WASHINGTON, D.C. (Zenit.org).- Có thể nào làm cho đức tin trở thành “dễ tin hơn” đối với cả những người tín hữu lẫn người đang đi tìm kiếm niềm tin?
Đó là câu hỏi mà Hồng y Francis George giáo phận Chicago, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, và giáo sư Charles Taylor, dạy triết học tại các trường Đại học McGill và Northwestern, được giải thưởng Templeton năm 2007, đã cùng ngồi xuống để thảo luận tại trường Đại học Công giáo Mỹ (Catholic University of America ) chiều tối hôm thứ Năm vừa qua.
Diễn đàn công cộng này là để khởi động một dự án nghiên cứu nhằm xem xét lại vai trò tôn giáo và đức tin trong thời đại tục hóa này.
Được Hội đồng Nghiên cứu các Giá trị và Triết học của trường Đại học Công giáo tài trợ, dự án “Đức tin trong Thời đại Tục hóa” sẽ được khai triển, với sự cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu về Văn hóa và các Giá trị của trường, và Trung tâm Thần học Woodstock thuộc Dòng Tên tại Georgetown.
Diễn đàn hôm thứ Năm đã lôi cuốn một số thính giả rất đông – chỉ đủ chỗ đứng – tới sảnh đường trường đại học, gồm các linh mục, tu sĩ, giới học thuật, giáo dân và sinh viên đại học. Phát biểu của một nghệ sĩ Công giáo chuyên nghiệp cũng là cựu sinh viên trường Đại học Công giáo: “Tôi đến tham dự bởi vì những sáng kiến đổi mới trong việc truyền bá đức tin phù hợp với những gì tôi đang làm để sinh sống.”
Thế giới những người tìm kiếm
Giáo sư Taylor trong bài diễn từ đã giải thích: “Chúng ta sống trong một thế giới những người kiếm tìm. Những người nghĩ rằng họ chưa đi đến chỗ biết Thiên Chúa, nhưng đang trên đường tìm kiếm. Có vô tận những con đường nhờ đó những người tìm kiếm trở thành người tin theo.
“Người ta đến được với đức tin bằng những con đường và những biến cố khác nhau, mỗi cách đều để lại một dấu vết.”
“Hiệp thông Kitô giáo có nghĩa là chúng ta từ những nơi chỗ khác biệt đến được đất đứng chung, nơi chúng ta hy vọng cảm nghiệm được sự hiệp thông.” Giáo sư Taylor nói thêm như thế. Ông là tác giả cuốn sách “The Secular Age (Thời đại Thế tục)” (Nhà xuất bản trường Đại học Harvard, 2007) trong đó ông khai thác hiện tượng tìm kiếm tôn giáo trong thế giới tân tiến.
Hồng y George cũng có một cuốn sách riêng, cuốn "The Difference God Makes: A Catholic Vision of Faith, Communion and Culture (Khác biệt do Thiên Chúa tạo ra: Viễn kiến Công giáo về Đức tin, Hiệp thông và Văn hóa)” mới được xuất bản hồi tháng 10 vừa qua (Crossroads Publishing, 2009). Ngài nhấn mạnh rằng “con người ta quan tâm đến việc trở thành thánh thiện.”
“Một trong những điều tốt đẹp nhất khi làm giám mục là tôi được đi hết từ giáo xứ này tới giáo xứ khác, nơi nào tôi cũng gặp được nhiều người thánh thiện. Những người đó là tín hữu, ít ra là công khai, nhưng trong nội tâm họ nhiều người thú nhận vẫn còn đang đi tìm kiếm – không chỉ về những vấn đề ngoại vi, nhưng còn về những điều trọng yếu hơn nữa.
“Vậy mà họ là những người thánh thiện. Họ nên thánh bằng hành động tuyên xưng Tin Mừng, bằng việc cử hành các nhiệm tích, bằng cách qui tụ trong các cộng đoàn, nơi đó họ được yêu thương không chỉ trong gia đình mà còn do các vị linh mục quản xứ yêu thương họ nhân danh Chúa Kitô.”
“Điều đó có thật. Người ta thánh thiện trong thời đại này cũng như ở những thời kỳ khác. Nhưng họ nên thánh bằng nhiều cách khác biệt, chắc chắn là thế.”
Một nghệ thuật
Hồng y George cho biết rằng Giáo hội đã đối thoại suốt nửa thế kỷ trước về vấn đề làm sao làm cho đức tin trở thành dễ tin tưởng hơn trong thế giới hiện đại.
Ngài nhắc lại cách thức Công đồng Vatican II đã làm cho Giáo hội có thể đáp ứng lại một thế giới đã bị chia rẽ sâu xa sau hai cuộc thế chiến: “ĐGH Gioan XXIII nghĩ rằng sự hiệp nhất cao cả tuyệt vời của Giáo hội có thể đủ sức thuyết phục khi nói với một thế giới chia rẽ, và có thể mang lại sự hàn gắn trong một thế giới bị đổ vỡ.”
ĐGH Phaolô VI còn đi xa hơn nữa, đã nhấn mạnh rằng Giáo hội không chỉ mở rộng cửa cho cả thế giới mà còn tự canh tân nhằm có thể nói với thế giới tân tiến một cách thành công hơn.
“Câu trả lời của ĐGH Gioan Phaolô II không phải chỉ về Giáo hội của mọi thời đại không thôi, mà còn về sức mạnh biến đổi của đức tin, qua việc đem đức tin vào một thế giới đặt ưu tiên vào thực nghiệm.”
Hồng y nói thêm, đề cập đến việc tuyên hiển thánh của vị giáo hoàng này cho nhiều vị thánh nhân trong triều đại giáo hoàng của mình hơn tất cả các triều đại giáo hoàng khác cộng lại: “Hơn hết cả là ngài biểu hiện đức tin bằng cách chỉ ra và đề cao những chứng nhân của đức tin.”
“Đức thánh cha hiện này, Benedict XVI, cảm thấy rằng đức tin phải được ổn định thích đáng trong sự toàn vẹn, nhằm để kêu gọi trở lại tôn giáo một thế giới đã bị phân mảnh. Vì thế ngài nhấn mạnh đến tính cách liên tục của Giáo hội trong lịch sử, chính xác là để trở thành một điểm qui chiếu vững vàng ổn định.
“Khi tôi nói chuyện với những người trong lớp tuổi 20 và 40, họ muốn Giáo hội trở thành một điểm qui chiếu vững vàng trong thế giới, ngay cả khi họ không muốn trở thành một phần tử trong chính Giáo hội.
“Đức thánh cha biết rõ điều đó. Vì thế ngài muốn trình bầy cho thế giới một lần nữa thấy Giáo hội của mọi thời đại.”
Một thách đố
Giáo sư Taylor tiếp tục đặt câu hỏi: nếu chúng ta làm cho đức tin thành dễ tin tưởng hơn, vậy chúng ta cũng làm cho đức tin dễ hấp dẫn, mời gọi hơn chăng?
Ông nhấn mạnh: “Có những lúc chúng ta chẳng may làm cho sự hiện diện của Đức Kitô, đáng lẽ phải trong sáng, lại mờ đục kinh khủng. Tôi không nghĩ là lúc nào người ta cũng nhìn thấy chúng ta cư xử với nhau giống như lời mời gọi những người khác hiệp thông với chúng ta, chẳng hạn khi họ thấy có những chia rẽ hay đánh phá nhau chính trong phạm vi Giáo hội.”
Ông nêu ra câu hỏi: “Liệu chúng ta, những người tín hữu, có biểu lộ đức tin trong cung cách mời gọi những người tìm kiếm đến tham gia hiệp thông với chúng ta? Hay chúng ta làm những việc như muốn bảo họ “Bạn chẳng cần xin gia nhập làm gì”? Khi người ta nhìn chúng ta, họ có thấy rằng hiệp thông với các tín hữu là điều hấp dẫn?”
Công tác trước mặt
Trong 15 tháng sắp tới đây, hai nhóm học giả sẽ tận tâm dò tìm những câu hỏi đó, dưới sự chỉ dẫn của Linh mục Dòng Tên John Haughey thuộc Trung tâm Thần học Woodstock của Dòng Tên, và Tiến sĩ William Barbieri, giáo sư dậy môn nghiên cứu về thần học và tôn giáo tại trường Đại học Công giáo Mỹ.
Một nhóm sẽ tập chú vào việc tìm kiếm của cá nhân đi tìm ý nghĩa đức tin trong thời đại thế tục chúng ta hiện nay. Nhóm thứ hai sẽ xem xét vai trò của tâm linh trong trật tự kinh tế và xã hội toàn cầu. Một diễn đàn được tổ chức vào tháng 2 năm 2012 sẽ qui tụ hai nhóm để xem xét những gì họ khám phá được.
Một vị trong nhóm tổ chức gợi ý: “Nhiệt tâm của các học giả tôn giáo hàng đầu này cho chúng ta niềm hy vọng có cơ sở rằng nhiều ánh sáng hơn sẽ được soi rọi vào vấn đề đức tin trong thế giới hôm nay.”
Đó là câu hỏi mà Hồng y Francis George giáo phận Chicago, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, và giáo sư Charles Taylor, dạy triết học tại các trường Đại học McGill và Northwestern, được giải thưởng Templeton năm 2007, đã cùng ngồi xuống để thảo luận tại trường Đại học Công giáo Mỹ (Catholic University of America ) chiều tối hôm thứ Năm vừa qua.
Diễn đàn công cộng này là để khởi động một dự án nghiên cứu nhằm xem xét lại vai trò tôn giáo và đức tin trong thời đại tục hóa này.
Được Hội đồng Nghiên cứu các Giá trị và Triết học của trường Đại học Công giáo tài trợ, dự án “Đức tin trong Thời đại Tục hóa” sẽ được khai triển, với sự cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu về Văn hóa và các Giá trị của trường, và Trung tâm Thần học Woodstock thuộc Dòng Tên tại Georgetown.
Diễn đàn hôm thứ Năm đã lôi cuốn một số thính giả rất đông – chỉ đủ chỗ đứng – tới sảnh đường trường đại học, gồm các linh mục, tu sĩ, giới học thuật, giáo dân và sinh viên đại học. Phát biểu của một nghệ sĩ Công giáo chuyên nghiệp cũng là cựu sinh viên trường Đại học Công giáo: “Tôi đến tham dự bởi vì những sáng kiến đổi mới trong việc truyền bá đức tin phù hợp với những gì tôi đang làm để sinh sống.”
Thế giới những người tìm kiếm
Giáo sư Taylor trong bài diễn từ đã giải thích: “Chúng ta sống trong một thế giới những người kiếm tìm. Những người nghĩ rằng họ chưa đi đến chỗ biết Thiên Chúa, nhưng đang trên đường tìm kiếm. Có vô tận những con đường nhờ đó những người tìm kiếm trở thành người tin theo.
“Người ta đến được với đức tin bằng những con đường và những biến cố khác nhau, mỗi cách đều để lại một dấu vết.”
“Hiệp thông Kitô giáo có nghĩa là chúng ta từ những nơi chỗ khác biệt đến được đất đứng chung, nơi chúng ta hy vọng cảm nghiệm được sự hiệp thông.” Giáo sư Taylor nói thêm như thế. Ông là tác giả cuốn sách “The Secular Age (Thời đại Thế tục)” (Nhà xuất bản trường Đại học Harvard, 2007) trong đó ông khai thác hiện tượng tìm kiếm tôn giáo trong thế giới tân tiến.
Hồng y George cũng có một cuốn sách riêng, cuốn "The Difference God Makes: A Catholic Vision of Faith, Communion and Culture (Khác biệt do Thiên Chúa tạo ra: Viễn kiến Công giáo về Đức tin, Hiệp thông và Văn hóa)” mới được xuất bản hồi tháng 10 vừa qua (Crossroads Publishing, 2009). Ngài nhấn mạnh rằng “con người ta quan tâm đến việc trở thành thánh thiện.”
“Một trong những điều tốt đẹp nhất khi làm giám mục là tôi được đi hết từ giáo xứ này tới giáo xứ khác, nơi nào tôi cũng gặp được nhiều người thánh thiện. Những người đó là tín hữu, ít ra là công khai, nhưng trong nội tâm họ nhiều người thú nhận vẫn còn đang đi tìm kiếm – không chỉ về những vấn đề ngoại vi, nhưng còn về những điều trọng yếu hơn nữa.
“Vậy mà họ là những người thánh thiện. Họ nên thánh bằng hành động tuyên xưng Tin Mừng, bằng việc cử hành các nhiệm tích, bằng cách qui tụ trong các cộng đoàn, nơi đó họ được yêu thương không chỉ trong gia đình mà còn do các vị linh mục quản xứ yêu thương họ nhân danh Chúa Kitô.”
“Điều đó có thật. Người ta thánh thiện trong thời đại này cũng như ở những thời kỳ khác. Nhưng họ nên thánh bằng nhiều cách khác biệt, chắc chắn là thế.”
Một nghệ thuật
Hồng y George cho biết rằng Giáo hội đã đối thoại suốt nửa thế kỷ trước về vấn đề làm sao làm cho đức tin trở thành dễ tin tưởng hơn trong thế giới hiện đại.
Ngài nhắc lại cách thức Công đồng Vatican II đã làm cho Giáo hội có thể đáp ứng lại một thế giới đã bị chia rẽ sâu xa sau hai cuộc thế chiến: “ĐGH Gioan XXIII nghĩ rằng sự hiệp nhất cao cả tuyệt vời của Giáo hội có thể đủ sức thuyết phục khi nói với một thế giới chia rẽ, và có thể mang lại sự hàn gắn trong một thế giới bị đổ vỡ.”
ĐGH Phaolô VI còn đi xa hơn nữa, đã nhấn mạnh rằng Giáo hội không chỉ mở rộng cửa cho cả thế giới mà còn tự canh tân nhằm có thể nói với thế giới tân tiến một cách thành công hơn.
“Câu trả lời của ĐGH Gioan Phaolô II không phải chỉ về Giáo hội của mọi thời đại không thôi, mà còn về sức mạnh biến đổi của đức tin, qua việc đem đức tin vào một thế giới đặt ưu tiên vào thực nghiệm.”
Hồng y nói thêm, đề cập đến việc tuyên hiển thánh của vị giáo hoàng này cho nhiều vị thánh nhân trong triều đại giáo hoàng của mình hơn tất cả các triều đại giáo hoàng khác cộng lại: “Hơn hết cả là ngài biểu hiện đức tin bằng cách chỉ ra và đề cao những chứng nhân của đức tin.”
“Đức thánh cha hiện này, Benedict XVI, cảm thấy rằng đức tin phải được ổn định thích đáng trong sự toàn vẹn, nhằm để kêu gọi trở lại tôn giáo một thế giới đã bị phân mảnh. Vì thế ngài nhấn mạnh đến tính cách liên tục của Giáo hội trong lịch sử, chính xác là để trở thành một điểm qui chiếu vững vàng ổn định.
“Khi tôi nói chuyện với những người trong lớp tuổi 20 và 40, họ muốn Giáo hội trở thành một điểm qui chiếu vững vàng trong thế giới, ngay cả khi họ không muốn trở thành một phần tử trong chính Giáo hội.
“Đức thánh cha biết rõ điều đó. Vì thế ngài muốn trình bầy cho thế giới một lần nữa thấy Giáo hội của mọi thời đại.”
Một thách đố
Giáo sư Taylor tiếp tục đặt câu hỏi: nếu chúng ta làm cho đức tin thành dễ tin tưởng hơn, vậy chúng ta cũng làm cho đức tin dễ hấp dẫn, mời gọi hơn chăng?
Ông nhấn mạnh: “Có những lúc chúng ta chẳng may làm cho sự hiện diện của Đức Kitô, đáng lẽ phải trong sáng, lại mờ đục kinh khủng. Tôi không nghĩ là lúc nào người ta cũng nhìn thấy chúng ta cư xử với nhau giống như lời mời gọi những người khác hiệp thông với chúng ta, chẳng hạn khi họ thấy có những chia rẽ hay đánh phá nhau chính trong phạm vi Giáo hội.”
Ông nêu ra câu hỏi: “Liệu chúng ta, những người tín hữu, có biểu lộ đức tin trong cung cách mời gọi những người tìm kiếm đến tham gia hiệp thông với chúng ta? Hay chúng ta làm những việc như muốn bảo họ “Bạn chẳng cần xin gia nhập làm gì”? Khi người ta nhìn chúng ta, họ có thấy rằng hiệp thông với các tín hữu là điều hấp dẫn?”
Công tác trước mặt
Trong 15 tháng sắp tới đây, hai nhóm học giả sẽ tận tâm dò tìm những câu hỏi đó, dưới sự chỉ dẫn của Linh mục Dòng Tên John Haughey thuộc Trung tâm Thần học Woodstock của Dòng Tên, và Tiến sĩ William Barbieri, giáo sư dậy môn nghiên cứu về thần học và tôn giáo tại trường Đại học Công giáo Mỹ.
Một nhóm sẽ tập chú vào việc tìm kiếm của cá nhân đi tìm ý nghĩa đức tin trong thời đại thế tục chúng ta hiện nay. Nhóm thứ hai sẽ xem xét vai trò của tâm linh trong trật tự kinh tế và xã hội toàn cầu. Một diễn đàn được tổ chức vào tháng 2 năm 2012 sẽ qui tụ hai nhóm để xem xét những gì họ khám phá được.
Một vị trong nhóm tổ chức gợi ý: “Nhiệt tâm của các học giả tôn giáo hàng đầu này cho chúng ta niềm hy vọng có cơ sở rằng nhiều ánh sáng hơn sẽ được soi rọi vào vấn đề đức tin trong thế giới hôm nay.”