Hôm nay 2 tháng 11 năm 2008, dự định trong tôi, ngày Lễ Các Đẳng năm nay là sẽ đi tìm cho được mộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để thăm viếng và thắp nhang cho Ông trong ngày Lễ Cầu cho Các Đẳng và cũng là ngày Giỗ 45 năm của Ông.
Nhưng ngay từ sáng đi Lễ Chủ nhật về, thì kế hoạch đã bị vỡ, tôi chọn phương án hai, là đưa người chú từ Miền Trung vào, đi thăm Dinh Độc Lập. Trong lòng tôi tự nhủ: “ Đây cũng là cách tưởng nhớ đến Ông”. Đến chiều thì có thể đi Mộ như dự định.
Chúng tôi bốn người, đến Dinh Độc Lập bằng phương tiện xe buýt. Chú tôi người em chú bác ruột của Ba tôi. Suốt một đời ở mãi một vùng quê xa xôi, nghèo nàn chẳng hiểu Dinh Độc Lập là gì, mọi cái đối với ông thật là mới mẻ, ông cứ nói: “Đi như vậy thật đáng đi”. Ông bám sát cô hướng dẫn viên để nghe, để biết từng căn phòng, từng cách bài trí của các phòng, phòng Khánh tiết, phòng họp Nội Các, Phòng Đại yến, Phong tiếp khách trong nước, phòng tiếp khách nước ngoài, Bàn làm việc của Tổng Thống, phòng trình Quốc thư…
Đi lần này là lần thứ tư, sau nhiều năm không đi, tôi cũng cảm thấy hài lòng vì các cô hướng dẫn viên không còn gọi các Tổng Thống là tên nữa, họ lịch sự và nhẹ nhàng hơn mọi năm, chú tôi luôn miệng khen với con gái tôi: “Nó nói giỏi quá hỉ, mi làm răng nói được rứa, mà đi làm nghề hướng dẫn viên ni ?” Con gái tôi cười: “Con sẽ tập nói hay và nói nhanh như cô gái ấy” …
Hôm nay là ngày chủ nhật nên khách tham quan có rất nhiều đoàn, nói nhiều thứ tiếng, tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Hoa… Các đoàn đi trùng nhau, nên hướng dẫn viên tự động cắt bớt lịch trình của đoàn Việt Nam, tuy thế Chú tôi cũng vô cùng hài lòng vì đã được mở mang một kiến thức mới, để về quê nhà khoe với các con, các cháu biết thế nào là Dinh Độc Lập ngày xưa, Chú lại vô cùng hài lòng với tấm hình một mình chụp toàn cảnh Dinh mà người thợ chụp hình hiểu ý, cho ông đứng trong tư thế thật oai phong, trước ngôi nhà bề thế mà chỉ có những vị Tổng Thống mới được sinh sống nơi đây.
Ông chăm chú xem từng bức hình từ thời thành lập Dinh đến ngày hôm nay. Phần tôi tách riêng ra, đến bên quyển album đầu tiên lưu lại thời kỳ Tổng Thổng Ngô Đình Diệm, tôi mở hình chân dung Ông ra và thì thầm câu nguyện ”Xin Chúa cho linh hồn Tổng Thống Gioan Baotixita được lên chốn nghĩ ngơi…”. Tôi yêu quí Ông vô cùng.
Tôi vẫn còn nhớ, ngày Ông về thăm thành phố Đà Nẵng, nhà tôi đông người lắm, tất cả những đoàn thể ở trên quê đều kéo về nhà tôi nghĩ ngơi chờ giờ đón Tổng Thống, không nhớ đó là năm nào, nhưng tôi được những người ấy cho chui vào hàng ngũ để nhìn xe Tổng Thống đi qua, tuy là còn rất nhỏ nhưng tôi vẫn thuộc những bài ca họ hát để chào đón Ông “Ai bao năm vì sông núi quên thân mình, gương hy sinh ngàn muôn kiếp không hề phai….Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống. Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm, Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống, xin Thượng Đế ban phúc lành cho Người …
Giờ hát lại bài đó, nước mắt tôi rưng rưng. .
Đến năm 1960, Ba tôi bị Việt cộng ám sát, anh chị em tôi trở thành “Quốc Gia Nghĩa Tử”, tôi phải đi xa nhà.
Năm 1963, tôi về lại Đà Nẵng, nhưng lại đi Tu ở Dòng Phao Lô Đà nẵng, năm đó tôi mới 11 tuổi. Ngày Đảo Chánh 1-11-1963 tôi còn nhớ, trong Tu viện các chị lớn khóc nhiều lắm, ai cũng thương Ông Tổng Thống, lớp chúng tôi là lớp nhỏ nhất, không biết gì, nhưng nghe Ông Tổng Thống bị nạn cũng thương lắm, cũng lấy tay quẹt nước mắt chảy theo với các chi, chúng tôi bàn với nhau cất những đồng xu có in hình Tổng Thống để nhớ đến Ông, để làm kỷ niệm.
Những ngày đó thật kinh hoàng, tuy không được ra khỏi nhà, sống trong bốn bức tường Tu Viện, nhưng chúng tôi cũng biết được Tổng Thống đã bị ám sát vào ngày 2-11 năm ấy. Chúng tôi hát Lễ Qui lăng cho Ông, tất cả nhà Dòng, từ Mẹ Bề Trên người Pháp,… đến lớp nhỏ nhất như tôi đây đều buồn đau, không thiết tha cười đùa với nhau nữa, ngày nào cũng săm se đồng bạc có in hình Tổng Thống mà nhìn, mà nhớ, mà thương Ông.
Cũng trong những ngày đó, nghe rằng có những người trong Đảng Cần Lao vào xin tị nạn trong nhà thờ, đám đông quá khích vào cổng nhà thờ xô đẩy, la hét đòi trả người, các LM nhỏ nhẹ can thiệp, xin đừng làm hại các ông ấy, việc gì cũng còn có luật lệ, tòa án …, họ hứa sẽ không làm gì ông ấy, chỉ giữ ông ấy để chờ xét xử, nhưng ông ta đi ra khỏi nhà thờ chưa được bao xa thì người ta đã đập búa vào đầu ông chết ngay trên đường.
Ông Ngoại tôi nói với tôi một câu mà tôi còn nhớ mãi “Ba mi mà còn sống, cũng bị họ giết y như vậy, họ tìm giết những người trung thành với Ngô Tổng Thống”.
Để khỏa lấp, để xóa đi những gì tốt đẹp Ông đã ra tay làm cho Tổ Quốc, cho dân tộc, họ đã bêu xấu Ông, họ kể tội Ông đủ điều, kể cả những điều Ông không hề vấp phạm. Họ phản bội, dành Công, ham Danh, phần ai nấy phủ lên người Ông Tổng Thống biết bao nhiêu là tội, để người dân đang hoang mang cũng cảm thấy rằng Ông Tổng Thống của mình đã có tội, họ cũng vội vàng lên án Tổng Thống của mình, mà thật sự trong thâm tâm, tận đáy lòng vẫn có điều gì hồ nghi (?)
Lớp người lớn như thế, thì lớp trẻ của chúng tôi làm gì khá hơn được? Thời gian trôi qua, đồng tiền có hình Tổng Thống vẫn còn cất giữ, năm thứ nhất tưởng nhớ Linh hồn Gioan Baotixita, và thưa dần …, mất cả đồng tiền. Đất nước không còn nhắc nhở gì đến Ngài Tổng Thống thân yêu ấy nữa, họ che giấu Ông đến độ chúng tôi không hề biết được Ông cũng còn có một ngôi Mộ, càng ở xa Sài Gòn càng ít thông tin về Ông hơn, rồi thêm bao nhiêu thăng trầm của đất nước, lớp trẻ chúng tôi hầu như quên hết những gì về Ông Tổng Thống, kể cả những Công và cả những Tội …
Hơn ba mươi năm, sau ngày 30-4-1975, chúng tôi được đọc những bài viết về Ngô Tổng Thống trên các mạng internet. Người ta ghi lại tất cả những diễn biến của thời kỳ lãnh đạo Đất Nước của Ngô Tổng Thống, họ mở ra cho lớp trẻ ngày ấy chưa đủ trí khôn của chúng tôi thấy được là:
Họ đã giết đi một vị Lãnh Đạo vĩ đại, có một không hai trên thế giới, yêu Dân, yêu Nước, hơn cả yêu chính bản thân mình của chúng tôi.
Khi những người làm sai, quay đầu nhìn lại. Những người lớn ngày xưa xóa được sự hồ nghi, thì lớp trẻ chúng tôi không còn gì để mất hơn được nữa.
1963 – 1975, mười hai năm sống trong hoang mang, lớn dần lên với súng đạn, với những ngày tháng bất an, nhà nhà xây hầm tránh đạn, tiếng đạn pháo kích trong trường học, trên đường phố, bên hiên nhà, trên sân chợ … thanh niên với lệnh tổng động viên đang chờ trước mắt, thiếu nữ chuẩn bị theo nhau chít trên đầu những vành khăn xô cho người chồng vừa mới cưới … Mười hai năm chuẩn bị cho sự trưởng thành của chúng tôi là thế đấy …
Để rồi vừa qua tuổi 20 chúng tôi lại trở thành những Ngụy quân, Ngụy quyền của Xã hội Chủ nghĩa … Chúng tôi không đủ thời gian để làm gì cho Đất Nước, chưa có thời gian để tìm hiểu Lịch sử đã qua, để tìm đường lối minh chính cho tương lai của mình, thì đã trở thành những thành phần phế thải của XHCN.
Có lẽ lứa tuổi chúng tôi là lứa tuổi chịu nhiều cay nghiệt nhất trên đất nước Việt nam dấu yêu này. Quí vị thử tính lại xem, được bao nhiêu viên Sĩ quan mới ra trường được hưởng chế độ HO của Mỹ ? Có anh sinh viên chế độ cũ nào đang học dở dang, được nhà trường cho hưởng tý quyền lợi nào không ? hay từ từ rời xa trường lớp, để chọn một vùng kinh tế mới nào đó, lấy lao động làm vinh quang, để xin được nhận hai chữ bình yên ? Có những Ngụy quyền nào được hưởng chế độ ưu đãi của chế độ này không ? hay chúng tôi phải mất việc, đuổi về vùng kinh tế mới, hoặc lê la ngoài chợ trời, gian trá, luồn lách, để kiếm những miếng ăn phụ giúp cho gia đình. Hãy nhìn lại đi, nguyên thế hệ của chúng tôi, chẳng nên tích sự gì cả … Thật là buồn!
Hôm nay đã 45 năm ngày Ông mất đi, con không biết phải nói gì với Ông, Ông biết rỏ là thế hệ chúng con chưa làm nên một chuyện gì? lại bị mất tất cả. Nếu họ đừng giết mất Ông, thì thế hệ chúng con không ra nông nổi này, chúng con đau buồn lắm, nhưng biết phải làm sao ? Hằng năm, trước 75 cũng như sau này, con vẫn âm thầm nhớ đến Ông. Con tin những người Công Giáo, và những người chân chính vẫn âm thầm nhớ đến Ông mỗi khi tháng 11 lại về.
Ông sống đã là một người xã thân cho chính nghĩa, bảo vệ non sông, yêu dân như con, bao nhiêu người kính phục Ông. Thì Ông chết, Thiên Chúa vẫn cho Ông được hưởng niềm hạnh phúc là hàng triệu người Công Giáo vẫn phải nhớ đến Ông. Chúa chọn cho Ông ngày Lễ Các Đẳng để ra đi, có nghĩa Chúa bảo mọi người Công Giáo đều phải nhớ đến Ông, đến cái chết của Ông, không một ai có thể quên được Ông, trong ngày cầu cho những người thân yêu đã qua đời, những linh hồn mồ côi trong Luyên tội, thì làm sao quên đi được người Tổng Thống thân yêu đã oan ức ra đi chính ngay trong ngày này?
Con tin chắc rằng Ông đang hưởng hạnh phúc trên Nước Trời. Xin Ông hãy cầu nguyện cho chúng con, những con dân của Ông đang còn lầm than, khốn khó. Xin Ông hãy tha tội cho những người đã hãm hại Ông, mà cứu lấy Dân Tộc Việt Nam chúng con, để Việt Nam chúng con tìm lại được những ngày thanh bình xa xưa,
45 năm miệt mài trong chiến tranh, đánh đấm, dành giựt quyền lợi với nhau, chúng con chỉ còn lại một đất nước nghèo nàn, xấu xa, thiếu nhân cách, thiếu nhân phẩm, sống với nhau trong sự giã dối, lừa bịp, đất nước thì chia năm xẻ bảy, người phân tán đi khắp nơi trên thế giới, chẳng còn lại gì sau ngày Ông mất cho đến nay. Hãy thương chúng con, đàn con cháu vô tội chưa hiểu biết gì, mà phải lãnh nhận một hậu quả thảm khốc như thế này.
Xin hãy cho những người đã từng làm sai lệch Lịch sử, họ còn lương tâm để đính chính lại những sai sót của họ, mà trả lại cho Ông sự trong sáng, tìm lại sự công bình cho Ông, để chúng con không phải trả giá cho sự vô ơn bội nghĩa mà họ đã làm.
Ông ơi! Thời gian không còn bao lâu nữa, chúng con những đứa trẻ bé thơ ngày ấy sẽ chuẩn bị bước vào tuổi “thập cổ lai hy”, gần đất xa trời… Chúng con chỉ ao ước được chứng kiến ngày đất nước đổi thay,con cháu chúng con tìm lại hạnh phúc thanh bình xa xưa, một vị Lãnh Đạo xuất chúng giống như Ông, sẽ xuất hiện để làm lại tất cả, sửa dạy lại tất cả, xây dựng lại tất cả, như Ông đã từng xây dựng đất nước từ con số không trở nên tốt đẹp, mà nhiều cường quốc trên thế giới đã ngã mũ kính chào.
Như thế chúng con mới đành lòng từ giã, bình yên ra đi, về bên kia thế giới với Ông, Ông Tổng Thống vô cùng quý yêu của chúng con ạ.
Sài Gòn, viết vào ngày 2/11/08 Giỗ 45 năm của Ngô Tổng Thống VN
Nhưng ngay từ sáng đi Lễ Chủ nhật về, thì kế hoạch đã bị vỡ, tôi chọn phương án hai, là đưa người chú từ Miền Trung vào, đi thăm Dinh Độc Lập. Trong lòng tôi tự nhủ: “ Đây cũng là cách tưởng nhớ đến Ông”. Đến chiều thì có thể đi Mộ như dự định.
Chúng tôi bốn người, đến Dinh Độc Lập bằng phương tiện xe buýt. Chú tôi người em chú bác ruột của Ba tôi. Suốt một đời ở mãi một vùng quê xa xôi, nghèo nàn chẳng hiểu Dinh Độc Lập là gì, mọi cái đối với ông thật là mới mẻ, ông cứ nói: “Đi như vậy thật đáng đi”. Ông bám sát cô hướng dẫn viên để nghe, để biết từng căn phòng, từng cách bài trí của các phòng, phòng Khánh tiết, phòng họp Nội Các, Phòng Đại yến, Phong tiếp khách trong nước, phòng tiếp khách nước ngoài, Bàn làm việc của Tổng Thống, phòng trình Quốc thư…
Đi lần này là lần thứ tư, sau nhiều năm không đi, tôi cũng cảm thấy hài lòng vì các cô hướng dẫn viên không còn gọi các Tổng Thống là tên nữa, họ lịch sự và nhẹ nhàng hơn mọi năm, chú tôi luôn miệng khen với con gái tôi: “Nó nói giỏi quá hỉ, mi làm răng nói được rứa, mà đi làm nghề hướng dẫn viên ni ?” Con gái tôi cười: “Con sẽ tập nói hay và nói nhanh như cô gái ấy” …
Hôm nay là ngày chủ nhật nên khách tham quan có rất nhiều đoàn, nói nhiều thứ tiếng, tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Hoa… Các đoàn đi trùng nhau, nên hướng dẫn viên tự động cắt bớt lịch trình của đoàn Việt Nam, tuy thế Chú tôi cũng vô cùng hài lòng vì đã được mở mang một kiến thức mới, để về quê nhà khoe với các con, các cháu biết thế nào là Dinh Độc Lập ngày xưa, Chú lại vô cùng hài lòng với tấm hình một mình chụp toàn cảnh Dinh mà người thợ chụp hình hiểu ý, cho ông đứng trong tư thế thật oai phong, trước ngôi nhà bề thế mà chỉ có những vị Tổng Thống mới được sinh sống nơi đây.
Ông chăm chú xem từng bức hình từ thời thành lập Dinh đến ngày hôm nay. Phần tôi tách riêng ra, đến bên quyển album đầu tiên lưu lại thời kỳ Tổng Thổng Ngô Đình Diệm, tôi mở hình chân dung Ông ra và thì thầm câu nguyện ”Xin Chúa cho linh hồn Tổng Thống Gioan Baotixita được lên chốn nghĩ ngơi…”. Tôi yêu quí Ông vô cùng.
Tôi vẫn còn nhớ, ngày Ông về thăm thành phố Đà Nẵng, nhà tôi đông người lắm, tất cả những đoàn thể ở trên quê đều kéo về nhà tôi nghĩ ngơi chờ giờ đón Tổng Thống, không nhớ đó là năm nào, nhưng tôi được những người ấy cho chui vào hàng ngũ để nhìn xe Tổng Thống đi qua, tuy là còn rất nhỏ nhưng tôi vẫn thuộc những bài ca họ hát để chào đón Ông “Ai bao năm vì sông núi quên thân mình, gương hy sinh ngàn muôn kiếp không hề phai….Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống. Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm, Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống, xin Thượng Đế ban phúc lành cho Người …
Giờ hát lại bài đó, nước mắt tôi rưng rưng. .
Đến năm 1960, Ba tôi bị Việt cộng ám sát, anh chị em tôi trở thành “Quốc Gia Nghĩa Tử”, tôi phải đi xa nhà.
Năm 1963, tôi về lại Đà Nẵng, nhưng lại đi Tu ở Dòng Phao Lô Đà nẵng, năm đó tôi mới 11 tuổi. Ngày Đảo Chánh 1-11-1963 tôi còn nhớ, trong Tu viện các chị lớn khóc nhiều lắm, ai cũng thương Ông Tổng Thống, lớp chúng tôi là lớp nhỏ nhất, không biết gì, nhưng nghe Ông Tổng Thống bị nạn cũng thương lắm, cũng lấy tay quẹt nước mắt chảy theo với các chi, chúng tôi bàn với nhau cất những đồng xu có in hình Tổng Thống để nhớ đến Ông, để làm kỷ niệm.
Những ngày đó thật kinh hoàng, tuy không được ra khỏi nhà, sống trong bốn bức tường Tu Viện, nhưng chúng tôi cũng biết được Tổng Thống đã bị ám sát vào ngày 2-11 năm ấy. Chúng tôi hát Lễ Qui lăng cho Ông, tất cả nhà Dòng, từ Mẹ Bề Trên người Pháp,… đến lớp nhỏ nhất như tôi đây đều buồn đau, không thiết tha cười đùa với nhau nữa, ngày nào cũng săm se đồng bạc có in hình Tổng Thống mà nhìn, mà nhớ, mà thương Ông.
Cũng trong những ngày đó, nghe rằng có những người trong Đảng Cần Lao vào xin tị nạn trong nhà thờ, đám đông quá khích vào cổng nhà thờ xô đẩy, la hét đòi trả người, các LM nhỏ nhẹ can thiệp, xin đừng làm hại các ông ấy, việc gì cũng còn có luật lệ, tòa án …, họ hứa sẽ không làm gì ông ấy, chỉ giữ ông ấy để chờ xét xử, nhưng ông ta đi ra khỏi nhà thờ chưa được bao xa thì người ta đã đập búa vào đầu ông chết ngay trên đường.
Ông Ngoại tôi nói với tôi một câu mà tôi còn nhớ mãi “Ba mi mà còn sống, cũng bị họ giết y như vậy, họ tìm giết những người trung thành với Ngô Tổng Thống”.
Để khỏa lấp, để xóa đi những gì tốt đẹp Ông đã ra tay làm cho Tổ Quốc, cho dân tộc, họ đã bêu xấu Ông, họ kể tội Ông đủ điều, kể cả những điều Ông không hề vấp phạm. Họ phản bội, dành Công, ham Danh, phần ai nấy phủ lên người Ông Tổng Thống biết bao nhiêu là tội, để người dân đang hoang mang cũng cảm thấy rằng Ông Tổng Thống của mình đã có tội, họ cũng vội vàng lên án Tổng Thống của mình, mà thật sự trong thâm tâm, tận đáy lòng vẫn có điều gì hồ nghi (?)
Lớp người lớn như thế, thì lớp trẻ của chúng tôi làm gì khá hơn được? Thời gian trôi qua, đồng tiền có hình Tổng Thống vẫn còn cất giữ, năm thứ nhất tưởng nhớ Linh hồn Gioan Baotixita, và thưa dần …, mất cả đồng tiền. Đất nước không còn nhắc nhở gì đến Ngài Tổng Thống thân yêu ấy nữa, họ che giấu Ông đến độ chúng tôi không hề biết được Ông cũng còn có một ngôi Mộ, càng ở xa Sài Gòn càng ít thông tin về Ông hơn, rồi thêm bao nhiêu thăng trầm của đất nước, lớp trẻ chúng tôi hầu như quên hết những gì về Ông Tổng Thống, kể cả những Công và cả những Tội …
Hơn ba mươi năm, sau ngày 30-4-1975, chúng tôi được đọc những bài viết về Ngô Tổng Thống trên các mạng internet. Người ta ghi lại tất cả những diễn biến của thời kỳ lãnh đạo Đất Nước của Ngô Tổng Thống, họ mở ra cho lớp trẻ ngày ấy chưa đủ trí khôn của chúng tôi thấy được là:
Họ đã giết đi một vị Lãnh Đạo vĩ đại, có một không hai trên thế giới, yêu Dân, yêu Nước, hơn cả yêu chính bản thân mình của chúng tôi.
Khi những người làm sai, quay đầu nhìn lại. Những người lớn ngày xưa xóa được sự hồ nghi, thì lớp trẻ chúng tôi không còn gì để mất hơn được nữa.
1963 – 1975, mười hai năm sống trong hoang mang, lớn dần lên với súng đạn, với những ngày tháng bất an, nhà nhà xây hầm tránh đạn, tiếng đạn pháo kích trong trường học, trên đường phố, bên hiên nhà, trên sân chợ … thanh niên với lệnh tổng động viên đang chờ trước mắt, thiếu nữ chuẩn bị theo nhau chít trên đầu những vành khăn xô cho người chồng vừa mới cưới … Mười hai năm chuẩn bị cho sự trưởng thành của chúng tôi là thế đấy …
Để rồi vừa qua tuổi 20 chúng tôi lại trở thành những Ngụy quân, Ngụy quyền của Xã hội Chủ nghĩa … Chúng tôi không đủ thời gian để làm gì cho Đất Nước, chưa có thời gian để tìm hiểu Lịch sử đã qua, để tìm đường lối minh chính cho tương lai của mình, thì đã trở thành những thành phần phế thải của XHCN.
Có lẽ lứa tuổi chúng tôi là lứa tuổi chịu nhiều cay nghiệt nhất trên đất nước Việt nam dấu yêu này. Quí vị thử tính lại xem, được bao nhiêu viên Sĩ quan mới ra trường được hưởng chế độ HO của Mỹ ? Có anh sinh viên chế độ cũ nào đang học dở dang, được nhà trường cho hưởng tý quyền lợi nào không ? hay từ từ rời xa trường lớp, để chọn một vùng kinh tế mới nào đó, lấy lao động làm vinh quang, để xin được nhận hai chữ bình yên ? Có những Ngụy quyền nào được hưởng chế độ ưu đãi của chế độ này không ? hay chúng tôi phải mất việc, đuổi về vùng kinh tế mới, hoặc lê la ngoài chợ trời, gian trá, luồn lách, để kiếm những miếng ăn phụ giúp cho gia đình. Hãy nhìn lại đi, nguyên thế hệ của chúng tôi, chẳng nên tích sự gì cả … Thật là buồn!
Hôm nay đã 45 năm ngày Ông mất đi, con không biết phải nói gì với Ông, Ông biết rỏ là thế hệ chúng con chưa làm nên một chuyện gì? lại bị mất tất cả. Nếu họ đừng giết mất Ông, thì thế hệ chúng con không ra nông nổi này, chúng con đau buồn lắm, nhưng biết phải làm sao ? Hằng năm, trước 75 cũng như sau này, con vẫn âm thầm nhớ đến Ông. Con tin những người Công Giáo, và những người chân chính vẫn âm thầm nhớ đến Ông mỗi khi tháng 11 lại về.
Ông sống đã là một người xã thân cho chính nghĩa, bảo vệ non sông, yêu dân như con, bao nhiêu người kính phục Ông. Thì Ông chết, Thiên Chúa vẫn cho Ông được hưởng niềm hạnh phúc là hàng triệu người Công Giáo vẫn phải nhớ đến Ông. Chúa chọn cho Ông ngày Lễ Các Đẳng để ra đi, có nghĩa Chúa bảo mọi người Công Giáo đều phải nhớ đến Ông, đến cái chết của Ông, không một ai có thể quên được Ông, trong ngày cầu cho những người thân yêu đã qua đời, những linh hồn mồ côi trong Luyên tội, thì làm sao quên đi được người Tổng Thống thân yêu đã oan ức ra đi chính ngay trong ngày này?
Con tin chắc rằng Ông đang hưởng hạnh phúc trên Nước Trời. Xin Ông hãy cầu nguyện cho chúng con, những con dân của Ông đang còn lầm than, khốn khó. Xin Ông hãy tha tội cho những người đã hãm hại Ông, mà cứu lấy Dân Tộc Việt Nam chúng con, để Việt Nam chúng con tìm lại được những ngày thanh bình xa xưa,
45 năm miệt mài trong chiến tranh, đánh đấm, dành giựt quyền lợi với nhau, chúng con chỉ còn lại một đất nước nghèo nàn, xấu xa, thiếu nhân cách, thiếu nhân phẩm, sống với nhau trong sự giã dối, lừa bịp, đất nước thì chia năm xẻ bảy, người phân tán đi khắp nơi trên thế giới, chẳng còn lại gì sau ngày Ông mất cho đến nay. Hãy thương chúng con, đàn con cháu vô tội chưa hiểu biết gì, mà phải lãnh nhận một hậu quả thảm khốc như thế này.
Xin hãy cho những người đã từng làm sai lệch Lịch sử, họ còn lương tâm để đính chính lại những sai sót của họ, mà trả lại cho Ông sự trong sáng, tìm lại sự công bình cho Ông, để chúng con không phải trả giá cho sự vô ơn bội nghĩa mà họ đã làm.
Ông ơi! Thời gian không còn bao lâu nữa, chúng con những đứa trẻ bé thơ ngày ấy sẽ chuẩn bị bước vào tuổi “thập cổ lai hy”, gần đất xa trời… Chúng con chỉ ao ước được chứng kiến ngày đất nước đổi thay,con cháu chúng con tìm lại hạnh phúc thanh bình xa xưa, một vị Lãnh Đạo xuất chúng giống như Ông, sẽ xuất hiện để làm lại tất cả, sửa dạy lại tất cả, xây dựng lại tất cả, như Ông đã từng xây dựng đất nước từ con số không trở nên tốt đẹp, mà nhiều cường quốc trên thế giới đã ngã mũ kính chào.
Như thế chúng con mới đành lòng từ giã, bình yên ra đi, về bên kia thế giới với Ông, Ông Tổng Thống vô cùng quý yêu của chúng con ạ.
Sài Gòn, viết vào ngày 2/11/08 Giỗ 45 năm của Ngô Tổng Thống VN