LONDON - Chủ nhật 6.9.09 lúc 1 giờ, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ niệm 30 năm người Việt tị nạn đến Anh Quốc. Bắt đầu chương trình là mục Múa Lân do một đội chuyên nghiệp phụ trách để chào mừng quan khách. Sau đó là lễ Niệm Hương trước bàn thờ tổ tiên và Triết Gia Kim Định, người sáng lập phong trào An Việt toàn cầu. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Nghị Viên Chủ tịch Hội Đồng thành phố Hackney Muttalip Unluer. Ông Đại Sứ Anh tại Việt Nam, Ngài Mark Kent cũng không đến được nhưng ông đã gửi Thông Điệp đến đồng bào Việt Nam định cư tại Anh Quốc nhân ngày kỷ niệm long trọng này qua Internet. Ông đã nói bằng tiếng Việt và tiếng Anh khiến nhiều tràng pháo tay vang dội của cả hội trường rạp hát thành phố trên lầu và dưới nhà đủ chỗ cho trên ngàn người.
Ông Vũ Khánh Thành, Giám Đốc sáng lập và điều hành hội An Việt trong diễn văn khai mạc đã lược qua tình hình Việt Nam sau ngày “giải phóng” khiến “cây cột đèn biết đi, cũng phải trốn chạy chế độ cộng sản” tạo thành một cuộc chạy trốn khổng lồ từ Nam chí Bắc mà lịch sử Việt nam chưa bao giờ xẩy ra như vậy. Cuộc vượt biển khủng khiếp này đánh động lương tâm nhân loại mà thế giới đã biết đến qua 2 tiếng “thuyền nhân” và 120 quốc gia đã rộng tay tiếp đón họ, đứng đầu là Hoa Kỳ đã có 1.5 triệu thuyền nhân. 30 năm qua với sự chuyên cần và thông minh, người Việt đã đem lại sự khâm phục về sự thành công trong thương mại, xuất sắc về học vấn, bền vững trong gia đình nhờ vào nền tảng văn hoá Việt Nam.
Ông Chủ Tịch thành phố trong phần đáp từ, ông nhắc lại kinh ngiệm đã gặp những người Việt đầu tiên đến Anh họ đã đến xin làm trong xưởng may của ông ngày xưa. Họ rất thông minh và chịu khó. Ít lâu sau họ đã mở hãng may ngay trong khu vực này có nhiều hãng may của người Thổ Nhĩ Kỳ mà người Việt Nam làm việc hay đến đem hàng về nhà làm. Ông nhấn mạnh rằng việc phát triển thương mại rất là cần thiết và quan trọng, nhưng quan trọng hơn là giữ văn hoá và truyền thống tốt đẹp của người Việt.
Phần văn nghệ và biểu diễn võ thuật phải coi là đặc sắc nhất từ trước tới nay với nhóm vũ của Thanh Thi, sinh viên Tiến Sĩ Y Học Á Châu tại đại học Reading, múa quạt của Hội Hoa Kiều, rồi các ca sĩ nghiệp dư Thanh Hương, Hồng Phúc, Ngọc Tài đã làm khán giả đam mê từ đầu tới cuối. Một bất ngờ đến sửng sốt là 4 bài hát liên tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Việt của CATHERINE MAI TRAN. Mai đã lập một ban nhạc riêng của cô, tự sáng tác. Đây là lần đầu tiên ban nhạc này ra mắt với cộng đồng Việt Nam. Mai Trần yêu thích và có khiếu âm nhạc từ ngày còn bé. Song thân của cô là ông bà Trần Diệu, người Việt, sống tại Lào, hiện nay đang làm việc và sinh sống tại Eastbone Cô có lẽ cũng là người Việt đầu tiên tại Anh coi âm nhạc là sự nghiệp, là niềm đam mê duy nhất của mình. Tiếng hát và tiếng đàn của Mai đã nói lên rõ nét về tâm hồn và tài nghệ của nghệ sĩ trẻ này. Nhiều khán giả đã bật khóc khi hoà với cảm xúc của người nghệ sĩ. Suốt ba giờ vừa nghe hát vừa tiếp nhận thực phẩm miễn phí từ ban tổ chức. Số người quá đông mà thực phẩm chỉ chuẩn bị 500 hộp, nhiều người đã không phàn nàn vì có dịp mua đồ ăn của hội giúp đỡ bệnh nhân phong cùi tại Việt Nam. Buổi lễ kết thúc lúc 5 giờ chiều cùng ngày.
LỜI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ TỔ TIÊN
Kính lạy Tổ Tiên, các Anh Hùng Liệt Nữ và Triết Gia Kim Định,
Chúng con là Miêu Duệ của Việt tộc, hội nhau nơi đây, trước bàn thờ của các đấng anh linh liệt tổ để tỏ lòng tôn kính thâm sâu và tri ân đặc biệt đối với các vị. Sau là để chúng con nhìn nhau trong mối tình thâm thiết đồng bào và cùng nhau luyện tập các đức tính của dòng tộc để trở nên con người Việt Nam viên mãn: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đầy đủ, để biết sống cuộc đời tròn đầy của bản thân, cho gia đình, cho quê nước, cho nhân loại.
Chúng con cùng nhau tuyên hứa: bao lâu còn chút hơi thở, chúng con sẽ không để cho tinh thần dân tộc phôi pha. Xin anh linh tiên tổ, liệt sĩ và Triết Gia Kim Định, chứng giám lòng thành thực kính tôn của chúng con.
THE VOW IN FRONT OF THE ANCESTORS’ALTAR
We stand here to pay respect to our Ancestors, Heroes and Professor KIM DINH. As descendants of the Viet race, we are gathered here in front of the Altar of our National Ancestors.
We are here first of all to honour our heroic ancestors and to pledge our sincere and special gratitude to them.
Secondly, we are here to confirm our deep love as blood brothers. Together we will practice all of the virtues that have been passed down to us by our forbears, so that each of us can become a complete and true Vietnamese. We will be compassionate, dutiful and devoted, respectful and polite, thoughtful and loyal, so that we can live full and complete lives for the benefit of our own selves, for our families, for our country and for all mankind.
Together we swear: as long as there is still a breath of life in our bodies, we will never allow our spirit to fade away.
Please witness and accept our most sincere respect.
DIỄN VĂN KHAI MẠC
Kính thưa ông Chủ Tịch Hội Đồng thành phố Hackney,
Thưa quí vị quan khánh và đồng bào.
Ba mươi năm trôi qua kể từ ngày người Việt tị nạn cộng sản Việt Nam tới nước này vào tháng 5 năm năm 1979. Ba mươi năm dài qua đi nhưng cũng tưởng như mới xẩy ra ngày nào mà những hình ảnh vẫn còn in thật rõ trong tâm trí. Hồi tưởng lại những ngày đầu khi giải phóng Miền Nam, mọi người đều tin tưởng vào Hiệp Định Paris đã được ký kết 4 bên giữa Việt Nam Cộng Hoà, Mặt Trận Giải Phóng, Bắc Việt và Hoa Kỳ để chấm dứt chiến tranh, lập lại Hoà Bình đã gây tang tóc cho nhân dân Việt Nam từ 30 năm trước từ chiến tranh Việt Pháp đến chiến tranh Quốc Gia - Cộng Sản mà nạn nhân là chính nhân dân Việt Nam. Ước vọng hoà bình để kiến thiết đất nước là ứơc vọng của mỗi người Việt chúng ta cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Tiếc thay ước vọng đó đã không được thực hiện vì kẻ chiến thắng là cộng sản Việt Nam thay vì thống nhất đất nước để lập lại hoà bình, họ đã thực hiện chế độ trả thù của kẻ thống trị, bắt hàng nửa triệu quân nhân, viên chức chính quyền cũ, trí thức v.v… vào các trại tập trung cải tạo, đuổi hàng trăm ngàn gia đình của họ và những người gọi là tư sản ra các vùng kinh tế mới với cuốc xẻng để tự làm nhà, trồng cấy mà ăn. Tịch thu nhà của của họ để cho cán bộ từ ngoài Bắc vào miền Nam cai trị. Con em họ không được đi học, thực hiện chế độ hộ khẩu, tem phiếu để kiểm soát thực phẩm để kiểm soát con người. Hiểu được sự tàn ác vô nhân của cộng sản, hàng triệu người miền Nam đã liều chết ra đi trên những chiếc thuyền mong manh đi tìm tự do tới các quốc gia láng diềng như Thái lan, Mã Lai, Hồng Kông hay Philippine. Sau năm 1975 đến năm 1979, Trung Quốc dạy cho Việt nam một bài học vì đã theo Liên Xô thay vì theo Trung Quốc. Việt Nam đem quân vào Kampuchea lật đổ chế độ Ponpot được Trung Quốc bảo hộ để chặn đường phát triển của Liên Xô để tranh dành ảnh hưởng của Liên Xô trên vùng Đông nam á. Cuộc chiến tranh Việt nam Trung Quốc năm 1979 này đã đẩy hàng trăm ngàn người Việt gốc Hoa từ Việt Nam ra biển hay về các vùng kinh tế mới tại Trung Quốc tạo thành một làn sóng khổng lồ đánh động lương tâm nhân loại mà thế giới biết qua hai tiếng “Thuyền Nhân”. Thủ Tướng Anh Quốc Margaret Thatcher là người đầu tiên kêu gọi một Hội nghị Quốc Tế về Thuyền Nhân để yêu cầu các quốc gia nhận các thuyền nhân còn kẹt hàng triệu người trong các trại ở Đông Nam Á. Anh Quốc đã nhận chính thức 25 ngàn người từ Hồng Không và khoảng 5 ngàn người nữa được các tàu Anh cứu trên biển được định cư tại Anh. Sau 30 năm, số người Việt tị nạn trên 120 quốc gia toàn thế giới ngày nay là 3 triệu người, trong đó Hoa Kỳ chiếm khoảng một triệu rưỡi, Úc 300 trăm ngàn và Canada khỏang 200 ngàn.
Nhắc lại những chuyện đau lòng nêu trên nhân ngày tị nạn, không phải để gây hận thù mà cần nhắc nhở nhà cầm quyền Việt Nam đừng tiếp tục gây hận thù bằng việc cho người dân được sống trong tự do, tôn trọng quyền của con người và diệt những bất công xã hội đè nặng trên người dân để họ góp phần mình vào việc bảo vệ và kiến thiết đất nước.
Nhìn lại thời gian qua chúng ta không khỏi bàng hoàng lo lắng, một đoàn người chưa hề biết đến thế giới bên ngoài, không biết một tiếng Anh, không biết nói hai tiếng đơn giản là “cám ơn” và “xin lổi”, kể cả không biết ngồi trên cái nhà cầu mà trước kia họ chỉ biết ngồi xổm theo thói quen ở đồng ruộng hay cái nhà cầu đơn giản ở quê nhà. Một vài thí dụ đơn giản đó nói lên sự khó khăn hội nhập của người Việt nơi quê hương mới mà không thiếu người nơi tiếp nhận họ phải băn khoăn.
Mười năm sau, thế giới đã biết đến sức quật khởi của đoàn người Việt lưu vong. Trước hết với sự chuyên cần và thông minh của trẻ em Việt, nhiều nhà giáo dục và nghiên cứu thế giới đã đặt dấu hỏi tại sao nhiều gia đình cha mẹ mù chữ, ít học mà trẻ em Việt vẫn đứng đầu bất cứ nơi nào, cấp nào, các em theo học. Chỉ tháng vừa qua tại Orange County bang California có 8 giải thưởng cao nhất cho toàn cấp Trung học, thì trẻ em Việt chiếm 6. Bất cứ Đại Học nào sinh viên Việt cũng dẫn đầu. Tại Anh Quốc, theo báo cáo của Inner London Education Authority năm 1991 thì trẻ em Viêt và HongKong trội vượt hơn tất cả học sinh khác. Trẻ em Việt cùng với các trẻ em gốc Á Châu thành công cao ở GCSE hơn bất cứ sắc dân nào khác. Năm 1998 61% gốc Á lấy được 5 chứng chỉ GCSE hạng A và C trong khi trẻ em da trắng chỉ được 47% theo báo cáo của Bộ Giáo Dục. Nguyên do tại sao các em được như vậy là nhờ căn bản gia đình Việt Nam bền vững thì con em học giỏi. Gia đình Việt Nam đã kính trọng biết ơn thầy cô giáo sau Vua và trên cả cha mẹ ! (Quân, Sư rồi mới đến Phụ).
Về kinh tế thương mại, người Việt đã sống quây quần với nhau ngay cả những nơi người bản xứ chê vì thiếu “văn minh”, xa thành phố, nhiều sắc dân phức tạp như khu Paris quận 13, khu Banktown ở Sydney, Orange County ở California, và Hackney ở London. Ngày nay người ta thấy những nơi này đã thay đổi hẳn trở thành như những thành phố ở tại Việt Nam. Chỉ cần lấy một thí dụ, mỗi năm người Việt đã gửi về chính thức trung bình 5 tỉ Mỹ Kim. Năm 2008 tới 10 tỉ mỹ kim, ấy là chưa kể tiền mặt đưa về giúp thân nhân bên nhà. Thái độ của chính quyền Việt Nam vì vậy đã thay đổi hẳn, thay vì gọi người tị nạn ở nước ngoài là thành phần xấu, ngại lao động, nay họ gọi là khúc ruột dài của Mẹ Việt Nam và ra sức chiêu dụ Việt Kiều về Việt Nam làm ăn, sinh viên giỏi về Việt Nam giúp nước !
Về chính trị và văn hoá, chỉ mới 30 năm thế hệ trẻ đã trúng cử vào Thượng Viện ở Úc, một Dân Biểu Liên Bang tại Hoa Kỳ, hai dân biểu tiểu bang, nhiều nghị viên cấp thành phố. Hai Giám Đốc tại Toà Bạch Ốc, một thứ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, một Tổng Giám Đốc Bộ Nội An Mỹ là bà Dương Nguyệt Ánh, trên 100 kỹ sư tại Trung Tâm Không Gian NASA Hoa Kỳ, nhiều giáo sư các đại học danh tiếng nhiều nhà xuất bản, các tờ báo, các hội đoàn văn hoá và hội đoàn xã hội không thể kể hết.
Trước thành quả đó, hôm nay chúng ta hân hoan chào mừng 30 năm người Việt tị nạn đến Anh Quốc. Chúng ta hãnh diện ngửng mặt lên nói rằng thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta sẽ góp phần không nhỏ để trả công cho đất nước đã cưu mang chúng ta.
Sau cùng, tôi thành thực cảm ơn Brian và nhân viên The Ocean, Ban nhạc của Chris và Catherine Tran, Cô chú Cang, Hương, Thi và Phúc. Ban múa nhạc người Hoa, chị Tài, Ban múa Lân và Khung Fu. Cám ơn Ban Chấp hành Hội An Việt, các người tình nguyện và toàn thể nhân viên của Hội đã làm việc hết sức vất vả trong những ngày qua, đặc biệt là khâu chuẩn bị thực phẩm cho một số đông người ngày hôm nay rất ngon lành và chu đáo.
Thành thực cảm ơn mọi người có mặt và xin kính chào toàn thể quí vị.
Hội An Việt, www.anviettoancau.net, www.anvietuk.org
Giám Đốc sáng lập và điều hành
Ông Vũ Khánh Thành, Giám Đốc sáng lập và điều hành hội An Việt trong diễn văn khai mạc đã lược qua tình hình Việt Nam sau ngày “giải phóng” khiến “cây cột đèn biết đi, cũng phải trốn chạy chế độ cộng sản” tạo thành một cuộc chạy trốn khổng lồ từ Nam chí Bắc mà lịch sử Việt nam chưa bao giờ xẩy ra như vậy. Cuộc vượt biển khủng khiếp này đánh động lương tâm nhân loại mà thế giới đã biết đến qua 2 tiếng “thuyền nhân” và 120 quốc gia đã rộng tay tiếp đón họ, đứng đầu là Hoa Kỳ đã có 1.5 triệu thuyền nhân. 30 năm qua với sự chuyên cần và thông minh, người Việt đã đem lại sự khâm phục về sự thành công trong thương mại, xuất sắc về học vấn, bền vững trong gia đình nhờ vào nền tảng văn hoá Việt Nam.
Ông Chủ Tịch thành phố trong phần đáp từ, ông nhắc lại kinh ngiệm đã gặp những người Việt đầu tiên đến Anh họ đã đến xin làm trong xưởng may của ông ngày xưa. Họ rất thông minh và chịu khó. Ít lâu sau họ đã mở hãng may ngay trong khu vực này có nhiều hãng may của người Thổ Nhĩ Kỳ mà người Việt Nam làm việc hay đến đem hàng về nhà làm. Ông nhấn mạnh rằng việc phát triển thương mại rất là cần thiết và quan trọng, nhưng quan trọng hơn là giữ văn hoá và truyền thống tốt đẹp của người Việt.
Phần văn nghệ và biểu diễn võ thuật phải coi là đặc sắc nhất từ trước tới nay với nhóm vũ của Thanh Thi, sinh viên Tiến Sĩ Y Học Á Châu tại đại học Reading, múa quạt của Hội Hoa Kiều, rồi các ca sĩ nghiệp dư Thanh Hương, Hồng Phúc, Ngọc Tài đã làm khán giả đam mê từ đầu tới cuối. Một bất ngờ đến sửng sốt là 4 bài hát liên tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Việt của CATHERINE MAI TRAN. Mai đã lập một ban nhạc riêng của cô, tự sáng tác. Đây là lần đầu tiên ban nhạc này ra mắt với cộng đồng Việt Nam. Mai Trần yêu thích và có khiếu âm nhạc từ ngày còn bé. Song thân của cô là ông bà Trần Diệu, người Việt, sống tại Lào, hiện nay đang làm việc và sinh sống tại Eastbone Cô có lẽ cũng là người Việt đầu tiên tại Anh coi âm nhạc là sự nghiệp, là niềm đam mê duy nhất của mình. Tiếng hát và tiếng đàn của Mai đã nói lên rõ nét về tâm hồn và tài nghệ của nghệ sĩ trẻ này. Nhiều khán giả đã bật khóc khi hoà với cảm xúc của người nghệ sĩ. Suốt ba giờ vừa nghe hát vừa tiếp nhận thực phẩm miễn phí từ ban tổ chức. Số người quá đông mà thực phẩm chỉ chuẩn bị 500 hộp, nhiều người đã không phàn nàn vì có dịp mua đồ ăn của hội giúp đỡ bệnh nhân phong cùi tại Việt Nam. Buổi lễ kết thúc lúc 5 giờ chiều cùng ngày.
LỜI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ TỔ TIÊN
Kính lạy Tổ Tiên, các Anh Hùng Liệt Nữ và Triết Gia Kim Định,
Chúng con là Miêu Duệ của Việt tộc, hội nhau nơi đây, trước bàn thờ của các đấng anh linh liệt tổ để tỏ lòng tôn kính thâm sâu và tri ân đặc biệt đối với các vị. Sau là để chúng con nhìn nhau trong mối tình thâm thiết đồng bào và cùng nhau luyện tập các đức tính của dòng tộc để trở nên con người Việt Nam viên mãn: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đầy đủ, để biết sống cuộc đời tròn đầy của bản thân, cho gia đình, cho quê nước, cho nhân loại.
Chúng con cùng nhau tuyên hứa: bao lâu còn chút hơi thở, chúng con sẽ không để cho tinh thần dân tộc phôi pha. Xin anh linh tiên tổ, liệt sĩ và Triết Gia Kim Định, chứng giám lòng thành thực kính tôn của chúng con.
THE VOW IN FRONT OF THE ANCESTORS’ALTAR
We stand here to pay respect to our Ancestors, Heroes and Professor KIM DINH. As descendants of the Viet race, we are gathered here in front of the Altar of our National Ancestors.
We are here first of all to honour our heroic ancestors and to pledge our sincere and special gratitude to them.
Secondly, we are here to confirm our deep love as blood brothers. Together we will practice all of the virtues that have been passed down to us by our forbears, so that each of us can become a complete and true Vietnamese. We will be compassionate, dutiful and devoted, respectful and polite, thoughtful and loyal, so that we can live full and complete lives for the benefit of our own selves, for our families, for our country and for all mankind.
Together we swear: as long as there is still a breath of life in our bodies, we will never allow our spirit to fade away.
Please witness and accept our most sincere respect.
DIỄN VĂN KHAI MẠC
Kính thưa ông Chủ Tịch Hội Đồng thành phố Hackney,
Thưa quí vị quan khánh và đồng bào.
Ba mươi năm trôi qua kể từ ngày người Việt tị nạn cộng sản Việt Nam tới nước này vào tháng 5 năm năm 1979. Ba mươi năm dài qua đi nhưng cũng tưởng như mới xẩy ra ngày nào mà những hình ảnh vẫn còn in thật rõ trong tâm trí. Hồi tưởng lại những ngày đầu khi giải phóng Miền Nam, mọi người đều tin tưởng vào Hiệp Định Paris đã được ký kết 4 bên giữa Việt Nam Cộng Hoà, Mặt Trận Giải Phóng, Bắc Việt và Hoa Kỳ để chấm dứt chiến tranh, lập lại Hoà Bình đã gây tang tóc cho nhân dân Việt Nam từ 30 năm trước từ chiến tranh Việt Pháp đến chiến tranh Quốc Gia - Cộng Sản mà nạn nhân là chính nhân dân Việt Nam. Ước vọng hoà bình để kiến thiết đất nước là ứơc vọng của mỗi người Việt chúng ta cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Tiếc thay ước vọng đó đã không được thực hiện vì kẻ chiến thắng là cộng sản Việt Nam thay vì thống nhất đất nước để lập lại hoà bình, họ đã thực hiện chế độ trả thù của kẻ thống trị, bắt hàng nửa triệu quân nhân, viên chức chính quyền cũ, trí thức v.v… vào các trại tập trung cải tạo, đuổi hàng trăm ngàn gia đình của họ và những người gọi là tư sản ra các vùng kinh tế mới với cuốc xẻng để tự làm nhà, trồng cấy mà ăn. Tịch thu nhà của của họ để cho cán bộ từ ngoài Bắc vào miền Nam cai trị. Con em họ không được đi học, thực hiện chế độ hộ khẩu, tem phiếu để kiểm soát thực phẩm để kiểm soát con người. Hiểu được sự tàn ác vô nhân của cộng sản, hàng triệu người miền Nam đã liều chết ra đi trên những chiếc thuyền mong manh đi tìm tự do tới các quốc gia láng diềng như Thái lan, Mã Lai, Hồng Kông hay Philippine. Sau năm 1975 đến năm 1979, Trung Quốc dạy cho Việt nam một bài học vì đã theo Liên Xô thay vì theo Trung Quốc. Việt Nam đem quân vào Kampuchea lật đổ chế độ Ponpot được Trung Quốc bảo hộ để chặn đường phát triển của Liên Xô để tranh dành ảnh hưởng của Liên Xô trên vùng Đông nam á. Cuộc chiến tranh Việt nam Trung Quốc năm 1979 này đã đẩy hàng trăm ngàn người Việt gốc Hoa từ Việt Nam ra biển hay về các vùng kinh tế mới tại Trung Quốc tạo thành một làn sóng khổng lồ đánh động lương tâm nhân loại mà thế giới biết qua hai tiếng “Thuyền Nhân”. Thủ Tướng Anh Quốc Margaret Thatcher là người đầu tiên kêu gọi một Hội nghị Quốc Tế về Thuyền Nhân để yêu cầu các quốc gia nhận các thuyền nhân còn kẹt hàng triệu người trong các trại ở Đông Nam Á. Anh Quốc đã nhận chính thức 25 ngàn người từ Hồng Không và khoảng 5 ngàn người nữa được các tàu Anh cứu trên biển được định cư tại Anh. Sau 30 năm, số người Việt tị nạn trên 120 quốc gia toàn thế giới ngày nay là 3 triệu người, trong đó Hoa Kỳ chiếm khoảng một triệu rưỡi, Úc 300 trăm ngàn và Canada khỏang 200 ngàn.
Nhắc lại những chuyện đau lòng nêu trên nhân ngày tị nạn, không phải để gây hận thù mà cần nhắc nhở nhà cầm quyền Việt Nam đừng tiếp tục gây hận thù bằng việc cho người dân được sống trong tự do, tôn trọng quyền của con người và diệt những bất công xã hội đè nặng trên người dân để họ góp phần mình vào việc bảo vệ và kiến thiết đất nước.
Nhìn lại thời gian qua chúng ta không khỏi bàng hoàng lo lắng, một đoàn người chưa hề biết đến thế giới bên ngoài, không biết một tiếng Anh, không biết nói hai tiếng đơn giản là “cám ơn” và “xin lổi”, kể cả không biết ngồi trên cái nhà cầu mà trước kia họ chỉ biết ngồi xổm theo thói quen ở đồng ruộng hay cái nhà cầu đơn giản ở quê nhà. Một vài thí dụ đơn giản đó nói lên sự khó khăn hội nhập của người Việt nơi quê hương mới mà không thiếu người nơi tiếp nhận họ phải băn khoăn.
Mười năm sau, thế giới đã biết đến sức quật khởi của đoàn người Việt lưu vong. Trước hết với sự chuyên cần và thông minh của trẻ em Việt, nhiều nhà giáo dục và nghiên cứu thế giới đã đặt dấu hỏi tại sao nhiều gia đình cha mẹ mù chữ, ít học mà trẻ em Việt vẫn đứng đầu bất cứ nơi nào, cấp nào, các em theo học. Chỉ tháng vừa qua tại Orange County bang California có 8 giải thưởng cao nhất cho toàn cấp Trung học, thì trẻ em Việt chiếm 6. Bất cứ Đại Học nào sinh viên Việt cũng dẫn đầu. Tại Anh Quốc, theo báo cáo của Inner London Education Authority năm 1991 thì trẻ em Viêt và HongKong trội vượt hơn tất cả học sinh khác. Trẻ em Việt cùng với các trẻ em gốc Á Châu thành công cao ở GCSE hơn bất cứ sắc dân nào khác. Năm 1998 61% gốc Á lấy được 5 chứng chỉ GCSE hạng A và C trong khi trẻ em da trắng chỉ được 47% theo báo cáo của Bộ Giáo Dục. Nguyên do tại sao các em được như vậy là nhờ căn bản gia đình Việt Nam bền vững thì con em học giỏi. Gia đình Việt Nam đã kính trọng biết ơn thầy cô giáo sau Vua và trên cả cha mẹ ! (Quân, Sư rồi mới đến Phụ).
Về kinh tế thương mại, người Việt đã sống quây quần với nhau ngay cả những nơi người bản xứ chê vì thiếu “văn minh”, xa thành phố, nhiều sắc dân phức tạp như khu Paris quận 13, khu Banktown ở Sydney, Orange County ở California, và Hackney ở London. Ngày nay người ta thấy những nơi này đã thay đổi hẳn trở thành như những thành phố ở tại Việt Nam. Chỉ cần lấy một thí dụ, mỗi năm người Việt đã gửi về chính thức trung bình 5 tỉ Mỹ Kim. Năm 2008 tới 10 tỉ mỹ kim, ấy là chưa kể tiền mặt đưa về giúp thân nhân bên nhà. Thái độ của chính quyền Việt Nam vì vậy đã thay đổi hẳn, thay vì gọi người tị nạn ở nước ngoài là thành phần xấu, ngại lao động, nay họ gọi là khúc ruột dài của Mẹ Việt Nam và ra sức chiêu dụ Việt Kiều về Việt Nam làm ăn, sinh viên giỏi về Việt Nam giúp nước !
Về chính trị và văn hoá, chỉ mới 30 năm thế hệ trẻ đã trúng cử vào Thượng Viện ở Úc, một Dân Biểu Liên Bang tại Hoa Kỳ, hai dân biểu tiểu bang, nhiều nghị viên cấp thành phố. Hai Giám Đốc tại Toà Bạch Ốc, một thứ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, một Tổng Giám Đốc Bộ Nội An Mỹ là bà Dương Nguyệt Ánh, trên 100 kỹ sư tại Trung Tâm Không Gian NASA Hoa Kỳ, nhiều giáo sư các đại học danh tiếng nhiều nhà xuất bản, các tờ báo, các hội đoàn văn hoá và hội đoàn xã hội không thể kể hết.
Trước thành quả đó, hôm nay chúng ta hân hoan chào mừng 30 năm người Việt tị nạn đến Anh Quốc. Chúng ta hãnh diện ngửng mặt lên nói rằng thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta sẽ góp phần không nhỏ để trả công cho đất nước đã cưu mang chúng ta.
Sau cùng, tôi thành thực cảm ơn Brian và nhân viên The Ocean, Ban nhạc của Chris và Catherine Tran, Cô chú Cang, Hương, Thi và Phúc. Ban múa nhạc người Hoa, chị Tài, Ban múa Lân và Khung Fu. Cám ơn Ban Chấp hành Hội An Việt, các người tình nguyện và toàn thể nhân viên của Hội đã làm việc hết sức vất vả trong những ngày qua, đặc biệt là khâu chuẩn bị thực phẩm cho một số đông người ngày hôm nay rất ngon lành và chu đáo.
Thành thực cảm ơn mọi người có mặt và xin kính chào toàn thể quí vị.
Hội An Việt, www.anviettoancau.net, www.anvietuk.org
Giám Đốc sáng lập và điều hành