Vatican City (CNS) - Giảng huấn của Giáo hội Công giáo và của Hồi giáo thúc giục tín đồ sử dụng và điều hành càc nguồn tài nguyên một cách khôn khéo, phục vụ những người nghèo khổ nhất và tránh mọi phí phạm, quá đáng. Đó là lời ông giám đốc Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp quốc phát biểu trước Thượng hội đồng các Giám mục về Phi châu.
Jacques Diouf, Tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông là người Hồi giáo duy nhất được mời tham dự Thượng hội đồng tổ chức từ ngày 4 đến 25 tháng 10. Tuy đặt trọng tâm vào việc chấm dứt nạn đói ăn và cải thiện an toàn thực phẩn cho châu lục này, ông cũng đã đề cập đến tầm quan trọng của đức tin trong việc kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Ông tuyên bố trước Thượng hội đồng: Con số càng ngày càng nhiều những người trên thế giới bước vào giường ngủ mà bụng đói meo là do “kết quả của những sự lựa chọn dựa trên những lý do vật chất mà không lý gì đến những yếu tố luân lý đạo đức.”
“Hậu quả tạo ra là tình trạng của một cuộc sống bất công và một thế giới bất bình đẳng, trong đó một thiểu số người càng ngày càng giàu thêm, trong khi đại đa số dân chúng trở thành càng ngày càng nghèo.”
Thế giới ngày nay có năng lực về tài chánh, kỹ thuật, nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên cần yếu để “xóa đi dứt khoát nạn đói ăn trên thế giới”, nhưng trước hết phải thắng thế được sức mạnh của tham lam, thối nát và ích kỷ.
Liên Hiệp quốc sẽ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh thế giới tại Roma về an toàn thực phẩm từ ngày 16 đến 18 tháng 11 sắp tới và Tòa thánh Vatican loan báo hôm 13 tháng 10 rằng Đức giáo hoàng Benedict XVI sẽ tham dự phiên khai mạc.
Ông Diouf cũng trình bầy một số thống kê trước Thượng hội đồng:
- Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con số người đói ăn đã đạt tới 1 tỷ, tức là 15% dân số toàn cầu.
- Hơn 270 triệu người châu Phi, tức là 24% dân số toàn châu lục này, bị suy dinh dưỡng. Con số này đã tăng 12% hơn năm ngoái.
- Nông nghiệp chiếm 11% tỷ lệ xuất khẩu của châu Phi, 17% tổng số lợi tức quốc gia trong toàn châu lục, và 57% mọi công ăn việc làm.
- Dân số châu Phi có thể lên đến 2 tỷ người vào năm 2050, tăng gấp đôi số dân hiện nay.
- Tại châu Phi, vì thiếu các phương tiện chuyên chở, tồn trữ và đóng gói hữu hiệu, nên từ 40% đến 60% hoa mầu thu được từ các sản phẩm nông nghiệp hàng năm đã bị hư hại, mất mát.
- Chỉ có 5% viện trợ phát triển dành cho các dự án nông nghiệp trên toàn cầu, tuy có đến 70% người nghèo trên thế giới lấy nông nghiệp làm phương tiện chính để sinh sống.
Ông Diouf nói với Thượng hội đồng rằng ông đồng ý với một điểm chính yếu trong thông điệp của Đức giáo hoàng Benedict, “Bác ái trong Sự thật”, đó là bất cứ quyết định kinh tế nào cũng gây ra một hậu quả về luân lý, đạo đức.
“Vấn đề an toàn thực phẩm nơi thế giới này chính yếu là vấn nạn làm sao động viên được ở những cấp bậc chính trị cao nhất, để cho các nguồn tài chánh cần thiết được có sẵn để đem ra sử dụng. Đó là vấn đề về ưu tiên, khi phải đối diện với những nhu cầu thiết yếu nhất của con người.”
Khen ngợi đặc biệt công trình của Giáo hội Công giáo, các cơ quan bác ái và các nhà truyền giáo tại châu Phi, ông nhấn mạnh đến vai trò của đức tin trong trận chiến chống nghèo đói:
“Một thế giới không còn nạn đói khát, đó là một phép lạ có thể dẫn tới được do đức tin không lay chuyển vào sự toàn trí của Đức Thượng đế và một niềm tin bền vững vào nhân loại.”
Jacques Diouf, Tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông là người Hồi giáo duy nhất được mời tham dự Thượng hội đồng tổ chức từ ngày 4 đến 25 tháng 10. Tuy đặt trọng tâm vào việc chấm dứt nạn đói ăn và cải thiện an toàn thực phẩn cho châu lục này, ông cũng đã đề cập đến tầm quan trọng của đức tin trong việc kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Ông tuyên bố trước Thượng hội đồng: Con số càng ngày càng nhiều những người trên thế giới bước vào giường ngủ mà bụng đói meo là do “kết quả của những sự lựa chọn dựa trên những lý do vật chất mà không lý gì đến những yếu tố luân lý đạo đức.”
“Hậu quả tạo ra là tình trạng của một cuộc sống bất công và một thế giới bất bình đẳng, trong đó một thiểu số người càng ngày càng giàu thêm, trong khi đại đa số dân chúng trở thành càng ngày càng nghèo.”
Thế giới ngày nay có năng lực về tài chánh, kỹ thuật, nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên cần yếu để “xóa đi dứt khoát nạn đói ăn trên thế giới”, nhưng trước hết phải thắng thế được sức mạnh của tham lam, thối nát và ích kỷ.
Liên Hiệp quốc sẽ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh thế giới tại Roma về an toàn thực phẩm từ ngày 16 đến 18 tháng 11 sắp tới và Tòa thánh Vatican loan báo hôm 13 tháng 10 rằng Đức giáo hoàng Benedict XVI sẽ tham dự phiên khai mạc.
Ông Diouf cũng trình bầy một số thống kê trước Thượng hội đồng:
- Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con số người đói ăn đã đạt tới 1 tỷ, tức là 15% dân số toàn cầu.
- Hơn 270 triệu người châu Phi, tức là 24% dân số toàn châu lục này, bị suy dinh dưỡng. Con số này đã tăng 12% hơn năm ngoái.
- Nông nghiệp chiếm 11% tỷ lệ xuất khẩu của châu Phi, 17% tổng số lợi tức quốc gia trong toàn châu lục, và 57% mọi công ăn việc làm.
- Dân số châu Phi có thể lên đến 2 tỷ người vào năm 2050, tăng gấp đôi số dân hiện nay.
- Tại châu Phi, vì thiếu các phương tiện chuyên chở, tồn trữ và đóng gói hữu hiệu, nên từ 40% đến 60% hoa mầu thu được từ các sản phẩm nông nghiệp hàng năm đã bị hư hại, mất mát.
- Chỉ có 5% viện trợ phát triển dành cho các dự án nông nghiệp trên toàn cầu, tuy có đến 70% người nghèo trên thế giới lấy nông nghiệp làm phương tiện chính để sinh sống.
Ông Diouf nói với Thượng hội đồng rằng ông đồng ý với một điểm chính yếu trong thông điệp của Đức giáo hoàng Benedict, “Bác ái trong Sự thật”, đó là bất cứ quyết định kinh tế nào cũng gây ra một hậu quả về luân lý, đạo đức.
“Vấn đề an toàn thực phẩm nơi thế giới này chính yếu là vấn nạn làm sao động viên được ở những cấp bậc chính trị cao nhất, để cho các nguồn tài chánh cần thiết được có sẵn để đem ra sử dụng. Đó là vấn đề về ưu tiên, khi phải đối diện với những nhu cầu thiết yếu nhất của con người.”
Khen ngợi đặc biệt công trình của Giáo hội Công giáo, các cơ quan bác ái và các nhà truyền giáo tại châu Phi, ông nhấn mạnh đến vai trò của đức tin trong trận chiến chống nghèo đói:
“Một thế giới không còn nạn đói khát, đó là một phép lạ có thể dẫn tới được do đức tin không lay chuyển vào sự toàn trí của Đức Thượng đế và một niềm tin bền vững vào nhân loại.”