Cuốn băng mới của Kennedy
Mặc dầu Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ và hạ sát một cách tàn nhẫn cách đây 46 năm, thỉnh thoảng Bộ Ngoại Giao, Cơ quan CIA, các văn khố và thư viện Hoa Kỳ lại cho công bố thêm một vài tài liệu liên quan đến vụ này. Chắc chắn còn một số văn kiện quan trọng khác liên quan đến nội vụ vẫn chưa được giải mã vì có phương hại đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nhưng với những tài liệu đã được công bố, chúng ta có thể biết được biến cố đã thật sự xẩy ra như thế nào, không còn có thể nói mò, viết mò hay bóp méo sự thật như từ năm 1990 trở về trước.
KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN MỚI LẠ
Ngày 3.11.2009, hầu hết các báo tại Hoa Kỳ đã đăng một bài dưới đầu đề “Những cuốn băng cho thấy Kennedy chống lại cuộc đảo chánh ở Sài Gòn (năm 1963)” (Kennedy was conflicted over Saigon coup) của ký giả Barry Schweid thuộc hãng thông tấn AP, nói về việc thư viện JFK Fresidental Libraby ở Boston vừa mới công bố các cuốn băng cho thấy cách đây 46 năm các tướng lãnh Việt Nam tin tưởng được sự ủng hộ của Đồng Minh Hoa Kỳ đã lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn, nhưng Tổng Thống Kennedy chống lại việc Bộ Ngoại Giao bật đèn xanh cho các tướng làm đảo chánh. Tổng Thống nói: “Tôi không thấy có bất cứ lý do nào để tiến tới, trừ khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta có cơ hội tốt để thành công.” Theo Kennedy, chúng ta muốn có những phán đoán tốt hơn, và ông không nghĩ rằng chúng ta phải làm điều đó. Ông Maura Porter, người quản thủ thư viện cho biết các cuộc hạ sát không hề được bàn cãi tại các cuộc họp ở Toà Bạch Ốc.
Sáng ngày 3.11.2009 đài truyền hình MSNBC đã cho phát lại đoạn video phỏng vấn Tổng Thống Kennedy trong chương trình Huntley-Brinkley Report (NBC) ngày 9.9.1963 và audio trích lại một phần những phát biểu trong các buổi họp nói trên.
Năm 2003, các lời phát biểu của các Tổng Thống Mỹ trong thời gian chấp chánh đã được ghi lén và in lại trong 9 CD dưới cái tên “The White House Tapes Eavesdroping on the President”, trong đó có những lời phát biểu của Tổng Thống Kennedy và các cố vấn liên quan đến cuộc đảo chánh năm 1963. Từ đó đến nay, một số băng khác cũng đã được công bố thêm. Những đoạn băng mới được công bố nói trên chỉ là phần bổ túc mà thôi.
Thật ra, tài liệu về sự bất đồng của Tổng Thống Kennedy trong việc tổ chức đảo chánh lật đổ ông Diệm đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố gần đầy đủ trong bộ “Foreing Relations of the Unitied States” (FRUS), Tập IV, 1961 – 1963 (từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1963), xuất bản năm 1991.
Không đọc các tài liệu in trong các bộ FRUS từ 1954 đến 1963 đã được Bộ Ngoại Giao Hoa ấn hành, không thể biết được chính phủ Hoa Kỳ đã thúc đẩy và giúp đỡ chính phủ Ngô Đình Diệm hình thành ở miền Nam một chế độ độc đảng gióng “mô thức Trung Hoa Quốc Dân Đảng” của Tưởng Giới Thạch để chống cộng, và cuộc tranh luận chung quanh “mô thức” này. Nhưng sau đó, khi quyết định đưa quân vào miền Nam, các viên chức Hoa Kỳ đã phê phán và đập phá “mô thức” do chính họ đòi hỏi phải thiết lập một cách không thương tiếc.
Phải đọc bản phúc trình điều tra của phái đoàn Liên Hiệp Quốc mới biết được biến cố Phật Giáo đã xẩy ra tại miền Nam năm 1963 như thế nào. Đây là một bản phúc trình đã nói lên những sự thật khiến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lo sợ, phải vận động và làm áp lực để bản phúc trình đó đừng được đưa ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc!
Phải đọc từng trang biên bản các phiên họp, các báo cáo, các chỉ thị của Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao, chúng ta mới thấy được sự phức tạp trong chính sách của Hoa Kỳ về việc điều hành cuộc chiến Việt Nam. Ngồi viết mò hay dựa theo quan điểm của một số tác giả, không thể viết đúng được.
Cũng đừng tin vào hai cuốn được giới thiệu là tài liệu mật của CIA mới được giải mã, đó là cuốn “CIA and the House of Ngo” và cuốn “CIA and the Generals” do Thomas L. Abern Jr. biên soạn và được Nguyễn Kỳ Phong giới thiệu và tóm lược, vì Thomas L. Abern Jr. đã viết hai tập đó với ý đồ “lái sử”, nên không phản ảnh đúng sự thật. Phải đọc từng bản văn chính thức đã được giải mã để tìm hiểu những chuyện gì đã thật sự xẩy ra.
Trong phần dưới đây chúng tôi sẽ trình bày những nét chính về sự bất đồng của Tổng Thống Kennedy trong việc tổ chức lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và âm mưu của các nhóm đứng đàng sau.
BẤT ĐỒNG VỀ ĐẢO CHÁNH
Ông McNamara cho biết quyết định của Tổng Thống Kennedy là Hoa Kỳ “không đưa ra bất cứ khởi xướng nào nhắm tích cực khuyến khích một sự thay đổi trong chính phủ” (VNCH) đã gây tranh luận mấy tuần liền.
Trong một điện văn gởi cho Tướng Maxell Taylor ngày 25.10.1963, ông Lodge nói rằng âm mưu của các tướng Nam Việt Nam nay đã đi quá xa và “chúng ta không nên phá ngang cuộc đảo chánh.” (we should not thwart a coup). Lập luận của ông ta “dường như dám đánh cá chính phủ mới sẽ không vụng về (bungle) và sai lầm (stumble) như chính phủ hiện tại.” Thay mặt Tổng Thống, Tướng Taylor trả lời rằng không phải chúng ta làm hỏng cuộc đảo chánh, mà chúng ta phải xem xét kế hoạch của các tướng và loại ra những sơ hở có thể đưa tới thất bại.
Tướng Harkins đã nổi giận khi đọc công diện nói trên của ông Lodge. Ông cho rằng ông Lodge đã không cho ông biết về kế hoạch đảo chánh. Tướng Harkins đề nghị “chúng ta không nên đổi ngựa một cách quá vội vàng, mà chúng ta phải tiếp tục tìm cách thuyết phục con ngựa đó đổi hướng và phương pháp hành động.”
Ông Lodge cho rằng như vậy là Hoa Kỳ đang phá hỏng kế hoạch đảo chánh. Ông viết: “Đừng nghĩ rằng chúng ta có quyền ngăn trở hay trì hoản cuộc đảo chánh.” (Do not thing we have the power to delay or discourage a coup.)
(Robert S. McNamara, “In Retrospect, Tragedy and Lesson of Vietnam”, Vintage Books, New York, 1995, tr. 81 – 82).
Tổng Thống nói xem ra lực lượng quân sự ủng hộ và chống ông Diệm bằng nhau. Nếu thế, bất cứ âm mưu bày ra một cuộc đảo chánh nào đều vớ vẩn. Nếu Lodge đồng ý quan điểm đó, chúng ta sẽ chỉ thị ông ta ngăn cản cuộc đảo chánh.
(FRUS 1961 – 1963. Volume IV, tr. 468 – 471. Document 234).
Lúc 6 giờ 40 ngày 29.10.1963, Đại Sứ Lodge đã gởi về Bộ Ngoại Giao ở Washington một công điện nói rằng xem ra âm mưu đảo chánh của các Tướng Lãnh đã đến nơi (imminent), và dù cuộc đảo chánh này thành công hay thất bại, Chính Phủ Hoa Kỳ phải chuẩn bị để chấp nhận sự kiện là chúng ta sẽ bị đổ tội (blamed), mặc dầu không chứng minh được. Và cuối cùng, “không một hành động tích cực nào của Chính Phủ Hoa Kỳ có thể ngăn chận âm mưu đảo chánh trừ phi báo tin cho Diệm và Nhu với tất cả sự nhục nhả mà một hành động như thế có thể gây ra.”
(FRUS 1961 – 1963. Volume IV, tr. 454 – 455. Document 226).
Trong công điện gởi cho Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Sài Gòn lúc 5 giờ 49 phút chiều 30.10.1963, ông Bundy, Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Thống Về An Ninh Quốc Gia, đã nói thẳng với Đại Sứ Lodge: “Chúng tôi không chấp nhận như là một chính sách của Hoa Kỳ rằng chúng ta không có quyền trì hoản hay ngăn cản cuộc đảo chánh.” Ông phải khuyến khích những người đảo chánh ngưng hay hoản lại bất cứ hoạt động nào mà theo sự phán đoán tốt nhất của của ông, rõ ràng là không đem lại viễn tượng thành công cao.
(FRUS, 1961 – 1963, Volume IV, tr. 500 - 501. Document 249).
Sau đó, lúc 6 giờ 30 chiều 30.10.1963 ông Lodge lại gởi một công điện khác cho Bộ Ngoại Giao nói rằng chúng ta phải đánh giá chính xác về cơ hội thành công cuộc cuộc đảo chánh, “nhưng đừng nghỉ rằng chúng ta có quyền trì hoản hay ngăn cản cuộc đảo chánh.”
Qua các cuộc tranh luận, chúng ta thấy Tổng Thống Kennedy, Tướng Taylor, Bộ Trưởng Tư Pháp Robert Kennedy, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, Tướng Harkins, hai viên chức cao cấp CIA là McCone và Colby, v.v. đã tỏ vẻ không muốn tổ chức đảo chánh. Chỉ có Harriman và Cabot Lodge là cương quyết hành động.
NHÓM CHỦ TRƯƠNG ĐẢO CHÁNH
1.- Lý do quyết định đảo chánh
Ông Frederick Nolting, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa đã ghi rõ trong cuốn “From Trust to Tragedy” như sau:
“Âm mưu “trung lập hóa” Lào của ông ta (Harriman) là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng của ông với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gia đình của ông ta, trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. 1963.”
(Frederick Nolting, From Trust to Tragedy, sách đã dẫn, tr. Xiv).
2.- Làm cho tình hình xấu đi
Để có thể tổ chức đảo chánh, nhóm Harriman đã cố tình làm cho tình hình tại miền Nam ngày càng xấu đi. Sau vụ giao cho Trần Quang Thuận tổ chức hỏa thiêu Hoà Thượng Quảng Đức vào ngày 11.6.1963, theo báo cáo của Tướng Trần Văn Đôn cho CIA, chiều 18.8.1963 Tướng Khiêm, một nhân viên CIA, đã triệu tập các tướng tại Bộ Tổng Tham Mưu, trong đó có cả những tướng đang bất bình với ông Diệm như Dương Văn Minh, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân và Nguyễn Ngọc Lễ, và quyết định đến xúi ông Nhu và ông Diệm phải “ban hành các biện pháp mạnh để ổn định tình hình”. Họ báo cáo rằng “tinh thần của quân đội đang xấu hơn (detoriorating) và trong thực tế họ sợ rằng một đồn quân sự ở trong tình trạng gần như đào ngũ (near state of desertation)”. Ông Diệm đã trúng kế của CIA. Ngày chiều 20.8.1963 ông ban hành Sắc Lệnh số 84/TTP “tuyên bố tình trạng giới nghiêm trên toàn lãnh thổ Việt Nam...” và cho phép lục xét các chùa để bắt các phần tử gây rối.
(FRUS, 1961 – 1963, Volume III, tr. 616. Document 275).
3.- Ra lệnh đảo chánh
Trong cuốn hồi ký “Swords and Plowshares", Đại Tướng Maxwell D. Taylor, Chủ Tịch Ban Tham Mưu Liên Quân thời Tổng Thống Kennedy, cho biết khi tình hình lộn xộn xẩy ra tại Sài Gòn, một nhóm hoạt động chống Diệm (a small group of anti-Diem activists) đã nắm lấy cơ hội, xử dụng “mánh mung lẫn tránh” (end run) để vượt qua bằng cách soạn thảo một cách vội vàng một công điện tối quan trọng đối với Sài Gòn không cần có sự đồng ý thông thường của Bộ.
Trong cuốn hồi ký “In Retrospect, Tragedy and Lesson of Vietnam”, ông Robert S. McNamara đã trình bày khá rõ ràng về quyết định lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông viết:
“Khi báo cáo về tình trạng xáo trộn tới tấp gởi về Hoa Thịnh Đốn vào ngày 24 tháng 8, các nhân viên có nhiệm vụ ứng trực nhận thấy rằng cơ hội để có hành động chống lại ông Diệm đã đến. Trong đêm đó Hoa Kỳ đã đề ra một kế hoạch đảo chánh, một hành động trong số những hành động quan trọng nhất của hai trào Tổng Thống Kennedy và Johnson.
“Người khởi xướng hành động này là Roger Hilsman Jr., nhân vật kế nhiệm Averell Harriman, giữ chức Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Viễn Đông Vụ.
“Sau khi Roger Hilsman hoàn thành bức công điện, trong ngày 24 tháng 8, Averell Harriman, người vừa được trở thành Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Về Chính Trị Vụ, chấp thuận ngay. Bức công điện của những người chủ trương được quyết định gởi cho Sài Gòn ngay trong ngày hôm đó...”
4.- Xử dụng cơ quan mật vụ đặc biệt
Lúc đó, Giám Đốc CIA tại Washington và Trưởng Trạm CIA ở Sài Gòn đều chống đảo chánh, nên nhóm Harriman phải xử dụng một hệ thống tình báo đặc biết để tổ chức đảo chánh.
Khi Harriman được Tổng Thống cử làm Thứ Trưởng Ngoại Giao về Chính Trị Sự Vụ, ông kiêm luôn Chủ Tịch Đoàn Công Tác Đặc Biệt về Chống Nổi Dậy vừa có chân trong Ủy Ban 40 (phối hợp về tình báo) trong đó có “Đoàn Công Tác Đặc Biệt” (Special Group). Tổ chức này gióng như “một chính phủ bí mật trong một chính phủ” (a secret government within a government). Thông thường, Đoàn triển khai chủ trương của Tổng Thống, nhưng khi có sự xung đột về quan điểm, mạnh ai nấy làm. Như vậy ông đã nắm trọn trong tay các cơ quan tình báo Mỹ nên quyền lực rất lớn.
Kế hoạch đảo chánh được hoạch định rất công phu và tỉ mỉ. Trước hết là tách những người thân tín như Trần Kim Tuyến (Giám đốc sở mật vụ), Nguyễn Đình Thuần (Bộ trưởng Phủ Tổng Thống), Đỗ Mậu (Giám Đốc An Ninh Quân Đội)... ra khỏi ông Diệm và ông Nhu bằng cách tạo ra những biến cố giả tạo để gây sự nghi ngờ. Kế đến là xử dụng ngay lực lượng được ông Nhu tin cẩn nhất đó là Sư Đoàn 5 đo Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy với nhiệm vụ bảo vệ thủ đô để làm lực lượng chính của cuộc đảo chánh. Người chỉ huy cuộc đảo chánh cũng là người được ông Diệm tin tưởng nhất, đó là Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Ông Điệm và ông Nhu không bao giờ nghĩ rằng Tướng Khiêm và Đại Tá Thiệu đã đi theo CIA!
LỆNH GIẾT ÔNG DIỆM VÀ ÔNG NHU
Chúng tôi xin nhắc lại, trong một cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, cho biết vào ngày 1.2.1966, Tổng Thống Lyndon B. Johnson đã nói chuyện bằng điện thoại với Thượng Nghị Sĩ Eugene McCathy như sau:
Johnson:. .. Nhưng ngài nhớ, lúc đầu họ nói với tôi về ông Diệm.
MacCarthy: Có chứ.
Johnson: (Rằng) ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau VÀ XỬ DỤNG MỘT BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ ĐÁNG NGUYỀN RỦA để hạ sát ông ta. Bây giờ, chúng ta thật sự không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.
Ít phút sau, trong một cuộc nói chuyện với Tướng Maxwell D. Taylor đang là Đại Sứ Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam, Tổng Thống Johnson lại nhắc lại điều đó:
Johnson: Họ khởi đầu và nói: “Chúng ta phải giết Diệm, bởi vì ông ta không tốt. Chúng ta hãy, chúng ta hãy lật đổ ông ta. Và chúng ta đã làm.”
Taylor: Phải, sự việc đã khởi đầu tất cả như thế. Đúng là sự việc đã khởi đầu như thế.
Johnson: Và lúc đó tôi đã van nài họ, “Xin vui lòng đừng làm điều đó”. Nhưng sự việc vẫn được khởi sự. Và họ đã lật đổ ông ta.”
Ông Maura Porter, người quản thủ thư viện cho biết các cuộc hạ sát không hề được bàn cãi tại các cuộc họp ở Toà Bạch Ốc. Vậy quyết định giết ông Diệm mà Tổng Thống Johnson nhắc lại ở trên đã được bàn tại đâu và ai là người đã ra lệnh giết ông Diệm và ông Nhu? Phải chăng bàn ở Bộ Ngoại Giao? Hiện nay vẫn còn nhiều tài liệu chưa được tiết lộ và có thể sẽ vĩnh viễn không được tiết lộ, nên rất khó biết được.
Trong cuốn “The Secret History of the CIA”, Joseph J. Trento cho biết Tổng Thống Kennedy đã ra lệnh cho ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Sài Gòn năm 1963 điều tra xem việc gì đã xẩy ra và ai có trách nhiệm. Trả lời của ông Corson như sau:
“Mọi chỉ thị từ Averell Harriman... Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Henry Cabot Lodge thực hiện.”
(On instructions from Averell Harriman... The order that ended in the deaths of Diem and his brother originated with Harriman and were carried out by Henry Cabot Lodge’s own military assistant.)
Phụ tá quân sự của Đại Sứ Henry Cabot Lodge được ông Corson nói ở đây không ai khác hơn là Trung Tá Lucien Conein.
Theo ông Corson, năm 1963, Harriman đã điều hành Việt Nam không cần hỏi ý kiến của Tổng Thống hay Tổng Trưởng Tư Pháp.
Tổng Thống Kennedy bắt đầu nghi ngờ rằng không một ai trong toán an ninh quốc gia là trung thành. Ông Carson tiết lộ:
“Kenny O’Donnell (người được Tổng Thống Kennedy chỉ định làm thư ký) tin rằng McGeorge Bundy, cố vấn an ninh quốc gia, nhận lệnh từ Đại Sứ Averell Harriman chứ không phải từ Tổng Thống. Kenndy đặc biệt lo lắng về việc Michael Forrestal, một người trẻ trong nhân viên Toà Bạch Ốc phụ trách về liên lạc giữa Việt Nam và Harriman.”
Trưởng Trạm CIA tại Saigon là “Jocko” Richardson được thay thế bằng một toán không tên (no-name team). Nhân vật chính là một sĩ quan của Đội Hành Quân Đặc Biệt (Special Operations Army), đó là John Michael Dunn, nhận mệnh lệnh không phải từ hệ cấp CIA thông thường mà từ Harriman và Forrestal.
Theo Carson, “John Michael Dunn được biết như là người tiếp xúc với những người âm mưu đảo chánh”, mặc vai trò của Dunn không bao giờ được công khai hoá trước công luận. Carson tin rằng Richardson bị cất chức để Dunn, một người được Đại Sứ Cabot Lodge chỉ định cho “các công tác đặc biệt” (special operations) có thể hành động không bị trở ngại.
(Joseph J. Trento, “The Secret History of the CIA”, Carroll & Graf, New York, 2005, tr. 334 – 335).
PHẢN ỨNG CỦA KENNEDY
Trong cuốn hồi ký mang tên “In Retrospect, the Tragedy and Lessons of Vietnam”, ông McNamara cho biết những gì đã xẩy ra tại Tòa Bạch Ốc sau khi nghe tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị giết:
“Khi Tổng Thống Kennedy nhận được tin này, mặt ông tái xanh. Tôi chưa bao giờ thấy ông xúc động mạnh đến như thế...
“Arthur Schlesiger Jr. ghi nhận rằng Tổng Thống “buồn thảm và bối rối”, tinh thần xem ra suy sụp chưa từng thấy từ sau vụ thất bại ở Vịnh Con Heo.
“Đọc xong bản tin, Tổng Thống nghĩ đến ảnh hưởng cái chết của hai người có tác dụng xấu ngay trong nước và ở hải ngoại...
Hôm 4.11.1963, hai ngày sau khi ông Diệm bị ám sát, Tổng Thống Kennedy nói:
“Theo sự xét đoán của tôi, bức điện đó (ra lệnh đảo chánh) đã được soạn thảo tồi tệ. Bức điện đó phải không bao giờ được gởi vào hôm thứ bảy. Tôi phải không bao giờ biểu đồng tình nếu không được bàn luận bàn tròn.”
Tổng Thống Kennedy nói ông đã gởi một công điện khác để đình hoản lại nhưng kế hoạt đảo chánh đã được tiến hành rồi. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy công điện này.
Phần băng ghi lại lời của Tổng Thống Kennedy ba tuần lễ trước khi ông bị ám sát tại Texas có đoạn như sau:
“Tôi bị chấn động vì cái chết của Ngô Đình Diệm. Ông ta là một nhân vật khác thường. Trong khi ông ta bắt đầu gia tăng sự khó khăn trong vài tháng cuối cùng, ông ta đã có thể duy trì được đất nước về một mối trong 10 tháng cuối cùng.”
Ngày 9.11.2009
Mặc dầu Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ và hạ sát một cách tàn nhẫn cách đây 46 năm, thỉnh thoảng Bộ Ngoại Giao, Cơ quan CIA, các văn khố và thư viện Hoa Kỳ lại cho công bố thêm một vài tài liệu liên quan đến vụ này. Chắc chắn còn một số văn kiện quan trọng khác liên quan đến nội vụ vẫn chưa được giải mã vì có phương hại đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nhưng với những tài liệu đã được công bố, chúng ta có thể biết được biến cố đã thật sự xẩy ra như thế nào, không còn có thể nói mò, viết mò hay bóp méo sự thật như từ năm 1990 trở về trước.
KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN MỚI LẠ
Ngày 3.11.2009, hầu hết các báo tại Hoa Kỳ đã đăng một bài dưới đầu đề “Những cuốn băng cho thấy Kennedy chống lại cuộc đảo chánh ở Sài Gòn (năm 1963)” (Kennedy was conflicted over Saigon coup) của ký giả Barry Schweid thuộc hãng thông tấn AP, nói về việc thư viện JFK Fresidental Libraby ở Boston vừa mới công bố các cuốn băng cho thấy cách đây 46 năm các tướng lãnh Việt Nam tin tưởng được sự ủng hộ của Đồng Minh Hoa Kỳ đã lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn, nhưng Tổng Thống Kennedy chống lại việc Bộ Ngoại Giao bật đèn xanh cho các tướng làm đảo chánh. Tổng Thống nói: “Tôi không thấy có bất cứ lý do nào để tiến tới, trừ khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta có cơ hội tốt để thành công.” Theo Kennedy, chúng ta muốn có những phán đoán tốt hơn, và ông không nghĩ rằng chúng ta phải làm điều đó. Ông Maura Porter, người quản thủ thư viện cho biết các cuộc hạ sát không hề được bàn cãi tại các cuộc họp ở Toà Bạch Ốc.
Sáng ngày 3.11.2009 đài truyền hình MSNBC đã cho phát lại đoạn video phỏng vấn Tổng Thống Kennedy trong chương trình Huntley-Brinkley Report (NBC) ngày 9.9.1963 và audio trích lại một phần những phát biểu trong các buổi họp nói trên.
Năm 2003, các lời phát biểu của các Tổng Thống Mỹ trong thời gian chấp chánh đã được ghi lén và in lại trong 9 CD dưới cái tên “The White House Tapes Eavesdroping on the President”, trong đó có những lời phát biểu của Tổng Thống Kennedy và các cố vấn liên quan đến cuộc đảo chánh năm 1963. Từ đó đến nay, một số băng khác cũng đã được công bố thêm. Những đoạn băng mới được công bố nói trên chỉ là phần bổ túc mà thôi.
Thật ra, tài liệu về sự bất đồng của Tổng Thống Kennedy trong việc tổ chức đảo chánh lật đổ ông Diệm đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố gần đầy đủ trong bộ “Foreing Relations of the Unitied States” (FRUS), Tập IV, 1961 – 1963 (từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1963), xuất bản năm 1991.
Không đọc các tài liệu in trong các bộ FRUS từ 1954 đến 1963 đã được Bộ Ngoại Giao Hoa ấn hành, không thể biết được chính phủ Hoa Kỳ đã thúc đẩy và giúp đỡ chính phủ Ngô Đình Diệm hình thành ở miền Nam một chế độ độc đảng gióng “mô thức Trung Hoa Quốc Dân Đảng” của Tưởng Giới Thạch để chống cộng, và cuộc tranh luận chung quanh “mô thức” này. Nhưng sau đó, khi quyết định đưa quân vào miền Nam, các viên chức Hoa Kỳ đã phê phán và đập phá “mô thức” do chính họ đòi hỏi phải thiết lập một cách không thương tiếc.
Phải đọc bản phúc trình điều tra của phái đoàn Liên Hiệp Quốc mới biết được biến cố Phật Giáo đã xẩy ra tại miền Nam năm 1963 như thế nào. Đây là một bản phúc trình đã nói lên những sự thật khiến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lo sợ, phải vận động và làm áp lực để bản phúc trình đó đừng được đưa ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc!
Phải đọc từng trang biên bản các phiên họp, các báo cáo, các chỉ thị của Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao, chúng ta mới thấy được sự phức tạp trong chính sách của Hoa Kỳ về việc điều hành cuộc chiến Việt Nam. Ngồi viết mò hay dựa theo quan điểm của một số tác giả, không thể viết đúng được.
Cũng đừng tin vào hai cuốn được giới thiệu là tài liệu mật của CIA mới được giải mã, đó là cuốn “CIA and the House of Ngo” và cuốn “CIA and the Generals” do Thomas L. Abern Jr. biên soạn và được Nguyễn Kỳ Phong giới thiệu và tóm lược, vì Thomas L. Abern Jr. đã viết hai tập đó với ý đồ “lái sử”, nên không phản ảnh đúng sự thật. Phải đọc từng bản văn chính thức đã được giải mã để tìm hiểu những chuyện gì đã thật sự xẩy ra.
Trong phần dưới đây chúng tôi sẽ trình bày những nét chính về sự bất đồng của Tổng Thống Kennedy trong việc tổ chức lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và âm mưu của các nhóm đứng đàng sau.
BẤT ĐỒNG VỀ ĐẢO CHÁNH
Ông McNamara cho biết quyết định của Tổng Thống Kennedy là Hoa Kỳ “không đưa ra bất cứ khởi xướng nào nhắm tích cực khuyến khích một sự thay đổi trong chính phủ” (VNCH) đã gây tranh luận mấy tuần liền.
Trong một điện văn gởi cho Tướng Maxell Taylor ngày 25.10.1963, ông Lodge nói rằng âm mưu của các tướng Nam Việt Nam nay đã đi quá xa và “chúng ta không nên phá ngang cuộc đảo chánh.” (we should not thwart a coup). Lập luận của ông ta “dường như dám đánh cá chính phủ mới sẽ không vụng về (bungle) và sai lầm (stumble) như chính phủ hiện tại.” Thay mặt Tổng Thống, Tướng Taylor trả lời rằng không phải chúng ta làm hỏng cuộc đảo chánh, mà chúng ta phải xem xét kế hoạch của các tướng và loại ra những sơ hở có thể đưa tới thất bại.
Tướng Harkins đã nổi giận khi đọc công diện nói trên của ông Lodge. Ông cho rằng ông Lodge đã không cho ông biết về kế hoạch đảo chánh. Tướng Harkins đề nghị “chúng ta không nên đổi ngựa một cách quá vội vàng, mà chúng ta phải tiếp tục tìm cách thuyết phục con ngựa đó đổi hướng và phương pháp hành động.”
Ông Lodge cho rằng như vậy là Hoa Kỳ đang phá hỏng kế hoạch đảo chánh. Ông viết: “Đừng nghĩ rằng chúng ta có quyền ngăn trở hay trì hoản cuộc đảo chánh.” (Do not thing we have the power to delay or discourage a coup.)
(Robert S. McNamara, “In Retrospect, Tragedy and Lesson of Vietnam”, Vintage Books, New York, 1995, tr. 81 – 82).
Tổng Thống nói xem ra lực lượng quân sự ủng hộ và chống ông Diệm bằng nhau. Nếu thế, bất cứ âm mưu bày ra một cuộc đảo chánh nào đều vớ vẩn. Nếu Lodge đồng ý quan điểm đó, chúng ta sẽ chỉ thị ông ta ngăn cản cuộc đảo chánh.
(FRUS 1961 – 1963. Volume IV, tr. 468 – 471. Document 234).
Lúc 6 giờ 40 ngày 29.10.1963, Đại Sứ Lodge đã gởi về Bộ Ngoại Giao ở Washington một công điện nói rằng xem ra âm mưu đảo chánh của các Tướng Lãnh đã đến nơi (imminent), và dù cuộc đảo chánh này thành công hay thất bại, Chính Phủ Hoa Kỳ phải chuẩn bị để chấp nhận sự kiện là chúng ta sẽ bị đổ tội (blamed), mặc dầu không chứng minh được. Và cuối cùng, “không một hành động tích cực nào của Chính Phủ Hoa Kỳ có thể ngăn chận âm mưu đảo chánh trừ phi báo tin cho Diệm và Nhu với tất cả sự nhục nhả mà một hành động như thế có thể gây ra.”
(FRUS 1961 – 1963. Volume IV, tr. 454 – 455. Document 226).
Trong công điện gởi cho Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Sài Gòn lúc 5 giờ 49 phút chiều 30.10.1963, ông Bundy, Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Thống Về An Ninh Quốc Gia, đã nói thẳng với Đại Sứ Lodge: “Chúng tôi không chấp nhận như là một chính sách của Hoa Kỳ rằng chúng ta không có quyền trì hoản hay ngăn cản cuộc đảo chánh.” Ông phải khuyến khích những người đảo chánh ngưng hay hoản lại bất cứ hoạt động nào mà theo sự phán đoán tốt nhất của của ông, rõ ràng là không đem lại viễn tượng thành công cao.
(FRUS, 1961 – 1963, Volume IV, tr. 500 - 501. Document 249).
Sau đó, lúc 6 giờ 30 chiều 30.10.1963 ông Lodge lại gởi một công điện khác cho Bộ Ngoại Giao nói rằng chúng ta phải đánh giá chính xác về cơ hội thành công cuộc cuộc đảo chánh, “nhưng đừng nghỉ rằng chúng ta có quyền trì hoản hay ngăn cản cuộc đảo chánh.”
Qua các cuộc tranh luận, chúng ta thấy Tổng Thống Kennedy, Tướng Taylor, Bộ Trưởng Tư Pháp Robert Kennedy, Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, Tướng Harkins, hai viên chức cao cấp CIA là McCone và Colby, v.v. đã tỏ vẻ không muốn tổ chức đảo chánh. Chỉ có Harriman và Cabot Lodge là cương quyết hành động.
NHÓM CHỦ TRƯƠNG ĐẢO CHÁNH
1.- Lý do quyết định đảo chánh
Ông Frederick Nolting, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa đã ghi rõ trong cuốn “From Trust to Tragedy” như sau:
“Âm mưu “trung lập hóa” Lào của ông ta (Harriman) là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng của ông với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gia đình của ông ta, trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. 1963.”
(Frederick Nolting, From Trust to Tragedy, sách đã dẫn, tr. Xiv).
2.- Làm cho tình hình xấu đi
Để có thể tổ chức đảo chánh, nhóm Harriman đã cố tình làm cho tình hình tại miền Nam ngày càng xấu đi. Sau vụ giao cho Trần Quang Thuận tổ chức hỏa thiêu Hoà Thượng Quảng Đức vào ngày 11.6.1963, theo báo cáo của Tướng Trần Văn Đôn cho CIA, chiều 18.8.1963 Tướng Khiêm, một nhân viên CIA, đã triệu tập các tướng tại Bộ Tổng Tham Mưu, trong đó có cả những tướng đang bất bình với ông Diệm như Dương Văn Minh, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân và Nguyễn Ngọc Lễ, và quyết định đến xúi ông Nhu và ông Diệm phải “ban hành các biện pháp mạnh để ổn định tình hình”. Họ báo cáo rằng “tinh thần của quân đội đang xấu hơn (detoriorating) và trong thực tế họ sợ rằng một đồn quân sự ở trong tình trạng gần như đào ngũ (near state of desertation)”. Ông Diệm đã trúng kế của CIA. Ngày chiều 20.8.1963 ông ban hành Sắc Lệnh số 84/TTP “tuyên bố tình trạng giới nghiêm trên toàn lãnh thổ Việt Nam...” và cho phép lục xét các chùa để bắt các phần tử gây rối.
(FRUS, 1961 – 1963, Volume III, tr. 616. Document 275).
3.- Ra lệnh đảo chánh
Trong cuốn hồi ký “Swords and Plowshares", Đại Tướng Maxwell D. Taylor, Chủ Tịch Ban Tham Mưu Liên Quân thời Tổng Thống Kennedy, cho biết khi tình hình lộn xộn xẩy ra tại Sài Gòn, một nhóm hoạt động chống Diệm (a small group of anti-Diem activists) đã nắm lấy cơ hội, xử dụng “mánh mung lẫn tránh” (end run) để vượt qua bằng cách soạn thảo một cách vội vàng một công điện tối quan trọng đối với Sài Gòn không cần có sự đồng ý thông thường của Bộ.
Trong cuốn hồi ký “In Retrospect, Tragedy and Lesson of Vietnam”, ông Robert S. McNamara đã trình bày khá rõ ràng về quyết định lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông viết:
“Khi báo cáo về tình trạng xáo trộn tới tấp gởi về Hoa Thịnh Đốn vào ngày 24 tháng 8, các nhân viên có nhiệm vụ ứng trực nhận thấy rằng cơ hội để có hành động chống lại ông Diệm đã đến. Trong đêm đó Hoa Kỳ đã đề ra một kế hoạch đảo chánh, một hành động trong số những hành động quan trọng nhất của hai trào Tổng Thống Kennedy và Johnson.
“Người khởi xướng hành động này là Roger Hilsman Jr., nhân vật kế nhiệm Averell Harriman, giữ chức Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Viễn Đông Vụ.
“Sau khi Roger Hilsman hoàn thành bức công điện, trong ngày 24 tháng 8, Averell Harriman, người vừa được trở thành Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Về Chính Trị Vụ, chấp thuận ngay. Bức công điện của những người chủ trương được quyết định gởi cho Sài Gòn ngay trong ngày hôm đó...”
4.- Xử dụng cơ quan mật vụ đặc biệt
Lúc đó, Giám Đốc CIA tại Washington và Trưởng Trạm CIA ở Sài Gòn đều chống đảo chánh, nên nhóm Harriman phải xử dụng một hệ thống tình báo đặc biết để tổ chức đảo chánh.
Khi Harriman được Tổng Thống cử làm Thứ Trưởng Ngoại Giao về Chính Trị Sự Vụ, ông kiêm luôn Chủ Tịch Đoàn Công Tác Đặc Biệt về Chống Nổi Dậy vừa có chân trong Ủy Ban 40 (phối hợp về tình báo) trong đó có “Đoàn Công Tác Đặc Biệt” (Special Group). Tổ chức này gióng như “một chính phủ bí mật trong một chính phủ” (a secret government within a government). Thông thường, Đoàn triển khai chủ trương của Tổng Thống, nhưng khi có sự xung đột về quan điểm, mạnh ai nấy làm. Như vậy ông đã nắm trọn trong tay các cơ quan tình báo Mỹ nên quyền lực rất lớn.
Kế hoạch đảo chánh được hoạch định rất công phu và tỉ mỉ. Trước hết là tách những người thân tín như Trần Kim Tuyến (Giám đốc sở mật vụ), Nguyễn Đình Thuần (Bộ trưởng Phủ Tổng Thống), Đỗ Mậu (Giám Đốc An Ninh Quân Đội)... ra khỏi ông Diệm và ông Nhu bằng cách tạo ra những biến cố giả tạo để gây sự nghi ngờ. Kế đến là xử dụng ngay lực lượng được ông Nhu tin cẩn nhất đó là Sư Đoàn 5 đo Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy với nhiệm vụ bảo vệ thủ đô để làm lực lượng chính của cuộc đảo chánh. Người chỉ huy cuộc đảo chánh cũng là người được ông Diệm tin tưởng nhất, đó là Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Ông Điệm và ông Nhu không bao giờ nghĩ rằng Tướng Khiêm và Đại Tá Thiệu đã đi theo CIA!
LỆNH GIẾT ÔNG DIỆM VÀ ÔNG NHU
Chúng tôi xin nhắc lại, trong một cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, cho biết vào ngày 1.2.1966, Tổng Thống Lyndon B. Johnson đã nói chuyện bằng điện thoại với Thượng Nghị Sĩ Eugene McCathy như sau:
Johnson:. .. Nhưng ngài nhớ, lúc đầu họ nói với tôi về ông Diệm.
MacCarthy: Có chứ.
Johnson: (Rằng) ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau VÀ XỬ DỤNG MỘT BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ ĐÁNG NGUYỀN RỦA để hạ sát ông ta. Bây giờ, chúng ta thật sự không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.
Ít phút sau, trong một cuộc nói chuyện với Tướng Maxwell D. Taylor đang là Đại Sứ Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam, Tổng Thống Johnson lại nhắc lại điều đó:
Johnson: Họ khởi đầu và nói: “Chúng ta phải giết Diệm, bởi vì ông ta không tốt. Chúng ta hãy, chúng ta hãy lật đổ ông ta. Và chúng ta đã làm.”
Taylor: Phải, sự việc đã khởi đầu tất cả như thế. Đúng là sự việc đã khởi đầu như thế.
Johnson: Và lúc đó tôi đã van nài họ, “Xin vui lòng đừng làm điều đó”. Nhưng sự việc vẫn được khởi sự. Và họ đã lật đổ ông ta.”
Ông Maura Porter, người quản thủ thư viện cho biết các cuộc hạ sát không hề được bàn cãi tại các cuộc họp ở Toà Bạch Ốc. Vậy quyết định giết ông Diệm mà Tổng Thống Johnson nhắc lại ở trên đã được bàn tại đâu và ai là người đã ra lệnh giết ông Diệm và ông Nhu? Phải chăng bàn ở Bộ Ngoại Giao? Hiện nay vẫn còn nhiều tài liệu chưa được tiết lộ và có thể sẽ vĩnh viễn không được tiết lộ, nên rất khó biết được.
Trong cuốn “The Secret History of the CIA”, Joseph J. Trento cho biết Tổng Thống Kennedy đã ra lệnh cho ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Sài Gòn năm 1963 điều tra xem việc gì đã xẩy ra và ai có trách nhiệm. Trả lời của ông Corson như sau:
“Mọi chỉ thị từ Averell Harriman... Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Henry Cabot Lodge thực hiện.”
(On instructions from Averell Harriman... The order that ended in the deaths of Diem and his brother originated with Harriman and were carried out by Henry Cabot Lodge’s own military assistant.)
Phụ tá quân sự của Đại Sứ Henry Cabot Lodge được ông Corson nói ở đây không ai khác hơn là Trung Tá Lucien Conein.
Theo ông Corson, năm 1963, Harriman đã điều hành Việt Nam không cần hỏi ý kiến của Tổng Thống hay Tổng Trưởng Tư Pháp.
Tổng Thống Kennedy bắt đầu nghi ngờ rằng không một ai trong toán an ninh quốc gia là trung thành. Ông Carson tiết lộ:
“Kenny O’Donnell (người được Tổng Thống Kennedy chỉ định làm thư ký) tin rằng McGeorge Bundy, cố vấn an ninh quốc gia, nhận lệnh từ Đại Sứ Averell Harriman chứ không phải từ Tổng Thống. Kenndy đặc biệt lo lắng về việc Michael Forrestal, một người trẻ trong nhân viên Toà Bạch Ốc phụ trách về liên lạc giữa Việt Nam và Harriman.”
Trưởng Trạm CIA tại Saigon là “Jocko” Richardson được thay thế bằng một toán không tên (no-name team). Nhân vật chính là một sĩ quan của Đội Hành Quân Đặc Biệt (Special Operations Army), đó là John Michael Dunn, nhận mệnh lệnh không phải từ hệ cấp CIA thông thường mà từ Harriman và Forrestal.
Theo Carson, “John Michael Dunn được biết như là người tiếp xúc với những người âm mưu đảo chánh”, mặc vai trò của Dunn không bao giờ được công khai hoá trước công luận. Carson tin rằng Richardson bị cất chức để Dunn, một người được Đại Sứ Cabot Lodge chỉ định cho “các công tác đặc biệt” (special operations) có thể hành động không bị trở ngại.
(Joseph J. Trento, “The Secret History of the CIA”, Carroll & Graf, New York, 2005, tr. 334 – 335).
PHẢN ỨNG CỦA KENNEDY
Trong cuốn hồi ký mang tên “In Retrospect, the Tragedy and Lessons of Vietnam”, ông McNamara cho biết những gì đã xẩy ra tại Tòa Bạch Ốc sau khi nghe tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị giết:
“Khi Tổng Thống Kennedy nhận được tin này, mặt ông tái xanh. Tôi chưa bao giờ thấy ông xúc động mạnh đến như thế...
“Arthur Schlesiger Jr. ghi nhận rằng Tổng Thống “buồn thảm và bối rối”, tinh thần xem ra suy sụp chưa từng thấy từ sau vụ thất bại ở Vịnh Con Heo.
“Đọc xong bản tin, Tổng Thống nghĩ đến ảnh hưởng cái chết của hai người có tác dụng xấu ngay trong nước và ở hải ngoại...
Hôm 4.11.1963, hai ngày sau khi ông Diệm bị ám sát, Tổng Thống Kennedy nói:
“Theo sự xét đoán của tôi, bức điện đó (ra lệnh đảo chánh) đã được soạn thảo tồi tệ. Bức điện đó phải không bao giờ được gởi vào hôm thứ bảy. Tôi phải không bao giờ biểu đồng tình nếu không được bàn luận bàn tròn.”
Tổng Thống Kennedy nói ông đã gởi một công điện khác để đình hoản lại nhưng kế hoạt đảo chánh đã được tiến hành rồi. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy công điện này.
Phần băng ghi lại lời của Tổng Thống Kennedy ba tuần lễ trước khi ông bị ám sát tại Texas có đoạn như sau:
“Tôi bị chấn động vì cái chết của Ngô Đình Diệm. Ông ta là một nhân vật khác thường. Trong khi ông ta bắt đầu gia tăng sự khó khăn trong vài tháng cuối cùng, ông ta đã có thể duy trì được đất nước về một mối trong 10 tháng cuối cùng.”
Ngày 9.11.2009