Chương 2: Con Gái Sion Và Việc Nên Trọn Lời Tiên Tri
Chúa độ trì Israel, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Ápraham và cho con cháu đến muôn đời. (Luca 1:54-55)
Quả thực, cuộc truy tầm của chúng ta để có chứng cớ Tân Ước cho Đức Trinh Nữ Maria từ trước đến nay chỉ tạo ra vấn nạn – và đã tạo ra một cách lầm lẫn, xét theo lịch sử sau này. Bởi vì với niềm tin vào tính thống nhất của Thánh Kinh qua câu “Tân Ước tiềm ẩn trong Cựu Ước và Cựu Ước hiện hình rõ trong Tân Ước” (Novum in Vetere latet, Vetus in Novo patet), và với khả năng có thể dễ dàng đi từ Giao Ước này qua Giao Ước kia và từ việc nên trọn một lời tiên tri và đi ngược lại, các nhà giải thích Thánh Kinh hầu như trong suốt lịch sử Kitô Giáo đã có được một bộ sưu tầm đồ sộ gồm nhiều chất liệu phụ trội để bù đắp cho hoàn cảnh bối rối trong đó, như đã trích trên kia, “độc giả Phúc Âm thoạt đầu rất bỡ ngỡ vì thấy quá ít điều nói về Đức Maria”(1). Thực vậy, để tìm hiểu về Đức Maria, độc giả Phúc Âm không chỉ đọc các Phúc Âm mà thôi, cũng không chỉ đọc Tân Ước mà thôi. Vì trước khi có bốn Phúc Âm, đã có Sách Thánh rồi, một Sách Thánh mà người Kitô hữu quen gọi là “Cựu Ước”, nhưng vì tính quan trọng của nó về phương diện loại hình và ẩn dụ cũng như ý niệm tiên tri và việc nên trọn, ta buộc phải gọi nó là “Sách Thánh Kitô Giáo” (2). Các soạn giả của tài liệu Đức Maria Trong Tân Ước nói trên có lẽ đã hài lòng với lời nhắc nhở rằng “nền thánh mẫu học của Công Giáo La Mã vốn nghiên cứu xem vai trò Đức Maria đã được tiên đoán ra sao trong một số đoạn văn Cựu Ước, dựa vào nguyên tắc cho rằng cũng như Thiên Chúa đã dọn đường cho Con Một của Người trong lịch sử Israel thế nào, thì Người cũng đã dọn đường cho mẹ của Con Một Người như vậy” (3). Hơn nữa, lịch sử việc phát triển công cuộc giải thích Thánh Kinh trong Giáo Hội sơ khai đã chứng tỏ: không phải chỉ có “nền thánh mẫu học Công Giáo La Mã” như lời bình luận kia gợi ý mà thôi, mà là toàn bộ truyền thống giáo phụ Đông và Tây Phương đã theo đuổi cuộc nghiên cứu ấy về việc Cựu Ước đã tiên báo ra sao về Đức Maria…
Vì mục đích của chúng ta, chứng cớ Thánh Kinh quan trọng không phải vì sự tương phản của nó với truyền thống sau này nhưng chính vì sự dự cảm của nó đối với truyền thống ấy. Hay, nói cách khác và chính xác hơn, chứng cớ Thánh Kinh đáng chú ý là do cách truyền thống sau này sử dụng nó - hoặc lạm dụng nó, như có người nói. Lý lẽ biện minh cho điều trên được tìm thấy trong câu trích từ Phúc Âm ngày Lễ Giáng Sinh, “thuộc nhà và dòng dõi Đavít” (4). Như được hiểu trong Phúc Âm, câu này nói về Thánh Giuse, chứ không nói về Đức Maria là người mà dòng dõi không được nhắc đến trong các gia phả của cả hai Phúc Âm Mátthêu và Luca (5). Nhưng hai Phúc Âm này nói rõ việc tượng thai Chúa Giêsu mà vẫn còn đồng trinh và do đó, cho thấy rõ câu kết luận này là Thánh Giuse được một số người (chắc chắn không phải các thánh sử) “cho là” (6) cha Chúa Giêsu. Nếu “con vua Đavít” trong ngôn ngữ các Phúc Âm là cách xác nhận liên tục tính của Chúa Giêsu Kitô với Israel và liên tục tính vương quyền của Người với vương quyền của các bậc cha ông nổi tiếng, thì dòng dõi Người kể từ Đavít phải là qua đấng sinh thành phàm nhân duy nhất là Đức Maria. Nếu thế, Đức Maria cũng phải “thuộc nhà và dòng dõi Đavít”. Lối suy luận này từng biện minh cho tập tục đi quá và đi đàng sau Tân Ước để lục tìm nơi Sách Thánh xưa của Israel các lời tiên tri và song đối, các chủ đề và loại hình có thể làm giầu và làm giầy thêm cuốn sách dữ kiện tí hon của Tân Ước. Những loại hình ấy là Miriam, chị Môsê, dĩ nhiên do tên của bà, và cả Mẹ Evà nữa; rồi tất cả các nhân cách hóa phụ nữ, trước nhất trong các trước tác mang tên Vua Salômôn, nhất là khuôn mạo Khôn Ngoan ở chương 8 Sách Châm Ngôn và, trong các sách gọi là ngoại thư hay ngụy thư, như sách Khôn Ngoan của Salômôn và Nàng Dâu trong sách Diễm Ca, một bức chân dung dài nhất và hoa mĩ nhất về người đàn bà trong bất cứ sách nào của toàn bộ Thánh Kinh. Xét theo một phương diện, diễn trình sử dụng chất liệu cho mục đích tôn sùng và học thuyết về Đức Maria này, một diễn trình ta có thể gọi là phương pháp làm giầy thêm (methodology of amplification) chính là một phần của diễn trình lớn hơn nhằm giải thích Thánh Kinh theo ẩn dụ và theo nghĩa bóng, một diễn trình chúng ta mang ơn rất nhiều nơi các bình luận đầy óc tưởng tượng và hết sức đẹp đẽ, bằng lời và bằng hình ảnh, của cả hai nền văn hóa Trung Cổ và Byzantine. Nhưng xét theo một phương diện khác, và hầu như ngược với ý định của những người thực hành nó, nó lại quả quyết mạnh mẽ rằng vì Đức Maria “thuộc nhà Đavít và dòng dõi Đavít” theo lối lý luận như trên, nên Ngài tượng trưng cho sợi giây nối kết không thể nào bẻ gẫy giữa lịch sử Do Thái và lịch sử Kitô Giáo, giữa Giao Ước Thứ Nhất trong đó Ngài sinh ra và Giao Ước Thứ Hai mà chính Ngài hạ sinh ra, đến nỗi ngay cả những Kitô hữu gay gắt chống Do Thái nhất cũng không thể chối được rằng Ngài, người có phúc hơn mọi người nữ, là một người Do Thái. Dù không minh nhiên nối kết với Đức Trinh Nữ Maria, nhưng bức chân dung người đàn bà mang thai được tôn vinh trên trời của Marc Chagall không thể nào không nhắc ta nhớ tới điều trên.
Đức Bà Đen (The Black Madonna). Một trong các kết quả gây ấn tượng hơn cả từ việc giải thích Cựu Ước theo thánh mẫu học đang bàn tới trong chương này, là việc áp dụng những hình ảnh xinh tươi trong sách Diễm Ca vào Đức Maria. “Nigra sum sed formosa” [em đen nhưng em đẹp] gần như là những lời đầu hết của Nàng Dâu trong Diễm Ca (7). Những lời trên của Thánh Kinh đã biện minh cho nhiều bức chân dung về Đức Maria, từng bất chấp lối diễn tả qui ước sẵn có về Ngài (nghĩa là phải là người Ý hoặc Bắc Âu) để vẽ về Ngài như là Đức Bà Đen. Theo nghĩa đen, câu trên xem ra muốn nói lên một cảm thức mâu thuẫn giữa đen và đẹp. Nhưng khi bình luận về sách Diễm Ca, Marvin Pope đã dựa vào cơ sở ngữ học mà chứng tỏ hùng hồn rằng “Em đen và em đẹp” chứ không phải “nhưng em đẹp” mới là cách dịch chính xác câu này từ tiếng Hi-bá-lai, một cách dịch cũng đã được bảo tồn trong bản Bẩy Mươi bằng tiếng Hy Lạp: Melaina eimi kai kalē. Liên từ văn phạm, lẽ dĩ nhiên, ít quan trọng hơn là liên kết bản thể. Như chúng tôi đã chủ trương suốt trong sách này, nếu lịch sử giải thích Thánh Kinh không giới hạn vào các chú giải và bài giảng mà thôi, nhưng mở rộng ra để bàn tới các chủ đề nghệ thuật và đời sống hàng ngày nữa, thì các bức tranh Đức Bà Đen của Czestochowa hay của Guadalupe (“La Morenita" – Bà Đen Nhỏ Bé) (8) đã diễn tả được cho hàng ức triệu người hơn nữa, và diễn tả một cách hùng hồn hơn bất cứ cuốn sách nào, cái trực giác chú giải này là Đức Trinh Nữ quả thực đen và đẹp... Và điều ấy cũng có thể đã biến Ngài thành một đại sứ đặc biệt đến gặp cái khối đại đa số bao la của nhân loại vốn không phải là da trắng.
Người Đàn Bà Dũng Cảm (The Woman of Valor). Chúng tôi đã nhắc đến việc các Kitô hữu sơ khai từng lục lọi Thánh Kinh Do Thái, nhất là các chương đầu của Sáng Thế, để tìm các lời tiên tri nay đã được nên trọn trong các Phúc Âm. Lời tiên tri đáng để ý nhất – đáng để ý đủ để sau cùng xứng đáng nhận được tước hiệu đệ nhất Phúc Âm hay Phúc Âm đầu hết [protevangel] – đó là lời Chúa hứa sau khi Adong và Evà sa ngã. Lời này được nói với con rắn (thường được hiểu là ma qủy): “Và Ta sẽ đặt sự thù hận giữa ngươi và người nữ, và giữa dòng dõi ngươi và dòng dõi người nữ; dòng dõi này sẽ đạp dập đầu ngươi và ngươi sẽ cắn gót anh ta” (9). Thánh Irênê thành Lyons, thuộc hậu bán thế kỷ thứ hai, đã nghiên cứu rất kỹ đoạn văn này để chứng minh rằng Chúa Giêsu chính là dòng dõi của người đàn bà và là Con Thiên Chúa, Đấng, trong tư cách Adong Thứ Hai, sẽ chống lại cuộc tấn công của tên cám dỗ, và sẽ chiến thắng ở ngay trận tuyến nơi Adong Thứ Nhất bị đánh bại, và là Đấng, lúc ở trên thánh giá, đã bị con rắn “cắn gót” nhưng cuối cùng đã đập nát đầu nó (10). Dựa vào những bản chép tay giá trị nhất, các nhà nghiên cứu bản văn Phổ Thông đều hợp nhất ý kiến cho rằng Thánh Giêrôm, một trong ít học giả thuộc mấy thế kỷ đầu của lịch sử Kitô Giáo, thông thạo cả tiếng Hi-bá-lai, lẫn Hy Lạp và La Tinh, đã dịch câu này cùng một nghĩa như bản của Vua James mà ta vừa trích dẫn (theo ấn bản Phổ Thông được phê bình hay nhất, ấn hành năm 1986). Thánh Giêrôm dịch như thế này: “Inimicitias ponam inter te et mulierem, et semen tuum et semen illius; ipsum conteret caput tuum, et tu conteres cacaneum eius”. Nhưng ở một thời điểm nào đó trong việc chuyển giao bản Latinh Phổ Thông này, không hiểu do lầm lẫn hay do lươn lẹo hoặc do suy niệm đạo hạnh, mà chữ trung phái “ipsum” tương hợp với chữ trung phái “semen” bị biến thành giống cái “ipsa” như sau: “Inimicitias ponam inter te et mulierem, et semen tuum et semen illius; ipsa conteret caput tuum, et tu insidiaberis calcaneo eius”(11) [*]. Trong thi ca và hội họa khắp thế giới Latinh Phương Tây, bản dịch này đã gợi hứng cho nhiều tranh ảnh mô tả Đức Trinh Nữ khiêm nhu chiến thắng tên cám dỗ kiêu ngạo (12).
Và, để phù hợp với việc dùng ngôn ngữ Cựu Ước nói rõ thêm Tân Ước, sẽ tới lúc Ngài được coi như lời Thiên Chúa giải đáp câu hỏi đã được đặt ra ở chương cuối Sách Châm Ngôn: “Mulierem fortem quis inveniet? [Người đàn bà dũng cảm, ai tìm ra được?] (13), mà bản Authorized Version đã dịch là “Ai có thể tìm ra được người đàn bà đức hạnh?”. Đức Maria, trong tư cách Mulier Fortis, là một nối dài và một nới rộng của Đức Maria trong tư cách Evà Thứ Hai, là Đấng đã đi vào danh sách chiến trận như Evà Thứ Nhất từng làm, nhưng Evà Thứ Hai này, nhờ fortis [dũng cảm], đã chiến thắng ma qủy, quật ngã kẻ chiến thắng thuở ban đầu. Theo nghĩa ấy, Ngài quả đã trở thành thánh bổn mạng của chiến thắng. Sự chúc phúc của Ngài được kêu khấn bởi nhiều đạo quân lâm trận, nhất là trận chiến chống lại những kẻ được coi như kẻ thù đức tin, đặc biệt là người Hồi Giáo. Các tranh ảnh của Ngài được đem theo trên cờ xí và trên thân mình các chiến binh. Như Tolstoy, trong Chiến Tranh và Hoà Bình, đã cho Công Chúa Marya Bolkonskaya (một nhân vật mô phỏng theo chính mẹ tác giả), ở cuối bức thư gửi cho bạn mình là Julie, sau khi than thở “cuộc chiến bất hạnh mà chúng ta mắc phải, chỉ có Chúa mới biết thế nào và tại sao?” viết những lời này: “Xin giã từ người bạn yêu qúy tốt lành. Cầu xin Đấng Cứu Thế Thần Thánh và Mẹ Rất Thánh Thiêng của Người gìn giữ bạn trong sự chăm sóc thánh thiện và toàn năng của các Ngài. Marya.” (14). Và “Đấng Cứu Thế Thần Thánh và Mẹ Rất Thánh Thiêng của Người” cũng có khả năng gìn giữ các binh lính trong sự chăm sóc thánh thiện và toàn năng của các Ngài khi chiến đấu, vì Chúa Kitô, trong tư cách Christus Victor [Chúa Kitô Khải Hoàn] và Mẹ Người, trong tư cách Mulier Fortis (Người Đàn Bà Dũng Cảm), không những dịu dàng và khiêm nhu, nhưng cũng dũng mãnh và ưa chiến thắng chẳng kém. Một lần nữa, dựa vào phương pháp giải thích Thánh Kinh, đây là bức chân dung Đức Maria khá rõ ràng trong Cựu Ước hơn là trong Tân Ước, nhưng rồi nếu dựa vào cùng một phương pháp này, ta cũng có thể tìm ra bức chân dung ấy cả trong Tân Ước nữa. Phương pháp ấy cũng cung cấp cho ta những người đàn bà thời Trung Cổ với ý nghĩa họ đang có - và với ý hướng của Thiên Chúa, cả ý nghĩa họ có thể trở nên nữa. Trong chiều hướng này, Joan thành Arc chính là câu trả lời gây ấn tượng nhất cho câu hỏi của sách Châm Ngôn về Người Đàn Bà Dũng Cảm.
Ca Trưởng Ca Đoàn Thiên Quốc. Dù đã dùng Evà và một số các nhân vật nữ trong các trước tác Salômôn rồi, nhưng xét về nhiều phương diện, nguyên mẫu hiển nhiên nhất của Đức Maria trong tất cả bộ Cựu Ước phải là Miriam, chị của Môsê và Aharon, mà tên của bà chắc chắn đã được lấy đặt cho Đức Trinh Nữ. Tên Miriam chị của Môsê là tên trong tiếng Hi-bá-lai, nếu dịch qua tiếng Hy Lạp, có thể có nhiều hình thức khác nhau như Maria, Mareia, Mariam, Mariame (15). Cả hai hình thức Maria và Mariam đều đã xuất hiện trong các sách Phúc Âm: hình thức Maria được Thánh Mátthêu dùng trước nhất; hình thức sau được Thánh Luca sử dụng đầu tiên. Tuy nhiên, ngoại trừ chính tên ra, ta khó lòng tìm được một loại hình nào cho cả Mẹ Chúa Giêsu lẫn người chị của Môsê trong các trang sách của Tân Ước. Nhưng một khi việc nại đến điều ở đây ta gọi là phương pháp làm giầy thêm đã trở thành hợp lệ, thậm chí còn bó buộc nữa, thì một nhà giải thích Thánh Kinh giầu tưởng tượng như Thánh Augustinô chắc chắn đã nắm lấy bản văn kể về lịch sử con cái Israel chiến thắng binh đội Pharaô tại Biển Đỏ, như đã được kể trong sách Xuất Hành: “Nữ ngôn sứ Miriam, em ông Aharon, cầm lấy trống; mọi phụ nữ theo bà đi ra, đánh trống và nhảy múa. Bà Miriam xướng lên rằng: ‘Hãy hát mừng Đức Chúa, Đấng cao cả uy hùng, kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương’" (16). Tác động mạnh mẽ của hoạt cảnh này đã được bản Israel Tại Ai Cập của thiên tài âm nhạc và kịch nghệ George Frideric Handel tăng cao hơn nữa, khi ông thay đổi thứ tự hai câu 20 và 21 trong chương 15 sách Xuất Hành với câu 1 một cách khéo léo khiến Miriam trở thành choregas, một thứ ca trưởng của ca đoàn trong Aeschylus hay Sophocles. Nhưng thực tế ra, lòng sùng kính Đức Maria đã làm điều ấy từ xưa lắm rồi, qua việc áp dụng các hệ luận của tước hiệu Con Gái Sion vào loại hình Maria và Miriam.
Đồng Trinh Mãi Mãi [Semper Virgo]. Dù cả các trước tác của Thánh Phaolô lẫn Phúc Âm xưa nhất, tức Phúc Âm Máccô, không nhắc gì đến việc sinh con mà vẫn còn đồng trinh, chính cũng một nguồn Phúc Âm này và nguồn gốc lịch sử Thánh Kinh Do Thái có ám chỉ điều đó; hay ít nhất cũng là trong bản dịch Thánh Kinh qua tiếng Hy Lạp do các người Do Thái ở Alexandria thực hiện trong thế kỷ thứ nhất hay thứ hai trước khi Kitô Giáo xuất hiện, tức Bản Bẩy Mươi. Từ nguồn tài liệu này, ám chỉ trên đã truyền qua hai Phúc Âm Mátthêu và Luca. Thánh Mátthêu trích làm thế giá bản dịch Hy Lạp lời tiên tri Isaia: “Vì vậy, chính Chúa sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ [parthenos trong bản Bẩy Mươi] mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuen” (17). Từ parthenos trong tiếng Hy Lạp là dịch từ “thiếu nữ” của tiếng Hi-bá-lai, không hẳn “trinh nữ” và từ này đã được trích như thế trong bản Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp. Đức Maria hỏi thiên thần lúc truyền tin rằng: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!" (18). Ba trong các Phúc Âm, tức các Phúc Âm Mátthêu, Máccô và Gioan, trừ Phúc Âm Luca, có nhắc đến “anh em” của Chúa Kitô (19), và Thánh Phaolô cũng nhắc đến điều ấy (20). Nếu chỉ căn cứ vào từ ngữ ấy, câu kết luận biểu kiến xem ra là: sau việc tượng thai Chúa Giêsu một cách lạ lùng do quyền năng Chúa Thánh Thần, Đức Maria và Thánh Giuse đã có các con cái khác do các vị sinh ra.
Nhưng đó lại không phải là câu kết luận mà tuyệt đại đa số các thầy dạy của Kitô Giáo sơ khai đã đưa ra. Thay vào đó, họ đã xưng tụng Ngài là Đấng Mãi Mãi Đồng Trinh, Aeiparthenos, Semper Virgo. Để xưng tụng được như thế bất chấp tư liệu của Thánh Kinh về “anh em” của Chúa Giêsu, họ đã phải viện dẫn đến nhiều lý luận Thánh Kinh rất công phu. Tuy nhiên, biện hộ của Thánh Kinh cho việc gọi Đức Maria là Đấng Mãi Mãi Đồng Trinh lại không phải đã lấy trong Tân Ước mà là trong sách Diễm Ca: “Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới, em là khu vườn cấm, là dòng suối canh phòng nghiêm mật, là giếng nước niêm phong [Hortus conclusus, soror mea sponsa, hortus conclusus, fons signatus]” (21). Thánh Giêrôm, sau khi thu kết các câu văn trong Diễm Ca, đã thấy được câu này mà ngài giải thích là ám chỉ về “mẹ Chúa chúng ta, đấng vừa là mẹ vừa là đồng trinh. Do đó, không ai trước và sau Chúa Cứu Thế đã nằm trong ngôi mộ mới của Người, được đẽo trong đá cứng” (22). Quả là một diễn trình giải thích Thánh Kinh đáng lưu ý đang diễn ra ở đây. Vì theo các Phúc Âm, ở về đoạn cuối cuộc sống trên trần gian của Chúa Giêsu, ngôi mộ của Chúa Giêsu là một “ngôi huyệt mới” vốn thuộc sở hữu của Giuse thành Arimathia, nơi chưa có ai được chôn trước đó (23). Các Phúc Âm không nói gì về những người được chôn ở đó sau này, sau khi Chúa Giêsu sống lại, cũng như đã không nói gì về lịch sử sau này của dạ con Đức Maria. Nhưng dựa vào ý nghĩa mạnh mẽ của “hortus conclusus” trong Diễm Ca, Thánh Giêrôm, người chắc chắn là học giả Thánh Kinh vĩ đại nhất trong lịch sử Giáo Hội Phương Tây, thấy chính đáng để có thể kết luận cả việc không có ai khác chôn trong mộ huyệt của Chúa Giêsu lẫn việc không một ai khác đã được Đức Maria sinh hạ. Dù không quan trọng, nhưng quả đáng chú ý một điều: ở cả hai trường hợp trên, những người đóng vai phụ đều có tên là Giuse!
Khuôn Mặt Giống Chúa Kitô Nhất. Trong ngôn ngữ Cựu Ước “mặt” gần như là hạn từ kỹ thuật chỉ “người”. Cách dùng này đã xuất hiện ngay trong câu truyện sáng thế, trong đó, theo bản dịch Hy Lạp, “Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào mặt nó [prosopn], và con người trở nên một sinh vật” (24). Xuyên suốt ngôn ngữ Thánh Kinh và xa hơn nó, đến tận ngôn ngữ ngày nay, “mặt đối mặt” là một cách nói “người đối người” (25). Lời chúc lành mà Aharon được chỉ thị đọc trên dân Israel áp dụng ý niệm đó vào Thiên Chúa: “Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh (em)! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh (em) và dủ lòng thương anh (em)! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh (em)!” (26). Vì, không giống như các ngẫu tượng của dân ngoại, Thiên Chúa của Israel không có hình thể cũng như khuôn mặt để mà “nhìn đến” bất cứ ai, nên việc gán cái hình tượng “mặt” người lên Chúa chỉ có thể ám chỉ mối dây liên hệ đặc biệt gắn chặt vào giao ước. Khi tìm cách khẳng nhận tính liên tục của giao ước ấy nhưng cùng một lúc cả sự nối dài của nó vượt quá biên giới tộc người Israel, Tân Ước đã đề cập đến việc “Quả thật, xưa Thiên Chúa đã phán: Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Đức Kitô.” (27). Do đó, khuôn mặt Chúa Giêsu Kitô được quan niệm như câu Thiên Chúa đáp trả lời cầu của thánh vịnh: “Nghĩ về Ngài, lòng con tự nhủ: hãy tìm kiếm Thánh Nhan. Lạy Chúa, con tìm thánh nhan Ngài” (28). Và như thế, xem ra là một nối dài chính đáng cho ý niệm này, và ta cũng có thế áp dụng vào đây việc xác định Đức Maria là Đấng Trung Gian, vì Thánh Bernard thành Clairvaux, rồi cả Dante Alighieri nữa, cũng đã nói về khuôn mặt Đức Maria như là khuôn mặt qua đó ta thấy được khuôn mặt Chúa Giêsu Kitô, và rồi qua khuôn mặt Chúa Kitô, khuôn mặt của Thiên Chúa cũng trở nên hữu hình.
Các Cuộc Thị Kiến Đức Mẹ. Chính từ những cuộc thị kiến nổi danh trong kinh nghiệm tôn giáo và những lần mạc khải bản thân trong Cựu Ước đã đem lại đảm bảo về phương diện Thánh Kinh cho các lần Đức Trinh Nữ Maria hiện ra thời xưa cũng như thời nay. Qua các thị kiến và mạc khải của Đấng Toàn Năng, Ápraham đã nhận được lời hứa cũng như lệnh truyền khủng khiếp phải hiến tế đứa con trai duy nhất của ông là Ixaác – và sau đó là lệnh truyền “đừng ra tay trên đứa nhỏ” (29). Thị kiến “bụi gai bừng lửa mà không bị thiêu rụi” đã cung cấp khung cảnh cho “bản văn cao như tháp” (30) về lời Thiên Chúa tự tỏ mình ra như là Đấng Tự Hữu (32). Các tiên tri khác của Israel cũng thế, đã nhận được các thị kiến như vậy lúc được Thiên Chúa đặt để hay trong thời gian sau đó (33). Với Êdêkien và Đanien, việc tiếp nhận các thị kiến và việc chuyển đạt nội dung của chúng cho dân hay cho các nhà cai trị của họ đã trở thành cốt lõi và xác định ra phẩm tính các lời tiên tri có tính khải huyền của họ (34). Người ta tưởng tất cả những điều này sẽ chấm dứt với Tân Ước; vì Tân Ước nhấn mạnh đến tính độc nhất và chung cuộc của mạc khải trong Chúa Giêsu Kitô, như là một kết quả mà công thức tiên tri quen thuộc “và lời Thiên Chúa phán ra” với các tiên tri, và vẫn còn dùng cho Gioan Tẩy Giả, không còn thích hợp nữa, vì Lời Thiên Chúa đã đến bằng xương bằng thịt, và “mọi tiên tri và lề luật đã nói tiên tri cho đến Gioan”(35). Tuy thế, và có lẽ khá ngạc nhiên, các thị kiến từng bắt đầu trong Cựu Ước kia đã không chấm dứt với Tân Ước. Thực vậy, trong sách Tông Đồ Công Vụ, Tông Đồ Phêrô được mô tả là đã lấy làm của mình lời tiên tri của Giôen rằng: “Trong những ngày cuối cùng, Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên hết thảy người phàm, con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, thanh niên sẽ thấy thị kiến, bô lão sẽ được báo mộng” như đang được nên trọn ngay trong thế hệ này (36). Cùng trong sách đó của Tân Ước, Thánh Phêrô được thị kiến trên trời cho ông thấy những thức ăn không sạch sẽ và bị cấm, giúp ngài thoát khỏi luật ăn uống (kosher) của Do Thái (37). Đồng nghiệp tông đồ của ngài, và đôi khi là đối thủ của ngài, Thánh Phaolô, đã được thị kiến thấy Chúa Giêsu Kitô trên đường đến Đamát, từng quật ngã ngài, làm ngài mù và giúp ngài quay về với “con đường” của người Kitô hữu, những người ông đang bách hại. Theo sau thị kiến ấy là một lọat những thị kiến khác, khiến ngài “không còn bất tuân phục thị kiến trên trời nữa”, như chính lời ngài nói (38).
Theo các Phúc Âm, chính Chúa Giêsu Kitô cũng có những thị kiến trên trời, vì Ngài “thấy Xatan từ trời rớt xuống như tia chớp” (39). Lúc thống khổ trong Vườn Diệtsimani, “có thiên thần hiện ra, an ủi Ngài” vì Ngài sắp sửa phải chịu cực hình và chết chóc (40). Trực tiếp hơn, liên quan tới chúng ta ở đây, là các thị kiến chung quanh việc Đức Maria sinh ra Chúa Giêsu Kitô. Thị kiến quan trọng nhất là truyền tin, nhưng các thị kiến khác cũng đáng lưu tâm không kém. Chính nhờ thị kiến trong một giấc mơ, mà Thánh Giuse được thuyết phục bỏ ý định “âm thầm bỏ rơi” Đức Maria khi thánh nhân khám phá thấy Ngài có thai Chúa Giêsu, lại cũng nhờ một thị kiến khác trong đó thánh nhân được cảnh giác về âm mưu của Hêrốt muốn đe doạ hài nhi vốn là “vua mới sinh của Người Do Thái”, nên ngài đã đem hài nhi và mẹ hài nhi là Đức Maria qua Ai Cập. Sau cùng cũng nhờ một thị kiến mà ngài được cho hay lúc nào là lúc an toàn để đem Chúa Giêsu và Đức Maria từ Ai Cập trở về Nadarét (41).
Nhưng không đâu trong Tân Ước lại có một loạt những thị kiến phong phú hơn gấp bội cho bằng trong cuốn sách ngày nay được xếp chỗ cuối cùng trong quy điển và theo truyền thống sau này, dù chính xác hay không là điều không quan trọng ở đây, thường được coi là sách cuối cùng đã được viết ra, đó là sách Khải Huyền của Thánh Gioan Thần Thiêng (St John the Divine) mà ta thường gán cho Thánh Gioan Thánh Sử. Cho đến lúc toàn bộ các thị kiến của sách đã đóng lại, nhà thị kiến của sách Khải Huyền đã được thấy không những người “giống như Con Người” (42) mà cả các thiên thần, thú dữ cùng các thị thành thiên quốc nữa, tất cả diễn hành thành một cuộc diễu hành hết sức hấp dẫn trên màn ảnh thị kiến đầy cuồng nhiệt và ngây ngất của mình. Vào khoảng giữa loạt thị kiến này, xuất hiện hình ảnh sau đây: “Và lúc ấy xuất hiện một điềm lạ lớn trên trời; một người đàn bà mặc áo mặt trời, có mặt trăng dưới chân, và trên đầu bà là triều thiên 12 ngôi sao” (43) Liệu thoạt đầu đoạn này có ý định chỉ về Đức Trinh Nữ Maria hay không, không cần biết, nhưng nó phù hợp với phương pháp triển khai trong việc nói về Ngài tốt đến nỗi đầu thời Trung Cổ, từ thế kỷ thứ bẩy đến thế kỷ thứ chín, cả ở Đông lẫn Tây Phương, ai cũng hiểu rõ rằng “biểu tượng về người đàn bà vốn là mẹ đấng Mêxia này tự cho phép mình liên kết với lối giải thích về Đức Maria, khi việc chú tâm đến Ngài đã lan rộng trong cộng đồng Kitô Giáo. Và cuối cùng, khi sách Khải Huyền được liệt kê trong qui điển Thánh Kinh cùng với Phúc Âm Luca và Phúc Âm thứ tư, các hình ảnh khác nhau về người trinh nữ, về người đàn bà dưới chân thánh giá, và người đàn bà hạ sinh ra đấng Mêxia đã cùng củng cố lẫn nhau” (39). Điều đáng ghi nhớ là mấy thế kỷ sau đó, do một diễn trình tương tự, một số hậu duệ Cải Cách Thệ Phản đã không hối tiếc gì trong việc đồng hóa “thiên thần có Phúc Âm đời đời” trong sách Khải Huyền với con người và thừa tác vụ của Martin Luther (45).
Vô Nhiễm Thai. Mối liên kết rắc rối giữa việc giải thích Thánh Kinh và việc phát triển học lý, như đã được nhận dạng cách vắn tắt ở chương trước, đã tác động theo hai chiều cùng một lúc, đối với thánh mẫu học cũng như đối với các ngành khác của thần học. Một học lý về Đức Maria có thể mặc một hình thức đặc thù nào đó vì, ngoài lòng sùng kính và các suy tư về Ngài, vốn là những thửa vườn mầu mỡ cho việc phát triển học lý, một số đoạn Thánh Kinh, cả Cựu lẫn Tân Ước, đều đòi xem sét tới các ám chỉ của nó đối với giáo huấn về Đức Maria. Ngược lại, sự phát triển giáo huấn về Đức Maria do những nguồn khác nhau này khiến nó trở thành cần thiết giúp đem việc giải thích đoạn này hay đoạn nọ hòa hợp với điều cần phải được hiểu về Đức Maria, dù việc giải thích này khởi đầu có thể đã được tiến hành một cách độc lập đối với giáo huấn ấy. Vì ở thời Trung Cổ, nhất là sau khi cuốn Sic et Non [Có và Không] của Peter Abelard làm người ta chú ý tới những mâu thuẫn biểu kiến trong truyền thống, thì sự hoà hợp hóa các bản văn Thánh Kinh và các tài liệu thế giá khác trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nền thần học kinh viện (46). Căn cứ vào gợi ý của Thánh Cyprianô thành Carthage, rồi sau đó học lý của Thánh Ambrosiô thành Milan và Thánh Augustinô thành Hippo, các bản giải thích tiêu chuẩn ở Phương Tây đều đã tổng quát hóa câu Đavít nói trong thánh vịnh rằng: “Này đây, tôi đã được tượng hình trong tội lỗi; và mẹ tôi đã tượng thai tôi trong tội lỗi” (47) để áp dụng vào toàn bộ nhân loại. Nhưng lối giải thích ấy xem ra đi ngược lại việc lượng giá mỗi ngày một trổi vượt hơn trong việc nhấn mạnh đến sự thánh thiện độc đáo của Đức Trinh Nữ Maria. Chính để vượt qua nhu cầu đòi phải hoà hợp hai điều trên, mà học lý vô nhiễm thai cuối cùng đã ra đời trong Giáo Hội Công Giáo La Mã.
Việc Mông Triệu Của Mẹ Hiển Vinh. Trong tất cả các đặc ân và phẩm tính dành cho con người Đức Maria, không một điều gì xem ra lại xa lạ với trình thuật Thánh Kinh về Ngài trong Tân Ước cho bằng việc mông triệu, được Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố trong sắc chỉ Munificentissimus Deus ban hành ngày 1 tháng 11 năm 1950 như một tín điều của Giáo Hội buộc mọi tín hữu phải tin. Nhưng điều này tùy thuộc người ta thiết lập ra sao chứng cớ của Thánh Kinh. Vì tư cách con gái Sion và hậu duệ dân tộc Israel của Đức Maria có nghĩa là đối với Ngài, cũng như đối với người Con có bản tính Thiên Chúa của Ngài, việc lục lọi các trang sách của Cựu Ước để tìm những tín liệu phụ về Ngài không những là điều được phép mà còn là một lệnh truyền nữa.
Sau biến cố phục sinh, Chúa Kitô hiện ra với các môn đệ tại Emmau, và “khởi sự từ Môsê và mọi tiên tri, Ngài giảng giải cho các ông mọi điều trong Thánh Kinh nói về Ngài” (48). Cùng một diễn trình này phải được coi là hợp lệ khi áp dụng cho Đức Maria. Như thế, việc thiếu các tín liệu Tân Ước về những điều đã xẩy ra “khi cuộc sống trần gian của Ngài đã mãn” không đủ làm người ta bó tay. Bởi vậy, trong sắc chỉ Munificentissimus Deus, câu nói của tiên tri Isaia mà Thánh Phaolô áp dụng vào sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, “Sự chết đã bị nuốt trửng trong chiến thắng” (49) có thể được nới rộng bao gồm cả Đức Maria nữa. Một phần của điều ở đây ta gọi là phương pháp làm giầy thêm được đặt căn bản trên tiền đề này là vì địa vị độc đáo và cao cả của Ngài giữa toàn thể tạo vật, “cao cả hơn thiên thần kêrubim, vinh quang hơn thiên thần xêraphim”, chứ không phải chỉ cao trọng nhất giữa loài người, càng không phải chỉ cao trọng nhất hơn mọi người nữ mà thôi, nên người ta tin rằng Đức Maria xứng đáng với bất cứ danh dự và đặc ân nào từng được dành cho người khác thuộc cả Cựu Ước lẫn Tân Ước.
Ngoài ra, như các mô tả việc Đức Maria ngủ yên (dormition) thời Byzantine cho thấy rõ (50), nếu dựa vào phương pháp làm giầy thêm hay nói rõ thêm, ta có thể dùng cuộc đời hai vị thánh trong Cựu Ước để có được những dữ kiện phụ thêm chứng tỏ một người nào đó, khi thời gian sống trên trần gian đã mãn, có thể và thực sự “đã được triệu cả hồn lẫn xác về hưởng vinh quang trên trời”. Đó là đoạn văn ngắn ngủi và khó hiểu về Ênốc trong sách Sáng Thế, và đọan văn đầy ấn tượng nói về Êlia trong quyển 2 sách Các Vua: “Ênốc bước đi với Chúa: và ông không còn nữa; vì Chúa đã đem ông đi”; “thì này một cỗ xe đỏ như lửa, và những con ngựa cũng đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Êlia lên trời trong cơn gió lốc. Thấy thế, ông Êlisa kêu lên: ‘Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã của Israel’ rồi ông không thấy thầy mình nữa” (51). Các học giả cũng như lòng sùng kính của người Do Thái đã nắm lấy cả hai sự tích này và làm chúng nhiều chi tiết hơn. Trong văn chương ngoại và ngụy thư, số phận sau này của Ênốc đã trở thành chủ đề cho nhiều suy đoán (52). Nhân vật Êlia cũng thế đã trở thành đầu đề cho nhiều truyện nhân gian và truyền thuyết (53). Trong bữa ăn gọi là Seder dịp Lễ Vượt Qua, người ta vẫn dành một chỗ trống cho Êlia; và theo Tân Ước, Êlia đã hiện ra cùng lúc với Môsê trong biến cố Chúa Giêsu biến hình (54).
Thành ra, nếu hai con người trong Cựu Ước này được coi là xứng đáng với đặc ân được đem về trời, với đủ cả xe và ngựa lửa, thì điều này há đã chẳng đưa lại một hình thức chứng cớ Thánh Kinh nào đó đối với Đức Maria hay sao. Theo một biện luận còn mạnh hơn nữa, còn ai xứng đáng hơn thế để nhận được phần thưởng này cho bằng Ngài? Vì, chỉ cần căn cứ vào hai trường hợp này mà thôi, nếu kiểu lên trời này đã được mở cho những người phàm trần mau chết, thì ai dám nói rằng Mẹ Thiên Chúa lại bất xứng không đáng hưởng cùng một đặc ân như họ? Câu truyện về hai bà Maria và Martha, các chị của Lagiarô, một câu truyện đã được dùng làm bài đọc Phúc Âm ngày lễ Mông Triệu, đã được kết thúc bằng những lời này: “Maria đã chọn phần tốt hơn, và phần ấy sẽ không bị lấy mất khỏi cô”; câu này lẽ dĩ nhiên nói về người chị em của Martha và Lagiarô, nhưng đối với nhiều người, xem ra nó còn đúng hơn nữa đối với mẹ Chúa Giêsu (55). Với cùng cách chuyển dịch ám chỉ ấy, một câu khác của Cựu Ước như câu “khi ngài lên cao, ngài đã dẫn theo đám tù, và ban nhiều ân huệ cho con người” được áp dụng vào biến cố Chúa Giêsu lên trời, xem ra cũng thích hợp với biến cố Đức Maria được triệu về trời, qua đó, ơn lành cũng đã được phân phát cho nhân loại (56). Hay khi Chúa Kitô hứa rằng: “ai phục vụ Thầy, người ấy hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng ở đấy”, thì quả chả còn ai, vâng chả còn ai trong cõi người phàm mau chết này, phục vụ Ngài một cách đặc biệt cho bằng Đức Maria; và do đó, căn cứ vào lời Chúa hứa trước khi Ngài lên trời, chắc chắn Đức Maria cũng đã theo Ngài về trời như vậy (57).
Việc mừng kính Đức Maria này và việc sáng tác ra những lời ngợi khen nhân danh Ngài như thế, xét theo thời gian, đã trùng hợp với thời hoàng kim của việc giải thích Thánh Kinh theo phương pháp ẩn dụ và loại hình. Ngược lại, việc bác khước cả sự mừng kính Đức Maria lẫn ẩn dụ học đã xuất hiện với nhau, trước nhất trong Phong Trào Cải Cách, và sau đó trong Phong Trào Ánh Sáng cũng như các hậu duệ của chúng. Nhìn trở lui cả hai việc phát triển này, ở thời Trung Cổ và ở thời Cải Cách và thời Ánh Sáng, ta khó tránh được vấn đề mất mát và thu nhận. Vì, phương pháp ẩn dụ và loại hình, từng cứu Thánh Kinh Do Thái khỏi bàn tay kẻ thù và kẻ gièm pha nó thuộc phong trào Kitô Giáo thuở đầu, là phong trào đã đọc Thánh Kinh theo nghĩa đen và đã bác khước nó. Những người này thường cũng là những người đã chống lại chiều hướng giải thích về Đức Trinh Nữ Maria lúc đó. Việc công nhận Thánh Kinh Do Thái làm Thánh Kinh Kitô Giáo trùng hợp không những về thời gian mà cả về luận lý với bức tranh hiện nay về Đức Maria. Bởi vậy, dù cách tiếp cận Thánh Kinh của chúng có khác nhau bao nhiêu, chủ nghĩa chiểu tự cực đoan (fundamentalist literalism) và chủ nghĩa duy sử tân đại (modernist historicism) đều đã mang lại một cách nhìn hai chiều trong việc đọc Sách Thánh. Cùng một lúc, chúng dẫn đến việc làm nghèo đi thái độ của chúng ta đối với Đức Maria. Liệu chúng có đi với nhau hay không là một câu hỏi có tính sử học đáng lưu tâm, mà ta chỉ có thể trả lời qua việc nghiên cứu nghệ thuật, văn chương, và tư tưởng ở các chương kế tiếp. Trong các chương ấy, những bản văn này cùng các bản văn khác của Cựu Ước cũng như phương pháp làm giầy thêm hay nói rõ thêm sẽ nổi bật như là những kho chứa từ đó việc phát triển học lý cũng như lòng sùng kính sẽ tiếp nhận được ngôn ngữ chúng cần để nói về Đức Maria.
__________________________________________________________________
[*] Chú thích của người chuyển ngữ: Thấy trong bản Phổ Thông cũ để chỉ chính người đàn bà, nay đã được bản Phổ Thông mới sửa lại là “ipsum”, y hệt câu thứ nhất.
1. The Catholic Encyclopedia 15:464E
2. Nghiên cứu dứt khoát về vấn đề này là của Henri de Lubac, Exégèse médiévale: Les quatre sens de l’écriture, 2 tập (Paris: Aubier 1959-64).
3. Brown và những người khác, Mary in the New Testament, 29.
4. Lc 2:4.
5. Mt 1:1-17; Lc 3:23-38.
6. Lc 3:23.
7. Diễm Ca 1:5 (Bản Phổ Thông; AV)
8. Rodriguez, Days of Obligation, 16-20.
9. St 3:15.
10. Thánh Irênê, Against Heresies V.xxi.1-3.
11. Tibor Gallus, Die “Frau” in Gen 3,15 (Klagenfurt: Carinthia, 1979).
12. Xem Allegory of the Faith của Vermeer ở chương 6 bên dưới.
13. Châm Ngôn 31:10 (Bản Phổ Thông).
14. L.N. Tolstoy, War and Peace, tập 1. chương 22 (Bản dịch của Ann Dunnigan).
15. Edwin Hatch và Henry A. Redpath chủ biên, A Concordance to the Septuagint, 3 tập (Oxford: Clarendon Press 1897-1906) 3:108.
16. Xh 15:20-21.
17. Is 7:14; Mt 1:22-23.
18. Lc 1:34.
19. Mt 12:46; Mt 13:55; Mc 3:31; Ga 2:12; Ga 7:3,5.
20. 1Cor 9:5; Gl 1:19.
21. Diễm Ca 4:12 (AV; Phổ Thông)
22. Thánh Giêrôm, Against Jovinian I,31.
23. Mt 27:60; Lc 23:53; Ga 19:41.
24. St 2:7 (Bản 70)
25. 1Cor 13:12.
26. Dân Số 6:24-26.
27. 2Cor 4:6.
28. Tv 27:8.
29. St 22:12.
30. Murray, Problem of God, 5.
31. Xh 3:2, 14.
32. Is 6:1; 21:2.
33. Am 1:1; Ov. 1; Nk 1:1.
34. Êdêkien 11:24; 12:27, 37:2, 47:1; Đn 8:1.
35. Lc 3:2; Ga 1:14; Mt 11:13.
36. Cv 2:17; Gn 2:28.
37. Cv 10:9-16.
38. Cv 16:9; 18:9-10; 26:19.
39. Lc 10:18.
40. Lc 22:43.
41. Mt 1:20; 2:12, 19.
42. Kh 1:13.
43. Kh 12:1.
44. Brown và những người khác, Mary in the New Testament, 339.
45. Kh 14:6-7.
46. Xem The Christian Tradition, 3:223-29.
47. Tv 51:5.
48. Lc 24:27.
49. Is 25:8; 1Cor 15:54.
50. Theodore the Studite, Orations V.2-3 (PG 99:721-724); xem chương 15 dưới đây.
51. St 5:24; 2V 2:11-12.
52. ADB 2:508-26 (Richard S. Hess, George W.E. Nickelsburg, Francis I. Andersen).
53. ADB 2:465-69 (Siefried S. Johnson, Orval S. Wintermute).
54. Mt 17:3.
55. Lc 10:38-42.
56. Tv 68:18; Eph. 4:8.
57. Ga 12:26.
Chúa độ trì Israel, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Ápraham và cho con cháu đến muôn đời. (Luca 1:54-55)
Quả thực, cuộc truy tầm của chúng ta để có chứng cớ Tân Ước cho Đức Trinh Nữ Maria từ trước đến nay chỉ tạo ra vấn nạn – và đã tạo ra một cách lầm lẫn, xét theo lịch sử sau này. Bởi vì với niềm tin vào tính thống nhất của Thánh Kinh qua câu “Tân Ước tiềm ẩn trong Cựu Ước và Cựu Ước hiện hình rõ trong Tân Ước” (Novum in Vetere latet, Vetus in Novo patet), và với khả năng có thể dễ dàng đi từ Giao Ước này qua Giao Ước kia và từ việc nên trọn một lời tiên tri và đi ngược lại, các nhà giải thích Thánh Kinh hầu như trong suốt lịch sử Kitô Giáo đã có được một bộ sưu tầm đồ sộ gồm nhiều chất liệu phụ trội để bù đắp cho hoàn cảnh bối rối trong đó, như đã trích trên kia, “độc giả Phúc Âm thoạt đầu rất bỡ ngỡ vì thấy quá ít điều nói về Đức Maria”(1). Thực vậy, để tìm hiểu về Đức Maria, độc giả Phúc Âm không chỉ đọc các Phúc Âm mà thôi, cũng không chỉ đọc Tân Ước mà thôi. Vì trước khi có bốn Phúc Âm, đã có Sách Thánh rồi, một Sách Thánh mà người Kitô hữu quen gọi là “Cựu Ước”, nhưng vì tính quan trọng của nó về phương diện loại hình và ẩn dụ cũng như ý niệm tiên tri và việc nên trọn, ta buộc phải gọi nó là “Sách Thánh Kitô Giáo” (2). Các soạn giả của tài liệu Đức Maria Trong Tân Ước nói trên có lẽ đã hài lòng với lời nhắc nhở rằng “nền thánh mẫu học của Công Giáo La Mã vốn nghiên cứu xem vai trò Đức Maria đã được tiên đoán ra sao trong một số đoạn văn Cựu Ước, dựa vào nguyên tắc cho rằng cũng như Thiên Chúa đã dọn đường cho Con Một của Người trong lịch sử Israel thế nào, thì Người cũng đã dọn đường cho mẹ của Con Một Người như vậy” (3). Hơn nữa, lịch sử việc phát triển công cuộc giải thích Thánh Kinh trong Giáo Hội sơ khai đã chứng tỏ: không phải chỉ có “nền thánh mẫu học Công Giáo La Mã” như lời bình luận kia gợi ý mà thôi, mà là toàn bộ truyền thống giáo phụ Đông và Tây Phương đã theo đuổi cuộc nghiên cứu ấy về việc Cựu Ước đã tiên báo ra sao về Đức Maria…
Vì mục đích của chúng ta, chứng cớ Thánh Kinh quan trọng không phải vì sự tương phản của nó với truyền thống sau này nhưng chính vì sự dự cảm của nó đối với truyền thống ấy. Hay, nói cách khác và chính xác hơn, chứng cớ Thánh Kinh đáng chú ý là do cách truyền thống sau này sử dụng nó - hoặc lạm dụng nó, như có người nói. Lý lẽ biện minh cho điều trên được tìm thấy trong câu trích từ Phúc Âm ngày Lễ Giáng Sinh, “thuộc nhà và dòng dõi Đavít” (4). Như được hiểu trong Phúc Âm, câu này nói về Thánh Giuse, chứ không nói về Đức Maria là người mà dòng dõi không được nhắc đến trong các gia phả của cả hai Phúc Âm Mátthêu và Luca (5). Nhưng hai Phúc Âm này nói rõ việc tượng thai Chúa Giêsu mà vẫn còn đồng trinh và do đó, cho thấy rõ câu kết luận này là Thánh Giuse được một số người (chắc chắn không phải các thánh sử) “cho là” (6) cha Chúa Giêsu. Nếu “con vua Đavít” trong ngôn ngữ các Phúc Âm là cách xác nhận liên tục tính của Chúa Giêsu Kitô với Israel và liên tục tính vương quyền của Người với vương quyền của các bậc cha ông nổi tiếng, thì dòng dõi Người kể từ Đavít phải là qua đấng sinh thành phàm nhân duy nhất là Đức Maria. Nếu thế, Đức Maria cũng phải “thuộc nhà và dòng dõi Đavít”. Lối suy luận này từng biện minh cho tập tục đi quá và đi đàng sau Tân Ước để lục tìm nơi Sách Thánh xưa của Israel các lời tiên tri và song đối, các chủ đề và loại hình có thể làm giầu và làm giầy thêm cuốn sách dữ kiện tí hon của Tân Ước. Những loại hình ấy là Miriam, chị Môsê, dĩ nhiên do tên của bà, và cả Mẹ Evà nữa; rồi tất cả các nhân cách hóa phụ nữ, trước nhất trong các trước tác mang tên Vua Salômôn, nhất là khuôn mạo Khôn Ngoan ở chương 8 Sách Châm Ngôn và, trong các sách gọi là ngoại thư hay ngụy thư, như sách Khôn Ngoan của Salômôn và Nàng Dâu trong sách Diễm Ca, một bức chân dung dài nhất và hoa mĩ nhất về người đàn bà trong bất cứ sách nào của toàn bộ Thánh Kinh. Xét theo một phương diện, diễn trình sử dụng chất liệu cho mục đích tôn sùng và học thuyết về Đức Maria này, một diễn trình ta có thể gọi là phương pháp làm giầy thêm (methodology of amplification) chính là một phần của diễn trình lớn hơn nhằm giải thích Thánh Kinh theo ẩn dụ và theo nghĩa bóng, một diễn trình chúng ta mang ơn rất nhiều nơi các bình luận đầy óc tưởng tượng và hết sức đẹp đẽ, bằng lời và bằng hình ảnh, của cả hai nền văn hóa Trung Cổ và Byzantine. Nhưng xét theo một phương diện khác, và hầu như ngược với ý định của những người thực hành nó, nó lại quả quyết mạnh mẽ rằng vì Đức Maria “thuộc nhà Đavít và dòng dõi Đavít” theo lối lý luận như trên, nên Ngài tượng trưng cho sợi giây nối kết không thể nào bẻ gẫy giữa lịch sử Do Thái và lịch sử Kitô Giáo, giữa Giao Ước Thứ Nhất trong đó Ngài sinh ra và Giao Ước Thứ Hai mà chính Ngài hạ sinh ra, đến nỗi ngay cả những Kitô hữu gay gắt chống Do Thái nhất cũng không thể chối được rằng Ngài, người có phúc hơn mọi người nữ, là một người Do Thái. Dù không minh nhiên nối kết với Đức Trinh Nữ Maria, nhưng bức chân dung người đàn bà mang thai được tôn vinh trên trời của Marc Chagall không thể nào không nhắc ta nhớ tới điều trên.
Đức Bà Đen (The Black Madonna). Một trong các kết quả gây ấn tượng hơn cả từ việc giải thích Cựu Ước theo thánh mẫu học đang bàn tới trong chương này, là việc áp dụng những hình ảnh xinh tươi trong sách Diễm Ca vào Đức Maria. “Nigra sum sed formosa” [em đen nhưng em đẹp] gần như là những lời đầu hết của Nàng Dâu trong Diễm Ca (7). Những lời trên của Thánh Kinh đã biện minh cho nhiều bức chân dung về Đức Maria, từng bất chấp lối diễn tả qui ước sẵn có về Ngài (nghĩa là phải là người Ý hoặc Bắc Âu) để vẽ về Ngài như là Đức Bà Đen. Theo nghĩa đen, câu trên xem ra muốn nói lên một cảm thức mâu thuẫn giữa đen và đẹp. Nhưng khi bình luận về sách Diễm Ca, Marvin Pope đã dựa vào cơ sở ngữ học mà chứng tỏ hùng hồn rằng “Em đen và em đẹp” chứ không phải “nhưng em đẹp” mới là cách dịch chính xác câu này từ tiếng Hi-bá-lai, một cách dịch cũng đã được bảo tồn trong bản Bẩy Mươi bằng tiếng Hy Lạp: Melaina eimi kai kalē. Liên từ văn phạm, lẽ dĩ nhiên, ít quan trọng hơn là liên kết bản thể. Như chúng tôi đã chủ trương suốt trong sách này, nếu lịch sử giải thích Thánh Kinh không giới hạn vào các chú giải và bài giảng mà thôi, nhưng mở rộng ra để bàn tới các chủ đề nghệ thuật và đời sống hàng ngày nữa, thì các bức tranh Đức Bà Đen của Czestochowa hay của Guadalupe (“La Morenita" – Bà Đen Nhỏ Bé) (8) đã diễn tả được cho hàng ức triệu người hơn nữa, và diễn tả một cách hùng hồn hơn bất cứ cuốn sách nào, cái trực giác chú giải này là Đức Trinh Nữ quả thực đen và đẹp... Và điều ấy cũng có thể đã biến Ngài thành một đại sứ đặc biệt đến gặp cái khối đại đa số bao la của nhân loại vốn không phải là da trắng.
Người Đàn Bà Dũng Cảm (The Woman of Valor). Chúng tôi đã nhắc đến việc các Kitô hữu sơ khai từng lục lọi Thánh Kinh Do Thái, nhất là các chương đầu của Sáng Thế, để tìm các lời tiên tri nay đã được nên trọn trong các Phúc Âm. Lời tiên tri đáng để ý nhất – đáng để ý đủ để sau cùng xứng đáng nhận được tước hiệu đệ nhất Phúc Âm hay Phúc Âm đầu hết [protevangel] – đó là lời Chúa hứa sau khi Adong và Evà sa ngã. Lời này được nói với con rắn (thường được hiểu là ma qủy): “Và Ta sẽ đặt sự thù hận giữa ngươi và người nữ, và giữa dòng dõi ngươi và dòng dõi người nữ; dòng dõi này sẽ đạp dập đầu ngươi và ngươi sẽ cắn gót anh ta” (9). Thánh Irênê thành Lyons, thuộc hậu bán thế kỷ thứ hai, đã nghiên cứu rất kỹ đoạn văn này để chứng minh rằng Chúa Giêsu chính là dòng dõi của người đàn bà và là Con Thiên Chúa, Đấng, trong tư cách Adong Thứ Hai, sẽ chống lại cuộc tấn công của tên cám dỗ, và sẽ chiến thắng ở ngay trận tuyến nơi Adong Thứ Nhất bị đánh bại, và là Đấng, lúc ở trên thánh giá, đã bị con rắn “cắn gót” nhưng cuối cùng đã đập nát đầu nó (10). Dựa vào những bản chép tay giá trị nhất, các nhà nghiên cứu bản văn Phổ Thông đều hợp nhất ý kiến cho rằng Thánh Giêrôm, một trong ít học giả thuộc mấy thế kỷ đầu của lịch sử Kitô Giáo, thông thạo cả tiếng Hi-bá-lai, lẫn Hy Lạp và La Tinh, đã dịch câu này cùng một nghĩa như bản của Vua James mà ta vừa trích dẫn (theo ấn bản Phổ Thông được phê bình hay nhất, ấn hành năm 1986). Thánh Giêrôm dịch như thế này: “Inimicitias ponam inter te et mulierem, et semen tuum et semen illius; ipsum conteret caput tuum, et tu conteres cacaneum eius”. Nhưng ở một thời điểm nào đó trong việc chuyển giao bản Latinh Phổ Thông này, không hiểu do lầm lẫn hay do lươn lẹo hoặc do suy niệm đạo hạnh, mà chữ trung phái “ipsum” tương hợp với chữ trung phái “semen” bị biến thành giống cái “ipsa” như sau: “Inimicitias ponam inter te et mulierem, et semen tuum et semen illius; ipsa conteret caput tuum, et tu insidiaberis calcaneo eius”(11) [*]. Trong thi ca và hội họa khắp thế giới Latinh Phương Tây, bản dịch này đã gợi hứng cho nhiều tranh ảnh mô tả Đức Trinh Nữ khiêm nhu chiến thắng tên cám dỗ kiêu ngạo (12).
Và, để phù hợp với việc dùng ngôn ngữ Cựu Ước nói rõ thêm Tân Ước, sẽ tới lúc Ngài được coi như lời Thiên Chúa giải đáp câu hỏi đã được đặt ra ở chương cuối Sách Châm Ngôn: “Mulierem fortem quis inveniet? [Người đàn bà dũng cảm, ai tìm ra được?] (13), mà bản Authorized Version đã dịch là “Ai có thể tìm ra được người đàn bà đức hạnh?”. Đức Maria, trong tư cách Mulier Fortis, là một nối dài và một nới rộng của Đức Maria trong tư cách Evà Thứ Hai, là Đấng đã đi vào danh sách chiến trận như Evà Thứ Nhất từng làm, nhưng Evà Thứ Hai này, nhờ fortis [dũng cảm], đã chiến thắng ma qủy, quật ngã kẻ chiến thắng thuở ban đầu. Theo nghĩa ấy, Ngài quả đã trở thành thánh bổn mạng của chiến thắng. Sự chúc phúc của Ngài được kêu khấn bởi nhiều đạo quân lâm trận, nhất là trận chiến chống lại những kẻ được coi như kẻ thù đức tin, đặc biệt là người Hồi Giáo. Các tranh ảnh của Ngài được đem theo trên cờ xí và trên thân mình các chiến binh. Như Tolstoy, trong Chiến Tranh và Hoà Bình, đã cho Công Chúa Marya Bolkonskaya (một nhân vật mô phỏng theo chính mẹ tác giả), ở cuối bức thư gửi cho bạn mình là Julie, sau khi than thở “cuộc chiến bất hạnh mà chúng ta mắc phải, chỉ có Chúa mới biết thế nào và tại sao?” viết những lời này: “Xin giã từ người bạn yêu qúy tốt lành. Cầu xin Đấng Cứu Thế Thần Thánh và Mẹ Rất Thánh Thiêng của Người gìn giữ bạn trong sự chăm sóc thánh thiện và toàn năng của các Ngài. Marya.” (14). Và “Đấng Cứu Thế Thần Thánh và Mẹ Rất Thánh Thiêng của Người” cũng có khả năng gìn giữ các binh lính trong sự chăm sóc thánh thiện và toàn năng của các Ngài khi chiến đấu, vì Chúa Kitô, trong tư cách Christus Victor [Chúa Kitô Khải Hoàn] và Mẹ Người, trong tư cách Mulier Fortis (Người Đàn Bà Dũng Cảm), không những dịu dàng và khiêm nhu, nhưng cũng dũng mãnh và ưa chiến thắng chẳng kém. Một lần nữa, dựa vào phương pháp giải thích Thánh Kinh, đây là bức chân dung Đức Maria khá rõ ràng trong Cựu Ước hơn là trong Tân Ước, nhưng rồi nếu dựa vào cùng một phương pháp này, ta cũng có thể tìm ra bức chân dung ấy cả trong Tân Ước nữa. Phương pháp ấy cũng cung cấp cho ta những người đàn bà thời Trung Cổ với ý nghĩa họ đang có - và với ý hướng của Thiên Chúa, cả ý nghĩa họ có thể trở nên nữa. Trong chiều hướng này, Joan thành Arc chính là câu trả lời gây ấn tượng nhất cho câu hỏi của sách Châm Ngôn về Người Đàn Bà Dũng Cảm.
Ca Trưởng Ca Đoàn Thiên Quốc. Dù đã dùng Evà và một số các nhân vật nữ trong các trước tác Salômôn rồi, nhưng xét về nhiều phương diện, nguyên mẫu hiển nhiên nhất của Đức Maria trong tất cả bộ Cựu Ước phải là Miriam, chị của Môsê và Aharon, mà tên của bà chắc chắn đã được lấy đặt cho Đức Trinh Nữ. Tên Miriam chị của Môsê là tên trong tiếng Hi-bá-lai, nếu dịch qua tiếng Hy Lạp, có thể có nhiều hình thức khác nhau như Maria, Mareia, Mariam, Mariame (15). Cả hai hình thức Maria và Mariam đều đã xuất hiện trong các sách Phúc Âm: hình thức Maria được Thánh Mátthêu dùng trước nhất; hình thức sau được Thánh Luca sử dụng đầu tiên. Tuy nhiên, ngoại trừ chính tên ra, ta khó lòng tìm được một loại hình nào cho cả Mẹ Chúa Giêsu lẫn người chị của Môsê trong các trang sách của Tân Ước. Nhưng một khi việc nại đến điều ở đây ta gọi là phương pháp làm giầy thêm đã trở thành hợp lệ, thậm chí còn bó buộc nữa, thì một nhà giải thích Thánh Kinh giầu tưởng tượng như Thánh Augustinô chắc chắn đã nắm lấy bản văn kể về lịch sử con cái Israel chiến thắng binh đội Pharaô tại Biển Đỏ, như đã được kể trong sách Xuất Hành: “Nữ ngôn sứ Miriam, em ông Aharon, cầm lấy trống; mọi phụ nữ theo bà đi ra, đánh trống và nhảy múa. Bà Miriam xướng lên rằng: ‘Hãy hát mừng Đức Chúa, Đấng cao cả uy hùng, kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương’" (16). Tác động mạnh mẽ của hoạt cảnh này đã được bản Israel Tại Ai Cập của thiên tài âm nhạc và kịch nghệ George Frideric Handel tăng cao hơn nữa, khi ông thay đổi thứ tự hai câu 20 và 21 trong chương 15 sách Xuất Hành với câu 1 một cách khéo léo khiến Miriam trở thành choregas, một thứ ca trưởng của ca đoàn trong Aeschylus hay Sophocles. Nhưng thực tế ra, lòng sùng kính Đức Maria đã làm điều ấy từ xưa lắm rồi, qua việc áp dụng các hệ luận của tước hiệu Con Gái Sion vào loại hình Maria và Miriam.
Đồng Trinh Mãi Mãi [Semper Virgo]. Dù cả các trước tác của Thánh Phaolô lẫn Phúc Âm xưa nhất, tức Phúc Âm Máccô, không nhắc gì đến việc sinh con mà vẫn còn đồng trinh, chính cũng một nguồn Phúc Âm này và nguồn gốc lịch sử Thánh Kinh Do Thái có ám chỉ điều đó; hay ít nhất cũng là trong bản dịch Thánh Kinh qua tiếng Hy Lạp do các người Do Thái ở Alexandria thực hiện trong thế kỷ thứ nhất hay thứ hai trước khi Kitô Giáo xuất hiện, tức Bản Bẩy Mươi. Từ nguồn tài liệu này, ám chỉ trên đã truyền qua hai Phúc Âm Mátthêu và Luca. Thánh Mátthêu trích làm thế giá bản dịch Hy Lạp lời tiên tri Isaia: “Vì vậy, chính Chúa sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ [parthenos trong bản Bẩy Mươi] mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuen” (17). Từ parthenos trong tiếng Hy Lạp là dịch từ “thiếu nữ” của tiếng Hi-bá-lai, không hẳn “trinh nữ” và từ này đã được trích như thế trong bản Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp. Đức Maria hỏi thiên thần lúc truyền tin rằng: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!" (18). Ba trong các Phúc Âm, tức các Phúc Âm Mátthêu, Máccô và Gioan, trừ Phúc Âm Luca, có nhắc đến “anh em” của Chúa Kitô (19), và Thánh Phaolô cũng nhắc đến điều ấy (20). Nếu chỉ căn cứ vào từ ngữ ấy, câu kết luận biểu kiến xem ra là: sau việc tượng thai Chúa Giêsu một cách lạ lùng do quyền năng Chúa Thánh Thần, Đức Maria và Thánh Giuse đã có các con cái khác do các vị sinh ra.
Nhưng đó lại không phải là câu kết luận mà tuyệt đại đa số các thầy dạy của Kitô Giáo sơ khai đã đưa ra. Thay vào đó, họ đã xưng tụng Ngài là Đấng Mãi Mãi Đồng Trinh, Aeiparthenos, Semper Virgo. Để xưng tụng được như thế bất chấp tư liệu của Thánh Kinh về “anh em” của Chúa Giêsu, họ đã phải viện dẫn đến nhiều lý luận Thánh Kinh rất công phu. Tuy nhiên, biện hộ của Thánh Kinh cho việc gọi Đức Maria là Đấng Mãi Mãi Đồng Trinh lại không phải đã lấy trong Tân Ước mà là trong sách Diễm Ca: “Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới, em là khu vườn cấm, là dòng suối canh phòng nghiêm mật, là giếng nước niêm phong [Hortus conclusus, soror mea sponsa, hortus conclusus, fons signatus]” (21). Thánh Giêrôm, sau khi thu kết các câu văn trong Diễm Ca, đã thấy được câu này mà ngài giải thích là ám chỉ về “mẹ Chúa chúng ta, đấng vừa là mẹ vừa là đồng trinh. Do đó, không ai trước và sau Chúa Cứu Thế đã nằm trong ngôi mộ mới của Người, được đẽo trong đá cứng” (22). Quả là một diễn trình giải thích Thánh Kinh đáng lưu ý đang diễn ra ở đây. Vì theo các Phúc Âm, ở về đoạn cuối cuộc sống trên trần gian của Chúa Giêsu, ngôi mộ của Chúa Giêsu là một “ngôi huyệt mới” vốn thuộc sở hữu của Giuse thành Arimathia, nơi chưa có ai được chôn trước đó (23). Các Phúc Âm không nói gì về những người được chôn ở đó sau này, sau khi Chúa Giêsu sống lại, cũng như đã không nói gì về lịch sử sau này của dạ con Đức Maria. Nhưng dựa vào ý nghĩa mạnh mẽ của “hortus conclusus” trong Diễm Ca, Thánh Giêrôm, người chắc chắn là học giả Thánh Kinh vĩ đại nhất trong lịch sử Giáo Hội Phương Tây, thấy chính đáng để có thể kết luận cả việc không có ai khác chôn trong mộ huyệt của Chúa Giêsu lẫn việc không một ai khác đã được Đức Maria sinh hạ. Dù không quan trọng, nhưng quả đáng chú ý một điều: ở cả hai trường hợp trên, những người đóng vai phụ đều có tên là Giuse!
Khuôn Mặt Giống Chúa Kitô Nhất. Trong ngôn ngữ Cựu Ước “mặt” gần như là hạn từ kỹ thuật chỉ “người”. Cách dùng này đã xuất hiện ngay trong câu truyện sáng thế, trong đó, theo bản dịch Hy Lạp, “Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào mặt nó [prosopn], và con người trở nên một sinh vật” (24). Xuyên suốt ngôn ngữ Thánh Kinh và xa hơn nó, đến tận ngôn ngữ ngày nay, “mặt đối mặt” là một cách nói “người đối người” (25). Lời chúc lành mà Aharon được chỉ thị đọc trên dân Israel áp dụng ý niệm đó vào Thiên Chúa: “Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh (em)! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh (em) và dủ lòng thương anh (em)! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh (em)!” (26). Vì, không giống như các ngẫu tượng của dân ngoại, Thiên Chúa của Israel không có hình thể cũng như khuôn mặt để mà “nhìn đến” bất cứ ai, nên việc gán cái hình tượng “mặt” người lên Chúa chỉ có thể ám chỉ mối dây liên hệ đặc biệt gắn chặt vào giao ước. Khi tìm cách khẳng nhận tính liên tục của giao ước ấy nhưng cùng một lúc cả sự nối dài của nó vượt quá biên giới tộc người Israel, Tân Ước đã đề cập đến việc “Quả thật, xưa Thiên Chúa đã phán: Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Đức Kitô.” (27). Do đó, khuôn mặt Chúa Giêsu Kitô được quan niệm như câu Thiên Chúa đáp trả lời cầu của thánh vịnh: “Nghĩ về Ngài, lòng con tự nhủ: hãy tìm kiếm Thánh Nhan. Lạy Chúa, con tìm thánh nhan Ngài” (28). Và như thế, xem ra là một nối dài chính đáng cho ý niệm này, và ta cũng có thế áp dụng vào đây việc xác định Đức Maria là Đấng Trung Gian, vì Thánh Bernard thành Clairvaux, rồi cả Dante Alighieri nữa, cũng đã nói về khuôn mặt Đức Maria như là khuôn mặt qua đó ta thấy được khuôn mặt Chúa Giêsu Kitô, và rồi qua khuôn mặt Chúa Kitô, khuôn mặt của Thiên Chúa cũng trở nên hữu hình.
Các Cuộc Thị Kiến Đức Mẹ. Chính từ những cuộc thị kiến nổi danh trong kinh nghiệm tôn giáo và những lần mạc khải bản thân trong Cựu Ước đã đem lại đảm bảo về phương diện Thánh Kinh cho các lần Đức Trinh Nữ Maria hiện ra thời xưa cũng như thời nay. Qua các thị kiến và mạc khải của Đấng Toàn Năng, Ápraham đã nhận được lời hứa cũng như lệnh truyền khủng khiếp phải hiến tế đứa con trai duy nhất của ông là Ixaác – và sau đó là lệnh truyền “đừng ra tay trên đứa nhỏ” (29). Thị kiến “bụi gai bừng lửa mà không bị thiêu rụi” đã cung cấp khung cảnh cho “bản văn cao như tháp” (30) về lời Thiên Chúa tự tỏ mình ra như là Đấng Tự Hữu (32). Các tiên tri khác của Israel cũng thế, đã nhận được các thị kiến như vậy lúc được Thiên Chúa đặt để hay trong thời gian sau đó (33). Với Êdêkien và Đanien, việc tiếp nhận các thị kiến và việc chuyển đạt nội dung của chúng cho dân hay cho các nhà cai trị của họ đã trở thành cốt lõi và xác định ra phẩm tính các lời tiên tri có tính khải huyền của họ (34). Người ta tưởng tất cả những điều này sẽ chấm dứt với Tân Ước; vì Tân Ước nhấn mạnh đến tính độc nhất và chung cuộc của mạc khải trong Chúa Giêsu Kitô, như là một kết quả mà công thức tiên tri quen thuộc “và lời Thiên Chúa phán ra” với các tiên tri, và vẫn còn dùng cho Gioan Tẩy Giả, không còn thích hợp nữa, vì Lời Thiên Chúa đã đến bằng xương bằng thịt, và “mọi tiên tri và lề luật đã nói tiên tri cho đến Gioan”(35). Tuy thế, và có lẽ khá ngạc nhiên, các thị kiến từng bắt đầu trong Cựu Ước kia đã không chấm dứt với Tân Ước. Thực vậy, trong sách Tông Đồ Công Vụ, Tông Đồ Phêrô được mô tả là đã lấy làm của mình lời tiên tri của Giôen rằng: “Trong những ngày cuối cùng, Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên hết thảy người phàm, con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, thanh niên sẽ thấy thị kiến, bô lão sẽ được báo mộng” như đang được nên trọn ngay trong thế hệ này (36). Cùng trong sách đó của Tân Ước, Thánh Phêrô được thị kiến trên trời cho ông thấy những thức ăn không sạch sẽ và bị cấm, giúp ngài thoát khỏi luật ăn uống (kosher) của Do Thái (37). Đồng nghiệp tông đồ của ngài, và đôi khi là đối thủ của ngài, Thánh Phaolô, đã được thị kiến thấy Chúa Giêsu Kitô trên đường đến Đamát, từng quật ngã ngài, làm ngài mù và giúp ngài quay về với “con đường” của người Kitô hữu, những người ông đang bách hại. Theo sau thị kiến ấy là một lọat những thị kiến khác, khiến ngài “không còn bất tuân phục thị kiến trên trời nữa”, như chính lời ngài nói (38).
Theo các Phúc Âm, chính Chúa Giêsu Kitô cũng có những thị kiến trên trời, vì Ngài “thấy Xatan từ trời rớt xuống như tia chớp” (39). Lúc thống khổ trong Vườn Diệtsimani, “có thiên thần hiện ra, an ủi Ngài” vì Ngài sắp sửa phải chịu cực hình và chết chóc (40). Trực tiếp hơn, liên quan tới chúng ta ở đây, là các thị kiến chung quanh việc Đức Maria sinh ra Chúa Giêsu Kitô. Thị kiến quan trọng nhất là truyền tin, nhưng các thị kiến khác cũng đáng lưu tâm không kém. Chính nhờ thị kiến trong một giấc mơ, mà Thánh Giuse được thuyết phục bỏ ý định “âm thầm bỏ rơi” Đức Maria khi thánh nhân khám phá thấy Ngài có thai Chúa Giêsu, lại cũng nhờ một thị kiến khác trong đó thánh nhân được cảnh giác về âm mưu của Hêrốt muốn đe doạ hài nhi vốn là “vua mới sinh của Người Do Thái”, nên ngài đã đem hài nhi và mẹ hài nhi là Đức Maria qua Ai Cập. Sau cùng cũng nhờ một thị kiến mà ngài được cho hay lúc nào là lúc an toàn để đem Chúa Giêsu và Đức Maria từ Ai Cập trở về Nadarét (41).
Nhưng không đâu trong Tân Ước lại có một loạt những thị kiến phong phú hơn gấp bội cho bằng trong cuốn sách ngày nay được xếp chỗ cuối cùng trong quy điển và theo truyền thống sau này, dù chính xác hay không là điều không quan trọng ở đây, thường được coi là sách cuối cùng đã được viết ra, đó là sách Khải Huyền của Thánh Gioan Thần Thiêng (St John the Divine) mà ta thường gán cho Thánh Gioan Thánh Sử. Cho đến lúc toàn bộ các thị kiến của sách đã đóng lại, nhà thị kiến của sách Khải Huyền đã được thấy không những người “giống như Con Người” (42) mà cả các thiên thần, thú dữ cùng các thị thành thiên quốc nữa, tất cả diễn hành thành một cuộc diễu hành hết sức hấp dẫn trên màn ảnh thị kiến đầy cuồng nhiệt và ngây ngất của mình. Vào khoảng giữa loạt thị kiến này, xuất hiện hình ảnh sau đây: “Và lúc ấy xuất hiện một điềm lạ lớn trên trời; một người đàn bà mặc áo mặt trời, có mặt trăng dưới chân, và trên đầu bà là triều thiên 12 ngôi sao” (43) Liệu thoạt đầu đoạn này có ý định chỉ về Đức Trinh Nữ Maria hay không, không cần biết, nhưng nó phù hợp với phương pháp triển khai trong việc nói về Ngài tốt đến nỗi đầu thời Trung Cổ, từ thế kỷ thứ bẩy đến thế kỷ thứ chín, cả ở Đông lẫn Tây Phương, ai cũng hiểu rõ rằng “biểu tượng về người đàn bà vốn là mẹ đấng Mêxia này tự cho phép mình liên kết với lối giải thích về Đức Maria, khi việc chú tâm đến Ngài đã lan rộng trong cộng đồng Kitô Giáo. Và cuối cùng, khi sách Khải Huyền được liệt kê trong qui điển Thánh Kinh cùng với Phúc Âm Luca và Phúc Âm thứ tư, các hình ảnh khác nhau về người trinh nữ, về người đàn bà dưới chân thánh giá, và người đàn bà hạ sinh ra đấng Mêxia đã cùng củng cố lẫn nhau” (39). Điều đáng ghi nhớ là mấy thế kỷ sau đó, do một diễn trình tương tự, một số hậu duệ Cải Cách Thệ Phản đã không hối tiếc gì trong việc đồng hóa “thiên thần có Phúc Âm đời đời” trong sách Khải Huyền với con người và thừa tác vụ của Martin Luther (45).
Vô Nhiễm Thai. Mối liên kết rắc rối giữa việc giải thích Thánh Kinh và việc phát triển học lý, như đã được nhận dạng cách vắn tắt ở chương trước, đã tác động theo hai chiều cùng một lúc, đối với thánh mẫu học cũng như đối với các ngành khác của thần học. Một học lý về Đức Maria có thể mặc một hình thức đặc thù nào đó vì, ngoài lòng sùng kính và các suy tư về Ngài, vốn là những thửa vườn mầu mỡ cho việc phát triển học lý, một số đoạn Thánh Kinh, cả Cựu lẫn Tân Ước, đều đòi xem sét tới các ám chỉ của nó đối với giáo huấn về Đức Maria. Ngược lại, sự phát triển giáo huấn về Đức Maria do những nguồn khác nhau này khiến nó trở thành cần thiết giúp đem việc giải thích đoạn này hay đoạn nọ hòa hợp với điều cần phải được hiểu về Đức Maria, dù việc giải thích này khởi đầu có thể đã được tiến hành một cách độc lập đối với giáo huấn ấy. Vì ở thời Trung Cổ, nhất là sau khi cuốn Sic et Non [Có và Không] của Peter Abelard làm người ta chú ý tới những mâu thuẫn biểu kiến trong truyền thống, thì sự hoà hợp hóa các bản văn Thánh Kinh và các tài liệu thế giá khác trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nền thần học kinh viện (46). Căn cứ vào gợi ý của Thánh Cyprianô thành Carthage, rồi sau đó học lý của Thánh Ambrosiô thành Milan và Thánh Augustinô thành Hippo, các bản giải thích tiêu chuẩn ở Phương Tây đều đã tổng quát hóa câu Đavít nói trong thánh vịnh rằng: “Này đây, tôi đã được tượng hình trong tội lỗi; và mẹ tôi đã tượng thai tôi trong tội lỗi” (47) để áp dụng vào toàn bộ nhân loại. Nhưng lối giải thích ấy xem ra đi ngược lại việc lượng giá mỗi ngày một trổi vượt hơn trong việc nhấn mạnh đến sự thánh thiện độc đáo của Đức Trinh Nữ Maria. Chính để vượt qua nhu cầu đòi phải hoà hợp hai điều trên, mà học lý vô nhiễm thai cuối cùng đã ra đời trong Giáo Hội Công Giáo La Mã.
Việc Mông Triệu Của Mẹ Hiển Vinh. Trong tất cả các đặc ân và phẩm tính dành cho con người Đức Maria, không một điều gì xem ra lại xa lạ với trình thuật Thánh Kinh về Ngài trong Tân Ước cho bằng việc mông triệu, được Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố trong sắc chỉ Munificentissimus Deus ban hành ngày 1 tháng 11 năm 1950 như một tín điều của Giáo Hội buộc mọi tín hữu phải tin. Nhưng điều này tùy thuộc người ta thiết lập ra sao chứng cớ của Thánh Kinh. Vì tư cách con gái Sion và hậu duệ dân tộc Israel của Đức Maria có nghĩa là đối với Ngài, cũng như đối với người Con có bản tính Thiên Chúa của Ngài, việc lục lọi các trang sách của Cựu Ước để tìm những tín liệu phụ về Ngài không những là điều được phép mà còn là một lệnh truyền nữa.
Sau biến cố phục sinh, Chúa Kitô hiện ra với các môn đệ tại Emmau, và “khởi sự từ Môsê và mọi tiên tri, Ngài giảng giải cho các ông mọi điều trong Thánh Kinh nói về Ngài” (48). Cùng một diễn trình này phải được coi là hợp lệ khi áp dụng cho Đức Maria. Như thế, việc thiếu các tín liệu Tân Ước về những điều đã xẩy ra “khi cuộc sống trần gian của Ngài đã mãn” không đủ làm người ta bó tay. Bởi vậy, trong sắc chỉ Munificentissimus Deus, câu nói của tiên tri Isaia mà Thánh Phaolô áp dụng vào sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, “Sự chết đã bị nuốt trửng trong chiến thắng” (49) có thể được nới rộng bao gồm cả Đức Maria nữa. Một phần của điều ở đây ta gọi là phương pháp làm giầy thêm được đặt căn bản trên tiền đề này là vì địa vị độc đáo và cao cả của Ngài giữa toàn thể tạo vật, “cao cả hơn thiên thần kêrubim, vinh quang hơn thiên thần xêraphim”, chứ không phải chỉ cao trọng nhất giữa loài người, càng không phải chỉ cao trọng nhất hơn mọi người nữ mà thôi, nên người ta tin rằng Đức Maria xứng đáng với bất cứ danh dự và đặc ân nào từng được dành cho người khác thuộc cả Cựu Ước lẫn Tân Ước.
Ngoài ra, như các mô tả việc Đức Maria ngủ yên (dormition) thời Byzantine cho thấy rõ (50), nếu dựa vào phương pháp làm giầy thêm hay nói rõ thêm, ta có thể dùng cuộc đời hai vị thánh trong Cựu Ước để có được những dữ kiện phụ thêm chứng tỏ một người nào đó, khi thời gian sống trên trần gian đã mãn, có thể và thực sự “đã được triệu cả hồn lẫn xác về hưởng vinh quang trên trời”. Đó là đoạn văn ngắn ngủi và khó hiểu về Ênốc trong sách Sáng Thế, và đọan văn đầy ấn tượng nói về Êlia trong quyển 2 sách Các Vua: “Ênốc bước đi với Chúa: và ông không còn nữa; vì Chúa đã đem ông đi”; “thì này một cỗ xe đỏ như lửa, và những con ngựa cũng đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Êlia lên trời trong cơn gió lốc. Thấy thế, ông Êlisa kêu lên: ‘Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã của Israel’ rồi ông không thấy thầy mình nữa” (51). Các học giả cũng như lòng sùng kính của người Do Thái đã nắm lấy cả hai sự tích này và làm chúng nhiều chi tiết hơn. Trong văn chương ngoại và ngụy thư, số phận sau này của Ênốc đã trở thành chủ đề cho nhiều suy đoán (52). Nhân vật Êlia cũng thế đã trở thành đầu đề cho nhiều truyện nhân gian và truyền thuyết (53). Trong bữa ăn gọi là Seder dịp Lễ Vượt Qua, người ta vẫn dành một chỗ trống cho Êlia; và theo Tân Ước, Êlia đã hiện ra cùng lúc với Môsê trong biến cố Chúa Giêsu biến hình (54).
Thành ra, nếu hai con người trong Cựu Ước này được coi là xứng đáng với đặc ân được đem về trời, với đủ cả xe và ngựa lửa, thì điều này há đã chẳng đưa lại một hình thức chứng cớ Thánh Kinh nào đó đối với Đức Maria hay sao. Theo một biện luận còn mạnh hơn nữa, còn ai xứng đáng hơn thế để nhận được phần thưởng này cho bằng Ngài? Vì, chỉ cần căn cứ vào hai trường hợp này mà thôi, nếu kiểu lên trời này đã được mở cho những người phàm trần mau chết, thì ai dám nói rằng Mẹ Thiên Chúa lại bất xứng không đáng hưởng cùng một đặc ân như họ? Câu truyện về hai bà Maria và Martha, các chị của Lagiarô, một câu truyện đã được dùng làm bài đọc Phúc Âm ngày lễ Mông Triệu, đã được kết thúc bằng những lời này: “Maria đã chọn phần tốt hơn, và phần ấy sẽ không bị lấy mất khỏi cô”; câu này lẽ dĩ nhiên nói về người chị em của Martha và Lagiarô, nhưng đối với nhiều người, xem ra nó còn đúng hơn nữa đối với mẹ Chúa Giêsu (55). Với cùng cách chuyển dịch ám chỉ ấy, một câu khác của Cựu Ước như câu “khi ngài lên cao, ngài đã dẫn theo đám tù, và ban nhiều ân huệ cho con người” được áp dụng vào biến cố Chúa Giêsu lên trời, xem ra cũng thích hợp với biến cố Đức Maria được triệu về trời, qua đó, ơn lành cũng đã được phân phát cho nhân loại (56). Hay khi Chúa Kitô hứa rằng: “ai phục vụ Thầy, người ấy hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng ở đấy”, thì quả chả còn ai, vâng chả còn ai trong cõi người phàm mau chết này, phục vụ Ngài một cách đặc biệt cho bằng Đức Maria; và do đó, căn cứ vào lời Chúa hứa trước khi Ngài lên trời, chắc chắn Đức Maria cũng đã theo Ngài về trời như vậy (57).
Việc mừng kính Đức Maria này và việc sáng tác ra những lời ngợi khen nhân danh Ngài như thế, xét theo thời gian, đã trùng hợp với thời hoàng kim của việc giải thích Thánh Kinh theo phương pháp ẩn dụ và loại hình. Ngược lại, việc bác khước cả sự mừng kính Đức Maria lẫn ẩn dụ học đã xuất hiện với nhau, trước nhất trong Phong Trào Cải Cách, và sau đó trong Phong Trào Ánh Sáng cũng như các hậu duệ của chúng. Nhìn trở lui cả hai việc phát triển này, ở thời Trung Cổ và ở thời Cải Cách và thời Ánh Sáng, ta khó tránh được vấn đề mất mát và thu nhận. Vì, phương pháp ẩn dụ và loại hình, từng cứu Thánh Kinh Do Thái khỏi bàn tay kẻ thù và kẻ gièm pha nó thuộc phong trào Kitô Giáo thuở đầu, là phong trào đã đọc Thánh Kinh theo nghĩa đen và đã bác khước nó. Những người này thường cũng là những người đã chống lại chiều hướng giải thích về Đức Trinh Nữ Maria lúc đó. Việc công nhận Thánh Kinh Do Thái làm Thánh Kinh Kitô Giáo trùng hợp không những về thời gian mà cả về luận lý với bức tranh hiện nay về Đức Maria. Bởi vậy, dù cách tiếp cận Thánh Kinh của chúng có khác nhau bao nhiêu, chủ nghĩa chiểu tự cực đoan (fundamentalist literalism) và chủ nghĩa duy sử tân đại (modernist historicism) đều đã mang lại một cách nhìn hai chiều trong việc đọc Sách Thánh. Cùng một lúc, chúng dẫn đến việc làm nghèo đi thái độ của chúng ta đối với Đức Maria. Liệu chúng có đi với nhau hay không là một câu hỏi có tính sử học đáng lưu tâm, mà ta chỉ có thể trả lời qua việc nghiên cứu nghệ thuật, văn chương, và tư tưởng ở các chương kế tiếp. Trong các chương ấy, những bản văn này cùng các bản văn khác của Cựu Ước cũng như phương pháp làm giầy thêm hay nói rõ thêm sẽ nổi bật như là những kho chứa từ đó việc phát triển học lý cũng như lòng sùng kính sẽ tiếp nhận được ngôn ngữ chúng cần để nói về Đức Maria.
__________________________________________________________________
[*] Chú thích của người chuyển ngữ: Thấy trong bản Phổ Thông cũ để chỉ chính người đàn bà, nay đã được bản Phổ Thông mới sửa lại là “ipsum”, y hệt câu thứ nhất.
1. The Catholic Encyclopedia 15:464E
2. Nghiên cứu dứt khoát về vấn đề này là của Henri de Lubac, Exégèse médiévale: Les quatre sens de l’écriture, 2 tập (Paris: Aubier 1959-64).
3. Brown và những người khác, Mary in the New Testament, 29.
4. Lc 2:4.
5. Mt 1:1-17; Lc 3:23-38.
6. Lc 3:23.
7. Diễm Ca 1:5 (Bản Phổ Thông; AV)
8. Rodriguez, Days of Obligation, 16-20.
9. St 3:15.
10. Thánh Irênê, Against Heresies V.xxi.1-3.
11. Tibor Gallus, Die “Frau” in Gen 3,15 (Klagenfurt: Carinthia, 1979).
12. Xem Allegory of the Faith của Vermeer ở chương 6 bên dưới.
13. Châm Ngôn 31:10 (Bản Phổ Thông).
14. L.N. Tolstoy, War and Peace, tập 1. chương 22 (Bản dịch của Ann Dunnigan).
15. Edwin Hatch và Henry A. Redpath chủ biên, A Concordance to the Septuagint, 3 tập (Oxford: Clarendon Press 1897-1906) 3:108.
16. Xh 15:20-21.
17. Is 7:14; Mt 1:22-23.
18. Lc 1:34.
19. Mt 12:46; Mt 13:55; Mc 3:31; Ga 2:12; Ga 7:3,5.
20. 1Cor 9:5; Gl 1:19.
21. Diễm Ca 4:12 (AV; Phổ Thông)
22. Thánh Giêrôm, Against Jovinian I,31.
23. Mt 27:60; Lc 23:53; Ga 19:41.
24. St 2:7 (Bản 70)
25. 1Cor 13:12.
26. Dân Số 6:24-26.
27. 2Cor 4:6.
28. Tv 27:8.
29. St 22:12.
30. Murray, Problem of God, 5.
31. Xh 3:2, 14.
32. Is 6:1; 21:2.
33. Am 1:1; Ov. 1; Nk 1:1.
34. Êdêkien 11:24; 12:27, 37:2, 47:1; Đn 8:1.
35. Lc 3:2; Ga 1:14; Mt 11:13.
36. Cv 2:17; Gn 2:28.
37. Cv 10:9-16.
38. Cv 16:9; 18:9-10; 26:19.
39. Lc 10:18.
40. Lc 22:43.
41. Mt 1:20; 2:12, 19.
42. Kh 1:13.
43. Kh 12:1.
44. Brown và những người khác, Mary in the New Testament, 339.
45. Kh 14:6-7.
46. Xem The Christian Tradition, 3:223-29.
47. Tv 51:5.
48. Lc 24:27.
49. Is 25:8; 1Cor 15:54.
50. Theodore the Studite, Orations V.2-3 (PG 99:721-724); xem chương 15 dưới đây.
51. St 5:24; 2V 2:11-12.
52. ADB 2:508-26 (Richard S. Hess, George W.E. Nickelsburg, Francis I. Andersen).
53. ADB 2:465-69 (Siefried S. Johnson, Orval S. Wintermute).
54. Mt 17:3.
55. Lc 10:38-42.
56. Tv 68:18; Eph. 4:8.
57. Ga 12:26.