Chúa nhật II mùa Vọng C (Br 5, 1-9; Pl 1, 4-6. 8-11; Lc 3, 1-6)
“Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa vời người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa vời Ta” (Kh 3, 20).
Theo lời sách Khải Huyền, Thiên Chúa vẫn hằng gõ cửa tâm hồn mỗi và không phải mọi đều đón nhận lời của Người.
Dẫu vậy, Thiên Chúa vẫn có nhiều cách thế để người để thổ lộ tâm tình với con người để dẫn đưa họ tiến bước theo nẻo chính đường ngay.
I. CHỐN CÔ TỊCH
Tin mừng thánh Lu-ca trong phụng vụ Chúa nhật II mùa Vọng năm C (Lc 3, 1-6) khởi đầu với việc giới thiệu bối cảnh lịch sử của đất nước Do Thái với những chi tiết cụ thể: Năm thứ muời lăm triều đại hoàng đế Ti-bê-ri-ô thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn… Kha-nan và Cai-pha làm thượng tế.
Lời giới thiệu vừa nêu cho thấy đất nước do Thái thời ấy là đất nước do vua-chúa cai trị và bị người Rôma đô hộ. Đất nước ấy cũng có những sinh hoạt tôn giáo do những vị thượng tế như Kha-nan và Cai-pha hướng dẫn.
Một bối cảnh lịch sử xã hội và tôn giáo tạm gọi là “hoành tráng” nhưng lại vắng bóng Thiên Chúa trong lòng con người. Bằng chứng là trong cung điện lầu son gác tía, trong đền thờ đầy ắp những nghi thức tế tự người ta không nghe được Thiên Chúa. Chỉ trong chốn hoang địa và nơi tâm hồn cô tịch người ta mới nghe được tiếng Chúa: “Thiên Chúa đã phán cùng ông Gio-an, con ông Da-ca-ri-a, trong hoang địa” (Lc 3, 2).
Trước đó, thời Cựu Ước, Thiên Chúa cũng thường lên tiếng với con người trong chốn cô tịch:
- Ngày ngôn sứ Ê-li-a trốn lên núi Kho-rép, Thiên Chúa đã đến gặp ông không phải trong trận cuồng phong hay trong cơn động đất, nhưng Thiên Chúa phán với ông trong tiếng thì thào của làn gió nhẹ (x. 1V 19, 11-12).
- Khởi sự gọi Sa-mu-en làm ngôn sứ, Thiên Chúa đã cất tiếng gọi ông trong khung cảnh ban đêm yên tĩnh của đền thờ (x. 1Sm 3, 1-15).
Ngày nay, cuộc sống con người ngày càng tấp nập với những bận rộn. Bên cạnh nền văn minh hiện đại thì không ít nơi xảy ra tình trạng hờ hững với tâm linh, khép chặt tâm hồn trước mạc khải của Thiên Chúa, chọn lọc chặt chẽ mối tương giao với đồng loại, chốn chạy sự thịnh lặng để bớt đối diện với lương tâm…
Lời thánh Lu-ca mời gọi người tín hữu tìm về hoặc tự tạo cho mình chốn cô tịch cần thiết để lắng đọng tâm hồn. Nơi ấy, họ sẽ đón nhận được tiếng Chúa, hầu nghe tiếng lương tâm hối hận.
II. NƠI TÂM HỒN SÁM HỐI
Trong chốn cô tịch, nhờ “ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên” (Bài đọc II Pl 1, 9), thánh Gio-an tẩy Giả đã nghe được tiếng Chúa nói với chính mình:
“Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng” (Lc 3, 4-5).
Rõ ràng, thánh nhân đã nghe được tiếng Chúa mạc khải về cách sống của những tâm hồn thao thức chờ đợi Chúa. Đó là một cuộc hoán cải và canh tân đời sống:
- Chỉnh đốn cho ngay thẳng tâm hồn, diệt tan đi những mờ ám gian manh, xảo quyệt.
- Lấp đầy hố sâu mặc cảm tự ti để tự tin vững vàng bước đi trong cuộc đời.
- San bằng những núi đồi của sự kiêu ngạo…
- Sửa trị thói quanh co gian dối giả hình…
- Triệt tiêu đi những sự lồi lõm nơi những rắc rối phức tạp, gây hấn…
Bằng kinh nghiệm khổ chế của bản thân và sự gặp Thiên Chúa trong chốn cô tịch, thánh Gio-an Tẩy Giả đã lên tiếng mời gọi con người làm một cuộc biến đổi cuộc đời hầu trở về với Thiên Chúa.
Tiệc rằng, ngày nay, trong nhân gian đã nảy sinh hiện tượng duy chủ thể đức tin. Người ta không thích những hướng dẫn đức tin tôn giáo truyền thống; họ chỉ chấp nhận những gì khớp với kinh nghiệm đức tin theo chủ quan của họ.
Lời thánh Lu-ca mời gọi người tín hữu tìm về với truyền thống của cội nguồn đức tin, sám hối bằng một cuộc hoán cải nội tâm, một niềm tin tưởng sâu xa nơi Thiên Chúa tình thương, một sự chân thành khiêm tốn. Hẳn một cuộc sống biến đổi và canh tân như thế không chỉ mang lại ơn cứu độ cho bản thân mà còn làn tỏa sức sống cho muôn người.
III. CHAN HÒA KHẮP NƠI
Tiếng Chúa đã đến với tâm hồn cô tịch của thánh Gio-an tẩy Giả. Từ đây, tiếng Chúa lại nhân rộng ra đến muôn người qua đời sống canh tân tốt lành của toàn thể dân Chúa: “Rồi hết mọi phàm nhân sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 6).
“Hữu xạ tự nhiên hương”, khi dân Chúa canh tân đời sống “khoác lên mình áo choàng công chính của Thiên Chúa; và đội lên đầu triều thiên vinh quang Đấng Vĩnh Hằng ban tặng” thì muôn dân “khắp cả hoàn cầu thấy hoàng quang rực rỡ” (Bài đọc I. Br 5, 2. 3).
Rõ ràng sức sống nội tại của dân Chúa không phải bằng vũ lực, tranh chấp hơn thua theo kiểu “hàng tôm, hàng cá” hoặc theo kiểu trả đũa“đấu đá ăn thua”.
Sức sống nội tại của dân Chúa là dìm mình trong sự sống của Thiên Chúa. Mọi cuộc xuất phát của cuộc sống, của những kế hoạch trong đời đều phải xuất phát từ nơi Thiên Chúa, “từ một đời sống công chính nhờ Đức Giê-su Ki-tô” (Bài đọc II. Pl 1, 11).
Ngày nay, người tín hữu đang đồng hành với một cuộc sống ngày càng phát sinh nhiều hệ tư tưởng phủ nhận Thiên Chúa. Nhiều người chủ trương phủ nhận Thiên Chúa. Vật chất chiếm một vị trí độc tôn trong lòng họ. Quyền lực của nắm đấm và tiền bạc là phương thế trấn áp mọi người hầu duy trì thể chế và củng cố địa vị.
Qua lời kêu gọi sám hối của thánh Gio-an Tẩy Giả, Thiên Chúa đang nói với con người: thiện sẽ tháng ác, hoán cải sẽ cảm hóa sự cố chấp. Sự thiện và hoàn cải ở đây không chỉ là thiện chí hoặc cách xử thế trên lý thuyết mà phải được cụ thể qua một đời sống hoán cải và canh tân, thể hiện qua những cách sống xứng hợp “không gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm” (Pl 1, 10).
Ta còn nhớ, gương sống huynh đệ tương thân tương ái, tỉnh thức cầu nguyện trong khiêm hạ của cộng đoàn Hội Thánh tiên khởi đã thuyết phục toàn dân thương mến và ngày ngày có nhiều người gia nhập đạo, để được cứu độ (Cv 2, 46-47).
Tiếng của Chúa đã ban cho muôn dân thiên hạ.
Trong chốn cô tịch người ta sẽ nghe được tiếng Chúa.
Nơi tấm lòng sám hối chân thành, tiếng Chúa sẽ biến đổi nên tốt lành thánh thiện.
Chúa sẽ dùng những tâm hồn canh tân, biến đổi để ban ơn cứu độ cho muôn người.
“Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa vời người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa vời Ta” (Kh 3, 20).
Theo lời sách Khải Huyền, Thiên Chúa vẫn hằng gõ cửa tâm hồn mỗi và không phải mọi đều đón nhận lời của Người.
Dẫu vậy, Thiên Chúa vẫn có nhiều cách thế để người để thổ lộ tâm tình với con người để dẫn đưa họ tiến bước theo nẻo chính đường ngay.
I. CHỐN CÔ TỊCH
Tin mừng thánh Lu-ca trong phụng vụ Chúa nhật II mùa Vọng năm C (Lc 3, 1-6) khởi đầu với việc giới thiệu bối cảnh lịch sử của đất nước Do Thái với những chi tiết cụ thể: Năm thứ muời lăm triều đại hoàng đế Ti-bê-ri-ô thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn… Kha-nan và Cai-pha làm thượng tế.
Lời giới thiệu vừa nêu cho thấy đất nước do Thái thời ấy là đất nước do vua-chúa cai trị và bị người Rôma đô hộ. Đất nước ấy cũng có những sinh hoạt tôn giáo do những vị thượng tế như Kha-nan và Cai-pha hướng dẫn.
Một bối cảnh lịch sử xã hội và tôn giáo tạm gọi là “hoành tráng” nhưng lại vắng bóng Thiên Chúa trong lòng con người. Bằng chứng là trong cung điện lầu son gác tía, trong đền thờ đầy ắp những nghi thức tế tự người ta không nghe được Thiên Chúa. Chỉ trong chốn hoang địa và nơi tâm hồn cô tịch người ta mới nghe được tiếng Chúa: “Thiên Chúa đã phán cùng ông Gio-an, con ông Da-ca-ri-a, trong hoang địa” (Lc 3, 2).
Trước đó, thời Cựu Ước, Thiên Chúa cũng thường lên tiếng với con người trong chốn cô tịch:
- Ngày ngôn sứ Ê-li-a trốn lên núi Kho-rép, Thiên Chúa đã đến gặp ông không phải trong trận cuồng phong hay trong cơn động đất, nhưng Thiên Chúa phán với ông trong tiếng thì thào của làn gió nhẹ (x. 1V 19, 11-12).
- Khởi sự gọi Sa-mu-en làm ngôn sứ, Thiên Chúa đã cất tiếng gọi ông trong khung cảnh ban đêm yên tĩnh của đền thờ (x. 1Sm 3, 1-15).
Ngày nay, cuộc sống con người ngày càng tấp nập với những bận rộn. Bên cạnh nền văn minh hiện đại thì không ít nơi xảy ra tình trạng hờ hững với tâm linh, khép chặt tâm hồn trước mạc khải của Thiên Chúa, chọn lọc chặt chẽ mối tương giao với đồng loại, chốn chạy sự thịnh lặng để bớt đối diện với lương tâm…
Lời thánh Lu-ca mời gọi người tín hữu tìm về hoặc tự tạo cho mình chốn cô tịch cần thiết để lắng đọng tâm hồn. Nơi ấy, họ sẽ đón nhận được tiếng Chúa, hầu nghe tiếng lương tâm hối hận.
II. NƠI TÂM HỒN SÁM HỐI
Trong chốn cô tịch, nhờ “ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên” (Bài đọc II Pl 1, 9), thánh Gio-an tẩy Giả đã nghe được tiếng Chúa nói với chính mình:
“Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng” (Lc 3, 4-5).
Rõ ràng, thánh nhân đã nghe được tiếng Chúa mạc khải về cách sống của những tâm hồn thao thức chờ đợi Chúa. Đó là một cuộc hoán cải và canh tân đời sống:
- Chỉnh đốn cho ngay thẳng tâm hồn, diệt tan đi những mờ ám gian manh, xảo quyệt.
- Lấp đầy hố sâu mặc cảm tự ti để tự tin vững vàng bước đi trong cuộc đời.
- San bằng những núi đồi của sự kiêu ngạo…
- Sửa trị thói quanh co gian dối giả hình…
- Triệt tiêu đi những sự lồi lõm nơi những rắc rối phức tạp, gây hấn…
Bằng kinh nghiệm khổ chế của bản thân và sự gặp Thiên Chúa trong chốn cô tịch, thánh Gio-an Tẩy Giả đã lên tiếng mời gọi con người làm một cuộc biến đổi cuộc đời hầu trở về với Thiên Chúa.
Tiệc rằng, ngày nay, trong nhân gian đã nảy sinh hiện tượng duy chủ thể đức tin. Người ta không thích những hướng dẫn đức tin tôn giáo truyền thống; họ chỉ chấp nhận những gì khớp với kinh nghiệm đức tin theo chủ quan của họ.
Lời thánh Lu-ca mời gọi người tín hữu tìm về với truyền thống của cội nguồn đức tin, sám hối bằng một cuộc hoán cải nội tâm, một niềm tin tưởng sâu xa nơi Thiên Chúa tình thương, một sự chân thành khiêm tốn. Hẳn một cuộc sống biến đổi và canh tân như thế không chỉ mang lại ơn cứu độ cho bản thân mà còn làn tỏa sức sống cho muôn người.
III. CHAN HÒA KHẮP NƠI
Tiếng Chúa đã đến với tâm hồn cô tịch của thánh Gio-an tẩy Giả. Từ đây, tiếng Chúa lại nhân rộng ra đến muôn người qua đời sống canh tân tốt lành của toàn thể dân Chúa: “Rồi hết mọi phàm nhân sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 6).
“Hữu xạ tự nhiên hương”, khi dân Chúa canh tân đời sống “khoác lên mình áo choàng công chính của Thiên Chúa; và đội lên đầu triều thiên vinh quang Đấng Vĩnh Hằng ban tặng” thì muôn dân “khắp cả hoàn cầu thấy hoàng quang rực rỡ” (Bài đọc I. Br 5, 2. 3).
Rõ ràng sức sống nội tại của dân Chúa không phải bằng vũ lực, tranh chấp hơn thua theo kiểu “hàng tôm, hàng cá” hoặc theo kiểu trả đũa“đấu đá ăn thua”.
Sức sống nội tại của dân Chúa là dìm mình trong sự sống của Thiên Chúa. Mọi cuộc xuất phát của cuộc sống, của những kế hoạch trong đời đều phải xuất phát từ nơi Thiên Chúa, “từ một đời sống công chính nhờ Đức Giê-su Ki-tô” (Bài đọc II. Pl 1, 11).
Ngày nay, người tín hữu đang đồng hành với một cuộc sống ngày càng phát sinh nhiều hệ tư tưởng phủ nhận Thiên Chúa. Nhiều người chủ trương phủ nhận Thiên Chúa. Vật chất chiếm một vị trí độc tôn trong lòng họ. Quyền lực của nắm đấm và tiền bạc là phương thế trấn áp mọi người hầu duy trì thể chế và củng cố địa vị.
Qua lời kêu gọi sám hối của thánh Gio-an Tẩy Giả, Thiên Chúa đang nói với con người: thiện sẽ tháng ác, hoán cải sẽ cảm hóa sự cố chấp. Sự thiện và hoàn cải ở đây không chỉ là thiện chí hoặc cách xử thế trên lý thuyết mà phải được cụ thể qua một đời sống hoán cải và canh tân, thể hiện qua những cách sống xứng hợp “không gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm” (Pl 1, 10).
Ta còn nhớ, gương sống huynh đệ tương thân tương ái, tỉnh thức cầu nguyện trong khiêm hạ của cộng đoàn Hội Thánh tiên khởi đã thuyết phục toàn dân thương mến và ngày ngày có nhiều người gia nhập đạo, để được cứu độ (Cv 2, 46-47).
Tiếng của Chúa đã ban cho muôn dân thiên hạ.
Trong chốn cô tịch người ta sẽ nghe được tiếng Chúa.
Nơi tấm lòng sám hối chân thành, tiếng Chúa sẽ biến đổi nên tốt lành thánh thiện.
Chúa sẽ dùng những tâm hồn canh tân, biến đổi để ban ơn cứu độ cho muôn người.