ĐÀ NẴNG - Chúng tôi đến với giáo xứ Hà Tân – Giáo phận Đà Nẵng - thuộc xã Đại Lãnh, Huyện Đại Lộc – tỉnh Quảng Nam đúng một tuần sau cơn bão số 9. Những tưởng với bầu trời nắng đẹp sẽ làm cho chuyến đi cứu trợ của chúng tôi sẽ được nhanh chóng dễ dàng để hoàn thành nốt những “thủ tục” cần có của một lần cứu trợ. Nhưng càng đi sâu vào địa bàn của vùng đất Đại Lộc, chúng tôi mới tận mắt chứng kiến cảnh hoang tàn và sự tàn phá khủng khiếp của cơn bão số 9 và trận bão lũ dữ vừa qua.
Dọc theo con đường dẫn vào trung tâm xã Đại Lãnh là con sông Vu Gia đang lặng chảy xuôi dòng, nhưng kế bên là những đụn rơm, cọng cỏ, bao ni lông đang bị vướng dính trên cành cây cao, trên đường dây điện toòng teng như những quang gánh đủ để cho người chứng kiến, hình dung được sức mạnh và chiều cao của dòng nước trong cơn lũ vừa qua; và đi trên con đường nhựa dẫn vào trung tâm thị tứ, chúng tôi cũng thấy đó đây những xe ủi, xe cơ giới đang xúc từng lớp, từng lớp bùn dày gần nửa mét để dọn vệ sinh giải phóng mặt đường,… nhưng xúc sao cho hết những lớp bùn dày đặc kia chỉ trong vài ngày được. Con sông tĩnh lặng, con sông hiền hoà nhưng khi giận dữ thì sự gánh chịu của người dân nơi đây thật nặng nề, gian nan và khốn khổ quá đỗi.
Chúng tôi đến được khu trung tâm và tìm đến với nhà thờ Hà Tân thì xe không thể vào được vì bùn quádày phải dùng xe công nông trung chuyển hàng hoá và tất cả anh chị em trong đoàn đều lội bùn để cùng.. . thẳng tiến vào nhà xứ. Tiếp đón chúng tôi, cha xứ Phaolô Nguyễn Tấn Thu, với lai quần xắn ống thấp ống cao và chiếc áo may-ô đang chỉ đạo cho đồng bào giáo dân bới đất dẹp đường, xúc rác, rửa chùi… Quang cảnh nhộn nhịp như ngày hội nhưng nhìn kỹ trên nét mặt của những người giáo dân này, chúng tôi như thấy hằn in nét gì đó của của sự nhọc mệt và cam chịu. Ông Trưởng Ban hành giáo cho chúng tôi biết trận lụt năm nay chưa từng có từ khi ông lớn lên cho đến bây giờ.
Rửa chân tay xong, anh chị em thăm quan khuôn viên nhà thờ và nhà xứ, những dãy bàn ghế còn chồng chất những lớp bùn khô cứng chưa được xếp lại, những hàng áo lễ và đồ thánh được các chị giáo dân giặt giũ và đem ra phơi, nơi đâu cũng in dấu của bùn và bùn.
Tôi lần ra bờ sông phía sau hàng rào nhà xứ, bắt gặp hình ảnh hai cha con đang hì hục giặt giũ quần áo, không thau chậu, không bột giặt, đồ đạc ngổn ngang giữa những lớp bùn non, ánh mắt thằng bé nhìn xa xăm, buồn buồn. Tôi hỏi nhỏ: Em đi học lại chưa? Nhỏ trả lời: Chưa, Cha ạ. Có lẽ tuần sau nhà trường mới cho học lại. Tôi hỏi người bố: Nhà Bác có sao không? Ông trả lời: Nhà tui thì nước lên lút đầu, cái mái nhà bị bay tôn hết, còn người còn của Cha ạ. Và ông cúi xuống hì hục vò vò mấy bộ đồ dưới dòng nước đục ngầu của con sông.
Chúng tôi phối hợp cùng Cha xứ và Ban HĐGX nơi đây tiến hành phát quà cho bà con giáo dân bị thiệt hại trong đợt thiên tai vừa qua. Khoảng 196 suất quà nhỏ thể hiện sự cảm thông và tinh thần huynh đệ đoàn kết chia sẻ lẫn nhau. Của ít lòng nhiều, mỗi phần quà chỉ là một gói mì chính, một chai nước mắm, một chai dầu ăn cùng một phong bì nhỏ. Bà con mừng rỡ đón nhận, nói cười vui vẻ, kể cho chúng tôi nghe về những nỗi sợ, nỗi mất mát mà họ đã trải qua. Và tôi cũng bắt gặp những ánh mắt còn hằn nỗi sợ hãi pha lẫn nét lo âu về một tương lai mờ mịt phía trước.
Bà con giáo dân nơi đây quả rất chân chất, đơn sơ, thật thà, họ giỏi chịu đựng và có tinh thần lạc quan quá đỗi, đúng như bản chất của con người miền Trung. Có ai trải qua bão tố, lũ lụt mới hiểu rõ nỗi lo sợ, sự mất mát, thiệt hại phải gánh chịu là thế nào. Thường thường thì bão xong mới đến lũ, nhưng trong đợt thiên tai này, bão lũ đến ồ ập cùng một lúc, bà con sao có thể đủ sức gánh chịu hết được. Thương cho những cảnh đời bấp bênh vùng lũ. Cánh tay nào, trái tim nào có thể sẻ chia, bù đắp cho vừa…??!
Chúng tôi đến được khu trung tâm và tìm đến với nhà thờ Hà Tân thì xe không thể vào được vì bùn quádày phải dùng xe công nông trung chuyển hàng hoá và tất cả anh chị em trong đoàn đều lội bùn để cùng.. . thẳng tiến vào nhà xứ. Tiếp đón chúng tôi, cha xứ Phaolô Nguyễn Tấn Thu, với lai quần xắn ống thấp ống cao và chiếc áo may-ô đang chỉ đạo cho đồng bào giáo dân bới đất dẹp đường, xúc rác, rửa chùi… Quang cảnh nhộn nhịp như ngày hội nhưng nhìn kỹ trên nét mặt của những người giáo dân này, chúng tôi như thấy hằn in nét gì đó của của sự nhọc mệt và cam chịu. Ông Trưởng Ban hành giáo cho chúng tôi biết trận lụt năm nay chưa từng có từ khi ông lớn lên cho đến bây giờ.
Rửa chân tay xong, anh chị em thăm quan khuôn viên nhà thờ và nhà xứ, những dãy bàn ghế còn chồng chất những lớp bùn khô cứng chưa được xếp lại, những hàng áo lễ và đồ thánh được các chị giáo dân giặt giũ và đem ra phơi, nơi đâu cũng in dấu của bùn và bùn.
Tôi lần ra bờ sông phía sau hàng rào nhà xứ, bắt gặp hình ảnh hai cha con đang hì hục giặt giũ quần áo, không thau chậu, không bột giặt, đồ đạc ngổn ngang giữa những lớp bùn non, ánh mắt thằng bé nhìn xa xăm, buồn buồn. Tôi hỏi nhỏ: Em đi học lại chưa? Nhỏ trả lời: Chưa, Cha ạ. Có lẽ tuần sau nhà trường mới cho học lại. Tôi hỏi người bố: Nhà Bác có sao không? Ông trả lời: Nhà tui thì nước lên lút đầu, cái mái nhà bị bay tôn hết, còn người còn của Cha ạ. Và ông cúi xuống hì hục vò vò mấy bộ đồ dưới dòng nước đục ngầu của con sông.
Chúng tôi phối hợp cùng Cha xứ và Ban HĐGX nơi đây tiến hành phát quà cho bà con giáo dân bị thiệt hại trong đợt thiên tai vừa qua. Khoảng 196 suất quà nhỏ thể hiện sự cảm thông và tinh thần huynh đệ đoàn kết chia sẻ lẫn nhau. Của ít lòng nhiều, mỗi phần quà chỉ là một gói mì chính, một chai nước mắm, một chai dầu ăn cùng một phong bì nhỏ. Bà con mừng rỡ đón nhận, nói cười vui vẻ, kể cho chúng tôi nghe về những nỗi sợ, nỗi mất mát mà họ đã trải qua. Và tôi cũng bắt gặp những ánh mắt còn hằn nỗi sợ hãi pha lẫn nét lo âu về một tương lai mờ mịt phía trước.
Bà con giáo dân nơi đây quả rất chân chất, đơn sơ, thật thà, họ giỏi chịu đựng và có tinh thần lạc quan quá đỗi, đúng như bản chất của con người miền Trung. Có ai trải qua bão tố, lũ lụt mới hiểu rõ nỗi lo sợ, sự mất mát, thiệt hại phải gánh chịu là thế nào. Thường thường thì bão xong mới đến lũ, nhưng trong đợt thiên tai này, bão lũ đến ồ ập cùng một lúc, bà con sao có thể đủ sức gánh chịu hết được. Thương cho những cảnh đời bấp bênh vùng lũ. Cánh tay nào, trái tim nào có thể sẻ chia, bù đắp cho vừa…??!