Berlin tưng bừng kỷ niệm 20 năm ngày bức tường chia cắt bị sụp đổ
Thủ tướng Angela Merkel khai mạc chương trình lễ hội kéo dài cho đến cuối ngày. Sinh hoạt đầu tiên là buổi thánh lễ tại nhà thờ Tin Lành Gethsemane nơi được xem là « thánh địa » của phong trào phản kháng, buộc chính quyền cộng sản Đông Đức phải mở cửa biên giới vào đêm 9 tháng 11 năm 1989.
Sáng ngày 9/11/2009, dưới tầng mây thấp và cơn mưa mùa thu, thủ tướng Angela Merkel đã khai mạc chương trình lễ hội kéo dài cho đến tối nay. Sinh hoạt đầu tiên là buổi thánh lễ tại nhà thờ Tin Lành Gethsemane nơi được xem là « thánh địa » của phong trào phản kháng buộc chính quyền cộng sản Đông Đức phải mở cửa biên giới vào đêm 9 tháng 11 năm 1989.
Lãnh đạo Giáo hội Tin Lành Đức Wolfgang Huber nhắc lại: "Vào thời điểm đó, người dân đã nhận ra những dấu hiệu đổi thay. Họ đã chứng tỏ lòng can đảm và dũng cảm đứng dậy chống lại các hành vi đe dọa. Họ chống đối bằng thái độ bất bạo động và thắp nến cầu nguyện ».
Một tín hữu nói với AFP, lúc đó người dân Đông Đức chỉ mong chính quyền sửa đổi chứ không ai nghĩ lật đổ chế độ.
Cách nay 20 năm, vào ngày này lúc 20 giờ 30 tối, hàng ngàn người Đông Đức đổ về các chốt biên giới ở Đông Berlin xin qua phía Tây.
Sau vài mươi phút do dự, lính biên phòng mở cửa hải quan. Trước đó vài phút, phát ngôn viên đảng cộng sản Đông Đức đã tuyên bố một cách hớ hênh là quyền tự do xuất ngoại đã bắt đầu có hiệu lực. Hệ quả là 28 năm sau ngày dựng lên để chia cắt nước Đức và người dân Đức, bức tường bê tông này đã bị người dân phá tan.
Hôm nay (9/11) tất cả châu Âu đều đến điểm hẹn Berlin trong đó có đại diện của 4 cường quốc đóng quân tại hai nước Đức từ sau đệ nhị thế chiến đến năm 1990 khi thống nhất là Mỹ, Nga, Anh và Pháp.
Thông tín viên Pascal Thibault từ Berlin tường thuật:
" Hai mươi năm sau ngày bị phá bỏ, bức tường Berlin gần như được tái hiện trở lại. Hàng nghìn quân bài đô mi nô khổng lồ làm bằng nhựa xốp do 15 nghìn người ở Đức cũng như trên toàn thế giới trang trí, đã được dựng lên tại trung tâm thành phố, dọc theo tuyến đường biên giới cũ giữa hai phần Đông và Tây Đức.
Tối nay những quân bài đô mi nô này sẽ bị các chính khách đẩy đổ một cách tượng trưng. Trong số đó có cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walensa vì Ba Lan có vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản vào cuối những năm 1980.
Khoảng ba chục nguyên thủ quốc gia đương nhiệm và cựu nhân vật số 1 của Liên Xô cũ, ông Mikhail Gorbachev sẽ tham dự buổi lễ. Rất nhiều lễ hội âm nhạc sẽ diễn ra trong buổi tối nay, trong đó có buổi hòa nhạc cổ điển dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Daniel Bareinboim, và của ca sĩ Bon Jovi người đã từng có mặt tại Berlin năm 1989.
Đêm hội sẽ kết thúc bằng một màn bắn pháo hoa trên cổng Brandebourg. Chiều nay Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tới trạm kiểm soát biên biên giới cũ, nơi đây hôm 9/11/1989 người Đông Đức đã ồ ạt đổ sang Tây Đức.
Được đánh giá đây là ngày đẹp nhất trong lịch sử cận đại của đất nước, nếu không có bước ngoặt lịch sử ở Đông Đức thì giờ đây không thể có Thủ tướng của nước Đức thống nhất là bà Angela Merkel".
Hai mươi năm sau, trong đời sống tự do và dân chủ, với một thủ tướng là người Đông Đức cũ, nhưng xem ra vẫn còn có một bộ phận dân chúng thất vọng nhất là ở phía Đông Đức cũ nơi mà mức sinh hoạt vẫn còn thấp và nạn thất nghiệp cao hơn phía Tây Đức giàu có.
Một phụ nữ phát biểu: « Tôi thấy thất vọng. Hồi đó tôi cũng đã xuống đường đi biểu tình, nhưng tôi đâu có nghĩ là mình lại bị phản bội như thế này. Thật là buồn, bây giờ tình cảnh của tôi không được như trước: tôi đang bị thất nghiệp. Kinh tế thị trường là như vậy đó. Người nào đã không có gì thì cũng chẳng là gì hết và họ sẽ không có gì hết »
Paris cũng tham gia tích cực vào chương trình kỷ niệm biến cố lịch sử có liên quan đến định mệnh của cả châu Âu.
Học sinh thủ đô Pháp đã đóng góp trong việc trình bày các quân cờ Domino đặt dọc theo vị trí cũ của bức tường Ô nhục mà chiều nay sẽ được đập đổ.
Tại Paris, vào tối nay, tại quảng trường Concorde sẽ có một buổi hòa nhạc. Phỏng theo hình ảnh nhạc sư cello người Nga Mstislav Rostropovitch, một mình chơi nhạc Bach, với chiếc trung hồ cầm dưới chân bức tường đang được người dân hai bên đập phá, chiều nay buổi hòa nhạc tại quảng trường Concorde, Paris sẽ quy tụ 27 nhạc sĩ đại hồ cầm tiêu biểu cho 27 thành viên Liên Âu.
Thủ tướng Angela Merkel khai mạc chương trình lễ hội kéo dài cho đến cuối ngày. Sinh hoạt đầu tiên là buổi thánh lễ tại nhà thờ Tin Lành Gethsemane nơi được xem là « thánh địa » của phong trào phản kháng, buộc chính quyền cộng sản Đông Đức phải mở cửa biên giới vào đêm 9 tháng 11 năm 1989.
Sáng ngày 9/11/2009, dưới tầng mây thấp và cơn mưa mùa thu, thủ tướng Angela Merkel đã khai mạc chương trình lễ hội kéo dài cho đến tối nay. Sinh hoạt đầu tiên là buổi thánh lễ tại nhà thờ Tin Lành Gethsemane nơi được xem là « thánh địa » của phong trào phản kháng buộc chính quyền cộng sản Đông Đức phải mở cửa biên giới vào đêm 9 tháng 11 năm 1989.
Lãnh đạo Giáo hội Tin Lành Đức Wolfgang Huber nhắc lại: "Vào thời điểm đó, người dân đã nhận ra những dấu hiệu đổi thay. Họ đã chứng tỏ lòng can đảm và dũng cảm đứng dậy chống lại các hành vi đe dọa. Họ chống đối bằng thái độ bất bạo động và thắp nến cầu nguyện ».
Một tín hữu nói với AFP, lúc đó người dân Đông Đức chỉ mong chính quyền sửa đổi chứ không ai nghĩ lật đổ chế độ.
Cách nay 20 năm, vào ngày này lúc 20 giờ 30 tối, hàng ngàn người Đông Đức đổ về các chốt biên giới ở Đông Berlin xin qua phía Tây.
Sau vài mươi phút do dự, lính biên phòng mở cửa hải quan. Trước đó vài phút, phát ngôn viên đảng cộng sản Đông Đức đã tuyên bố một cách hớ hênh là quyền tự do xuất ngoại đã bắt đầu có hiệu lực. Hệ quả là 28 năm sau ngày dựng lên để chia cắt nước Đức và người dân Đức, bức tường bê tông này đã bị người dân phá tan.
Hôm nay (9/11) tất cả châu Âu đều đến điểm hẹn Berlin trong đó có đại diện của 4 cường quốc đóng quân tại hai nước Đức từ sau đệ nhị thế chiến đến năm 1990 khi thống nhất là Mỹ, Nga, Anh và Pháp.
Thông tín viên Pascal Thibault từ Berlin tường thuật:
" Hai mươi năm sau ngày bị phá bỏ, bức tường Berlin gần như được tái hiện trở lại. Hàng nghìn quân bài đô mi nô khổng lồ làm bằng nhựa xốp do 15 nghìn người ở Đức cũng như trên toàn thế giới trang trí, đã được dựng lên tại trung tâm thành phố, dọc theo tuyến đường biên giới cũ giữa hai phần Đông và Tây Đức.
Tối nay những quân bài đô mi nô này sẽ bị các chính khách đẩy đổ một cách tượng trưng. Trong số đó có cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walensa vì Ba Lan có vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản vào cuối những năm 1980.
Khoảng ba chục nguyên thủ quốc gia đương nhiệm và cựu nhân vật số 1 của Liên Xô cũ, ông Mikhail Gorbachev sẽ tham dự buổi lễ. Rất nhiều lễ hội âm nhạc sẽ diễn ra trong buổi tối nay, trong đó có buổi hòa nhạc cổ điển dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Daniel Bareinboim, và của ca sĩ Bon Jovi người đã từng có mặt tại Berlin năm 1989.
Đêm hội sẽ kết thúc bằng một màn bắn pháo hoa trên cổng Brandebourg. Chiều nay Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tới trạm kiểm soát biên biên giới cũ, nơi đây hôm 9/11/1989 người Đông Đức đã ồ ạt đổ sang Tây Đức.
Được đánh giá đây là ngày đẹp nhất trong lịch sử cận đại của đất nước, nếu không có bước ngoặt lịch sử ở Đông Đức thì giờ đây không thể có Thủ tướng của nước Đức thống nhất là bà Angela Merkel".
Hai mươi năm sau, trong đời sống tự do và dân chủ, với một thủ tướng là người Đông Đức cũ, nhưng xem ra vẫn còn có một bộ phận dân chúng thất vọng nhất là ở phía Đông Đức cũ nơi mà mức sinh hoạt vẫn còn thấp và nạn thất nghiệp cao hơn phía Tây Đức giàu có.
Một phụ nữ phát biểu: « Tôi thấy thất vọng. Hồi đó tôi cũng đã xuống đường đi biểu tình, nhưng tôi đâu có nghĩ là mình lại bị phản bội như thế này. Thật là buồn, bây giờ tình cảnh của tôi không được như trước: tôi đang bị thất nghiệp. Kinh tế thị trường là như vậy đó. Người nào đã không có gì thì cũng chẳng là gì hết và họ sẽ không có gì hết »
Paris cũng tham gia tích cực vào chương trình kỷ niệm biến cố lịch sử có liên quan đến định mệnh của cả châu Âu.
Học sinh thủ đô Pháp đã đóng góp trong việc trình bày các quân cờ Domino đặt dọc theo vị trí cũ của bức tường Ô nhục mà chiều nay sẽ được đập đổ.
Tại Paris, vào tối nay, tại quảng trường Concorde sẽ có một buổi hòa nhạc. Phỏng theo hình ảnh nhạc sư cello người Nga Mstislav Rostropovitch, một mình chơi nhạc Bach, với chiếc trung hồ cầm dưới chân bức tường đang được người dân hai bên đập phá, chiều nay buổi hòa nhạc tại quảng trường Concorde, Paris sẽ quy tụ 27 nhạc sĩ đại hồ cầm tiêu biểu cho 27 thành viên Liên Âu.