Nói đến Trung Cổ, người ta thường chỉ nghĩ tới các khía cạnh tiêu cực và xấu xa của nó. Thực ra đây là một thời kỳ đầy giá trị văn hóa đúng nghĩa. Nó trải dài từ lúc chấm dứt thời đại giáo phụ (thế kỷ thứ 8) cho tới cuối thế kỷ 15 và được đánh dấu bởi hai yếu tố lịch sử có tính quá độ đối với cả Đông lẫn Tây.
Tại Phương Đông, với việc người Thổ chiếm Constantinople (1453), ngày tàn của Đế Quốc Byzantine đã mang lại nhiều khó khăn đặc thù cho đời sống của Giáo Hội Byzantine. Nhiều học giả có gốc và văn hóa Hy Lạp đành phải quyết định ở lại Phương Tây, còn những ai bị kẹt ở Phương Đông thì gặp nhiều khó khăn gay cấn đối với việc tiếp tục học hỏi và nghiên cứu thần học.
Tại Phương Tây, thời Trung Cổ đúng ra đã bắt đầu xuống dốc một cách không thể cứu vãn được từ đầu thế kỷ 13. Tuy nhiên, thói quen ngày nay vẫn thường kéo dài thời kỳ này tới cuối thế kỷ 15. Trên thực tế, các nhân tố lịch sử có nhiệm vụ mở cửa dẫn tới thời kỳ Phục Hưng thực sự đã bắt đầu từ lâu truớc. Các tranh chấp chính trị giữa các vị vua chúa, cũng như các cuộc chiến tranh thực sự, các trận dịch bộc phát, việc xâm lấn và xâm lăng của người Hồi Giáo vào các nước Châu Âu, cộng với sự sa lầy của nền văn hóa Châu này, như khuynh hướng quá bị ám ảnh và vô bổ hướng tới suy lý (speculation), và còn nhiều nhân tố ít quan gtrọng hơn, đã ảnh hưởng nặng nề tới nền học thuật và văn hóa Phương Tây. Trên bình diện học thuật tôn giáo, nói cho đúng, người ta đã nhận ra động thái quá trớn hướng về một phương thức cá nhân chủ nghĩa, nhấn mạnh tới ý muốn mưu cầu cuộc sống nội tâm mà sao lãng cam kết sống đức tin trong thực tế. Cuối cùng, là việc xuất hiện một biến cố đầy tai ương nhận chìm nhiều vùng trong thế giới Kitô Giáo, đó là Phong Trào Thệ Phản và ly giáo Anh Quốc. Thiển nghĩ, chính vì vậy, người ta đã lấy cuối thế kỷ 15 làm điểm kết thúc thời kỳ Trung Cổ.
Về phương diện Thánh Mẫu Học, đây là thời kỳ, trong đó, học lý và lòng tôn sùng Đức Mẹ được coi là thành tố quan trọng trong đời sống Giáo Hội, cả ở Phương Đông lẫn Phương Tây và khuôn mặt Đức Mẹ được coi là dấu chỉ không tranh cãi của một niềm tin chắc chắn vào mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể.
Thế kỷ thứ 8, Kitô Giáo Phương Tây vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu xa của Công Đồng Êphêsô trong việc thúc đẩy lòng sùng kính Đức Mẹ. Các đền thờ dâng kính Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) mọc lên khắp nơi. Văn chương giảng lễ được phong phú hóa bằng rất nhiều bài giảng về Đức Mẹ, được khai triển theo một dàn bài ít nhiều cố định, trong đó, “các bước nổi bật của lịch sử cứu rỗi được vạch ra: tôi nguyên tổ, song đối Evà-Maria, thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và việc Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể, việc sinh hạ Chúa Kitô tại Bêlem, việc ba nhà hiền triết tới bái lạy Hài Nhi. Nhưng, một cách đặc biệt, Lễ Đức Mẹ Thiếp Ngủ (Dormitio) và Lễ Đức Mẹ Mông Triệu đã gây hứng hơn cả cho rất nhiều bài giảng sốt sắng về Mẹ Thiên Chúa. Cuộc tranh cãi Nestôriô đã chấm dứt với Công Đồng Nixêa lần thứ hai (787) là công đồng thừa nhận việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Mẹ và các thánh nói chung. Thêm vào đó, chiến thắng của niềm tin chính thống đã mở ra cả một kỷ nguyên thanh bình về chính trị và tôn giáo. Kết quả, các đòi hỏi tín lý đã được đưa ra nhằm cổ vũ việc thăm dò các hình thức phát biểu nghệ thuật mới đối với Đức Mẹ.
Bầu không khí ấy đã gây ảnh hưởng tốt đối với phụng vụ và lòng tôn sùng Đức Mẹ. Tại Phương Đông, đã có sự gia tăng đáng kể con số các bản văn phụng vụ, phần 1ớn do các thi sĩ và những nhà soạn ca khúc viết ra, mà phần lớn đều là các thần học gia. Các bản văn này làm vang dội một tinh thần hết sức Maria nơi dân Chúa.
Ngược lại, tại Phương Tây, đời sống Giáo Hội bị lay động một cách tồi tệ bởi các biến cố lịch sử làm thay đổi hẳn tình thế tôn giáo tại Châu Âu. Trong nhiều thế kỷ, những cuộc xâm lăng liên tiếp của man ri đã dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng về chính trị, xã hội và kinh tế, những biến đổi cuối cùng đã kết hợp với nhau tạo nên Đế Quốc Rôma Thần Thánh (Holy Roman Empire) và phong trào phục hưng thời Charlelemagne (Carolingian renaissance). Cũng khác với Kitô Giáo Phương Đông, nơi lòng sùng kình Đức Mẹ rõ ràng là một hiện tượng bình dân, lòng sùng kính ấy ở Phương Tây phần lớn được phát biểu trong một số giới nhất định, nhất là trong các môi trường đan viện. Quả thế, phần lớn các văn gia viết về Đức Mẹ trong suốt các thế kỷ này đều thuộc truyền thống đan viện cả. Họ không coi Đức Mẹ như một chủ đề để suy tư về tín lý nhưng như một đấng quan yếu đối với đời sống tín hữu. Các tu sĩ Biển Đức đặc biệt coi ngài như mẫu mực nổi bật của cuộc sống tu trì, vì Đức Mẹ, bằng đức trong sạch và khiêm nhường, đã chỉ cho họ đường về quê trời.
Thế kỷ 11, Đế Quốc Byzantine hưởng được một thời hoàng kim dưới sự cai trị của Basil II. Trong thế giới La Tinh, việc ấy đi đôi với việc làm chớm sống dậy nền văn minh và văn hóa trong mọi lãnh vực của đời sống tại một số quốc gia Châu Âu. Tuy nhiên, hiện tượng này diễn ra trong liên tục tính với quá khứ, một quá khứ người ta chưa quên được các kho tàng cũng như các giá trị tích cực của nó. Các nhà văn giáo hội trong thời kỳ này, thời kỳ mà ngày nay ta thường gọi là Hạ Trung Cổ (Low Middle Ages), không quên nhiệm vụ ‘tiếp tục truyền thống giáo phụ, mặc dù họ không luôn qui chiếu tới các ngài một cách hoàn toàn chính xác. Thực vậy, đối với chúng ta ngày nay, các nối kết của họ xem ra không có giá trị, chỉ vì chủ nghĩa hình thức quá đáng của họ. Nhưng, dù cách nại tới các giáo phụ này không hoàn toàn chính xác và ngày nay bị chúng ta hoài nghi, nó vẫn đáng được coi là chân chính nếu hiểu như một phát biểu chân thành đối với đời sống truyền thống Kitô Giáo (Xem H. Barré, Prières anciennes de l'Occident à la Mère du Sauveur [Paris 1963], P. 7).
Ở khúc rẽ quan trọng của lịch sử này, phong trào đan viện đã có khả năng thi hành được vai trò của mình một cách thoả đáng và hữu hiệu. Các đan sĩ quả đã nối kết và tiếp nối được với các giá trị tích cực của quá khứ, một quá khứ đang đi vào bóng tối. Họ đã phục hồi được quá khứ ấy trong một ngữ cảnh lịch sử đổi mới và năng động trong đó truyền thống lý thuyết và gương sáng các giáo phụ rõ ràng lấy lại được vị trí ưu tú xứng đáng của mình.
Nền thần hoc và lòng sùng kính Đức Mẹ, dù không từ bỏ sợi dây mạnh mẽ nối kết chúng với các thế kỷ qua, nhưng đã đạt được các mục tiêu mới mẻ. Điều này đánh dấu một khúc rẽ trong lịch sử tín lý và linh đạo của thời Trung Cổ La Tinh, chứng tỏ một sinh lực và tính sâu sắc khác hẳn với các phán đoán tiêu cực vốn có về thời đại này.
Đến cuối thời Trung Cổ, các ngày lễ kính Đức Mẹ đã được thiết lập vững vàng và dứt khoát trong lịch phụng vụ của Giáo Hội. Lúc đó, các lễ Thanh Tẩy, Truyền Tin, Mông Triệu và Sinh Nhật Đức Mẹ đã được khắp các nước Phương Tây cử hành. Các ngày lễ khác như Đức Mẹ Tượng Thai và Đức Mẹ Sầu Bi, thì vẫn còn chờ được mọi người chấp nhận. Như thế, lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa xem ra đã hoàn toàn được hợp pháp hóa bằng việc chính thức bước vào nền thờ phượng theo phụng vụ của Giáo Hội, và các tín hữu đã có thể chạy đến với Đức Mẹ mà không sợ vượt quá các giới hạn do cái hiểu đúng đắn về đức tin đòi hỏi.
Trong bầu khí tôn giáo ấy, các lời cầu nguyện ngỏ với Đức Mẹ, dù công khai hay tư riêng, đã gia tăng đáng kể về con số. Các bản kinh này, bằng tiếng La Tinh hay các ngôn ngữ thứ dân khác, đã tạo nên cả một gia tài kinh nguyện phong phú, được truyền tụng như một gia bảo cho các thế hệ về sau. Việc trước tác các thánh ca về Đức Mẹ cũng được khai triển với một nhịp độ kỳ diệu. Nhiều trước tác ấy đạt tới đỉnh cao nhất của thi ca và âm nhạc.
Nói chung, các tác giả thời Trung Cổ đều là những nhà hướng dẫn đối với những ai muốn tìm tòi nghiên cứu về Thánh Mẫu Học. Họ là những nhà chủ đạo tạo ra cả một mùa trăm hoa đua nở các tư duy về Đức Mẹ; họ mang tới cả một làn gió niềm tin và lòng đạo đức sâu sắc có tính Kitô Giáo; họ đặt trọn thiên tài của họ vào việc phụng sự Đức Mẹ, Đấng, đổi lại, đã không ngừng, đầy lòng khiêm hạ, chăm sóc từ mẫu cho đoàn dân Thiên Chúa. Mặt khác, thiên tài nhân bản và tôn giáo của các tác giả này khó lòng có ai qua mặt được và do đó, hẳn phải là hứng khởi đối với tư duy và cuộc sống ta hôm nay.
Viết theo Cha Luigi Gambero, Mary in the Middle Ages, nói về 30 tác giả Trung Cổ trong đó có Thánh Anselm, Thánh Bernard, Thánh Anthony thành Padua, Thánh Bonaventura, Thánh Albert Cả, Thánh Thomas Aquinas, Thánh Brigid Thụy Điển…
Tại Phương Đông, với việc người Thổ chiếm Constantinople (1453), ngày tàn của Đế Quốc Byzantine đã mang lại nhiều khó khăn đặc thù cho đời sống của Giáo Hội Byzantine. Nhiều học giả có gốc và văn hóa Hy Lạp đành phải quyết định ở lại Phương Tây, còn những ai bị kẹt ở Phương Đông thì gặp nhiều khó khăn gay cấn đối với việc tiếp tục học hỏi và nghiên cứu thần học.
Tại Phương Tây, thời Trung Cổ đúng ra đã bắt đầu xuống dốc một cách không thể cứu vãn được từ đầu thế kỷ 13. Tuy nhiên, thói quen ngày nay vẫn thường kéo dài thời kỳ này tới cuối thế kỷ 15. Trên thực tế, các nhân tố lịch sử có nhiệm vụ mở cửa dẫn tới thời kỳ Phục Hưng thực sự đã bắt đầu từ lâu truớc. Các tranh chấp chính trị giữa các vị vua chúa, cũng như các cuộc chiến tranh thực sự, các trận dịch bộc phát, việc xâm lấn và xâm lăng của người Hồi Giáo vào các nước Châu Âu, cộng với sự sa lầy của nền văn hóa Châu này, như khuynh hướng quá bị ám ảnh và vô bổ hướng tới suy lý (speculation), và còn nhiều nhân tố ít quan gtrọng hơn, đã ảnh hưởng nặng nề tới nền học thuật và văn hóa Phương Tây. Trên bình diện học thuật tôn giáo, nói cho đúng, người ta đã nhận ra động thái quá trớn hướng về một phương thức cá nhân chủ nghĩa, nhấn mạnh tới ý muốn mưu cầu cuộc sống nội tâm mà sao lãng cam kết sống đức tin trong thực tế. Cuối cùng, là việc xuất hiện một biến cố đầy tai ương nhận chìm nhiều vùng trong thế giới Kitô Giáo, đó là Phong Trào Thệ Phản và ly giáo Anh Quốc. Thiển nghĩ, chính vì vậy, người ta đã lấy cuối thế kỷ 15 làm điểm kết thúc thời kỳ Trung Cổ.
Về phương diện Thánh Mẫu Học, đây là thời kỳ, trong đó, học lý và lòng tôn sùng Đức Mẹ được coi là thành tố quan trọng trong đời sống Giáo Hội, cả ở Phương Đông lẫn Phương Tây và khuôn mặt Đức Mẹ được coi là dấu chỉ không tranh cãi của một niềm tin chắc chắn vào mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể.
Thế kỷ thứ 8, Kitô Giáo Phương Tây vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu xa của Công Đồng Êphêsô trong việc thúc đẩy lòng sùng kính Đức Mẹ. Các đền thờ dâng kính Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) mọc lên khắp nơi. Văn chương giảng lễ được phong phú hóa bằng rất nhiều bài giảng về Đức Mẹ, được khai triển theo một dàn bài ít nhiều cố định, trong đó, “các bước nổi bật của lịch sử cứu rỗi được vạch ra: tôi nguyên tổ, song đối Evà-Maria, thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và việc Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể, việc sinh hạ Chúa Kitô tại Bêlem, việc ba nhà hiền triết tới bái lạy Hài Nhi. Nhưng, một cách đặc biệt, Lễ Đức Mẹ Thiếp Ngủ (Dormitio) và Lễ Đức Mẹ Mông Triệu đã gây hứng hơn cả cho rất nhiều bài giảng sốt sắng về Mẹ Thiên Chúa. Cuộc tranh cãi Nestôriô đã chấm dứt với Công Đồng Nixêa lần thứ hai (787) là công đồng thừa nhận việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Mẹ và các thánh nói chung. Thêm vào đó, chiến thắng của niềm tin chính thống đã mở ra cả một kỷ nguyên thanh bình về chính trị và tôn giáo. Kết quả, các đòi hỏi tín lý đã được đưa ra nhằm cổ vũ việc thăm dò các hình thức phát biểu nghệ thuật mới đối với Đức Mẹ.
Bầu không khí ấy đã gây ảnh hưởng tốt đối với phụng vụ và lòng tôn sùng Đức Mẹ. Tại Phương Đông, đã có sự gia tăng đáng kể con số các bản văn phụng vụ, phần 1ớn do các thi sĩ và những nhà soạn ca khúc viết ra, mà phần lớn đều là các thần học gia. Các bản văn này làm vang dội một tinh thần hết sức Maria nơi dân Chúa.
Ngược lại, tại Phương Tây, đời sống Giáo Hội bị lay động một cách tồi tệ bởi các biến cố lịch sử làm thay đổi hẳn tình thế tôn giáo tại Châu Âu. Trong nhiều thế kỷ, những cuộc xâm lăng liên tiếp của man ri đã dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng về chính trị, xã hội và kinh tế, những biến đổi cuối cùng đã kết hợp với nhau tạo nên Đế Quốc Rôma Thần Thánh (Holy Roman Empire) và phong trào phục hưng thời Charlelemagne (Carolingian renaissance). Cũng khác với Kitô Giáo Phương Đông, nơi lòng sùng kình Đức Mẹ rõ ràng là một hiện tượng bình dân, lòng sùng kính ấy ở Phương Tây phần lớn được phát biểu trong một số giới nhất định, nhất là trong các môi trường đan viện. Quả thế, phần lớn các văn gia viết về Đức Mẹ trong suốt các thế kỷ này đều thuộc truyền thống đan viện cả. Họ không coi Đức Mẹ như một chủ đề để suy tư về tín lý nhưng như một đấng quan yếu đối với đời sống tín hữu. Các tu sĩ Biển Đức đặc biệt coi ngài như mẫu mực nổi bật của cuộc sống tu trì, vì Đức Mẹ, bằng đức trong sạch và khiêm nhường, đã chỉ cho họ đường về quê trời.
Thế kỷ 11, Đế Quốc Byzantine hưởng được một thời hoàng kim dưới sự cai trị của Basil II. Trong thế giới La Tinh, việc ấy đi đôi với việc làm chớm sống dậy nền văn minh và văn hóa trong mọi lãnh vực của đời sống tại một số quốc gia Châu Âu. Tuy nhiên, hiện tượng này diễn ra trong liên tục tính với quá khứ, một quá khứ người ta chưa quên được các kho tàng cũng như các giá trị tích cực của nó. Các nhà văn giáo hội trong thời kỳ này, thời kỳ mà ngày nay ta thường gọi là Hạ Trung Cổ (Low Middle Ages), không quên nhiệm vụ ‘tiếp tục truyền thống giáo phụ, mặc dù họ không luôn qui chiếu tới các ngài một cách hoàn toàn chính xác. Thực vậy, đối với chúng ta ngày nay, các nối kết của họ xem ra không có giá trị, chỉ vì chủ nghĩa hình thức quá đáng của họ. Nhưng, dù cách nại tới các giáo phụ này không hoàn toàn chính xác và ngày nay bị chúng ta hoài nghi, nó vẫn đáng được coi là chân chính nếu hiểu như một phát biểu chân thành đối với đời sống truyền thống Kitô Giáo (Xem H. Barré, Prières anciennes de l'Occident à la Mère du Sauveur [Paris 1963], P. 7).
Ở khúc rẽ quan trọng của lịch sử này, phong trào đan viện đã có khả năng thi hành được vai trò của mình một cách thoả đáng và hữu hiệu. Các đan sĩ quả đã nối kết và tiếp nối được với các giá trị tích cực của quá khứ, một quá khứ đang đi vào bóng tối. Họ đã phục hồi được quá khứ ấy trong một ngữ cảnh lịch sử đổi mới và năng động trong đó truyền thống lý thuyết và gương sáng các giáo phụ rõ ràng lấy lại được vị trí ưu tú xứng đáng của mình.
Nền thần hoc và lòng sùng kính Đức Mẹ, dù không từ bỏ sợi dây mạnh mẽ nối kết chúng với các thế kỷ qua, nhưng đã đạt được các mục tiêu mới mẻ. Điều này đánh dấu một khúc rẽ trong lịch sử tín lý và linh đạo của thời Trung Cổ La Tinh, chứng tỏ một sinh lực và tính sâu sắc khác hẳn với các phán đoán tiêu cực vốn có về thời đại này.
Đến cuối thời Trung Cổ, các ngày lễ kính Đức Mẹ đã được thiết lập vững vàng và dứt khoát trong lịch phụng vụ của Giáo Hội. Lúc đó, các lễ Thanh Tẩy, Truyền Tin, Mông Triệu và Sinh Nhật Đức Mẹ đã được khắp các nước Phương Tây cử hành. Các ngày lễ khác như Đức Mẹ Tượng Thai và Đức Mẹ Sầu Bi, thì vẫn còn chờ được mọi người chấp nhận. Như thế, lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa xem ra đã hoàn toàn được hợp pháp hóa bằng việc chính thức bước vào nền thờ phượng theo phụng vụ của Giáo Hội, và các tín hữu đã có thể chạy đến với Đức Mẹ mà không sợ vượt quá các giới hạn do cái hiểu đúng đắn về đức tin đòi hỏi.
Trong bầu khí tôn giáo ấy, các lời cầu nguyện ngỏ với Đức Mẹ, dù công khai hay tư riêng, đã gia tăng đáng kể về con số. Các bản kinh này, bằng tiếng La Tinh hay các ngôn ngữ thứ dân khác, đã tạo nên cả một gia tài kinh nguyện phong phú, được truyền tụng như một gia bảo cho các thế hệ về sau. Việc trước tác các thánh ca về Đức Mẹ cũng được khai triển với một nhịp độ kỳ diệu. Nhiều trước tác ấy đạt tới đỉnh cao nhất của thi ca và âm nhạc.
Nói chung, các tác giả thời Trung Cổ đều là những nhà hướng dẫn đối với những ai muốn tìm tòi nghiên cứu về Thánh Mẫu Học. Họ là những nhà chủ đạo tạo ra cả một mùa trăm hoa đua nở các tư duy về Đức Mẹ; họ mang tới cả một làn gió niềm tin và lòng đạo đức sâu sắc có tính Kitô Giáo; họ đặt trọn thiên tài của họ vào việc phụng sự Đức Mẹ, Đấng, đổi lại, đã không ngừng, đầy lòng khiêm hạ, chăm sóc từ mẫu cho đoàn dân Thiên Chúa. Mặt khác, thiên tài nhân bản và tôn giáo của các tác giả này khó lòng có ai qua mặt được và do đó, hẳn phải là hứng khởi đối với tư duy và cuộc sống ta hôm nay.
Viết theo Cha Luigi Gambero, Mary in the Middle Ages, nói về 30 tác giả Trung Cổ trong đó có Thánh Anselm, Thánh Bernard, Thánh Anthony thành Padua, Thánh Bonaventura, Thánh Albert Cả, Thánh Thomas Aquinas, Thánh Brigid Thụy Điển…