Năm nay đánh dấu việc kỷ niệm 20 năm ngày sụp đổ của chế độ Cộng sản tại Trung và Đông Âu. Nhiều người chắc hẳn vẫn còn nhớ sự sụp đổ này khởi đi từ những nước là thành trì Cộng sản như Ba Lan, Đông Đức và Hungary, một số khác có thể sẽ hồi tưởng lại di sản kinh hoàng của chủ nghĩa Mác: hàng triệu người chết và bị tra tấn, bị "tái giáo dục" và lao động khổ sai, bị đấu tố, những phá hủy đối với nền kinh tế và môi trường tồi tệ nhất chưa từng có trong lịch sử.
Như nhà triết học quá cố chuyên nghiên cứu, phê bình về chủ nghĩa Mác Leszek Kolakowski, đã kết luận trong bộ sách "Main Currents of Marxism" của ông rằng, sự sụp đổ của chế độ Cộng sản không phải là điều tình cờ hay ngẫu nhiên. Đó là kết quả tất yếu như của triết học Mác đã nói. Qua định nghĩa, không có bất kỳ cương lĩnh chính trị nào được xây dựng trên quan điểm duy vật rõ ràng đến mức có thể tự xem chính nó là giới hạn bởi ý tưởng xuất phát từ phẩm giá thiên bẩm của con người, hay bất cứ điều gì gợi ý đến một chiều kích còn-hơn-là-máu-thịt đối với sự sống con người.
Đó là lý do tại sao những chế độ theo chủ nghĩa Mác lúc nào cũng thù địch với niềm tin tôn giáo. Chi tiết khác là một số tôn giáo - như Cơ Đốc Giáo - luôn khẳng định rằng có những giới hạn cố hữu đối với quyền lực nhà nước, bao gồm những thực hành của "nền chuyên chính vô sản". Để chấp nhận ý niệm tự do tôn giáo, dựa trên trách nhiệm của mọi người để tìm kiếm sự thật, có nghĩa là chính quyền Cộng sản thừa nhận một nhà nước bị giới hạn bởi học thuyết của họ. Và đó là điều mà không một nhà nước Cộng sản nào có thể thực sự thừa nhận.
Do vậy, không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi chính quyền Cộng sản bách hại dã man Giáo hội Chính Thống trong phạm vi tất cả các nước thuộc liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Sô Viết giữa những năm 1920 và 1940, giết hại hàng ngàn giáo sĩ. Cũng không phải là tình cờ khi Giáo hội Công giáo trong suốt những năm sau chiến tranh tại Trung và Đông Âu đã cảm nhận rõ rệt sự đàn áp của nhà nước Cộng sản, với việc hàng ngàn linh mục và nữ tu bị bắt giữ, tra tấn và tử hình, các tín hữu thực hành đạo bị quẳng ra ngoài lề của xã hội.
Sẽ thật tốt đẹp nếu đó đơn thuần chỉ là lịch sử, nhưng nếu bất cứ khi nào chúng ta cần một bằng chứng về việc chế độ Cộng sản không hề thay đổi, thì hãy nhìn xem sự đối đầu ngày càng lớn giữa Giáo hội Công giáo và nhà cầm quyền Cộng sản tại Việt Nam.
Hiện nay có hơn 6 triệu người Công giáo ở Việt Nam (tức là chiếm khoảng 8% dân số). Họ là thiểu số tôn giáo lớn nhất trong một quốc gia Cộng sản toàn trị kể từ năm 1975. Cũng giống như mọi chế độ Cộng sản khác, Việt Nam có những chiến dịch "tái giáo dục" dân chúng. Chế độ này đã sách nhiễu Giáo hội Công giáo trong suốt một thời gian dài. Không có biểu tượng nào minh chứng điều đó rõ ràng hơn việc Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, được thừa nhận rộng rãi như một vị thánh của thời đại, đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bỏ tù suốt 13 năm trường, trong đó 9 năm bị biệt giam. Sau khi trả tự do cho ngài, chính quyền toàn trị tại Việt Nam trục xuất vị Hồng y này khỏi lãnh thổ để rồi sau đó Hồng y được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đón nhận ngay tại Vatican.
Một vài lý do khiến Giáo hội Công giáo nhận lấy sự áp bức này từ chính quyền Việt Nam là do có liên quan đến lịch sử. Những người cầm quyền tại Việt Nam nhận thức được sâu sắc rằng những người Công giáo từng nằm trong số những nhóm chống đối chế độ mạnh mẽ nhất suốt cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhiều người Việt Nam khác cũng bị đồng hóa với Công giáo khi họ ủng hộ chính quyền thực dân Pháp.
Tuy nhiên, điều đó chỉ là một khía cạnh bên lề khi giải thích về sự đàn áp dã man không nương tay hiện nay đối với người Công giáo trên khắp Việt Nam. Nói một cách đơn giản, thái cực này xuất phát từ sự tham nhũng và mục nát của chính quyền.
Như các Giám mục Việt Nam đã khẳng định trong thư chung năm 2008, tham nhũng là quốc nạn trầm trọng của đất nước này. Điều này cũng đúng đối với bất kỳ quốc gia nào, nơi mà nhà nước không bị ràng buộc bởi nền luật pháp và những khuyến khích cơ bản của họ cho việc thực hành lấy cắp tài sản của người khác thay vì làm giàu bằng khả năng kinh doanh chân chính. Tuy nhiên, Việt Nam bị Tổ chức Minh bạch Quốc tế liệt vào danh sách những nước tham nhũng nhất thế giới, cùng với đàn anh Trung Quốc.
Thủ đoạn gần đây được thực hiện rộng rãi của giai cấp chính trị Cộng sản Việt Nam là "trưng dụng" đất đai của nông dân rồi bán chúng lại cho những nhà đấu thầu với giá cao nhất, trong khi âm thầm bỏ túi những khoản lợi nhuận cao ngất và rũ tay phủi bụi khỏi những cáo buộc của người dân. Giáo hội Công giáo từ lâu đã đồng hành bên cạnh những vấn đề của người nông dân Việt Nam. Qua thông cáo hồi năm ngoái của Hội Đồng Giám Mục, các Đức cha Việt Nam đã nhấn mạnh rằng quyền lợi tài sản cá nhân phải được tôn trọng.
Tài sản của Giáo hội giờ đây lại đang trở thành mục tiêu bị chiếm dụng. Chẳng hạn như vào cuối năm 2008, nhà cầm quyền tỉnh Vĩnh Long đã tuyên bố "hợp thức hóa" mảnh đất từng là trại trẻ mồ côi của các nữ tu để xây dựng thành khách sạn. Gần hơn nữa là vụ nhà cầm quyền Hà Nội thừa nhận vụ một mảnh đất là sở hữu của một Tu viện Công giáo từ năm 1928, nay được nhà nước dùng để xây dựng khu dân cư.
Những câu chuyện bên trên được lặp đi lặp lại trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Để đáp trả, hàng ngàn người Công giáo đã phản đối trong suốt cả năm qua bằng các buổi cầu nguyện ôn hòa. Nhưng, theo như Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, thì những hành động trả đũa của nhà nước là đe dọa và bạo lực. Những người Công giáo này bị chính quyền lên án và dùng cụm từ theo đúng kiểu Mác-xít là "phản cách mạng", bị bắt giữ và bị đấu tố. Các linh mục và nữ tu thì bị đánh thương tích trầm trọng bởi lực lượng cảnh sát và "quần chúng tự phát". Một phụ nữ đã nói với Tổ chức Ân xá Quốc tế rằng: "Chúng nói những lời thô tục xúc phạm ông bà tổ tiên chúng tôi, chúng còn nói những thứ đại loại như 'giết chết thằng Tổng Giám Mục', 'giết chết bọn linh mục'."
Việt Nam là một quốc gia nơi mà chủ nghĩa Mác, được mô tả chuẩn xác bởi Kolakowski là "thứ quái dị vĩ đại nhất trong thế kỷ chúng ta sống", đã một lần nữa phơi bày ra điều không gì khác hơn ngoài một vỏ bọc huyền ảo cho tầng lớp chính trị tham nhũng, mục nát đang cố nắm lấy quyền lực và sống dựa vào sức lao động của người khác. Và, một lần nữa, người Kitô hữu và lý tưởng vì tự do tôn giáo của họ đang phải trả giá đắt bởi dám lên tiếng đòi công lý tại quốc gia này.
Như nhà triết học quá cố chuyên nghiên cứu, phê bình về chủ nghĩa Mác Leszek Kolakowski, đã kết luận trong bộ sách "Main Currents of Marxism" của ông rằng, sự sụp đổ của chế độ Cộng sản không phải là điều tình cờ hay ngẫu nhiên. Đó là kết quả tất yếu như của triết học Mác đã nói. Qua định nghĩa, không có bất kỳ cương lĩnh chính trị nào được xây dựng trên quan điểm duy vật rõ ràng đến mức có thể tự xem chính nó là giới hạn bởi ý tưởng xuất phát từ phẩm giá thiên bẩm của con người, hay bất cứ điều gì gợi ý đến một chiều kích còn-hơn-là-máu-thịt đối với sự sống con người.
Đó là lý do tại sao những chế độ theo chủ nghĩa Mác lúc nào cũng thù địch với niềm tin tôn giáo. Chi tiết khác là một số tôn giáo - như Cơ Đốc Giáo - luôn khẳng định rằng có những giới hạn cố hữu đối với quyền lực nhà nước, bao gồm những thực hành của "nền chuyên chính vô sản". Để chấp nhận ý niệm tự do tôn giáo, dựa trên trách nhiệm của mọi người để tìm kiếm sự thật, có nghĩa là chính quyền Cộng sản thừa nhận một nhà nước bị giới hạn bởi học thuyết của họ. Và đó là điều mà không một nhà nước Cộng sản nào có thể thực sự thừa nhận.
Do vậy, không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi chính quyền Cộng sản bách hại dã man Giáo hội Chính Thống trong phạm vi tất cả các nước thuộc liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Sô Viết giữa những năm 1920 và 1940, giết hại hàng ngàn giáo sĩ. Cũng không phải là tình cờ khi Giáo hội Công giáo trong suốt những năm sau chiến tranh tại Trung và Đông Âu đã cảm nhận rõ rệt sự đàn áp của nhà nước Cộng sản, với việc hàng ngàn linh mục và nữ tu bị bắt giữ, tra tấn và tử hình, các tín hữu thực hành đạo bị quẳng ra ngoài lề của xã hội.
Sẽ thật tốt đẹp nếu đó đơn thuần chỉ là lịch sử, nhưng nếu bất cứ khi nào chúng ta cần một bằng chứng về việc chế độ Cộng sản không hề thay đổi, thì hãy nhìn xem sự đối đầu ngày càng lớn giữa Giáo hội Công giáo và nhà cầm quyền Cộng sản tại Việt Nam.
Hiện nay có hơn 6 triệu người Công giáo ở Việt Nam (tức là chiếm khoảng 8% dân số). Họ là thiểu số tôn giáo lớn nhất trong một quốc gia Cộng sản toàn trị kể từ năm 1975. Cũng giống như mọi chế độ Cộng sản khác, Việt Nam có những chiến dịch "tái giáo dục" dân chúng. Chế độ này đã sách nhiễu Giáo hội Công giáo trong suốt một thời gian dài. Không có biểu tượng nào minh chứng điều đó rõ ràng hơn việc Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, được thừa nhận rộng rãi như một vị thánh của thời đại, đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bỏ tù suốt 13 năm trường, trong đó 9 năm bị biệt giam. Sau khi trả tự do cho ngài, chính quyền toàn trị tại Việt Nam trục xuất vị Hồng y này khỏi lãnh thổ để rồi sau đó Hồng y được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đón nhận ngay tại Vatican.
Một vài lý do khiến Giáo hội Công giáo nhận lấy sự áp bức này từ chính quyền Việt Nam là do có liên quan đến lịch sử. Những người cầm quyền tại Việt Nam nhận thức được sâu sắc rằng những người Công giáo từng nằm trong số những nhóm chống đối chế độ mạnh mẽ nhất suốt cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhiều người Việt Nam khác cũng bị đồng hóa với Công giáo khi họ ủng hộ chính quyền thực dân Pháp.
Tuy nhiên, điều đó chỉ là một khía cạnh bên lề khi giải thích về sự đàn áp dã man không nương tay hiện nay đối với người Công giáo trên khắp Việt Nam. Nói một cách đơn giản, thái cực này xuất phát từ sự tham nhũng và mục nát của chính quyền.
Như các Giám mục Việt Nam đã khẳng định trong thư chung năm 2008, tham nhũng là quốc nạn trầm trọng của đất nước này. Điều này cũng đúng đối với bất kỳ quốc gia nào, nơi mà nhà nước không bị ràng buộc bởi nền luật pháp và những khuyến khích cơ bản của họ cho việc thực hành lấy cắp tài sản của người khác thay vì làm giàu bằng khả năng kinh doanh chân chính. Tuy nhiên, Việt Nam bị Tổ chức Minh bạch Quốc tế liệt vào danh sách những nước tham nhũng nhất thế giới, cùng với đàn anh Trung Quốc.
Thủ đoạn gần đây được thực hiện rộng rãi của giai cấp chính trị Cộng sản Việt Nam là "trưng dụng" đất đai của nông dân rồi bán chúng lại cho những nhà đấu thầu với giá cao nhất, trong khi âm thầm bỏ túi những khoản lợi nhuận cao ngất và rũ tay phủi bụi khỏi những cáo buộc của người dân. Giáo hội Công giáo từ lâu đã đồng hành bên cạnh những vấn đề của người nông dân Việt Nam. Qua thông cáo hồi năm ngoái của Hội Đồng Giám Mục, các Đức cha Việt Nam đã nhấn mạnh rằng quyền lợi tài sản cá nhân phải được tôn trọng.
Tài sản của Giáo hội giờ đây lại đang trở thành mục tiêu bị chiếm dụng. Chẳng hạn như vào cuối năm 2008, nhà cầm quyền tỉnh Vĩnh Long đã tuyên bố "hợp thức hóa" mảnh đất từng là trại trẻ mồ côi của các nữ tu để xây dựng thành khách sạn. Gần hơn nữa là vụ nhà cầm quyền Hà Nội thừa nhận vụ một mảnh đất là sở hữu của một Tu viện Công giáo từ năm 1928, nay được nhà nước dùng để xây dựng khu dân cư.
Những câu chuyện bên trên được lặp đi lặp lại trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Để đáp trả, hàng ngàn người Công giáo đã phản đối trong suốt cả năm qua bằng các buổi cầu nguyện ôn hòa. Nhưng, theo như Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, thì những hành động trả đũa của nhà nước là đe dọa và bạo lực. Những người Công giáo này bị chính quyền lên án và dùng cụm từ theo đúng kiểu Mác-xít là "phản cách mạng", bị bắt giữ và bị đấu tố. Các linh mục và nữ tu thì bị đánh thương tích trầm trọng bởi lực lượng cảnh sát và "quần chúng tự phát". Một phụ nữ đã nói với Tổ chức Ân xá Quốc tế rằng: "Chúng nói những lời thô tục xúc phạm ông bà tổ tiên chúng tôi, chúng còn nói những thứ đại loại như 'giết chết thằng Tổng Giám Mục', 'giết chết bọn linh mục'."
Việt Nam là một quốc gia nơi mà chủ nghĩa Mác, được mô tả chuẩn xác bởi Kolakowski là "thứ quái dị vĩ đại nhất trong thế kỷ chúng ta sống", đã một lần nữa phơi bày ra điều không gì khác hơn ngoài một vỏ bọc huyền ảo cho tầng lớp chính trị tham nhũng, mục nát đang cố nắm lấy quyền lực và sống dựa vào sức lao động của người khác. Và, một lần nữa, người Kitô hữu và lý tưởng vì tự do tôn giáo của họ đang phải trả giá đắt bởi dám lên tiếng đòi công lý tại quốc gia này.