XUÂN LỘC (03-10-2009) -- Tết Trung Thu 2009, nhóm Khúc Cảm Tạ (KCT) đến với vùng Long Thành và dừng chân tại Cơ sở Bảo trợ Xã hội (CSBTXH) Thiên Bình nằm ở xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thuộc giáo phận Xuân Lộc.
Để chuẩn bị cho chuyến đi này, tất cả mọi anh chị em đều khá vất vả vì những phần quà trung thu dành cho các em và các cụ già là lồng đèn, bánh trung thu, sữa, bánh kẹo các loại, gạo, mì gói, đèn cầy, v.v... Nhờ ơn Chúa Quan Phòng qua những kêu gọi của anh em Ban Quản Trị KCT đã tác động đến các thành viên website, linh mục, tu sĩ, mạnh thường quân...và chính họ đã sẻ chia lòng hảo tâm bằng những món quà nhỏ, hầu giúp KCT mang niềm vui đến với các em cơ nhỡ, mồ côi, khuyết tật, những em mắc bệnh nan y, các cụ già sống tại CSBTXH Thiên Bình, để lại cho họ một mùa Trung Thu đáng nhớ.
Sau nhiều nỗ lực và vượt qua bao khó khăn để duy trì tiếp tục sự hoạt động của trang mạng, nhóm KCT đã cố gắng trong phạm vi có thể và thực hiện chuyến đi đầy ý nghĩa khi vừa mừng sinh nhật 5 tuổi cách đây không lâu (15/08 - Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời).
Hãy dõi theo bước chân của nhóm Khúc Cảm Tạ để thấy được hình ảnh Tết Trung Thu đặc biệt của những người kém may mắn.
Đúng 7h30 sáng, nhóm 25 người của KCT đều bắt đầu xuất phát từ nhiều nơi (Sài Gòn, Biên Hòa, Bình Dương, v.v) và có chung một điểm đến là, CSBTXH Thiên Bình do các Nữ tu Dòng Nữ tỳ Chúa Kitô Thiên Bình quản sóc.
Họp nhau đông đủ lúc 9h rồi tất cả cùng tiến vào trại tế bần do các Sơ chăm nom. Cơ sở của các nữ tu cách đường quốc lộ chừng hơn trăm mét và vài lần rẽ trái. Vừa bước qua những lũy tre xanh ngắt là đập vào mắt từng anh chị em hình ảnh các em nhỏ bị hội chứng Down, vẻ mặt như đang ngóng chờ một niềm vui lạ sắp sửa đến. Chúng hòa lẫn vào những đứa trẻ khác bị tâm thần, khuyết tật, chậm phát triển và mồ côi, tạo nên một dòng chảy hỗn loạn đầy những âm thanh nghe não lòng.
Các em nơi đây đa số còn rất nhỏ, có một số thì bị lão hóa sớm. Số phận đã không mỉm cười với các em như bao đứa trẻ khác. Có em bị dị tật bẩm sinh, em khác thì bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng. Những mảnh đời nhỏ ấy dưới sự chở che, đùm bọc, chăm nom của các sơ đã vượt lên số phận một cách phi thường để sẵn sàng bước tiếp vào đời. Nhìn những nụ cười hồn nhiên trên đôi môi bé nhỏ, những người trẻ KCT không khỏi chạnh lòng và tự hỏi phải chăng so với các em, mình đang quá hạnh phúc.
Sau những phút chào hỏi các sơ quản lý và xếp quà cho gọn lại, một thành viên KCT - cũng là ứng sinh của Đại Chủng Viện Xuân Lộc - cùng với sự trợ giúp của các thành viên khác, đã ra cho các em nối vòng tròn sinh hoạt. Những cánh tay nhỏ xíu mà đầy tràn những quý mến cứ víu chặt vào tay anh chị, giống như một đại gia đình đang quây quần. Thật chẳng có gì vui hơn khi bắt gặp nụ cười giòn và niềm hạnh phúc ánh lên từ đôi mắt căng tròn của các em được anh chị cho sinh hoạt. Cạnh bên góc phòng khách, một nhóm khác của KCT lại đang treo lồng đèn và xếp nến để phát vào giấc trưa.
Trong lúc bên ngoài các em đang chơi, đại diện ban quản trị KCT được trưởng phòng kế toán - tài vụ và quản lý của trung tâm là Sơ Têrêsa Phan Thị Nhan mời vào tiếp chuyện. Nói chuyện với vị nữ tu nhỏ người này mới thấy được những khó khăn mà cộng đoàn phải đảm đương khi nuôi dạy các em và chăm sóc cho các cụ già neo đơn. Sơ Nhan cho biết hiện tại, tính đến 03-10-2009, CSBTXH Thiên Bình có 205 nhân khẩu, trong đó trừ riêng ra 20 nữ tu thì còn 130 em nhỏ khuyết tật, mồ côi, điểm đặc biệt là tất cả các em đều được đi học dù nhà nước không hề có chính sách miễn giảm học phí cho các em khi các sơ đề đạt yêu cầu chính đáng đó, đầu mỗi năm các sơ vẫn phải oằn lưng lo số tiền đóng học phí (trong đó có nhiều khoản thu vô lý) cho các em mà không hề được giảm dù chỉ một đồng; số nữa ở đây là các cụ già và một vài trường hợp đặc biệt khác được các Sơ chăm sóc. Cha giám đốc hiện tại là linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy; cùng với sự hỗ trợ, cố vấn của Nữ tu Anne Sumalee Boonpratham - người thuộc dòng dõi hoàng tộc Thái Lan, đồng thời cũng mang dòng máu của hoàng tộc Việt Nam; Sơ Anne Nguyễn Thị Kim Anh phụ trách phòng hành chánh của trung tâm, và các nữ tu khác. Ngay từ buổi đầu khai phá rừng, các Sơ khẩn hoang được 10 mẫu đất. Thế nhưng theo thời gian, với lý do mà chắc ai cũng hiểu, mảnh đất lớn đó giờ đây đã bị thu hẹp xuống còn 4 mẫu rưỡi. Buổi trò chuyện thân tình với nữ tu quản lý còn khơi gợi ra nhiều chi tiết thú vị khác không thể kể hết nơi đây.
Cuộc trò chuyện kết thúc, sơ Nhan cho biết chi tiết chiều nay cũng có đoàn của cha Lê Quang Uy (Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn) đến thăm. Sơ còn nhờ anh em KCT sửa dùm cái máy tính trục trặc không hoạt động được.
Ngoài sân, cơn mưa lớn bất ngờ ập đến khiến cuộc vui chơi với các em phải tạm hoãn và vào lại trong nhà. Ngay sau đó các em được sơ Hường (người đã đồng hành cùng mái ấm hơn 30 năm) hướng dẫn ăn cơm trưa sớm để tiếp tục với chương trình của nhóm KCT. Khi dùng bữa xong và nghỉ ngơi ít phút, các em lại được sinh hoạt, hát hò nhẹ nhàng. Rồi thiện nguyện viên của nhóm KCT lại tập trung các em xếp thành hai hàng trật tự để lên nhận lồng đèn, nến và các phần quà đã được gói sẵn. Nhìn vào mắt các em, mọi người không ai không cảm nhận được niềm vui vỡ òa vì sung sướng. Đèn flash của máy ảnh nhá lên liên tục, thành viên KCT đứng với các em để công nghệ kỹ thuật số lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ ấy.
Nói với sơ Hường, nhóm KCT ngỏ lời được gặp và chào thăm Sơ Anne Sumalee Boonpratham, vị nữ tu tâm huyết của mái ấm Thiên Bình này ngay từ những ngày đầu. Qua tìm hiểu trước khi đến, được biết sơ Anne Sumalee là người thuộc dòng dõi hoàng gia của cả hoàng tộc Thái Lan và Việt Nam. Bước ra gặp gỡ với anh em là một nữ tu đơn sơ nhưng toát lên dáng vẻ cao quý. Sơ Sumalee mời mọi người ngồi và còn tự tay kéo chiếc ghế đá nặng cả tạ xích ra để anh em có đủ chỗ. Qua những phút nói chuyện và trao đổi đã bộc lộ đức khiêm tốn của sơ, bà rất khiêm nhường trả lời khi những câu hỏi tìm hiểu về thân thế và công việc của mình được đặt ra. Thực sự nếu không biết trước về sơ Sumalee qua những bài báo trên Internet, có lẽ sẽ không ai biết bà là người Thái Lan, vì bà trả lời và nói chuyện bằng thứ tiếng Việt chuẩn đến từng con chữ, đậm chất giọng Việt Nam (accent). Dù dòng dõi hoàng tộc, bà vẫn cho rằng mình chỉ là một nữ tu nhỏ bé và muốn cống hiến đời mình cho các em nhỏ bất hạnh. Cuộc đời và nguyên cớ tại sao sơ lại gắn bó với cô nhi viện Thiên Bình thì VietCatholic và các báo khác đã nhiều lần nói đến, ở đây không nhắc lại nữa. Nói chuyện, sơ chia sẻ những khó khăn của mái ấm Thiên Bình và những hồng ân mà Chúa thương ban cho nơi đây. Thấy người sơ Sumalee có mùi rượu thuốc, một bạn chưa kịp hỏi thì sơ đã lên tiếng bộc bạch rằng sơ hiện đang mang trong mình căn bệnh viêm màng não, hở van tim và thoái hóa khớp, những căn bệnh trên khiến vị nữ tu già 65 tuổi (sinh năm 1944) không khỏi đau nhức toàn thân, từ đầu tới chân. Sở dĩ có mùi rượu trên người là vì sơ hằng ngày phải thoa hai lần rượu thuốc để giảm bớt các cơn đau, thứ rượu thuốc này do một nhà hảo tâm tặng sơ. Hằng năm sơ phải về Thái Lan để xin gia hạn visa, nhân tiện cũng là dịp để người em gái làm bác sĩ khám chữa bệnh cho mình.
Biết được bệnh tình của sơ, ai ai cũng nghẹn lòng và mong cho người phụ nữ nhân ái này được Chúa gìn giữ luôn mạnh khỏe...Không làm mất thời gian và khiến sơ thêm mệt người, nhóm KCT chủ động kết chuyện để sơ có giờ vào trong nghỉ ngơi và nhóm còn hứa cầu nguyện cho sơ. Cũng lúc ấy anh em mới được sơ Hường cho biết: "Hôm nay mấy em may mắn mới được sơ Sumalee tiếp đó, mọi ngày bà chỉ ở trong nhà và nhờ sơ từ chối các yêu cầu xin gặp với lý do sức khỏe. Không hiểu sao hôm nay thấy các em vui vẻ quá sơ lại vào trong xin và bà cũng đồng ý ra tiếp, mà mọi lần có tiếp bà vẫn ở trong phòng và người ta vào thôi chứ không ra như hôm nay."
Giữa trưa, trời vẫn mưa nặng hạt, nhóm bạn trẻ, không ăn trưa mà lại tiếp tục đội mưa ướt cả người để tiến vào sâu hơn nữa trong khuôn viên của mái ấm Thiên Bình và thăm các cụ già được các sơ chăm sóc nơi đây. Nhóm KCT vào chào từng cụ, thăm hỏi và tặng quà trung thu cho từng cụ. Không khí thật xúc động ! Các cụ rất đỗi ngạc nhiên và hạnh phúc vì biết mình già nhưng vẫn được đón trung thu như các trẻ nhỏ. Nhiều cụ không cầm được nước mắt vì vui sướng đã khóc nức nở. Có cụ chia sẻ rằng có nhiều nhóm vào thăm, nhưng chưa nhóm nào làm cho các cụ vui như nhóm KCT. Một cụ bị mù có phòng ở đầu dãy nhà đã nhờ một cô dắt vào để tiếp tục cảm ơn nhóm bạn trẻ lần nữa dù nhóm đã băng qua phòng cụ khá xa, cụ ngỏ ý muốn hát một bài tặng cho nhóm. Khi cụ hát, dù rằng đôi mắt nhắm tịt nhưng nước mắt cụ vẫn chảy rưng rưng làm mọi người vô cùng cảm động. Bài bà cụ hát lạ lắm, chưa bao giờ người viết bài này được nghe, và cũng không ai trong nhóm biết được bài cụ hát là bài gì. Thật lạ, nhưng hay ! Cụ khác lại bảo nhóm hãy cùng hát chung với các cụ; thế là, bà lão khuôn mặt phúc hậu liền bắt hát bài “Anh em ta về” rồi lại bắt tiếp bài “Gặp nhau đây rồi chia tay”, mọi người vừa vỗ tay vừa hòa nhịp hát vang. Lại có cụ nữa đến xin hát tặng và thật không thể cưỡng lại lời đề nghị thân thương đó. Có lẽ từ lúc vào đây, các cụ chưa bao giờ được vui như hôm nay. Những phút nói chuyện thoải mái và được các cụ bày tỏ rất nhiều điều cũng trôi qua nhanh. Khi thực sự đến giây phút phải chia tay, các cụ người thì khóc, người thì luyến tiếc đến độ níu kéo, người thì hứa cầu nguyện và hẹn dịp khác lại gặp. Các bạn trẻ chào đi mà lòng vấn vương muốn ở.
Trên đường quay ra nhà khách, nhìn các sơ khuôn mặt đầy lam lũ do phải tảo tần mà không khỏi chạnh lòng, chắc chắn ẩn chứa đằng sau những vị nữ tu già, vóc dáng nhỏ bé, hao gầy vì sương, là một tấm lòng cao thượng vô bờ bến, dám hy sinh cả đời mình để chăm lo cho các em. Các sơ quả thật là “những người hùng thầm lặng”.
Trời đã tạnh mưa nhưng vẫn rất âm u, lúc này vừa đến đầu giờ chiều, nhóm KCT chào các sơ lên đường và hẹn dịp khác trở lại. Xe máy rồ ga, ngoái nhìn các sơ và các em đang vẫy tay tạm biệt, nhóm trẻ gật đầu lần nữa rồi xe chuyển bánh lên đường.
Rời mái ấm mới là lúc nhóm KCT ‘bỏ bụng’ những miếng bánh mì ngọt thay bữa trưa để chống đói. Ngồi nơi bóng mát ăn lót dạ, mọi người truyện trò sôi nổi. Thật ấm lòng khi lúc này nghĩ lại câu của sơ phụ trách coi các em đã nói: “Các sơ, các em và các cụ ở đây cũng có nhiều đoàn đến thăm hỏi, động viên, tặng quà…nhưng chưa bao giờ sơ thấy các em và các cụ vui và xúc động như hôm nay, chính bản thân các sơ cũng rất vui so với những lần khác. Chắc do cách mà các em trao quà, cách mà các em sinh hoạt và thăm hỏi nơi này đã làm không khí tự nó biến đổi”.
Vâng, thầm nghĩ, đúng thật: “Cách cho hơn của đem cho.”
Chào nhau, các bạn trẻ KCT mỗi người mỗi nơi, và hứa chiều nay sẽ lại có mặt để tiếp tục chương trình vui trung thu với các em ở xóm nghèo.
Chiều xế, nhóm tụ về đông thành viên hơn lúc sáng và tất bật những chuẩn bị cuối cùng để đón các em xóm nghèo. Khu vực nhà anh Phêrô Lê Văn Hoàng, I.J - thành viên KCT ở giáo xứ Tam Hải (Thủ Đức), cũng là tu sĩ thuộc Tu hội Chúa Giêsu - nhờ thế mà náo nức hơn ngày thường.
Chưa đến giờ hẹn, các gia đình xóm nghèo đã dẫn con nhỏ của mình đến để chia vui niềm vui trung thu. Đúng 19h, những thành viên trẻ của KCT tập hợp các em lại và cùng quây quần bên vòng tròn để sinh hoạt. Hầu như năm nào cũng vậy, ở Việt Nam, cứ rằm tháng tám thì trời lại mưa và rất hiếm khi được thấy trăng tròn, mà chỉ có trăng khuyết hoặc mây mù che cả mặt trăng. Dưới ‘ánh trăng rằm’ nhân tạo (đèn), thay cho ánh trăng huyền thoại đã đi liền với cổ tích “Chú Cuội - Hằng Nga”, tiếng cười và tiếng vỗ tay sôi nổi vang lên. Những bài hát vui trung thu, rước đèn đêm trăng cũng được cất lên rộn rã. Cá biệt, một em bé nhỏ tuổi nhất tham gia đêm rằm năm nay với KCT chỉ mới 6 tháng tuổi. Bé còn chưa nhận biết nên mắt nhỉ mở to biểu lộ sự ngạc nhiên ‘không-biết-các-bác-các-chú-đang-làm-gì’.
Sau phần sinh hoạt với các em, nhóm KCT tập hợp các em lại thành hai hàng và cho lần lượt lên nhận quà, đảm bảo sao để em nào cũng nhận được quà và không em nào nhận đến lần hai. Trao quà xong, mọi người tụ lại với các em để chụp hình kỷ niệm trước khi chia tay.
Mọi thành viên trong nhóm và Ban Tổ Chức chỉ tạm biệt nhau khi trời đã về khuya.
Vậy là từ sáng đến giờ, hàng trăm phần quà đã được trao tay, hàng trăm lồng đèn ông sao đã được thắp sáng…nhưng quan trọng hơn hết là, hàng trăm nụ cười nở trên môi những người đón nhận tấm chân tình của nhóm anh em bạn trẻ, kỷ niệm đáng nhớ được trao đến hàng trăm người và có thể sẽ là những khoảnh khắc đi với họ suốt quãng đời còn lại.
Xin chân thành cảm ơn các thành viên, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân đã mang đến niềm hân hoan cho các em, các cụ và các gia đình nghèo. Xin nhận nơi đây lòng biết ơn của nhóm Khúc Cảm Tạ và niềm vui ánh lên từ những đôi mắt của những con người được nhận lãnh tấm lòng ấy.
Những gì nhóm KCT được nhận cũng không phải là ít. Họ - những người đang còn đi học và đã đi làm - nhận lại niềm hạnh phúc lớn hơn khi cho đi, nhận lại ý nghĩa về vai trò của người trẻ để kiến tạo một xã hội tươi sáng hơn, nhận lại giá trị của sự dấn thân theo tiếng Giáo hội kêu mời và ý thức được điều họ phải làm trong tương lai để bước tiếp những gì họ đã nhận ra hôm nay. Hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc xuất phát từ những điều bình dị nhất.
Nguyện xin Chúa gìn giữ giới trẻ toàn thế giới nói chung, những người đang chịu sự lây lan của chủ nghĩa duy vật thực dụng liên kết với chủ thuyết tương đối hóa và tư tưởng của hư vô chủ nghĩa, những tư tưởng tôn giáo giáo điều dựa trên lôgic nhân danh Thiên Chúa nhưng thực chất lại đối lập với lôgíc của linh thánh, nghĩa là từ rao giảng đến thực hành đều không thể hiện tình yêu và tinh thần tôn trọng tự do, trái lại hành xử thiếu khoan dung và đầy thù hận. Cách riêng, xin Chúa tuôn đổ trên những người trẻ KCT ơn khôn ngoan và sức mạnh, lòng mến và đức ái…để họ ra đi làm muối ướp đời, làm men thấm đất, làm ánh sáng chiếu soi gian trần. Cầu Mẹ luôn đồng hành và nâng đỡ các bạn, để họ thực thi việc lành theo Ý Chúa muốn (Ecce venio ut faciam, Deus, voluntatem Tuam).
Để chuẩn bị cho chuyến đi này, tất cả mọi anh chị em đều khá vất vả vì những phần quà trung thu dành cho các em và các cụ già là lồng đèn, bánh trung thu, sữa, bánh kẹo các loại, gạo, mì gói, đèn cầy, v.v... Nhờ ơn Chúa Quan Phòng qua những kêu gọi của anh em Ban Quản Trị KCT đã tác động đến các thành viên website, linh mục, tu sĩ, mạnh thường quân...và chính họ đã sẻ chia lòng hảo tâm bằng những món quà nhỏ, hầu giúp KCT mang niềm vui đến với các em cơ nhỡ, mồ côi, khuyết tật, những em mắc bệnh nan y, các cụ già sống tại CSBTXH Thiên Bình, để lại cho họ một mùa Trung Thu đáng nhớ.
Sau nhiều nỗ lực và vượt qua bao khó khăn để duy trì tiếp tục sự hoạt động của trang mạng, nhóm KCT đã cố gắng trong phạm vi có thể và thực hiện chuyến đi đầy ý nghĩa khi vừa mừng sinh nhật 5 tuổi cách đây không lâu (15/08 - Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời).
Hãy dõi theo bước chân của nhóm Khúc Cảm Tạ để thấy được hình ảnh Tết Trung Thu đặc biệt của những người kém may mắn.
Đúng 7h30 sáng, nhóm 25 người của KCT đều bắt đầu xuất phát từ nhiều nơi (Sài Gòn, Biên Hòa, Bình Dương, v.v) và có chung một điểm đến là, CSBTXH Thiên Bình do các Nữ tu Dòng Nữ tỳ Chúa Kitô Thiên Bình quản sóc.
Họp nhau đông đủ lúc 9h rồi tất cả cùng tiến vào trại tế bần do các Sơ chăm nom. Cơ sở của các nữ tu cách đường quốc lộ chừng hơn trăm mét và vài lần rẽ trái. Vừa bước qua những lũy tre xanh ngắt là đập vào mắt từng anh chị em hình ảnh các em nhỏ bị hội chứng Down, vẻ mặt như đang ngóng chờ một niềm vui lạ sắp sửa đến. Chúng hòa lẫn vào những đứa trẻ khác bị tâm thần, khuyết tật, chậm phát triển và mồ côi, tạo nên một dòng chảy hỗn loạn đầy những âm thanh nghe não lòng.
Các em nơi đây đa số còn rất nhỏ, có một số thì bị lão hóa sớm. Số phận đã không mỉm cười với các em như bao đứa trẻ khác. Có em bị dị tật bẩm sinh, em khác thì bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng. Những mảnh đời nhỏ ấy dưới sự chở che, đùm bọc, chăm nom của các sơ đã vượt lên số phận một cách phi thường để sẵn sàng bước tiếp vào đời. Nhìn những nụ cười hồn nhiên trên đôi môi bé nhỏ, những người trẻ KCT không khỏi chạnh lòng và tự hỏi phải chăng so với các em, mình đang quá hạnh phúc.
Sau những phút chào hỏi các sơ quản lý và xếp quà cho gọn lại, một thành viên KCT - cũng là ứng sinh của Đại Chủng Viện Xuân Lộc - cùng với sự trợ giúp của các thành viên khác, đã ra cho các em nối vòng tròn sinh hoạt. Những cánh tay nhỏ xíu mà đầy tràn những quý mến cứ víu chặt vào tay anh chị, giống như một đại gia đình đang quây quần. Thật chẳng có gì vui hơn khi bắt gặp nụ cười giòn và niềm hạnh phúc ánh lên từ đôi mắt căng tròn của các em được anh chị cho sinh hoạt. Cạnh bên góc phòng khách, một nhóm khác của KCT lại đang treo lồng đèn và xếp nến để phát vào giấc trưa.
Trong lúc bên ngoài các em đang chơi, đại diện ban quản trị KCT được trưởng phòng kế toán - tài vụ và quản lý của trung tâm là Sơ Têrêsa Phan Thị Nhan mời vào tiếp chuyện. Nói chuyện với vị nữ tu nhỏ người này mới thấy được những khó khăn mà cộng đoàn phải đảm đương khi nuôi dạy các em và chăm sóc cho các cụ già neo đơn. Sơ Nhan cho biết hiện tại, tính đến 03-10-2009, CSBTXH Thiên Bình có 205 nhân khẩu, trong đó trừ riêng ra 20 nữ tu thì còn 130 em nhỏ khuyết tật, mồ côi, điểm đặc biệt là tất cả các em đều được đi học dù nhà nước không hề có chính sách miễn giảm học phí cho các em khi các sơ đề đạt yêu cầu chính đáng đó, đầu mỗi năm các sơ vẫn phải oằn lưng lo số tiền đóng học phí (trong đó có nhiều khoản thu vô lý) cho các em mà không hề được giảm dù chỉ một đồng; số nữa ở đây là các cụ già và một vài trường hợp đặc biệt khác được các Sơ chăm sóc. Cha giám đốc hiện tại là linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy; cùng với sự hỗ trợ, cố vấn của Nữ tu Anne Sumalee Boonpratham - người thuộc dòng dõi hoàng tộc Thái Lan, đồng thời cũng mang dòng máu của hoàng tộc Việt Nam; Sơ Anne Nguyễn Thị Kim Anh phụ trách phòng hành chánh của trung tâm, và các nữ tu khác. Ngay từ buổi đầu khai phá rừng, các Sơ khẩn hoang được 10 mẫu đất. Thế nhưng theo thời gian, với lý do mà chắc ai cũng hiểu, mảnh đất lớn đó giờ đây đã bị thu hẹp xuống còn 4 mẫu rưỡi. Buổi trò chuyện thân tình với nữ tu quản lý còn khơi gợi ra nhiều chi tiết thú vị khác không thể kể hết nơi đây.
Cuộc trò chuyện kết thúc, sơ Nhan cho biết chi tiết chiều nay cũng có đoàn của cha Lê Quang Uy (Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn) đến thăm. Sơ còn nhờ anh em KCT sửa dùm cái máy tính trục trặc không hoạt động được.
Ngoài sân, cơn mưa lớn bất ngờ ập đến khiến cuộc vui chơi với các em phải tạm hoãn và vào lại trong nhà. Ngay sau đó các em được sơ Hường (người đã đồng hành cùng mái ấm hơn 30 năm) hướng dẫn ăn cơm trưa sớm để tiếp tục với chương trình của nhóm KCT. Khi dùng bữa xong và nghỉ ngơi ít phút, các em lại được sinh hoạt, hát hò nhẹ nhàng. Rồi thiện nguyện viên của nhóm KCT lại tập trung các em xếp thành hai hàng trật tự để lên nhận lồng đèn, nến và các phần quà đã được gói sẵn. Nhìn vào mắt các em, mọi người không ai không cảm nhận được niềm vui vỡ òa vì sung sướng. Đèn flash của máy ảnh nhá lên liên tục, thành viên KCT đứng với các em để công nghệ kỹ thuật số lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ ấy.
Nói với sơ Hường, nhóm KCT ngỏ lời được gặp và chào thăm Sơ Anne Sumalee Boonpratham, vị nữ tu tâm huyết của mái ấm Thiên Bình này ngay từ những ngày đầu. Qua tìm hiểu trước khi đến, được biết sơ Anne Sumalee là người thuộc dòng dõi hoàng gia của cả hoàng tộc Thái Lan và Việt Nam. Bước ra gặp gỡ với anh em là một nữ tu đơn sơ nhưng toát lên dáng vẻ cao quý. Sơ Sumalee mời mọi người ngồi và còn tự tay kéo chiếc ghế đá nặng cả tạ xích ra để anh em có đủ chỗ. Qua những phút nói chuyện và trao đổi đã bộc lộ đức khiêm tốn của sơ, bà rất khiêm nhường trả lời khi những câu hỏi tìm hiểu về thân thế và công việc của mình được đặt ra. Thực sự nếu không biết trước về sơ Sumalee qua những bài báo trên Internet, có lẽ sẽ không ai biết bà là người Thái Lan, vì bà trả lời và nói chuyện bằng thứ tiếng Việt chuẩn đến từng con chữ, đậm chất giọng Việt Nam (accent). Dù dòng dõi hoàng tộc, bà vẫn cho rằng mình chỉ là một nữ tu nhỏ bé và muốn cống hiến đời mình cho các em nhỏ bất hạnh. Cuộc đời và nguyên cớ tại sao sơ lại gắn bó với cô nhi viện Thiên Bình thì VietCatholic và các báo khác đã nhiều lần nói đến, ở đây không nhắc lại nữa. Nói chuyện, sơ chia sẻ những khó khăn của mái ấm Thiên Bình và những hồng ân mà Chúa thương ban cho nơi đây. Thấy người sơ Sumalee có mùi rượu thuốc, một bạn chưa kịp hỏi thì sơ đã lên tiếng bộc bạch rằng sơ hiện đang mang trong mình căn bệnh viêm màng não, hở van tim và thoái hóa khớp, những căn bệnh trên khiến vị nữ tu già 65 tuổi (sinh năm 1944) không khỏi đau nhức toàn thân, từ đầu tới chân. Sở dĩ có mùi rượu trên người là vì sơ hằng ngày phải thoa hai lần rượu thuốc để giảm bớt các cơn đau, thứ rượu thuốc này do một nhà hảo tâm tặng sơ. Hằng năm sơ phải về Thái Lan để xin gia hạn visa, nhân tiện cũng là dịp để người em gái làm bác sĩ khám chữa bệnh cho mình.
Biết được bệnh tình của sơ, ai ai cũng nghẹn lòng và mong cho người phụ nữ nhân ái này được Chúa gìn giữ luôn mạnh khỏe...Không làm mất thời gian và khiến sơ thêm mệt người, nhóm KCT chủ động kết chuyện để sơ có giờ vào trong nghỉ ngơi và nhóm còn hứa cầu nguyện cho sơ. Cũng lúc ấy anh em mới được sơ Hường cho biết: "Hôm nay mấy em may mắn mới được sơ Sumalee tiếp đó, mọi ngày bà chỉ ở trong nhà và nhờ sơ từ chối các yêu cầu xin gặp với lý do sức khỏe. Không hiểu sao hôm nay thấy các em vui vẻ quá sơ lại vào trong xin và bà cũng đồng ý ra tiếp, mà mọi lần có tiếp bà vẫn ở trong phòng và người ta vào thôi chứ không ra như hôm nay."
Giữa trưa, trời vẫn mưa nặng hạt, nhóm bạn trẻ, không ăn trưa mà lại tiếp tục đội mưa ướt cả người để tiến vào sâu hơn nữa trong khuôn viên của mái ấm Thiên Bình và thăm các cụ già được các sơ chăm sóc nơi đây. Nhóm KCT vào chào từng cụ, thăm hỏi và tặng quà trung thu cho từng cụ. Không khí thật xúc động ! Các cụ rất đỗi ngạc nhiên và hạnh phúc vì biết mình già nhưng vẫn được đón trung thu như các trẻ nhỏ. Nhiều cụ không cầm được nước mắt vì vui sướng đã khóc nức nở. Có cụ chia sẻ rằng có nhiều nhóm vào thăm, nhưng chưa nhóm nào làm cho các cụ vui như nhóm KCT. Một cụ bị mù có phòng ở đầu dãy nhà đã nhờ một cô dắt vào để tiếp tục cảm ơn nhóm bạn trẻ lần nữa dù nhóm đã băng qua phòng cụ khá xa, cụ ngỏ ý muốn hát một bài tặng cho nhóm. Khi cụ hát, dù rằng đôi mắt nhắm tịt nhưng nước mắt cụ vẫn chảy rưng rưng làm mọi người vô cùng cảm động. Bài bà cụ hát lạ lắm, chưa bao giờ người viết bài này được nghe, và cũng không ai trong nhóm biết được bài cụ hát là bài gì. Thật lạ, nhưng hay ! Cụ khác lại bảo nhóm hãy cùng hát chung với các cụ; thế là, bà lão khuôn mặt phúc hậu liền bắt hát bài “Anh em ta về” rồi lại bắt tiếp bài “Gặp nhau đây rồi chia tay”, mọi người vừa vỗ tay vừa hòa nhịp hát vang. Lại có cụ nữa đến xin hát tặng và thật không thể cưỡng lại lời đề nghị thân thương đó. Có lẽ từ lúc vào đây, các cụ chưa bao giờ được vui như hôm nay. Những phút nói chuyện thoải mái và được các cụ bày tỏ rất nhiều điều cũng trôi qua nhanh. Khi thực sự đến giây phút phải chia tay, các cụ người thì khóc, người thì luyến tiếc đến độ níu kéo, người thì hứa cầu nguyện và hẹn dịp khác lại gặp. Các bạn trẻ chào đi mà lòng vấn vương muốn ở.
Trên đường quay ra nhà khách, nhìn các sơ khuôn mặt đầy lam lũ do phải tảo tần mà không khỏi chạnh lòng, chắc chắn ẩn chứa đằng sau những vị nữ tu già, vóc dáng nhỏ bé, hao gầy vì sương, là một tấm lòng cao thượng vô bờ bến, dám hy sinh cả đời mình để chăm lo cho các em. Các sơ quả thật là “những người hùng thầm lặng”.
Trời đã tạnh mưa nhưng vẫn rất âm u, lúc này vừa đến đầu giờ chiều, nhóm KCT chào các sơ lên đường và hẹn dịp khác trở lại. Xe máy rồ ga, ngoái nhìn các sơ và các em đang vẫy tay tạm biệt, nhóm trẻ gật đầu lần nữa rồi xe chuyển bánh lên đường.
Rời mái ấm mới là lúc nhóm KCT ‘bỏ bụng’ những miếng bánh mì ngọt thay bữa trưa để chống đói. Ngồi nơi bóng mát ăn lót dạ, mọi người truyện trò sôi nổi. Thật ấm lòng khi lúc này nghĩ lại câu của sơ phụ trách coi các em đã nói: “Các sơ, các em và các cụ ở đây cũng có nhiều đoàn đến thăm hỏi, động viên, tặng quà…nhưng chưa bao giờ sơ thấy các em và các cụ vui và xúc động như hôm nay, chính bản thân các sơ cũng rất vui so với những lần khác. Chắc do cách mà các em trao quà, cách mà các em sinh hoạt và thăm hỏi nơi này đã làm không khí tự nó biến đổi”.
Vâng, thầm nghĩ, đúng thật: “Cách cho hơn của đem cho.”
Chào nhau, các bạn trẻ KCT mỗi người mỗi nơi, và hứa chiều nay sẽ lại có mặt để tiếp tục chương trình vui trung thu với các em ở xóm nghèo.
Chiều xế, nhóm tụ về đông thành viên hơn lúc sáng và tất bật những chuẩn bị cuối cùng để đón các em xóm nghèo. Khu vực nhà anh Phêrô Lê Văn Hoàng, I.J - thành viên KCT ở giáo xứ Tam Hải (Thủ Đức), cũng là tu sĩ thuộc Tu hội Chúa Giêsu - nhờ thế mà náo nức hơn ngày thường.
Chưa đến giờ hẹn, các gia đình xóm nghèo đã dẫn con nhỏ của mình đến để chia vui niềm vui trung thu. Đúng 19h, những thành viên trẻ của KCT tập hợp các em lại và cùng quây quần bên vòng tròn để sinh hoạt. Hầu như năm nào cũng vậy, ở Việt Nam, cứ rằm tháng tám thì trời lại mưa và rất hiếm khi được thấy trăng tròn, mà chỉ có trăng khuyết hoặc mây mù che cả mặt trăng. Dưới ‘ánh trăng rằm’ nhân tạo (đèn), thay cho ánh trăng huyền thoại đã đi liền với cổ tích “Chú Cuội - Hằng Nga”, tiếng cười và tiếng vỗ tay sôi nổi vang lên. Những bài hát vui trung thu, rước đèn đêm trăng cũng được cất lên rộn rã. Cá biệt, một em bé nhỏ tuổi nhất tham gia đêm rằm năm nay với KCT chỉ mới 6 tháng tuổi. Bé còn chưa nhận biết nên mắt nhỉ mở to biểu lộ sự ngạc nhiên ‘không-biết-các-bác-các-chú-đang-làm-gì’.
Sau phần sinh hoạt với các em, nhóm KCT tập hợp các em lại thành hai hàng và cho lần lượt lên nhận quà, đảm bảo sao để em nào cũng nhận được quà và không em nào nhận đến lần hai. Trao quà xong, mọi người tụ lại với các em để chụp hình kỷ niệm trước khi chia tay.
Mọi thành viên trong nhóm và Ban Tổ Chức chỉ tạm biệt nhau khi trời đã về khuya.
Vậy là từ sáng đến giờ, hàng trăm phần quà đã được trao tay, hàng trăm lồng đèn ông sao đã được thắp sáng…nhưng quan trọng hơn hết là, hàng trăm nụ cười nở trên môi những người đón nhận tấm chân tình của nhóm anh em bạn trẻ, kỷ niệm đáng nhớ được trao đến hàng trăm người và có thể sẽ là những khoảnh khắc đi với họ suốt quãng đời còn lại.
Xin chân thành cảm ơn các thành viên, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân đã mang đến niềm hân hoan cho các em, các cụ và các gia đình nghèo. Xin nhận nơi đây lòng biết ơn của nhóm Khúc Cảm Tạ và niềm vui ánh lên từ những đôi mắt của những con người được nhận lãnh tấm lòng ấy.
Những gì nhóm KCT được nhận cũng không phải là ít. Họ - những người đang còn đi học và đã đi làm - nhận lại niềm hạnh phúc lớn hơn khi cho đi, nhận lại ý nghĩa về vai trò của người trẻ để kiến tạo một xã hội tươi sáng hơn, nhận lại giá trị của sự dấn thân theo tiếng Giáo hội kêu mời và ý thức được điều họ phải làm trong tương lai để bước tiếp những gì họ đã nhận ra hôm nay. Hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc xuất phát từ những điều bình dị nhất.
Nguyện xin Chúa gìn giữ giới trẻ toàn thế giới nói chung, những người đang chịu sự lây lan của chủ nghĩa duy vật thực dụng liên kết với chủ thuyết tương đối hóa và tư tưởng của hư vô chủ nghĩa, những tư tưởng tôn giáo giáo điều dựa trên lôgic nhân danh Thiên Chúa nhưng thực chất lại đối lập với lôgíc của linh thánh, nghĩa là từ rao giảng đến thực hành đều không thể hiện tình yêu và tinh thần tôn trọng tự do, trái lại hành xử thiếu khoan dung và đầy thù hận. Cách riêng, xin Chúa tuôn đổ trên những người trẻ KCT ơn khôn ngoan và sức mạnh, lòng mến và đức ái…để họ ra đi làm muối ướp đời, làm men thấm đất, làm ánh sáng chiếu soi gian trần. Cầu Mẹ luôn đồng hành và nâng đỡ các bạn, để họ thực thi việc lành theo Ý Chúa muốn (Ecce venio ut faciam, Deus, voluntatem Tuam).