nỡ “cạn tào ráo máng”. Hơn nữa, tín hữu chúng ta vốn sợ mang tai mang tiếng khi có chuyện đụng chạm đến các đấng bậc bề trên. Hình như bà con người dân Vinh, người dân xứ Nghệ rất sợ mang tiếng chống cha, chống cụ, và lại còn sợ Chúa phạt, khiến cả gia đình ngóc đầu lên không nỗi. Dĩ nhiên, nếu chúng ta loại bỏ các mục tử gian ác bằng các phương thế tiêu cực thì quả là đáng trách và không phải phép. Không ai là không thể đổi thay. Vậy cách thế tích cực hơn là hãy tìm cách xây dựng các chủ chăn vô tình, tắc trách, thành những mục tử nhân hậu, tốt lành theo khả năng và hoàn cảnh của chúng ta. Các phương thế xây dựng thì đủ kiểu, nhiều cách, miễn sao chúng được thực thi trong đức ái.
Năm linh mục đã mở ra. Không riêng gì các linh mục phải nỗ lực thánh hóa bản thân mà cả cộng đoàn dân Chúa phải tích cực dệt xây cho chiên trong đàn lẫn ngoài đàn có thêm nhiều mục tử tốt lành, chính danh, chính hiệu.