Bão số 9 và lũ, lụt tàn phá các tỉnh miền Trung, Tây nguyên - GHCGVN sẻ chia và cứu trợ
WHĐ (2.10.2009) – Đêm thứ ba 29-09-2009, cơn bão số 9 (mang tên Ketsana) đã thổi vào Việt Nam, gây mưa rất to kèm theo dông, gió giật cấp 8-10 tại các tỉnh thành từ Thanh Hóa đến Bình Định và các tỉnh Tây nguyên. Trong đó, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề
Trước và sau bão, tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum…, còn diễn ra lũ quét và nước sông dâng cao gây lụt.
Bão, lũ và lụt đã tác động nghiêm trọng đến cuộc sống người dân suốt dọc dài miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Nhiều trường học phải đóng cửa. Giao thông bị tắc nghẽn. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp điện… bị thiệt hại nặng nề. Nhà cửa và nhiều công trình phúc lợi bị tàn phá.
Đau thương hơn cả, tính đến ngày 2-10-2009, có đến 101 người chết, 23 người mất tích, hơn 200 người bị thương thống kê số thiệt hại về nhân mạng tại các địa phương). Nhiều dân nghèo lâm cảnh đói. Viễn cảnh dịch bệnh đã gần kề.
Ngay sau đêm bão số 9 vào và tàn phá, ngày 30-9-2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, đã gửi Thư Hiệp thông đến các giáo phận “đã phải chịu đựng những mất mát to lớn về người và của” (x. Thư Hiệp thông), bày tỏ “tâm tình hiệp thông” và “cầu xin Chúa ban ơn nâng đỡ, an ủi anh chị em chúng ta đang gặp thử thách” và xin Chúa “đón nhận những ai đã được gọi đi trước”.
Tiếp theo, ngày 1-10-2009, Đức cha Laurenxô Chu Văn Minh, giám mục phụ tá TGP Hà Nội, đã thay mặt Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, đã gửi Thư Kêu gọi toàn thể TGP cầu nguyện và “đóng góp tiền của giúp đỡ các nạn nhân” (Trích Thư của Đức cha Laurenxô ngày 1-10-2009).
Cùng ngày, tại giáo phận Mỹ Tho, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc cũng gửi thư cho cộng đoàn Dân Chúa giáo phận kêu gọi cứu trợ Miền Trung và Tây Nguyên. Ngài đề nghị “dành riêng tiền giỏ ngày Chúa Nhật 11/ 10/ 2009 tới đây để chia sẻ với đồng bào bị thiên tai.” (Trích Thư của Đức Giám mục Mỹ Tho ngày 1-10-2009).
Tại giáo phận Phú Cường, trong thư đề ngày 2-10-2009 gửi cộng đoàn Dân Chúa giáo phận, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ đã “phát động cuộc lạc quyên trong toàn giáo phận từ ngày 10 – 19/10/2009 để chia sẻ những mất mát với các nạn nhân theo tinh thần của Phúc âm Chúa Kitô.”
Tại Tổng giáo phận TP.HCM, Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn kêu gọi gia đình TGP “hy sinh giảm bớt chi tiêu, nhất là trong ăn uống và mua sắm, để vào Chúa nhật 11.10.2009, toàn thể giáo phận sẽ quảng đại chia sẻ với các nạn nhân thiên tai đang sống trong khổ đau cùng cực, thiếu thốn trăm bề, giúp họ có điều kiện xây dựng lại cuộc sống của mình. Ngoài ra, trong suốt tháng 10, Toà Tổng Giám Mục vẫn tiếp tục nhận sự giúp đỡ của quý ân nhân.” (Thư 1-10-2009 của ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn)
Riêng tại hải ngoại, tiếp theo Thư Hiệp thông của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN, ngày 1-10-2009 Liên hiệp Truyền thông Công giáo Việt Nam cũng đưa ra Lời Kêu Gọi cứu trợ nạn nhân bão Ketsana tại Việt Nam gửi đến độc giả, xin “chia sẻ bát cơm manh áo, tiếp tay với các giáo phận bị lâm nạn và cùng với các giáo phận khác, cứu trợ đồng bào đang bị lâm nạn không phân biệt lương giáo trong các vùng bị thiên tai bão lụt”.
Đến nay, các giáo phận trong khu vực bị bão tàn phá (dựa trên số liệu của Ban phòng chống lụt bão trung ương) gồm: Thanh Hóa, Vinh, Huế, Kon Tum, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đà Lạt.
Được biết, hiện tại các giáo phận, rất nhiều giáo xứ, hội đoàn, dòng tu, cá nhân… đang mở cuộc lạc quyên giúp đỡ nạn nhân vùng thiên tai, thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” truyền thống và đức bác ái Kitô giáo của người tín hữu.
Đặc biệt, Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, giám mục giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch UB Bác ái Xã hội-Caritas Việt Nam, trực thuộc HĐGM Việt Nam, đã có văn thư số 029/VT/09/UB BAXH-Caritas VN về việc “thiết tha xin các tín hữu tích cực cầu nguyện và quảng đại giúp đỡ các nạn nhân thiên tai bằng cách cộng tác với mọi tổ chức đoàn thể cũng như cá nhân thiện chí”. Đức cha cho biết “UBBXH-Caritas VN đã trích ngay số tiền trong Quỹ Dự phòng Thiên tai của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN) để cứu trợ khẩn cấp các giáo phận”, đồng thời một Văn phòng Cứu trợ Đồng bào Bão lụt - đặt tại Toà Giám Mục Xuân Lộc - cũng được thành lập để xúc tiến công việc quyên góp và cứu trợ.
Theo hdgmvietnam
WHĐ (2.10.2009) – Đêm thứ ba 29-09-2009, cơn bão số 9 (mang tên Ketsana) đã thổi vào Việt Nam, gây mưa rất to kèm theo dông, gió giật cấp 8-10 tại các tỉnh thành từ Thanh Hóa đến Bình Định và các tỉnh Tây nguyên. Trong đó, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề
Bão, lũ và lụt đã tác động nghiêm trọng đến cuộc sống người dân suốt dọc dài miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Nhiều trường học phải đóng cửa. Giao thông bị tắc nghẽn. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp điện… bị thiệt hại nặng nề. Nhà cửa và nhiều công trình phúc lợi bị tàn phá.
Đau thương hơn cả, tính đến ngày 2-10-2009, có đến 101 người chết, 23 người mất tích, hơn 200 người bị thương thống kê số thiệt hại về nhân mạng tại các địa phương). Nhiều dân nghèo lâm cảnh đói. Viễn cảnh dịch bệnh đã gần kề.
Ngay sau đêm bão số 9 vào và tàn phá, ngày 30-9-2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, đã gửi Thư Hiệp thông đến các giáo phận “đã phải chịu đựng những mất mát to lớn về người và của” (x. Thư Hiệp thông), bày tỏ “tâm tình hiệp thông” và “cầu xin Chúa ban ơn nâng đỡ, an ủi anh chị em chúng ta đang gặp thử thách” và xin Chúa “đón nhận những ai đã được gọi đi trước”.
Tiếp theo, ngày 1-10-2009, Đức cha Laurenxô Chu Văn Minh, giám mục phụ tá TGP Hà Nội, đã thay mặt Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, đã gửi Thư Kêu gọi toàn thể TGP cầu nguyện và “đóng góp tiền của giúp đỡ các nạn nhân” (Trích Thư của Đức cha Laurenxô ngày 1-10-2009).
Cùng ngày, tại giáo phận Mỹ Tho, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc cũng gửi thư cho cộng đoàn Dân Chúa giáo phận kêu gọi cứu trợ Miền Trung và Tây Nguyên. Ngài đề nghị “dành riêng tiền giỏ ngày Chúa Nhật 11/ 10/ 2009 tới đây để chia sẻ với đồng bào bị thiên tai.” (Trích Thư của Đức Giám mục Mỹ Tho ngày 1-10-2009).
Tại giáo phận Phú Cường, trong thư đề ngày 2-10-2009 gửi cộng đoàn Dân Chúa giáo phận, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ đã “phát động cuộc lạc quyên trong toàn giáo phận từ ngày 10 – 19/10/2009 để chia sẻ những mất mát với các nạn nhân theo tinh thần của Phúc âm Chúa Kitô.”
Riêng tại hải ngoại, tiếp theo Thư Hiệp thông của Đức cha Chủ tịch HĐGMVN, ngày 1-10-2009 Liên hiệp Truyền thông Công giáo Việt Nam cũng đưa ra Lời Kêu Gọi cứu trợ nạn nhân bão Ketsana tại Việt Nam gửi đến độc giả, xin “chia sẻ bát cơm manh áo, tiếp tay với các giáo phận bị lâm nạn và cùng với các giáo phận khác, cứu trợ đồng bào đang bị lâm nạn không phân biệt lương giáo trong các vùng bị thiên tai bão lụt”.
Đến nay, các giáo phận trong khu vực bị bão tàn phá (dựa trên số liệu của Ban phòng chống lụt bão trung ương) gồm: Thanh Hóa, Vinh, Huế, Kon Tum, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đà Lạt.
Được biết, hiện tại các giáo phận, rất nhiều giáo xứ, hội đoàn, dòng tu, cá nhân… đang mở cuộc lạc quyên giúp đỡ nạn nhân vùng thiên tai, thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” truyền thống và đức bác ái Kitô giáo của người tín hữu.
Đặc biệt, Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, giám mục giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch UB Bác ái Xã hội-Caritas Việt Nam, trực thuộc HĐGM Việt Nam, đã có văn thư số 029/VT/09/UB BAXH-Caritas VN về việc “thiết tha xin các tín hữu tích cực cầu nguyện và quảng đại giúp đỡ các nạn nhân thiên tai bằng cách cộng tác với mọi tổ chức đoàn thể cũng như cá nhân thiện chí”. Đức cha cho biết “UBBXH-Caritas VN đã trích ngay số tiền trong Quỹ Dự phòng Thiên tai của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN) để cứu trợ khẩn cấp các giáo phận”, đồng thời một Văn phòng Cứu trợ Đồng bào Bão lụt - đặt tại Toà Giám Mục Xuân Lộc - cũng được thành lập để xúc tiến công việc quyên góp và cứu trợ.
Theo hdgmvietnam