Ai trong chúng ta cũng đã biết: thái độ chính thức của Giáo Hội Công Giáo đối với người Do Thái nói chung và với người Do Thái Giáo nói riêng đã dứt khoát thay đổi từ Công Đồng Vatican II và công lớn đưa đến bước dứt khoát ấy chính là vị giáo chủ đáng kính 80 tuổi tên là Hồng Y Augustin Bea S.J., cánh tay mặt của Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII. Liền sau khi văn kiện lịch sử đề cập tới mối liên hệ giữa Công Giáo và Do Thái Giáo được đem ra trước toàn thể nghị phụ của Vatican II, ngày 30 tháng 11 năm 1963, tạp chí The America có bài sau đây phản ảnh phần nào phản ứng của thế giới Công Giáo đối với cộng đoàn những người vốn có một liên hệ phức tạp với mình suốt 20 thế kỷ qua và vừa phải trải qua biến cố diệt chủng khủng khiếp nhất trong 20 thế kỷ ấy.
Lược đồ Đại Kết
Vấn đề ba mũi được chờ đợi từ lâu giữa Công Giáo và Thệ Phản, giữa Công Giáo và Chính Thống và giữa Công Giáo và Do Thái Giáo cuối cùng cũng đã được đem tới phòng họp của Công Đồng Vatican vào hôm 18 tháng Mười Một (1963). Sau buổi trình bày chính thức lược đồ về Đại Kết tại Nhà Thờ Thánh Phêrô, một tràng pháo hoan hô kéo dài đã nổ ra giữa hàng giám mục để tôn vinh công việc của một con người, Hồng Y Augustin Bea. Là người đứng đầu Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo của Công Đồng, vị cao niên 80 tuổi đáng kính này, hơn ai hết, chỉ trừ Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, đã có công vững tay lái đưa được dự án tế nhị này qua sóng nước hiểm nguy mà an ổn tới được bến yên lành. Từ nay trở đi, nó nằm trong tay các Nghị Phụ của Công Đồng.
Nhiều nhà phê bình tra vấn tính luận lý của việc lồng việc xem sét Do Thái Giáo một cách chi tiết vào trong một tài liệu mà đầu hết vốn chỉ nhằm giải quyết vấn đề hợp nhất các Kitô hữu. Tuy nhiên quyết định nêu vấn đề Do Thái Giáo vào lúc này quả là một điều hết sức thích đáng. Không muốn lạm bàn tới các nghiên cứu sau này về phong trào bài Do Thái như một vấn đề giao tế nhân sự, ai cũng thấy: điều chủ yếu là Công Đồng phải đưa ra được các nền tảng thần học cho thái độ của người Kitô Giáo đối với người Do Thái Giáo, và trong diễn trình ấy, dọn đường cho một cách nhìn hoàn toàn mới.
Ngày 8 tháng Mười Một, Văn Phòng của Đức HY Bea đã công bố cho báo chí một bản tóm lược các điểm chính của chương bốn trong lược đồ, tức chương đề cập tới người Do Thái. Việc tiền duyệt này khiến người ta chú ý tới sự kiện: dự án này không phải là một phụ khoản đến sau của Văn Phòng, nhưng đã được xem sét suốt hai năm qua. Nhiều tổ chức Do Thái và nhiều phát ngôn viên quan trọng của Do Thái đã góp lời nhận định trong diễn trình soạn thảo. Thông cáo báo chí cũng nhấn mạnh rằng bản thảo có nội dung tôn giáo và mục tiêu thiêng liêng. Theo thông cáo ấy, Công Đồng coi người Do Thái “không như một nòi giống, hay một quốc gia, mà như dân Chúa chọn trong Cựu Ước”. Khi yêu cầu đừng giải thích theo nghĩa chính trị, thông cáo báo chí trên nhấn mạnh rằng văn kiện của Công Đồng không dính dáng gì tới chủ nghĩa Xion (Zionism) hay chủ nghĩa chống Xion.
Phần gây nhiều chú ý nhất trong chương 4 chính là phần đề cập tới vấn đề trách nhiệm của người Do Thái trong việc đóng đinh Chúa Giêsu. Vì muốn tường thuật vấn đề một cách càng kêu bao nhiêu càng hay bấy nhiêu, nên báo chí ít khi chịu bằng lòng với những bài viết ngắn. Lược đồ của Công Đồng nói rằng: “cái chết của Chúa Giêsu là trách nhiệm của nhân loại tội lỗi”. Nói cách khác, nó là trách nhiệm của cả người Do Thái Giáo lẫn người Kitô Giáo. Vai trò của các lãnh tụ Do Thái vào thời Chúa Giêsu trong việc đưa lại việc đóng đinh không miễn nhiễm nhân loại khỏi phần tội của mình. Ngoài ra, không thể mang tội bản thân của các lãnh tụ đó mà đổ lên đầu toàn bộ dân tộc Do Thái bất luận ở thời Chúa Giêsu hay thời nay.
Có một câu kết luận khá thực tiễn cho vấn đề này. Theo thông cáo báo chí ngày 8 tháng Mười Một: “Vì thế, quả là bất công khi gọi dân tộc này là ‘giết Chúa’ hay coi nó là dân bị Chúa ‘nguyền rủa’”.
Dự thảo của nhóm do Đức HY Bea lãnh đạo, hiện đang được đem ra thảo luận tại Công Đồng, không hề đưa ra bất cứ học thuyết mới lạ nào. Nhưng chắc chắn nó đã loại bỏ nguồn gốc tạo ra đủ thứ mù mờ đáng sợ. Suốt trong các thế kỷ qua, sự mù mờ ấy đã khiến đầu óc bình dân mặc tình liên tưởng Kitô Giáo với những thời kỳ đáng buồn nhất trong biên niên sử nhân loại. Biết bao nhiêu người Kitô hữu cuồng tín, những người chắc chắn không được tinh thần Chúa Kitô đánh động, đã tự nuôi sống mình bằng huyền thoại “kẻ giết Chúa Kitô” vì tin rằng đó là ý Chúa. Biết bao người, vốn chẳng quan tâm bao nhiêu tới Sách Thánh hay phụng vụ, nhưng sẵn sàng trích dẫn chúng một cách mộ đạo để biện minh cho dục vọng của mình, cho lòng thù hận hay lòng tham lam của họ! Hình thức bài Do Thái đáng khimh nhất chính là đã nại tới Cuộc Khổ Nạn thần thánh của Chúa Kitô. Dù Quốc Xã phạm nhiều tội ác tày trời (1), người ta thấy đã đến lúc thế giới Kitô Giáo phải dẹp bỏ cái gương mù trên.
Tại một số nơi trong thế giới Kitô Giáo, kiểu nói “kẻ giết Chúa Kitô” hay “giết Chúa” ít được nghe hơn tại một số nơi khác. Nhưng bất cứ khi nào nó được sử dụng, thì dự thảo đều muốn nhắc nhở: “Các biến cố thánh trong Thánh Kinh và đặc biệt là trình thuật về đóng đinh không thể nẩy sinh sự khinh miệt hay thù hận hoặc bách hại người Do Thái”. Chúng tôi nghĩ vị chủ tịch của Ủy Ban Do Thái Mỹ có lý, cũng như nhiều người khác có cùng một nhận định, khi cho rằng: “Chấp nhận sắc lệnh này sẽ làm cho bất cứ ai cũng không thể xúi giục người khác thù ghét người Do Thái mà cho là mình được giáo huấn hay tín điều Kitô Giáo hỗ trợ”.
Có lúc Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã mời gọi ta phải tự vấn lương tâm để tìm ra nguyên nhân gây ra sự chia rẽ đáng buồn với anh em Thệ Phản và các Kitô hữu Đông Phương. Trong cùng một tinh thần ấy, thiết tưởng đây cũng là lúc để tín hữu Công Giáo xem sét lại mối liên hệ của mình với anh em Do Thái Giáo. Nếu chương thứ tư của lược đồ về đại kết bị Công Đồng gạt bỏ, thì đó sẽ là một cú chí tử đối với mọi người từng kỳ vọng vào bước nhẩy vọt trong tương giao nhân bản.
Nguy cơ là điều có thật, và nó xẩy tới không ở chính trong Công Đồng mà là ở bên ngoài. Như đã nói, ta phải hết sức cố gắng duy trì vấn đề trong căn bản có tính tôn giáo và thiêng liêng này khỏi bị liên tưởng với tranh cãi chính trị. Việc này không hoàn toàn thuộc quyền Công Đồng. Người ta tha thiết hy vọng rằng: nhân thời điểm lớn lao của lịch sử này, các cấp lãnh đạo chính trị, những người bình thường dễ bị lợi lộc chính trị cám dỗ, chẳng cách này thì cách khác, chẳng trực tiếp cũng gián tiếp, lúc này đây đừng chao đảo mà gây hại cho một công trình tốt đẹp vừa mới được bắt đầu.
Ơn phúc dấu ẩn
Trên đây là bài xã luận của tờ The America, khi vấn đề Do Thái còn nằm trong lược đồ Đại Kết. Dưới hình thức sau cùng được công bố vào ngày 28 tháng Mười năm 1965, vấn đề này được lồng trong tuyên ngôn về các tôn giáo bên ngoài Kitô Giáo. Tuyên ngôn này thường được gọi là Nostra Aetate, do chữ khởi đầu của nó.
Theo linh mục Thomas Stransky, C.S.P., (The Genesis of Nostra Aetate, the America, 24-10-2005) một thành viên từ đầu của Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, tức văn phòng soạn ra tuyên ngôn trên, đây là văn kiện ngắn nhất của Công Đồng, chỉ bao gồm 41 mệnh đề trình bày thành 5 đoạn, trong đó đoạn thứ bốn, nói về Do Thái Giáo, là đoạn dài nhất với 17 mệnh đề. Nhưng nó lại có một hành trình “không thể tiên đoán được và đầy đe dọa từ lúc bắt đầu vào giữa tháng 9 năm 1960 cho tới lúc kết thúc vào ngày được long trọng tuyên bố, tức ngày 28 tháng Mười năm 1965. Ngạc nhiên, ngỡ ngàng và trở lực là đặc điểm của hành trình này. Dù thế, các trở lực này đã trở thành các ơn phúc dấu ẩn”.
Văn Phòng Thư Ký Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo được thành lập ngày 5-6-1960 với nhiệm vụ giúp các Kitô hữu khác theo dõi công việc của Vatican II. Nhưng trong phiên họp toàn thể đầu tiên ngày 14/15-11-1960, VP này nhận thêm nhiệm vụ liên tôn, phụ trách mối liên hệ giữa Công Giáo và Do Thái Giáo. Việc thêm nhiệm vụ này là kết quả của cuộc gặp gỡ vào trung tuần tháng Sáu giữa Đức Gioan XXIII và Jules Isaac, một học giả Pháp gốc Do Thái 81 tuổi, chuyên về lịch sử và giáo dục. Ông là sáng lập viên của Amitié Judeo-Chrétienne, một tổ chức tại Paris gồm trên 60 nhân sĩ Do Thái và Kitô hữu. Từ mùa hè 1947, tổ chức này đã đưa ra một chương trình hành động nhằm thay đổi triệt để các mối liên hệ giữa Kitô Giáo và Do Thái Giáo bằng cách trước nhất điều chỉnh “các quan niệm và trình bày thần học không đúng với Phúc Âm Tình Thương”, các quan niệm và trình bày từ xưa nay vốn cô lập người Do Thái Giáo về tinh thần cũng như vật chất. Trong cuộc gặp gỡ nửa tiếng đồng hồ này, Jules Isaac đã trình lên Đức Gioan XXIII một bản tóm lược do Amitié cũng như riêng ông soạn thảo, với nội dung cho rằng “Giáo huấn khinh miệt người Do Thái cần được thanh tẩy bởi một người Kitô hữu chịu sống theo Thánh Kinh”, biết trung thành với hành động và lời dạy của Chúa Giêsu thành Nadarét. Đức Gioan XXIII đề nghị Isaac đem bản tóm lược đó thảo luận với Đức HY Bea. Những cuộc gặp gỡ ấy đã đưa lại cho VP Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo một nhiệm vụ nữa là phối hợp các suy tư về “vấn đề Do Thái”. Theo Cha Stransky, ngoài ủy thác trên, Đức Gioan XXIII không bao giờ đích danh ra lệnh phải soạn thảo một lược đồ về vấn đề này cho Công Đồng.
Trong vấn đề bài Do Thái, Jules Issac cho rằng có hai khuynh hướng trong thế giới Kitô Giáo lúc bấy giờ. Đó là khuynh hướng bài người Do Thái và khuynh hướng lấy Thánh Kinh ra bài Do Thái Giáo. Khuynh hướng đầu thấy khá rõ, cho rằng: Thiên Chúa tiếp tục trừng phạt dân tộc Do Thái vì đã chối bỏ và sát hại Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng Mêxia và Cứu Chúa của mọi người. Vì tội giết Thiên Chúa này, người Do Thái đã mất hết mọi quyền lợi đối với lời Thiên Chúa hứa trong Giao Ước Cũ, là giao ước đã bị thay thế hoàn toàn bởi Giao Ước Mới, một giao ước vốn được đồng hóa với Giáo Hội Công Giáo. Giống như Cain tội lỗi, người Do Thái phải tiếp tục lang thang khắp mặt đất như những kẻ vật vờ không quê hương. Thiên Chúa duy trì sự hiện hữu rải rác đó đây của họ để nhắc người Công Giáo nhớ tới các hồng ân của Giao Ước Mới và nhắc người Do Thái nhớ tới ơn gọi đích thực của họ là chia sẻ các hồng ân ấy bằng cách trở lại.
Khuynh hướng thứ hai là khuynh hướng dùng Thánh Kinh, tu đức, thần học và giáo lý để biện hộ cho việc bài Do Thái Giáo, một khuynh hướng đặc thù có tính tôn giáo và chính là lãnh vực thanh tẩy mà VP Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo có nhiệm vụ phải đảm trách. Nhưng liệu diễn trình thanh tẩy này có hoàn toàn tách biệt khỏi thực tại chính trị hay không, như cuộc tranh chấp Do Thái và Ả Rập lúc đó chẳng hạn?
Theo Cha Stransky, phản ứng khởi đầu của VP khá ngây thơ, vì cho rằng nhất định nó tách biệt khỏi chính trị. Có biết đâu rằng: tại Trung Đông, chính trị tôn giáo và tôn giáo chính trị lúc nào cũng là qui phạm cả. Chẳng bao lâu, VP sẽ rõ điều ấy: vì vừa nghe thấy VP có một bộ phận lo “vấn đề Do Thái”, các chính phủ Ả Rập đã phái các nhà ngoại giao của họ hối hả tới Văn Phòng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để điều tra. Ngoại trừ Jordan và Saudi Arabia, mọi quốc gia Ả Rập đều có liên hệ ngoại giao song phương với Tòa Thánh. Do Thái thì hoàn toàn không có.
Trong suốt 6 năm sau đó, luận đề dùng làm cây dù che chở cho VP là: bất cứ đối xử tôn giáo nào thuận lợi cho người Do Thái cũng sẽ tạo thành một hành vi chính trị. Đối với người Ả Rập, điều ấy có nghĩa là tích cực hỗ trợ kẻ thù của họ, cái “thực tế Zionist xâm lấn” ấy. Đối với người Do Thái, điều ấy có nghĩa là củng cố mối liên kết không thể nào tháo gỡ giữa người Do Thái với quốc gia mới tại quê hương xưa.
Ngay chính phản ứng nội bộ của các tổ chức Do Thái thế giới cũng không được VP nắm vững. Và theo lời khuyên của các bạn đồng Dòng Tên, Đức HY Bea đã hội ý với “giáo hoàng Do Thái” là Nathum Goldmann, chủ tịch Hội Đồng Do Thái Thế Giới (World Jewish Congress) và đồng chủ tịch Hội Đồng Thế Giới Các Tổ Chức Do Thái (the World Conference of Jewish Organizations). Đức HY yêu cầu Goldmann cung cấp một bản đề nghị cho VP và Công Đồng biết “một mặt trận Do Thái thống nhất càng bao quát bao nhiêu càng tốt”. Goldmann cho hay: các thành viên của W.C.J.O. rất có thể sẵn sàng đưa ra các đề nghị như thế, nhưng các bộ phận Do Thái Giáo Chính Thống, bất kể là hiện đại hay chính thống cực đoan, chắc chắn sẽ không chịu hợp tác.
Vì làm thế nào người Do Thái bỗng nhiên tin được rằng một công đồng long trọng như thế lại có thể quay 180 độ đối với giáo huấn tiêu cực của mình về dân Do Thái! Mặt khác, nếu vì các khuyến cáo của người Do Thái mà Giáo Hội Công Giáo chịu thay đổi niềm tin của mình thì liệu họ có đòi bên Do Thái phải đáp trả bằng cách thay đổi niềm tin vào tính độc đáo do Thiên Chúa ban và bản sắc làm dân Giao Ước hay không? Nói tóm lại, phải chăng Vatican II chỉ là một cách tế nhị nhằm bắt người ta vào đạo. Quả thế, phe Do Thái Chính Thống không muốn pha mình vào cuộc “hòa đàm thần học ấy”. Rất may, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo khác của Do Thái không muốn bị cô lập. Giáo sĩ Abraham Heschel từng nói: “Không tôn giáo nào là một hòn đảo”. Nên họ đã ‘liều’ tham gia.
Mãi tới tháng 3 năm 1962, khuyến cáo của W.C.J.O. mới tới. Nó xác nhận đường hướng của VP và nhấn mạnh tới sự hợp tác Công Giáo và Do Thái Giáo “trong việc chống lại mọi hình thức thiên kiến về chủng tộc và bất khoan dung tôn giáo”.
Các trở lực và khai thông
Nhưng rồi trở lực đầu tiên xuất hiện. Tháng 8 năm 1961, VP Cổ Vũ Hợp Nhất (VPCVHN) hoàn tất tài liệu trình bày về người Do Thái trên quan điểm Thánh Kinh và thần học. Nhưng khi đem ra cuộc họp hỗn hợp với Ủy Ban Thần Học do Đức HY Alfredo Ottavia cầm đầu, thì tài liệu trên không được chấp nhận. Ủy Ban Thần Học còn không thèm đọc tài liệu của VPCVHN, vì họ cho rằng chỉ có thể có một ủy ban thần học, các ủy ban khác chỉ có tính mục vụ. Tuy nhiên, trong họa có phúc, nhờ sự khuyến khích của chính Đức Giáo Hoàng, VPCVHN bèn thay đổi phương pháp bằng cách tiến hành soạn một lược đồ có tính thần học và mục vụ để đệ trình cho 110 thành viên của Ủy Ban Phối Hợp. Ủy ban này lấy giữa tháng 6 làm ngày cho VPCVHN trình bày về Đại Kết, Tự Do Tôn Giáo và Người Do Thái, đây là buổi họp cuối cùng của Ủy Ban trước khi Công Đồng khai mạc.
Rồi trở lực thứ hai xuất hiện, chỉ một tuần trước buổi họp trên. Tại Giêrusalem, Hội Đồng Do Thái Thế Giới công bố việc cử nhiệm một tham vụ về Kitô Giáo Sự Vụ tại Bộ Tôn Giáo làm quan sát viên tại Công Đồng. Việc cử nhiệm này được bộ trưởng ngoại giao Golda Meir chấp thuận. Điều ấy bị các nhà ngoại giao Ả Rập phản đối ầm ĩ. Chính trị quả đang làm câm họng tôn giáo. Đức HY Bea phải theo khuyến cáo của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh tức HY Amleto Cicogani rút lại phần nói về Do Thái, không trình bày hay thảo luận chi hết.
Nhưng lại một ơn phúc xuất hiện. Ngay sau phiên họp đầu tiên của Công Đồng, Đức HY Bea khẩn khoản xin Đức Giáo Hoàng cho phép phần nói về Do Thái được đem ra thảo luận vào khóa sau. Vì việc rút tài liệu lần trước là do “hoàn cảnh chính trị không thuận lợi”. Ngài thêm rằng lược đồ “không hề chấp nhận việc Tòa Thánh thừa nhận Quốc Gia Israel” mà đây chỉ là một “khảo luận hoàn toàn có tính thần học”.
Trong một ghi chú viết tay, Đức Gioan XXIII chỉ vắn tắt nói rằng nhiệm vụ ngài trao cho VP vào năm 1960 vẫn có hiệu lực. Và mùa hè 1963, đức tân GH Phaolô VI đã chính thức xác nhận nhiệm vụ ấy. Thế là VPCVHN đã gồm cả hai phần nói về Tự Do Tôn Giáo và Người Do Thái làm hai chương cuối của tuyên ngôn “Đại Kết” mà nhiều người vốn chờ mong. Đó chính là bản văn được bài xã luận trên của tờ The America nhắc tới, nó chỉ được mang ra để các nghị phụ cho “nhận định tổng quát”.
Đến khóa thứ ba vào năm 1964, các nghị phụ mới xem sét đoạn nhập đề của phần về người Do Thái, sau khi nhận được bản tu chính với các thay đổi nhằm làm nhẹ bớt một số điểm, như hạn từ ‘giết Chúa’ không còn nữa, một ý niệm bị coi là không có nội dung Thánh Kinh nào. Đức HY John Heenan của Westminster, phó chủ tịch VPCVHN, thẳng thừng cho rằng việc làm nhẹ bớt bản văn kia không phải là do các thành viên hay cố vấn của VP mà là do nơi khác, những người ngài gọi “chuyên viên không chuyên viên” (periti imperiti). Ngài không cho biết nơi khác đó là đâu, nhưng nguồn tin đáng tin cậy cho đó là Văn Phòng Quốc Vụ Khanh, một cơ quan dễ nhạy cảm về chính trị.
Phần lớn các nghị phụ ủng hộ bản văn về Do Thái. Chỉ một thiểu số phản đối nhất là ý kiến của các vị thượng phụ và giám mục tại Trung Đông. Phản đối của họ dựa vào liên tôn (94% dân chúng là Hồi Giáo), vào chính trị (các chính phủ Ả Rập đang có chiến tranh với Do Thái, “một thứ tân thực dân ở giữa chúng tôi”) và trên hết dựa vào mục vụ (sợ sẽ có trả đũa đối với các giám mục, linh mục và tín hữu). Một vị giám mục Ai Cập nhận xét tư riêng rằng: “Nếu không đưa ra lời phản đối, đến trở về quê hương, chúng tôi cũng không dám”. Bởi thế, đây là câu kết luận của Thượng Phụ Ignatius Tappouni nhân danh các thượng phụ Trung Đôn: “De Judaeis hoàn toàn không thích hợp, và nên bỏ nó hẳn khỏi nghị trình”.
Một số các nghị phụ Châu Mỹ La Tinh, Ý và Tây Ban Nha thì dựa vào điều Isaac gọi là khuynh hướng thứ nhất để phản đối bản văn De Judaeis. Các nghị phụ Á và Phi Châu thì dựa vào khía cạnh khác để phản đối. Các ngài cho rằng nếu đã bàn tới Do Thái Giáo thì tại sao lại không bàn tới các tôn giáo khác hiện lôi cuốn cả hai phần ba nhân loại.
Nhưng đề nghị rõ nhất là giảm thiểu chất liệu và ghép các chất liệu đã được cô đọng vào các lược đồ lớn khác. Thế là 10 ngày sau cuộc bàn cãi sôi nổi trên, lúc nhân viên VP đang lượng định các tham luận của các nghị phụ, thì bốn vị chủ tịch và ủy ban phối hợp Công Đồng đưa ra một đề nghị thay thế: ghép vào hiến chế Mạc Khải một tuyên ngôn ngắn, và ghép tuyên ngôn về các tôn giáo khác vào chương nói về dân Chúa trong hiến chế Giáo Hội. Việc phân tán ấy sẽ giúp tránh được các giải thích chính trị từng bị các giám mục Trung Đông e ngại và người Do Thái thèm muốn.
Nostra Aetate
Đề nghị ấy quả là hợp lý và có thẩm quyền, bèn được VPCVHN nghiên cứu, mặc dù các tôn giáo khác vốn không phải là chuyên môn của VP. Với sự giúp đỡ của các chuyên viên bên ngoài, qua tháng 11 năm 1964, VPCVHN đã có thể hoàn tất bản tuyên ngôn gồm 5 chương hết sức chau chuốt. Nó khởi đầu với một lời dẫn nhập nói tới tính đơn nhất khách quan của gia đình nhân loại, tính đơn nhất từ nguồn gốc, cuộc hành trình và đích đến sau cùng để tìm được câu trả lời cho các bí ấn sâu xa trong thân phận con người. Tiếp theo phần đó, là các phần nói tới các tôn giáo nguyên thủy, Ấn Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Lược đồ kết thúc với lời lên án mọi thứ kỳ thị và xách nhiễu vì chủng tộc, mầu da, điều kiện sống hay tôn giáo
Tuyên ngôn Nostra Aetate chính xác, rõ ràng và ngắn gọn gây ấn tượng mạnh nơi các thẩm quyền phối hợp và cả Đức Phaolô VI. Các ngài thấy không cần mang nó ra thảo luận công khai, chỉ cần Đức HY Bea trình bày rồi các nghị phụ bỏ phiếu. Điều ấy đã xẩy ra trong các ngày 14/15 tháng 10 năm 1965. Vào ngày long trọng công bố tức 28 tháng 10, chỉ có 88 vị trong số 2,312 nghị phụ bỏ phiếu chống lại Nostra Aetate. Bốn mươi năm nhìn lại, người ta vẫn không quên hình đẹp được Đức HY Bea sử dụng trong dịp ấy: hạt cải nhỏ xíu từ cuộc gặp gỡ nửa giờ của Jules Isaac với Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nay đã nở thành một cây cao bóng cả ấm áp, che phủ mọi tín hữu không phải là Kitô Giáo. Và cha Stransky cho rằng: nhờ nó mà “De Judaeis” được duy trì hầu như nguyên vẹn.
Lược đồ Đại Kết
Vấn đề ba mũi được chờ đợi từ lâu giữa Công Giáo và Thệ Phản, giữa Công Giáo và Chính Thống và giữa Công Giáo và Do Thái Giáo cuối cùng cũng đã được đem tới phòng họp của Công Đồng Vatican vào hôm 18 tháng Mười Một (1963). Sau buổi trình bày chính thức lược đồ về Đại Kết tại Nhà Thờ Thánh Phêrô, một tràng pháo hoan hô kéo dài đã nổ ra giữa hàng giám mục để tôn vinh công việc của một con người, Hồng Y Augustin Bea. Là người đứng đầu Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo của Công Đồng, vị cao niên 80 tuổi đáng kính này, hơn ai hết, chỉ trừ Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, đã có công vững tay lái đưa được dự án tế nhị này qua sóng nước hiểm nguy mà an ổn tới được bến yên lành. Từ nay trở đi, nó nằm trong tay các Nghị Phụ của Công Đồng.
Nhiều nhà phê bình tra vấn tính luận lý của việc lồng việc xem sét Do Thái Giáo một cách chi tiết vào trong một tài liệu mà đầu hết vốn chỉ nhằm giải quyết vấn đề hợp nhất các Kitô hữu. Tuy nhiên quyết định nêu vấn đề Do Thái Giáo vào lúc này quả là một điều hết sức thích đáng. Không muốn lạm bàn tới các nghiên cứu sau này về phong trào bài Do Thái như một vấn đề giao tế nhân sự, ai cũng thấy: điều chủ yếu là Công Đồng phải đưa ra được các nền tảng thần học cho thái độ của người Kitô Giáo đối với người Do Thái Giáo, và trong diễn trình ấy, dọn đường cho một cách nhìn hoàn toàn mới.
Ngày 8 tháng Mười Một, Văn Phòng của Đức HY Bea đã công bố cho báo chí một bản tóm lược các điểm chính của chương bốn trong lược đồ, tức chương đề cập tới người Do Thái. Việc tiền duyệt này khiến người ta chú ý tới sự kiện: dự án này không phải là một phụ khoản đến sau của Văn Phòng, nhưng đã được xem sét suốt hai năm qua. Nhiều tổ chức Do Thái và nhiều phát ngôn viên quan trọng của Do Thái đã góp lời nhận định trong diễn trình soạn thảo. Thông cáo báo chí cũng nhấn mạnh rằng bản thảo có nội dung tôn giáo và mục tiêu thiêng liêng. Theo thông cáo ấy, Công Đồng coi người Do Thái “không như một nòi giống, hay một quốc gia, mà như dân Chúa chọn trong Cựu Ước”. Khi yêu cầu đừng giải thích theo nghĩa chính trị, thông cáo báo chí trên nhấn mạnh rằng văn kiện của Công Đồng không dính dáng gì tới chủ nghĩa Xion (Zionism) hay chủ nghĩa chống Xion.
Phần gây nhiều chú ý nhất trong chương 4 chính là phần đề cập tới vấn đề trách nhiệm của người Do Thái trong việc đóng đinh Chúa Giêsu. Vì muốn tường thuật vấn đề một cách càng kêu bao nhiêu càng hay bấy nhiêu, nên báo chí ít khi chịu bằng lòng với những bài viết ngắn. Lược đồ của Công Đồng nói rằng: “cái chết của Chúa Giêsu là trách nhiệm của nhân loại tội lỗi”. Nói cách khác, nó là trách nhiệm của cả người Do Thái Giáo lẫn người Kitô Giáo. Vai trò của các lãnh tụ Do Thái vào thời Chúa Giêsu trong việc đưa lại việc đóng đinh không miễn nhiễm nhân loại khỏi phần tội của mình. Ngoài ra, không thể mang tội bản thân của các lãnh tụ đó mà đổ lên đầu toàn bộ dân tộc Do Thái bất luận ở thời Chúa Giêsu hay thời nay.
Có một câu kết luận khá thực tiễn cho vấn đề này. Theo thông cáo báo chí ngày 8 tháng Mười Một: “Vì thế, quả là bất công khi gọi dân tộc này là ‘giết Chúa’ hay coi nó là dân bị Chúa ‘nguyền rủa’”.
Dự thảo của nhóm do Đức HY Bea lãnh đạo, hiện đang được đem ra thảo luận tại Công Đồng, không hề đưa ra bất cứ học thuyết mới lạ nào. Nhưng chắc chắn nó đã loại bỏ nguồn gốc tạo ra đủ thứ mù mờ đáng sợ. Suốt trong các thế kỷ qua, sự mù mờ ấy đã khiến đầu óc bình dân mặc tình liên tưởng Kitô Giáo với những thời kỳ đáng buồn nhất trong biên niên sử nhân loại. Biết bao nhiêu người Kitô hữu cuồng tín, những người chắc chắn không được tinh thần Chúa Kitô đánh động, đã tự nuôi sống mình bằng huyền thoại “kẻ giết Chúa Kitô” vì tin rằng đó là ý Chúa. Biết bao người, vốn chẳng quan tâm bao nhiêu tới Sách Thánh hay phụng vụ, nhưng sẵn sàng trích dẫn chúng một cách mộ đạo để biện minh cho dục vọng của mình, cho lòng thù hận hay lòng tham lam của họ! Hình thức bài Do Thái đáng khimh nhất chính là đã nại tới Cuộc Khổ Nạn thần thánh của Chúa Kitô. Dù Quốc Xã phạm nhiều tội ác tày trời (1), người ta thấy đã đến lúc thế giới Kitô Giáo phải dẹp bỏ cái gương mù trên.
Tại một số nơi trong thế giới Kitô Giáo, kiểu nói “kẻ giết Chúa Kitô” hay “giết Chúa” ít được nghe hơn tại một số nơi khác. Nhưng bất cứ khi nào nó được sử dụng, thì dự thảo đều muốn nhắc nhở: “Các biến cố thánh trong Thánh Kinh và đặc biệt là trình thuật về đóng đinh không thể nẩy sinh sự khinh miệt hay thù hận hoặc bách hại người Do Thái”. Chúng tôi nghĩ vị chủ tịch của Ủy Ban Do Thái Mỹ có lý, cũng như nhiều người khác có cùng một nhận định, khi cho rằng: “Chấp nhận sắc lệnh này sẽ làm cho bất cứ ai cũng không thể xúi giục người khác thù ghét người Do Thái mà cho là mình được giáo huấn hay tín điều Kitô Giáo hỗ trợ”.
Có lúc Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã mời gọi ta phải tự vấn lương tâm để tìm ra nguyên nhân gây ra sự chia rẽ đáng buồn với anh em Thệ Phản và các Kitô hữu Đông Phương. Trong cùng một tinh thần ấy, thiết tưởng đây cũng là lúc để tín hữu Công Giáo xem sét lại mối liên hệ của mình với anh em Do Thái Giáo. Nếu chương thứ tư của lược đồ về đại kết bị Công Đồng gạt bỏ, thì đó sẽ là một cú chí tử đối với mọi người từng kỳ vọng vào bước nhẩy vọt trong tương giao nhân bản.
Nguy cơ là điều có thật, và nó xẩy tới không ở chính trong Công Đồng mà là ở bên ngoài. Như đã nói, ta phải hết sức cố gắng duy trì vấn đề trong căn bản có tính tôn giáo và thiêng liêng này khỏi bị liên tưởng với tranh cãi chính trị. Việc này không hoàn toàn thuộc quyền Công Đồng. Người ta tha thiết hy vọng rằng: nhân thời điểm lớn lao của lịch sử này, các cấp lãnh đạo chính trị, những người bình thường dễ bị lợi lộc chính trị cám dỗ, chẳng cách này thì cách khác, chẳng trực tiếp cũng gián tiếp, lúc này đây đừng chao đảo mà gây hại cho một công trình tốt đẹp vừa mới được bắt đầu.
Ơn phúc dấu ẩn
Trên đây là bài xã luận của tờ The America, khi vấn đề Do Thái còn nằm trong lược đồ Đại Kết. Dưới hình thức sau cùng được công bố vào ngày 28 tháng Mười năm 1965, vấn đề này được lồng trong tuyên ngôn về các tôn giáo bên ngoài Kitô Giáo. Tuyên ngôn này thường được gọi là Nostra Aetate, do chữ khởi đầu của nó.
Theo linh mục Thomas Stransky, C.S.P., (The Genesis of Nostra Aetate, the America, 24-10-2005) một thành viên từ đầu của Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, tức văn phòng soạn ra tuyên ngôn trên, đây là văn kiện ngắn nhất của Công Đồng, chỉ bao gồm 41 mệnh đề trình bày thành 5 đoạn, trong đó đoạn thứ bốn, nói về Do Thái Giáo, là đoạn dài nhất với 17 mệnh đề. Nhưng nó lại có một hành trình “không thể tiên đoán được và đầy đe dọa từ lúc bắt đầu vào giữa tháng 9 năm 1960 cho tới lúc kết thúc vào ngày được long trọng tuyên bố, tức ngày 28 tháng Mười năm 1965. Ngạc nhiên, ngỡ ngàng và trở lực là đặc điểm của hành trình này. Dù thế, các trở lực này đã trở thành các ơn phúc dấu ẩn”.
Văn Phòng Thư Ký Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo được thành lập ngày 5-6-1960 với nhiệm vụ giúp các Kitô hữu khác theo dõi công việc của Vatican II. Nhưng trong phiên họp toàn thể đầu tiên ngày 14/15-11-1960, VP này nhận thêm nhiệm vụ liên tôn, phụ trách mối liên hệ giữa Công Giáo và Do Thái Giáo. Việc thêm nhiệm vụ này là kết quả của cuộc gặp gỡ vào trung tuần tháng Sáu giữa Đức Gioan XXIII và Jules Isaac, một học giả Pháp gốc Do Thái 81 tuổi, chuyên về lịch sử và giáo dục. Ông là sáng lập viên của Amitié Judeo-Chrétienne, một tổ chức tại Paris gồm trên 60 nhân sĩ Do Thái và Kitô hữu. Từ mùa hè 1947, tổ chức này đã đưa ra một chương trình hành động nhằm thay đổi triệt để các mối liên hệ giữa Kitô Giáo và Do Thái Giáo bằng cách trước nhất điều chỉnh “các quan niệm và trình bày thần học không đúng với Phúc Âm Tình Thương”, các quan niệm và trình bày từ xưa nay vốn cô lập người Do Thái Giáo về tinh thần cũng như vật chất. Trong cuộc gặp gỡ nửa tiếng đồng hồ này, Jules Isaac đã trình lên Đức Gioan XXIII một bản tóm lược do Amitié cũng như riêng ông soạn thảo, với nội dung cho rằng “Giáo huấn khinh miệt người Do Thái cần được thanh tẩy bởi một người Kitô hữu chịu sống theo Thánh Kinh”, biết trung thành với hành động và lời dạy của Chúa Giêsu thành Nadarét. Đức Gioan XXIII đề nghị Isaac đem bản tóm lược đó thảo luận với Đức HY Bea. Những cuộc gặp gỡ ấy đã đưa lại cho VP Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo một nhiệm vụ nữa là phối hợp các suy tư về “vấn đề Do Thái”. Theo Cha Stransky, ngoài ủy thác trên, Đức Gioan XXIII không bao giờ đích danh ra lệnh phải soạn thảo một lược đồ về vấn đề này cho Công Đồng.
Trong vấn đề bài Do Thái, Jules Issac cho rằng có hai khuynh hướng trong thế giới Kitô Giáo lúc bấy giờ. Đó là khuynh hướng bài người Do Thái và khuynh hướng lấy Thánh Kinh ra bài Do Thái Giáo. Khuynh hướng đầu thấy khá rõ, cho rằng: Thiên Chúa tiếp tục trừng phạt dân tộc Do Thái vì đã chối bỏ và sát hại Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng Mêxia và Cứu Chúa của mọi người. Vì tội giết Thiên Chúa này, người Do Thái đã mất hết mọi quyền lợi đối với lời Thiên Chúa hứa trong Giao Ước Cũ, là giao ước đã bị thay thế hoàn toàn bởi Giao Ước Mới, một giao ước vốn được đồng hóa với Giáo Hội Công Giáo. Giống như Cain tội lỗi, người Do Thái phải tiếp tục lang thang khắp mặt đất như những kẻ vật vờ không quê hương. Thiên Chúa duy trì sự hiện hữu rải rác đó đây của họ để nhắc người Công Giáo nhớ tới các hồng ân của Giao Ước Mới và nhắc người Do Thái nhớ tới ơn gọi đích thực của họ là chia sẻ các hồng ân ấy bằng cách trở lại.
Khuynh hướng thứ hai là khuynh hướng dùng Thánh Kinh, tu đức, thần học và giáo lý để biện hộ cho việc bài Do Thái Giáo, một khuynh hướng đặc thù có tính tôn giáo và chính là lãnh vực thanh tẩy mà VP Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo có nhiệm vụ phải đảm trách. Nhưng liệu diễn trình thanh tẩy này có hoàn toàn tách biệt khỏi thực tại chính trị hay không, như cuộc tranh chấp Do Thái và Ả Rập lúc đó chẳng hạn?
Theo Cha Stransky, phản ứng khởi đầu của VP khá ngây thơ, vì cho rằng nhất định nó tách biệt khỏi chính trị. Có biết đâu rằng: tại Trung Đông, chính trị tôn giáo và tôn giáo chính trị lúc nào cũng là qui phạm cả. Chẳng bao lâu, VP sẽ rõ điều ấy: vì vừa nghe thấy VP có một bộ phận lo “vấn đề Do Thái”, các chính phủ Ả Rập đã phái các nhà ngoại giao của họ hối hả tới Văn Phòng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để điều tra. Ngoại trừ Jordan và Saudi Arabia, mọi quốc gia Ả Rập đều có liên hệ ngoại giao song phương với Tòa Thánh. Do Thái thì hoàn toàn không có.
Trong suốt 6 năm sau đó, luận đề dùng làm cây dù che chở cho VP là: bất cứ đối xử tôn giáo nào thuận lợi cho người Do Thái cũng sẽ tạo thành một hành vi chính trị. Đối với người Ả Rập, điều ấy có nghĩa là tích cực hỗ trợ kẻ thù của họ, cái “thực tế Zionist xâm lấn” ấy. Đối với người Do Thái, điều ấy có nghĩa là củng cố mối liên kết không thể nào tháo gỡ giữa người Do Thái với quốc gia mới tại quê hương xưa.
Ngay chính phản ứng nội bộ của các tổ chức Do Thái thế giới cũng không được VP nắm vững. Và theo lời khuyên của các bạn đồng Dòng Tên, Đức HY Bea đã hội ý với “giáo hoàng Do Thái” là Nathum Goldmann, chủ tịch Hội Đồng Do Thái Thế Giới (World Jewish Congress) và đồng chủ tịch Hội Đồng Thế Giới Các Tổ Chức Do Thái (the World Conference of Jewish Organizations). Đức HY yêu cầu Goldmann cung cấp một bản đề nghị cho VP và Công Đồng biết “một mặt trận Do Thái thống nhất càng bao quát bao nhiêu càng tốt”. Goldmann cho hay: các thành viên của W.C.J.O. rất có thể sẵn sàng đưa ra các đề nghị như thế, nhưng các bộ phận Do Thái Giáo Chính Thống, bất kể là hiện đại hay chính thống cực đoan, chắc chắn sẽ không chịu hợp tác.
Vì làm thế nào người Do Thái bỗng nhiên tin được rằng một công đồng long trọng như thế lại có thể quay 180 độ đối với giáo huấn tiêu cực của mình về dân Do Thái! Mặt khác, nếu vì các khuyến cáo của người Do Thái mà Giáo Hội Công Giáo chịu thay đổi niềm tin của mình thì liệu họ có đòi bên Do Thái phải đáp trả bằng cách thay đổi niềm tin vào tính độc đáo do Thiên Chúa ban và bản sắc làm dân Giao Ước hay không? Nói tóm lại, phải chăng Vatican II chỉ là một cách tế nhị nhằm bắt người ta vào đạo. Quả thế, phe Do Thái Chính Thống không muốn pha mình vào cuộc “hòa đàm thần học ấy”. Rất may, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo khác của Do Thái không muốn bị cô lập. Giáo sĩ Abraham Heschel từng nói: “Không tôn giáo nào là một hòn đảo”. Nên họ đã ‘liều’ tham gia.
Mãi tới tháng 3 năm 1962, khuyến cáo của W.C.J.O. mới tới. Nó xác nhận đường hướng của VP và nhấn mạnh tới sự hợp tác Công Giáo và Do Thái Giáo “trong việc chống lại mọi hình thức thiên kiến về chủng tộc và bất khoan dung tôn giáo”.
Các trở lực và khai thông
Nhưng rồi trở lực đầu tiên xuất hiện. Tháng 8 năm 1961, VP Cổ Vũ Hợp Nhất (VPCVHN) hoàn tất tài liệu trình bày về người Do Thái trên quan điểm Thánh Kinh và thần học. Nhưng khi đem ra cuộc họp hỗn hợp với Ủy Ban Thần Học do Đức HY Alfredo Ottavia cầm đầu, thì tài liệu trên không được chấp nhận. Ủy Ban Thần Học còn không thèm đọc tài liệu của VPCVHN, vì họ cho rằng chỉ có thể có một ủy ban thần học, các ủy ban khác chỉ có tính mục vụ. Tuy nhiên, trong họa có phúc, nhờ sự khuyến khích của chính Đức Giáo Hoàng, VPCVHN bèn thay đổi phương pháp bằng cách tiến hành soạn một lược đồ có tính thần học và mục vụ để đệ trình cho 110 thành viên của Ủy Ban Phối Hợp. Ủy ban này lấy giữa tháng 6 làm ngày cho VPCVHN trình bày về Đại Kết, Tự Do Tôn Giáo và Người Do Thái, đây là buổi họp cuối cùng của Ủy Ban trước khi Công Đồng khai mạc.
Rồi trở lực thứ hai xuất hiện, chỉ một tuần trước buổi họp trên. Tại Giêrusalem, Hội Đồng Do Thái Thế Giới công bố việc cử nhiệm một tham vụ về Kitô Giáo Sự Vụ tại Bộ Tôn Giáo làm quan sát viên tại Công Đồng. Việc cử nhiệm này được bộ trưởng ngoại giao Golda Meir chấp thuận. Điều ấy bị các nhà ngoại giao Ả Rập phản đối ầm ĩ. Chính trị quả đang làm câm họng tôn giáo. Đức HY Bea phải theo khuyến cáo của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh tức HY Amleto Cicogani rút lại phần nói về Do Thái, không trình bày hay thảo luận chi hết.
Nhưng lại một ơn phúc xuất hiện. Ngay sau phiên họp đầu tiên của Công Đồng, Đức HY Bea khẩn khoản xin Đức Giáo Hoàng cho phép phần nói về Do Thái được đem ra thảo luận vào khóa sau. Vì việc rút tài liệu lần trước là do “hoàn cảnh chính trị không thuận lợi”. Ngài thêm rằng lược đồ “không hề chấp nhận việc Tòa Thánh thừa nhận Quốc Gia Israel” mà đây chỉ là một “khảo luận hoàn toàn có tính thần học”.
Trong một ghi chú viết tay, Đức Gioan XXIII chỉ vắn tắt nói rằng nhiệm vụ ngài trao cho VP vào năm 1960 vẫn có hiệu lực. Và mùa hè 1963, đức tân GH Phaolô VI đã chính thức xác nhận nhiệm vụ ấy. Thế là VPCVHN đã gồm cả hai phần nói về Tự Do Tôn Giáo và Người Do Thái làm hai chương cuối của tuyên ngôn “Đại Kết” mà nhiều người vốn chờ mong. Đó chính là bản văn được bài xã luận trên của tờ The America nhắc tới, nó chỉ được mang ra để các nghị phụ cho “nhận định tổng quát”.
Đến khóa thứ ba vào năm 1964, các nghị phụ mới xem sét đoạn nhập đề của phần về người Do Thái, sau khi nhận được bản tu chính với các thay đổi nhằm làm nhẹ bớt một số điểm, như hạn từ ‘giết Chúa’ không còn nữa, một ý niệm bị coi là không có nội dung Thánh Kinh nào. Đức HY John Heenan của Westminster, phó chủ tịch VPCVHN, thẳng thừng cho rằng việc làm nhẹ bớt bản văn kia không phải là do các thành viên hay cố vấn của VP mà là do nơi khác, những người ngài gọi “chuyên viên không chuyên viên” (periti imperiti). Ngài không cho biết nơi khác đó là đâu, nhưng nguồn tin đáng tin cậy cho đó là Văn Phòng Quốc Vụ Khanh, một cơ quan dễ nhạy cảm về chính trị.
Phần lớn các nghị phụ ủng hộ bản văn về Do Thái. Chỉ một thiểu số phản đối nhất là ý kiến của các vị thượng phụ và giám mục tại Trung Đông. Phản đối của họ dựa vào liên tôn (94% dân chúng là Hồi Giáo), vào chính trị (các chính phủ Ả Rập đang có chiến tranh với Do Thái, “một thứ tân thực dân ở giữa chúng tôi”) và trên hết dựa vào mục vụ (sợ sẽ có trả đũa đối với các giám mục, linh mục và tín hữu). Một vị giám mục Ai Cập nhận xét tư riêng rằng: “Nếu không đưa ra lời phản đối, đến trở về quê hương, chúng tôi cũng không dám”. Bởi thế, đây là câu kết luận của Thượng Phụ Ignatius Tappouni nhân danh các thượng phụ Trung Đôn: “De Judaeis hoàn toàn không thích hợp, và nên bỏ nó hẳn khỏi nghị trình”.
Một số các nghị phụ Châu Mỹ La Tinh, Ý và Tây Ban Nha thì dựa vào điều Isaac gọi là khuynh hướng thứ nhất để phản đối bản văn De Judaeis. Các nghị phụ Á và Phi Châu thì dựa vào khía cạnh khác để phản đối. Các ngài cho rằng nếu đã bàn tới Do Thái Giáo thì tại sao lại không bàn tới các tôn giáo khác hiện lôi cuốn cả hai phần ba nhân loại.
Nhưng đề nghị rõ nhất là giảm thiểu chất liệu và ghép các chất liệu đã được cô đọng vào các lược đồ lớn khác. Thế là 10 ngày sau cuộc bàn cãi sôi nổi trên, lúc nhân viên VP đang lượng định các tham luận của các nghị phụ, thì bốn vị chủ tịch và ủy ban phối hợp Công Đồng đưa ra một đề nghị thay thế: ghép vào hiến chế Mạc Khải một tuyên ngôn ngắn, và ghép tuyên ngôn về các tôn giáo khác vào chương nói về dân Chúa trong hiến chế Giáo Hội. Việc phân tán ấy sẽ giúp tránh được các giải thích chính trị từng bị các giám mục Trung Đông e ngại và người Do Thái thèm muốn.
Nostra Aetate
Đề nghị ấy quả là hợp lý và có thẩm quyền, bèn được VPCVHN nghiên cứu, mặc dù các tôn giáo khác vốn không phải là chuyên môn của VP. Với sự giúp đỡ của các chuyên viên bên ngoài, qua tháng 11 năm 1964, VPCVHN đã có thể hoàn tất bản tuyên ngôn gồm 5 chương hết sức chau chuốt. Nó khởi đầu với một lời dẫn nhập nói tới tính đơn nhất khách quan của gia đình nhân loại, tính đơn nhất từ nguồn gốc, cuộc hành trình và đích đến sau cùng để tìm được câu trả lời cho các bí ấn sâu xa trong thân phận con người. Tiếp theo phần đó, là các phần nói tới các tôn giáo nguyên thủy, Ấn Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Lược đồ kết thúc với lời lên án mọi thứ kỳ thị và xách nhiễu vì chủng tộc, mầu da, điều kiện sống hay tôn giáo
Tuyên ngôn Nostra Aetate chính xác, rõ ràng và ngắn gọn gây ấn tượng mạnh nơi các thẩm quyền phối hợp và cả Đức Phaolô VI. Các ngài thấy không cần mang nó ra thảo luận công khai, chỉ cần Đức HY Bea trình bày rồi các nghị phụ bỏ phiếu. Điều ấy đã xẩy ra trong các ngày 14/15 tháng 10 năm 1965. Vào ngày long trọng công bố tức 28 tháng 10, chỉ có 88 vị trong số 2,312 nghị phụ bỏ phiếu chống lại Nostra Aetate. Bốn mươi năm nhìn lại, người ta vẫn không quên hình đẹp được Đức HY Bea sử dụng trong dịp ấy: hạt cải nhỏ xíu từ cuộc gặp gỡ nửa giờ của Jules Isaac với Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nay đã nở thành một cây cao bóng cả ấm áp, che phủ mọi tín hữu không phải là Kitô Giáo. Và cha Stransky cho rằng: nhờ nó mà “De Judaeis” được duy trì hầu như nguyên vẹn.