Việc tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc bi đập phá và bao vây, giáo dân giáo xứ Tam Tòa ở Đồng Hới bị hành hung, đả thương và đàn áp đã gây ra một xúc động lớn trong dư luận cả ở trong lẫn ở ngoài nước.Về mặt sự kiện thì đó là những hiện tượng của một tình trạng không có luật pháp. Nhưng khi xảy ra dưới một chế độ có tên gọi “pháp quyền” thì người ta phải đặt câu hỏi đâu là pháp luật?.Việt Long phỏng vấn Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, để tìm hiểu ý kiến của ông về vấn đề này:
Chính sách phi nhân quyền, phi dân quyền
Việt Long: Kính chào Luật sư Trần Thanh Hiệp. Xin ông cho biết đứng về mặt nhân quyền ông nhận định ra sao về những gì đã xảy ra tại tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng và tại giáo xứ Tam Tòa ở Đồng Hới?
LS Trần Thanh Hiệp: Nói chung thì, như tôi trước đây đã có rất nhiều dịp trình bày trên làn sóng của Đài, chính sách không dời đổi của nhà cầm quyền đảng trị Hà Nội là phi nhân quyền về mặt pháp lý và đàn áp nhân quyền về mặt chính trị. Do đó, những gì đã diễn ra tại tu viện Bát Nhã cũng như ở giáo xứ Tam Tòa chính là hậu quả đương nhiên và lặp đi lặp lại của chính sách ấy. Tôi xin không mất công nhắc lại những lời tố cáo mạnh mẽ hay những lời khuyến cáo xây dựng nhưng không thay đổi được gì. Cho nên ngoài việc lấy thái độ phản đối và lên án bằng thuần lý luận, tôi muốn tìm cách thực tế giúp cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền có hệ thống và qui mô đang diễn ra ở trong nước.
Kiện trực tiếp quan chức Nhà nước
Việt Long: Vậy theo luật sư có cách nào để cải thiện không?
LS Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, không nên mất thêm thời giờ kéo dài những cuộc đối thoại thuần túy về luật học. Hai hệ thống pháp luật dân chủ tự do và độc tài đảng trị đã và vẫn đang hoàn toàn khác nhau, từ tinh thần đến văn tự. Vài năm nay, tôi nhận thấy nhà cầm quyền Hà Nội không đủ lý lẽ để thuyết phục mà tranh thắng, nên đã lấy thái độ không đối thoại, chỉ khẳng định một chiều đòi mọi người phải coi pháp luật phi nhân quyền của mình là có giá trị tuyệt đối gọi là “pháp quyền”. Ai không theo pháp luật của họ thì đương nhiên bị kết tội là phạm pháp. Cho nên lý luận bằng kiến thức chuyên môn của một nhà luật học chỉ vô ích. Hăy đặt mình vào hoàn cảnh thực tế của một người dân thường, thấp cổ bé miệng trước một bộ máy kìm kẹp khổng lồ. Để tìm xem trong vòng vây dày đặc và nghiêm mật ấy, người dân phải sử sự ra sao để tự vệ, nếu chưa có khả thế thay đổi số phận. Và tôi thấy có cách để họ có thể tự vệ.
Việt Long: Nhưng cũng phải là cách khả thi trong tình trạng không cân xứng giữa Nhà nước và người dân?
LS Trần Thanh Hiệp: Tất nhiên phải giúp người dân ra khỏi tình thế không cân xứng. Phải dựa vào luật pháp hiện hành, tìm những kẽ hở rồi từ đó làm thay đổi thế không cân xứng thành thế cân xứng. Muốn vậy, không có cách nào khác ngoài cách vô đơn kiện thẳng trước tòa án, buộc tòa án phải áp dụng không phải luật của quốc tế nữa mà là luật của chính Nhà nước để ngăn không cho các cơ quan chức năng nhắm mắt làm ngơ hay ném đá dấu tay. Kiện nhân viên chức năng vì họ đã nại cớ nhân dân bức xúc, hay xã hội đen, mà ngang nhiên để mặc cho an ninh bản thân, của cải, danh dự người dân bị công khai xâm phạm ngay trước mắt họ. Họ không được phép làm như thế nhưng họ đã làm nên phải kiện họ đã phạm tội chức vụ như đã được dự liệu trong Bộ luật Hình sự và bị trừng phạt cũng theo bộ luật ấy.
Việt Long: Chúng tôi hiểu là LS nói tới hình thức kiện tụng trực tiếp nhân viên công quyền phạm tội chức vụ, khác với những vụ kiện nhân viên hành chính như trước đây. Nhưng liệu người dân có đủ trình độ và khả năng chuyên môn để kiện như vậy không?
LS Trần Thanh Hiệp: Có nhiều lý do để tin rằng người dân đủ sức kiện cơ quan chức năng hữu quan của Nhà nước. Trước hết, rõ ràng là có rất nhiều điều khoản trong Bộ luật hình sự cho phép người dân kiện quan chức Nhà nước đàn áp dân. Chỉ cần vô đơn kiện để khởi động quyền công tố là tòa án phải xét xử. Dĩ nhiên, sau đó tòa án xét xử ra sao lại là một vấn đề khác, tòa án sẽ phải chịu trách nhiệm, Nhà nước sẽ phải trả lời trước dư luận quốc tế vì không áp dụng luật của chính mình. Về phần người dân không thể chỉ kêu oan rồi chờ đợi một cách vô vọng sự giúp đỡ của luật sư hay của quốc tế. Chính vì lo ngại trước việc quan chức của mình có thể bị dân kiện nên Nhà nước đã thẳng tay đàn áp các luật sư có tinh thần và can đảm bênh dân bị đàn áp. Còn về mặt quốc tế, Nhà nước dù có bị ít thiệt hại nhưng cũng phải nhượng bộ để xoa dịu dư luận trong khi đợi cơ hội tìm hình thức đàn áp mới. Sau hết, nếu dân chúng đồng loạt hành xử quyền kiện quan chức Nhà nước thì ít ra cũng một phần nào làm chùn tay đàn áp.
Việt Long: Nhưng nếu tòa án không chịu xử hay có xử thì cũng bác đơn như đã thấy xảy ra rồi…
LS Trần Thanh Hiệp: Đúng là sự việc sẽ còn xảy ra như thế nữa nhưng không phải là vô ích. Vì nhà cầm quyền Hà Nội sẽ tích lũy những hành vi cai trị khinh miệt công lý để sau cùng phải trả giá rất đắt cho việc họ đã leo tới đỉnh cao của độc tài đảng trị phi nhân quyền, phi dân quyền.
Cơ sở pháp lý của Bộ luật Hình sự và Tố tụng
Việt Long: Bữa trước luật sư có nói rằng theo luật sư thì người dân nếu bị đàn áp oan ức có thể kiện quan chức Nhà nước ở trước tòa án hình. Ý kiến này của luật sư làm nhớ lại cách đây không lâu tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã kiện Thủ tướng Dũng nhưng tòa trả lại đơn kiện không xét. Luật sư có thể cho biết liệu có gì bảo đảm rằng việc kiện luật sư nêu trên sẽ được tòa án xét xử hay không?
LS Trần Thanh Hiệp: Tôi xin không bàn nhiều về đơn của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Dũng. Tôi chỉ có hai nhận xét ngắn. Một, ở các nước dân chủ quyền kiện quan chức Nhà nước rất bình thường và phổ cập, như ở Pháp chẳng hạn thì quyền này đã có từ mấy thế kỷ nay rồi. Hai, việc ông chánh án gửi trả đơn kiện của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bằng văn thư theo tôi thật là kỳ cục nếu không nói là khá khôi hài. Trả lại đơn thì cũng đã phải coi đơn và xem xét các thỉnh cầu trong đơn rồi hoặc chấp đơn hay bác đơn đều phải viện dẫn lý do dưới hình thức một phán quyết. Chứ không phải một mình ông chánh án quyết định khơi khơi gửi thư trả lại đơn. Tức là nên hiểu ngầm rằng tòa đã bác đơn mà không nói ra hay không dám xử mà không thú nhận. Ở đây, thủ tục kiện mà tôi nêu lên khác hẳn với thủ tục trong vụ kiện của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Thủ tục này không phải là đi vái tứ phương để cầu may mà dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc của chế độ là Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự để thực hiện công lý.
Việt Long: Vậy theo luật sư thì đó là những cơ sở nào?
LS Trần Thanh Hiệp: Đó là 137 điều khoản của Bộ luật Hình sự dự liệu và trừng phạt 137 tội phạm về chức vụ nếu có đơn kiện thì phải áp dụng các điều khoản liên hệ của Bộ luật Tố tụng hình sự để xét xử. Không phải một cách tùy tiện mà như Lời nói đầu cũng như điều khoản cơ bản của Bộ Luật Hình sự đã ghi rõ là phải “công minh theo đúng pháp luật” để “bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân….hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
Việt Long: Cụ thể, luật sư có nghĩ rằng những cơ sở pháp lý đó đã thật sự dự liệu việc xét xử và trị tội các quan chức Nhà nước không?
Diễn lại trò đấu tố?
LS Trần Thanh Hiệp: Rõ ràng là có dự liệu tội phạm và hình phạt vì Bộ luật hình sự có hai chương nói về những tội phạm về chức vụ. Điều 277 của Bộ luật Hình sự định nghĩa tội phạm về chức vụ là “hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ”. Trong hai biến cố ở tu viện Bát Nhã và giáo xứ Tam Tòa một loạt những hành động phạm pháp đã công khai diễn ra. Từ nhẹ như chửi bới tục tĩu đến nghiêm trọng như phá hủy tài sản, gây thương tích nặng, xâm phạm an ninh nhân thân của tăng ni, linh mục, giáo dân. Đáng lẽ những nhân viên công lực có mặt ở hiện trường phải kịp thời thực hiện đúng đắn hoạt động của cơ quan hữu trách bảo vệ an ninh cho các nạn nhân và duy trì trật tự xã hội. Nhưng họ lại giữ thái độ bất động rồi nại cớ đó là phản ứng của nhân dân bức xúc trước những hoạt động tôn giáo chỉ có tính cách nghi lễ phụng tự. Rồi lại còn đổ tội cho cái gọi là “xã hội đen”. Không rõ có phải là xã hội đen thật hay không hay chỉ là xã hội đen giả. Nhưng đã là Nhà nước pháp quyền thì không thể để cho dân chúng diễn lại trò đấu tố thời vô sản chuyên chính. Còn xã hội đen dù thật hay giả thì viên chức hữu trách cũng có nghĩa vụ phải phòng ngừa, phải can thiệp ngay ở hiện trường và nhất là phải truy cứu trách nhiệm hình sự của những kẻ phạm pháp. Rõ ràng là ở tu viện Bát Nhã cũng như ở nhà thờ Tam Tòa, quan chức Nhà nước đã không làm tròn, thậm chí còn làm sai chức vụ. Vậy phải đặt vấn đề tìm trách nhiệm hình sự của họ. Vô đơn kiện họ là để cho tòa án xét xem họ có phạm tội về chức vụ hay không. Nếu những kẻ ngang nhiên phạm pháp không được xét xử thì làm gì còn pháp luật, pháp quyền nữa?
Việt Long: Có thể biết rõ là nếu xét xử thì tòa án sẽ áp dụng những điều nào của Bộ luật Hình sự không?
LS Trần Thanh Hiệp: Có nhiều điều có thể áp dụng được tùy từng trường hợp. Nhưng tổng quát thì có thể viện dẫn các điều trong Bộ luật Hình sự như điều 277 đã nói ở trên, các điều 281, 282 về tội lợi dụng chức vụ, lạm quyền trong khi thi hành công vụ, điều 285 về tội thiếu trách nhiệm, điều 294 về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, điều 313 về tội che giấu tội phạm, điều 329 về tội báo cáo sai. Đó là một số hành vi phạm pháp đã tạo điều kiện để cho một số người được bao che ngang nhiên xâm phạm của cải, an ninh bản thân và danh dự của công dân.
Việt Long: Nhưng nếu những điều khoản kể trên không được áp dụng hay áp dụng một cách tùy tiện?
LS Trần Thanh Hiệp: Trước đây nhiều năm thì rất nhiều phần sự việc sẽ xảy ra đúng như thế. Nhưng trước hiện tình quốc nội và quốc tế, tôi tưởng nhà cầm quyền Hà Nội sẽ không thể làm ngơ trước các tội phạm đã quá hiển nhiên. Vì vây nên họ mới phải xét xử những quan chức tham nhũng. Dân chúng nên nhân cơ hội gia tăng áp lực, mở ra hàng loạt những vụ kiện chống tội phạm về chức vụ để một mặt làm chùn tay đàn áp và mặt khác đẩy mạnh hơn nữa cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền.
Chính sách phi nhân quyền, phi dân quyền
Việt Long: Kính chào Luật sư Trần Thanh Hiệp. Xin ông cho biết đứng về mặt nhân quyền ông nhận định ra sao về những gì đã xảy ra tại tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng và tại giáo xứ Tam Tòa ở Đồng Hới?
LS Trần Thanh Hiệp: Nói chung thì, như tôi trước đây đã có rất nhiều dịp trình bày trên làn sóng của Đài, chính sách không dời đổi của nhà cầm quyền đảng trị Hà Nội là phi nhân quyền về mặt pháp lý và đàn áp nhân quyền về mặt chính trị. Do đó, những gì đã diễn ra tại tu viện Bát Nhã cũng như ở giáo xứ Tam Tòa chính là hậu quả đương nhiên và lặp đi lặp lại của chính sách ấy. Tôi xin không mất công nhắc lại những lời tố cáo mạnh mẽ hay những lời khuyến cáo xây dựng nhưng không thay đổi được gì. Cho nên ngoài việc lấy thái độ phản đối và lên án bằng thuần lý luận, tôi muốn tìm cách thực tế giúp cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền có hệ thống và qui mô đang diễn ra ở trong nước.
Kiện trực tiếp quan chức Nhà nước
Việt Long: Vậy theo luật sư có cách nào để cải thiện không?
LS Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, không nên mất thêm thời giờ kéo dài những cuộc đối thoại thuần túy về luật học. Hai hệ thống pháp luật dân chủ tự do và độc tài đảng trị đã và vẫn đang hoàn toàn khác nhau, từ tinh thần đến văn tự. Vài năm nay, tôi nhận thấy nhà cầm quyền Hà Nội không đủ lý lẽ để thuyết phục mà tranh thắng, nên đã lấy thái độ không đối thoại, chỉ khẳng định một chiều đòi mọi người phải coi pháp luật phi nhân quyền của mình là có giá trị tuyệt đối gọi là “pháp quyền”. Ai không theo pháp luật của họ thì đương nhiên bị kết tội là phạm pháp. Cho nên lý luận bằng kiến thức chuyên môn của một nhà luật học chỉ vô ích. Hăy đặt mình vào hoàn cảnh thực tế của một người dân thường, thấp cổ bé miệng trước một bộ máy kìm kẹp khổng lồ. Để tìm xem trong vòng vây dày đặc và nghiêm mật ấy, người dân phải sử sự ra sao để tự vệ, nếu chưa có khả thế thay đổi số phận. Và tôi thấy có cách để họ có thể tự vệ.
Việt Long: Nhưng cũng phải là cách khả thi trong tình trạng không cân xứng giữa Nhà nước và người dân?
LS Trần Thanh Hiệp: Tất nhiên phải giúp người dân ra khỏi tình thế không cân xứng. Phải dựa vào luật pháp hiện hành, tìm những kẽ hở rồi từ đó làm thay đổi thế không cân xứng thành thế cân xứng. Muốn vậy, không có cách nào khác ngoài cách vô đơn kiện thẳng trước tòa án, buộc tòa án phải áp dụng không phải luật của quốc tế nữa mà là luật của chính Nhà nước để ngăn không cho các cơ quan chức năng nhắm mắt làm ngơ hay ném đá dấu tay. Kiện nhân viên chức năng vì họ đã nại cớ nhân dân bức xúc, hay xã hội đen, mà ngang nhiên để mặc cho an ninh bản thân, của cải, danh dự người dân bị công khai xâm phạm ngay trước mắt họ. Họ không được phép làm như thế nhưng họ đã làm nên phải kiện họ đã phạm tội chức vụ như đã được dự liệu trong Bộ luật Hình sự và bị trừng phạt cũng theo bộ luật ấy.
Việt Long: Chúng tôi hiểu là LS nói tới hình thức kiện tụng trực tiếp nhân viên công quyền phạm tội chức vụ, khác với những vụ kiện nhân viên hành chính như trước đây. Nhưng liệu người dân có đủ trình độ và khả năng chuyên môn để kiện như vậy không?
LS Trần Thanh Hiệp: Có nhiều lý do để tin rằng người dân đủ sức kiện cơ quan chức năng hữu quan của Nhà nước. Trước hết, rõ ràng là có rất nhiều điều khoản trong Bộ luật hình sự cho phép người dân kiện quan chức Nhà nước đàn áp dân. Chỉ cần vô đơn kiện để khởi động quyền công tố là tòa án phải xét xử. Dĩ nhiên, sau đó tòa án xét xử ra sao lại là một vấn đề khác, tòa án sẽ phải chịu trách nhiệm, Nhà nước sẽ phải trả lời trước dư luận quốc tế vì không áp dụng luật của chính mình. Về phần người dân không thể chỉ kêu oan rồi chờ đợi một cách vô vọng sự giúp đỡ của luật sư hay của quốc tế. Chính vì lo ngại trước việc quan chức của mình có thể bị dân kiện nên Nhà nước đã thẳng tay đàn áp các luật sư có tinh thần và can đảm bênh dân bị đàn áp. Còn về mặt quốc tế, Nhà nước dù có bị ít thiệt hại nhưng cũng phải nhượng bộ để xoa dịu dư luận trong khi đợi cơ hội tìm hình thức đàn áp mới. Sau hết, nếu dân chúng đồng loạt hành xử quyền kiện quan chức Nhà nước thì ít ra cũng một phần nào làm chùn tay đàn áp.
Việt Long: Nhưng nếu tòa án không chịu xử hay có xử thì cũng bác đơn như đã thấy xảy ra rồi…
LS Trần Thanh Hiệp: Đúng là sự việc sẽ còn xảy ra như thế nữa nhưng không phải là vô ích. Vì nhà cầm quyền Hà Nội sẽ tích lũy những hành vi cai trị khinh miệt công lý để sau cùng phải trả giá rất đắt cho việc họ đã leo tới đỉnh cao của độc tài đảng trị phi nhân quyền, phi dân quyền.
Cơ sở pháp lý của Bộ luật Hình sự và Tố tụng
Việt Long: Bữa trước luật sư có nói rằng theo luật sư thì người dân nếu bị đàn áp oan ức có thể kiện quan chức Nhà nước ở trước tòa án hình. Ý kiến này của luật sư làm nhớ lại cách đây không lâu tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã kiện Thủ tướng Dũng nhưng tòa trả lại đơn kiện không xét. Luật sư có thể cho biết liệu có gì bảo đảm rằng việc kiện luật sư nêu trên sẽ được tòa án xét xử hay không?
LS Trần Thanh Hiệp: Tôi xin không bàn nhiều về đơn của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Dũng. Tôi chỉ có hai nhận xét ngắn. Một, ở các nước dân chủ quyền kiện quan chức Nhà nước rất bình thường và phổ cập, như ở Pháp chẳng hạn thì quyền này đã có từ mấy thế kỷ nay rồi. Hai, việc ông chánh án gửi trả đơn kiện của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bằng văn thư theo tôi thật là kỳ cục nếu không nói là khá khôi hài. Trả lại đơn thì cũng đã phải coi đơn và xem xét các thỉnh cầu trong đơn rồi hoặc chấp đơn hay bác đơn đều phải viện dẫn lý do dưới hình thức một phán quyết. Chứ không phải một mình ông chánh án quyết định khơi khơi gửi thư trả lại đơn. Tức là nên hiểu ngầm rằng tòa đã bác đơn mà không nói ra hay không dám xử mà không thú nhận. Ở đây, thủ tục kiện mà tôi nêu lên khác hẳn với thủ tục trong vụ kiện của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Thủ tục này không phải là đi vái tứ phương để cầu may mà dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc của chế độ là Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự để thực hiện công lý.
Việt Long: Vậy theo luật sư thì đó là những cơ sở nào?
LS Trần Thanh Hiệp: Đó là 137 điều khoản của Bộ luật Hình sự dự liệu và trừng phạt 137 tội phạm về chức vụ nếu có đơn kiện thì phải áp dụng các điều khoản liên hệ của Bộ luật Tố tụng hình sự để xét xử. Không phải một cách tùy tiện mà như Lời nói đầu cũng như điều khoản cơ bản của Bộ Luật Hình sự đã ghi rõ là phải “công minh theo đúng pháp luật” để “bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân….hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
Việt Long: Cụ thể, luật sư có nghĩ rằng những cơ sở pháp lý đó đã thật sự dự liệu việc xét xử và trị tội các quan chức Nhà nước không?
Diễn lại trò đấu tố?
LS Trần Thanh Hiệp: Rõ ràng là có dự liệu tội phạm và hình phạt vì Bộ luật hình sự có hai chương nói về những tội phạm về chức vụ. Điều 277 của Bộ luật Hình sự định nghĩa tội phạm về chức vụ là “hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ”. Trong hai biến cố ở tu viện Bát Nhã và giáo xứ Tam Tòa một loạt những hành động phạm pháp đã công khai diễn ra. Từ nhẹ như chửi bới tục tĩu đến nghiêm trọng như phá hủy tài sản, gây thương tích nặng, xâm phạm an ninh nhân thân của tăng ni, linh mục, giáo dân. Đáng lẽ những nhân viên công lực có mặt ở hiện trường phải kịp thời thực hiện đúng đắn hoạt động của cơ quan hữu trách bảo vệ an ninh cho các nạn nhân và duy trì trật tự xã hội. Nhưng họ lại giữ thái độ bất động rồi nại cớ đó là phản ứng của nhân dân bức xúc trước những hoạt động tôn giáo chỉ có tính cách nghi lễ phụng tự. Rồi lại còn đổ tội cho cái gọi là “xã hội đen”. Không rõ có phải là xã hội đen thật hay không hay chỉ là xã hội đen giả. Nhưng đã là Nhà nước pháp quyền thì không thể để cho dân chúng diễn lại trò đấu tố thời vô sản chuyên chính. Còn xã hội đen dù thật hay giả thì viên chức hữu trách cũng có nghĩa vụ phải phòng ngừa, phải can thiệp ngay ở hiện trường và nhất là phải truy cứu trách nhiệm hình sự của những kẻ phạm pháp. Rõ ràng là ở tu viện Bát Nhã cũng như ở nhà thờ Tam Tòa, quan chức Nhà nước đã không làm tròn, thậm chí còn làm sai chức vụ. Vậy phải đặt vấn đề tìm trách nhiệm hình sự của họ. Vô đơn kiện họ là để cho tòa án xét xem họ có phạm tội về chức vụ hay không. Nếu những kẻ ngang nhiên phạm pháp không được xét xử thì làm gì còn pháp luật, pháp quyền nữa?
Việt Long: Có thể biết rõ là nếu xét xử thì tòa án sẽ áp dụng những điều nào của Bộ luật Hình sự không?
LS Trần Thanh Hiệp: Có nhiều điều có thể áp dụng được tùy từng trường hợp. Nhưng tổng quát thì có thể viện dẫn các điều trong Bộ luật Hình sự như điều 277 đã nói ở trên, các điều 281, 282 về tội lợi dụng chức vụ, lạm quyền trong khi thi hành công vụ, điều 285 về tội thiếu trách nhiệm, điều 294 về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, điều 313 về tội che giấu tội phạm, điều 329 về tội báo cáo sai. Đó là một số hành vi phạm pháp đã tạo điều kiện để cho một số người được bao che ngang nhiên xâm phạm của cải, an ninh bản thân và danh dự của công dân.
Việt Long: Nhưng nếu những điều khoản kể trên không được áp dụng hay áp dụng một cách tùy tiện?
LS Trần Thanh Hiệp: Trước đây nhiều năm thì rất nhiều phần sự việc sẽ xảy ra đúng như thế. Nhưng trước hiện tình quốc nội và quốc tế, tôi tưởng nhà cầm quyền Hà Nội sẽ không thể làm ngơ trước các tội phạm đã quá hiển nhiên. Vì vây nên họ mới phải xét xử những quan chức tham nhũng. Dân chúng nên nhân cơ hội gia tăng áp lực, mở ra hàng loạt những vụ kiện chống tội phạm về chức vụ để một mặt làm chùn tay đàn áp và mặt khác đẩy mạnh hơn nữa cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền.