Bài giảng của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 trong Thánh Lễ đêm giáng sinh được ngài cử hành tại đền thờ thánh Phêrô
Anh chị em thân mến,
“Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta” (Is 9,5). Sự kiện mà tiên tri Isaia từ xa xưa khi nhìn về tương lai và nói với dân Israel như là một lời an ủi họ trong nỗi đau khổ và thất vọng, thiên thần trong đêm giáng sinh, từ sự kiện đó, loan báo một đám mây ánh sáng, ngài loan báo cho các mục đồng sự kiện đó nay đã trở thành hiện thực: “Ngày hôm nay, Ðấng Cứu Ðộ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Ðavít, Người là Ðấng Kitô Ðức Chúa” (Lc 2,11). Thiên Chúa hiện diện. Từ giây phút này, Thiên Chúa thực sự trở thành “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Không còn là Thiên Chúa xa lạ mà qua một vài cách thế nào đó, như qua các thụ tạo hay bằng tri thức, con người có thể cảm nhận thấy Ngài. Thiên Chúa đã xuống thế. Ngài trở nên gần gũi. Chúa Kitô phục sinh đã nói với các môn đệ của Ngài và nói với chúng ta: “Này Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em: sự kiện thiên thần loan báo cho các mục đồng, lúc này Thiên Chúa cũng loan báo cho chúng ta một lần nữa qua Tin Mừng và qua các sứ giả của Ngài. Sự kiện này không thể làm chúng thờ ơ, lãnh đạm. Nếu đây là sự kiện thật sự, tất cả được thay đổi. Nếu đây là sự kiện thật sự, thì sự kiện này tác động ngay cả đối với tôi. Như các mục đồng, tôi phải nói: Tôi muốn đến Bêlem để chiêm ngắm Ngôi lời đã giáng sinh tại đó. Tin Mừng tường thuật cho chúng ta không phải là không lưu tâm tới tính cách lịch sử của các mục đồng. Các mục đồng chỉ cho chúng ta biết cách đáp trả sứ điệp được loan báo ngay cả cho chúng ta. Như vậy, điều gì các mục đồng nói với chúng ta như là những chứng nhân đầu tiên về biến cố nhập thể của Thiên Chúa ?
Trước hết, điều các mục đồng cho biết là: họ là những người canh thức và sứ điệp chỉ có thể đến được với họ bởi vì họ tỉnh thức. Chúng ta phải tỉnh thức, vì sứ điệp cũng đang được gửi đến cho chúng ta. Chúng ta phải thực sự trở thành những người tỉnh thức. Điều đó có nghĩa là gì ? Sự khác biệt giữa một người đang ngủ và một người đang tỉnh thức trước hết ở yếu tố người ngủ đang ở trong một thế giới riêng biệt. Với giấc ngủ của họ, tôi và họ bị chia cắt trong thế giới của giấc ngủ, chính xác, chỉ có mình họ và họ không thể liên lạc với những người khác. Tỉnh thức có nghĩa là ra khỏi thế giới riêng biệt của cái tôi và bước vào thế giới hiệp thông (chung), trong thế giới mà thực sự mỗi người chúng ta liên kết với nhau. Sự xung đột trên thế giới bắt nguồn từ yếu tố chúng ta khép kín trong ích lợi cá nhân, trong ý kiến cá nhân, trong thế giới chật hẹp, nhỏ bé cá nhân của chúng ta. Tính vị kỷ của cá nhân cũng như của phe nhóm biến chúng ta thành những tù nhân của lòng ham muốn và lợi ích của chúng ta, những điều đó đi ngược lại với chân lý và chia rẽ chúng ta. Anh chị em hãy tỉnh thức, Tin Mừng nói với chúng ta. Anh chị em hãy ra khỏi mình để bước vào một thế giới hiệp thông thực sự, trong sự hiệp thông với một Thiên Chúa duy nhất. Tỉnh thức như vậy là phát triển sự nhạy bén với Thiên Chúa; Thiên Chúa muốn dẫn dắt chúng ta qua các dấu chỉ thinh lặng và qua muôn vàn những dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài. Người ta nói: có những người đánh mất cảm nghiệm về Chúa giống như một số người đánh mất khả năng thưởng thức âm nhạc. Khả năng cảm nhận về Chúa là một đặc ân mà Thiên Chúa dường như chỉ dành cho một số người. Thực sự, cách chúng ta suy nghĩ và hành động, não trạng của thế giới hiện nay, mức độ kinh nghiệm phong phú của chúng ta phù hợp dẫn đến sự nhận biết Thiên Chúa hơn là ‘mất khả năng nhận biết Ngài’. Tuy nhiên, Thiên Chúa hiện diện trong mỗi tâm hồn, bằng cách thế âm thầm hay rõ ràng, sự chờ đợi Thiên Chúa đem lại khả năng gặp gỡ Ngài. Để duy trì được sự tỉnh thức này, sự tỉnh thức với những điều căn bản nhất, chúng ta cầu nguyện cho chính chúng ta và cho những người khác, cho những người luôn luôn bị mất ‘khả năng cảm nhận Thiên Chúa’ để nơi những người đó luôn sống động ước muốn mà Thiên Chúa bày tỏ. Nhà thần học chứ danh Origen đã nói: Nếu tôi được diễm phúc nhìn thấy những điều như thánh Phaolô đã nhìn thấy, lúc này tôi có thể nhìn thấy cộng đoàn các thiên thần (x. Lc 23,9). Thật vậy, trong phụng vụ thánh, các thiên thần của Chúa và các thánh hiện diện xung quang chúng ta. Chính Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta. Lạy Chúa, xin hãy mở đôi mắt của chúng con để chúng con trở thành những người tỉnh thức và sáng suốt và như thế chúng con có thể đem sự hiện diện của Chúa cho những người khác.
Chúng ta trở lại với Tin Mừng giáng sinh. Tin Mừng thuật lại cho chúng ta, các mục đồng, sau khi đón nhận sứ điệp của thiên sứ họ nói với nhau: "Nào chúng ta sang Bêlem…. họ đã ra đi không chậm chễ" (Lc 2,15s). Theo nghĩa đen của bản văn Hy lạp “họ vội vã ra đi”. Như vậy, điều được loan báo cho họ là điều quan trọng và họ phải lên đường ngay lập tức. Thật vậy, điều đã được nói cho họ hoàn toàn vượt ra ngoài thói quen của họ. Điều đó thay đổi thế giới. Đấng Cứu Thế đã được sinh ra. Trong thành của vua Đa-vít, Con vua Đa-vít được chờ đợi đã bước vào thế giới. Điều gì có thể quan trọng hơn ? Chắc chắn, sự hiếu kỳ đã thúc đẩy các mục đồng, nhưng trên hết là sự rung động về một điều vô cùng kỳ diệu đã được loan báo chỉ cho riêng họ, những con người nhỏ bé và dáng vẻ bên ngoài dường như không có gì quan trọng. Họ ra đi vội vã, không chậm chễ. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta các sự việc không được sắp đặt như thế. Nhiều người không dành muốn ưu tiên những điều thuộc về Chúa, những điều đó không thúc bách chúng ta với một cách thức cấp bách. Và như vậy phần lớn chúng ta khước từ những điều thuộc về Chúa. Trước hết, hãy làm điều khẩn thiết mà chúng ta cảm thấy ở đây và vào lúc này. Trong danh sách những điều ưu tiên, Thiên Chúa hầu như luôn luôn đứng vị trí cuối cùng. Điều này có thể luôn luôn là sự thực. Tin Mừng nói với chúng ta: Thiên Chúa chiếm vị trí ưu tiên cao nhất. Nếu trong đời sống chúng ta, có một vài điều gì đó xứng đáng được thực hiện cách vội vã không chậm chễ thì điều đó chỉ là những điều thuộc về Thiên Chúa. Một khoản luật quan trọng nhất trong bộ luật của thánh Biển đức, thánh nhân đã nói như sau: “Ưu tiên hàng đầu là những công việc thuộc về Chúa (nghĩa là Các Giờ Kinh Phụng Vụ), không có bất cứ ưu tiên nào khác được đặt trên ưu tiên này”. Đối với các Đan sĩ, phụng vụ là ưu tiên số một. Tất cả các công việc khác đều đứng sau. Tuy nhiên, trong ý tưởng chính, câu nói này có giá trị cho tất cả mọi người. Thiên Chúa quan trọng, một thực tại tuyệt đối quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta. Các mục đồng đã dậy cho chúng ta biết điều ưu tiên căn bản này. Qua các mục đồng, chúng ta học biết cách không bỏ sót những điều cấp bách trong cuộc sống hàng ngày. Qua các mục đồng chúng ta học biết sự tự do nội tâm để đặt ở hàng thứ yếu những bận tâm trong cuộc sống hàng ngày để chúng ta tiến lại gần Thiên Chúa và để cho Ngài bước vào trong cuộc sống và trong thế giới của chúng ta. Thời gian dành cho Thiên Chúa, bắt nguồn từ chính Ngài, và thời gian dành cho tha nhân không bao giờ là thời gian bị đánh mất. Đây là thời gian mà chúng ta thực sự sống và sống với chính bản tính nhân loại của chúng ta.
Một vài nhà chú giải đã giải thích, những mục đồng đầu tiên, với tâm hồn đơn sơ, họ đã đến gặp Chúa Giêsu nơi máng cỏ và họ đã gặp được Đấng Cứu Thế. Các nhà hiền triết phương đông đại diện cho những người có địa vị và danh tiếng là những người đến muộn nhất. Các nhà chú giải viết thêm: đây là điều rất hiển nhiên. Các mục đồng cư ngụ ở gần. Họ không cần phải thực hiện một cuộc hành trình xa xôi (x. Lc 2,15) ngay cả một chặng đường ngắn ngủi để đến bên máng cỏ Bê-lem. Những nhà hiền triết, trái lại, sinh sống ở một nơi xa xôi. Họ phải vượt qua một quãng đường dài và khó khăn mới đến được Bê lem. Họ cần sự chỉ dẫn. Dẫu vậy, ngay cả ngày nay có những tâm hồn đơn sơ và khiêm hạ sống rất gần Thiên Chúa. Có thể nói, họ là những người gần gũi Thiên Chúa và họ có thể dễ dàng đến với Thiên Chúa. Nhưng phần lớn con người hiện đại sống xa cách Chúa Giêsu, Đấng đã trở nên người phàm, Đấng từ Thiên Chúa mà đến và đang ở giữa chúng ta. Chúng ta sống trong một thế giới triết học và thương mại, tâm hồn chúng ta bị lấp đầy bởi biết bao nhiêu lo lắng, nên con đường tiến về Bê lem trở nên vô cùng xa xôi. Trong nhiều cách thức khác nhau, Thiên Chúa phải nhiều lần đưa bàn tay của Ngài ra cho chúng ta, đến khi chúng ta có thể ra khỏi tình trạng hỗn loạn trong suy nghĩ và trong các mối bận tâm của chúng ta và chúng ta tìm thấy một con đường đi về phía Ngài. Có một con đường cho tất cả chúng ta. Thiên Chúa đã chuẩn bị những dấu chỉ thích hợp cho mỗi người chúng ta. Ngài kêu gọi tất cả chúng ta để chúng ta cũng có thể nói: Nào chúng ta cùng đi đến Bê-lem, đến với Thiên Chúa, Đấng đã đến gặp gỡ chúng ta. Vâng, Thiên Chúa đã đến với chúng ta. Chúng ta không thể đến với Ngài bằng khả năng riêng. Con đường đó vượt quá khả năng của chúng ta. Nhưng Thiên Chúa đã mở lối. Ngài đến gặp chúng ta. Ngài đã vượt qua một quãng đường dài. Bây giờ Ngài mời gọi chúng ta: các con hãy đến và hãy chiêm ngắm Ta yêu mến các con biết bao. Hãy đến và hãy chiêm ngắm, Ta hiện diện nơi đây. Chúng ta hãy đến Bê-lem, bản văn Thánh kinh tiếng La tinh nói. Chúng ta đi đến nơi đó. Chúng ta vượt qua chính mình ! Chúng ta trở thành người lữ hành tiến về phía Chúa bằng nhiều cách thế khác nhau: bên trong nội tâm đang trên con đường tiến về với Chúa. Tuy nhiên ngay cả bằng những cách thế rất cụ thể, qua phụng vụ của Giáo Hội, trong sự phục vụ anh chị em, nơi đó Chúa Kitô đang chờ đợi chúng ta.
Một lần nữa chúng ta nghe trực tiếp Tin Mừng. Các mục đồng nói với nhau lý do khiến họ lên đường: “Nhìn xem sự kiện đã xảy ra”. Theo nghĩa đen của bản văn Hy lạp: “Nhìn xem Ngôi Lời, Đấng đã giáng trần ở đó”. Vâng đây là điều mới mẻ trong đêm nay: Ngôi Lời có thể được chiêm ngắm. Bởi vì Ngôi Lời đã trở nên người phàm. Vì Thiên Chúa đó không cần phải phác họa với bất cứ hình ảnh nào, bởi vì mỗi một hình ảnh chỉ có thể phản ánh phần nào Thiên Chúa, thậm chí làm biến dạng dung nhan của Ngài, vì Thiên Chúa đó đã bày tỏ chính mình, chính Ngài là biểu lộ hữu hình của Đấng là hình ảnh đích thật, như thánh Phaolô đã nói (x. 2 Cor 4,4; Col 1,15). Trong dung mạo của Chúa Giêsu Kitô, trong tất cả đời sống và hoạt động của Ngài, trong sự chết và sự phục sinh của Ngài, chúng ta có thể chiêm ngắm Ngôi Lời của Thiên Chúa và như thế chính là mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống. Thiên Chúa là như thế. Thiên sứ đã nói với các mục đồng: “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 12,12). Dấu chỉ của Chúa được ban cho các mục đồng và ban cho chúng ta không phải là một phép lạ dễ cảm xúc. Dấu chỉ của Chúa là sự khiêm hạ của Ngài. Dấu chỉ của Chúa là Ngài đã trở nên bé nhỏ; trở nên trẻ thơ; động chạm đến và đòi lòng mến của chúng ta. Biết bao lần chúng ta muốn dấu chỉ khác, dấu chỉ lớn lao, không thể chối cãi về quyền năng và sự cao cả của Ngài. Nhưng dấu chỉ của Ngài mời gọi chúng ta với lòng tin và lòng mến, tuy nhiên Ngài ban cho chúng ta niềm hy vọng: Thiên Chúa là như thế. Ngài quyền năng và nhân hậu. Ngài mời gọi chúng ta trở nên giống như Ngài. Vâng trở nên giống như Thiên Chúa, nếu chúng ta từ bỏ tưởng tượng khỏi dấu chỉ này; nếu chúng ta học biết, chính chúng ta, sự khiêm hạ và như vậy là thực sự lớn lao; nếu chúng ta từ bỏ bạo lực và chỉ sử dụng vũ khí của bác ái và tình yêu. Origen, nối tiếp lời của thánh Gioan tẩy giả, đã nhìn thấy bản chất của người ngoại giáo trong biểu tượng của đá: người ngoại giáo thiếu sự nhạy cảm, nghĩa là một trái tim bằng đá, không có khả năng yêu mến và lãnh nhận tình yêu của Thiên Chúa. Origine nói với những người ngoại giáo: “Hãy lấy khỏi các ngươi tư tưởng và cảm nghĩ, chúng đã biến thành đá và gỗ” (in Lc 22,9). Tuy nhiên, Chúa Giêsu muốn ban cho chúng ta một trái tim bằng thịt. Khi chúng ta chiêm ngắm Ngài, Thiên Chúa trở thành trẻ thơ, trái tim chúng ta sẽ mở ra. Trong phụng vụ đêm thánh này, Thiên Chúa đến với chúng ta như con người để chúng ta thực sự trở thành con người. Chúng ta nghe lời của Origen: “Điều gì có ích cho bạn hơn điều này là Đức Kitô một lần đã đến trong xác thịt, Ngài đã không đến tận linh hồn của bạn chăng” ? Hàng ngày chúng ta cầu nguyện và chúng ta có thể nói rằng: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi (Gal 2,20)” (in Lc 22,3).
Vâng với điều đó, chúng ta có thể cầu nguyện trong đêm thánh này. Lậy Chúa Giêsu, Chúa đã sinh ở Bê-lem, xin hãy đến với chúng con ! Xin hãy bước vào trong con, trong tâm hồn con. Xin hãy biến đổi con. Xin hãy đổi mới con. Xin hãy làm cho con và cho tất cả chúng con bằng gỗ và đá thành những con người sống động, trong chúng con tình yêu của Chúa hiện diện và thế giới được biến đổi. Amen.
Chuyển ngữ từ bản tiếng Ý
Nguồn: http://www.oecumene.radiovaticana.org/IT1/Articolo.asp?c=344723
Lm Giuse Đào Hữu Thọ
Anh chị em thân mến,
“Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta” (Is 9,5). Sự kiện mà tiên tri Isaia từ xa xưa khi nhìn về tương lai và nói với dân Israel như là một lời an ủi họ trong nỗi đau khổ và thất vọng, thiên thần trong đêm giáng sinh, từ sự kiện đó, loan báo một đám mây ánh sáng, ngài loan báo cho các mục đồng sự kiện đó nay đã trở thành hiện thực: “Ngày hôm nay, Ðấng Cứu Ðộ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Ðavít, Người là Ðấng Kitô Ðức Chúa” (Lc 2,11). Thiên Chúa hiện diện. Từ giây phút này, Thiên Chúa thực sự trở thành “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Không còn là Thiên Chúa xa lạ mà qua một vài cách thế nào đó, như qua các thụ tạo hay bằng tri thức, con người có thể cảm nhận thấy Ngài. Thiên Chúa đã xuống thế. Ngài trở nên gần gũi. Chúa Kitô phục sinh đã nói với các môn đệ của Ngài và nói với chúng ta: “Này Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em: sự kiện thiên thần loan báo cho các mục đồng, lúc này Thiên Chúa cũng loan báo cho chúng ta một lần nữa qua Tin Mừng và qua các sứ giả của Ngài. Sự kiện này không thể làm chúng thờ ơ, lãnh đạm. Nếu đây là sự kiện thật sự, tất cả được thay đổi. Nếu đây là sự kiện thật sự, thì sự kiện này tác động ngay cả đối với tôi. Như các mục đồng, tôi phải nói: Tôi muốn đến Bêlem để chiêm ngắm Ngôi lời đã giáng sinh tại đó. Tin Mừng tường thuật cho chúng ta không phải là không lưu tâm tới tính cách lịch sử của các mục đồng. Các mục đồng chỉ cho chúng ta biết cách đáp trả sứ điệp được loan báo ngay cả cho chúng ta. Như vậy, điều gì các mục đồng nói với chúng ta như là những chứng nhân đầu tiên về biến cố nhập thể của Thiên Chúa ?
Trước hết, điều các mục đồng cho biết là: họ là những người canh thức và sứ điệp chỉ có thể đến được với họ bởi vì họ tỉnh thức. Chúng ta phải tỉnh thức, vì sứ điệp cũng đang được gửi đến cho chúng ta. Chúng ta phải thực sự trở thành những người tỉnh thức. Điều đó có nghĩa là gì ? Sự khác biệt giữa một người đang ngủ và một người đang tỉnh thức trước hết ở yếu tố người ngủ đang ở trong một thế giới riêng biệt. Với giấc ngủ của họ, tôi và họ bị chia cắt trong thế giới của giấc ngủ, chính xác, chỉ có mình họ và họ không thể liên lạc với những người khác. Tỉnh thức có nghĩa là ra khỏi thế giới riêng biệt của cái tôi và bước vào thế giới hiệp thông (chung), trong thế giới mà thực sự mỗi người chúng ta liên kết với nhau. Sự xung đột trên thế giới bắt nguồn từ yếu tố chúng ta khép kín trong ích lợi cá nhân, trong ý kiến cá nhân, trong thế giới chật hẹp, nhỏ bé cá nhân của chúng ta. Tính vị kỷ của cá nhân cũng như của phe nhóm biến chúng ta thành những tù nhân của lòng ham muốn và lợi ích của chúng ta, những điều đó đi ngược lại với chân lý và chia rẽ chúng ta. Anh chị em hãy tỉnh thức, Tin Mừng nói với chúng ta. Anh chị em hãy ra khỏi mình để bước vào một thế giới hiệp thông thực sự, trong sự hiệp thông với một Thiên Chúa duy nhất. Tỉnh thức như vậy là phát triển sự nhạy bén với Thiên Chúa; Thiên Chúa muốn dẫn dắt chúng ta qua các dấu chỉ thinh lặng và qua muôn vàn những dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài. Người ta nói: có những người đánh mất cảm nghiệm về Chúa giống như một số người đánh mất khả năng thưởng thức âm nhạc. Khả năng cảm nhận về Chúa là một đặc ân mà Thiên Chúa dường như chỉ dành cho một số người. Thực sự, cách chúng ta suy nghĩ và hành động, não trạng của thế giới hiện nay, mức độ kinh nghiệm phong phú của chúng ta phù hợp dẫn đến sự nhận biết Thiên Chúa hơn là ‘mất khả năng nhận biết Ngài’. Tuy nhiên, Thiên Chúa hiện diện trong mỗi tâm hồn, bằng cách thế âm thầm hay rõ ràng, sự chờ đợi Thiên Chúa đem lại khả năng gặp gỡ Ngài. Để duy trì được sự tỉnh thức này, sự tỉnh thức với những điều căn bản nhất, chúng ta cầu nguyện cho chính chúng ta và cho những người khác, cho những người luôn luôn bị mất ‘khả năng cảm nhận Thiên Chúa’ để nơi những người đó luôn sống động ước muốn mà Thiên Chúa bày tỏ. Nhà thần học chứ danh Origen đã nói: Nếu tôi được diễm phúc nhìn thấy những điều như thánh Phaolô đã nhìn thấy, lúc này tôi có thể nhìn thấy cộng đoàn các thiên thần (x. Lc 23,9). Thật vậy, trong phụng vụ thánh, các thiên thần của Chúa và các thánh hiện diện xung quang chúng ta. Chính Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta. Lạy Chúa, xin hãy mở đôi mắt của chúng con để chúng con trở thành những người tỉnh thức và sáng suốt và như thế chúng con có thể đem sự hiện diện của Chúa cho những người khác.
Chúng ta trở lại với Tin Mừng giáng sinh. Tin Mừng thuật lại cho chúng ta, các mục đồng, sau khi đón nhận sứ điệp của thiên sứ họ nói với nhau: "Nào chúng ta sang Bêlem…. họ đã ra đi không chậm chễ" (Lc 2,15s). Theo nghĩa đen của bản văn Hy lạp “họ vội vã ra đi”. Như vậy, điều được loan báo cho họ là điều quan trọng và họ phải lên đường ngay lập tức. Thật vậy, điều đã được nói cho họ hoàn toàn vượt ra ngoài thói quen của họ. Điều đó thay đổi thế giới. Đấng Cứu Thế đã được sinh ra. Trong thành của vua Đa-vít, Con vua Đa-vít được chờ đợi đã bước vào thế giới. Điều gì có thể quan trọng hơn ? Chắc chắn, sự hiếu kỳ đã thúc đẩy các mục đồng, nhưng trên hết là sự rung động về một điều vô cùng kỳ diệu đã được loan báo chỉ cho riêng họ, những con người nhỏ bé và dáng vẻ bên ngoài dường như không có gì quan trọng. Họ ra đi vội vã, không chậm chễ. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta các sự việc không được sắp đặt như thế. Nhiều người không dành muốn ưu tiên những điều thuộc về Chúa, những điều đó không thúc bách chúng ta với một cách thức cấp bách. Và như vậy phần lớn chúng ta khước từ những điều thuộc về Chúa. Trước hết, hãy làm điều khẩn thiết mà chúng ta cảm thấy ở đây và vào lúc này. Trong danh sách những điều ưu tiên, Thiên Chúa hầu như luôn luôn đứng vị trí cuối cùng. Điều này có thể luôn luôn là sự thực. Tin Mừng nói với chúng ta: Thiên Chúa chiếm vị trí ưu tiên cao nhất. Nếu trong đời sống chúng ta, có một vài điều gì đó xứng đáng được thực hiện cách vội vã không chậm chễ thì điều đó chỉ là những điều thuộc về Thiên Chúa. Một khoản luật quan trọng nhất trong bộ luật của thánh Biển đức, thánh nhân đã nói như sau: “Ưu tiên hàng đầu là những công việc thuộc về Chúa (nghĩa là Các Giờ Kinh Phụng Vụ), không có bất cứ ưu tiên nào khác được đặt trên ưu tiên này”. Đối với các Đan sĩ, phụng vụ là ưu tiên số một. Tất cả các công việc khác đều đứng sau. Tuy nhiên, trong ý tưởng chính, câu nói này có giá trị cho tất cả mọi người. Thiên Chúa quan trọng, một thực tại tuyệt đối quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta. Các mục đồng đã dậy cho chúng ta biết điều ưu tiên căn bản này. Qua các mục đồng, chúng ta học biết cách không bỏ sót những điều cấp bách trong cuộc sống hàng ngày. Qua các mục đồng chúng ta học biết sự tự do nội tâm để đặt ở hàng thứ yếu những bận tâm trong cuộc sống hàng ngày để chúng ta tiến lại gần Thiên Chúa và để cho Ngài bước vào trong cuộc sống và trong thế giới của chúng ta. Thời gian dành cho Thiên Chúa, bắt nguồn từ chính Ngài, và thời gian dành cho tha nhân không bao giờ là thời gian bị đánh mất. Đây là thời gian mà chúng ta thực sự sống và sống với chính bản tính nhân loại của chúng ta.
Một vài nhà chú giải đã giải thích, những mục đồng đầu tiên, với tâm hồn đơn sơ, họ đã đến gặp Chúa Giêsu nơi máng cỏ và họ đã gặp được Đấng Cứu Thế. Các nhà hiền triết phương đông đại diện cho những người có địa vị và danh tiếng là những người đến muộn nhất. Các nhà chú giải viết thêm: đây là điều rất hiển nhiên. Các mục đồng cư ngụ ở gần. Họ không cần phải thực hiện một cuộc hành trình xa xôi (x. Lc 2,15) ngay cả một chặng đường ngắn ngủi để đến bên máng cỏ Bê-lem. Những nhà hiền triết, trái lại, sinh sống ở một nơi xa xôi. Họ phải vượt qua một quãng đường dài và khó khăn mới đến được Bê lem. Họ cần sự chỉ dẫn. Dẫu vậy, ngay cả ngày nay có những tâm hồn đơn sơ và khiêm hạ sống rất gần Thiên Chúa. Có thể nói, họ là những người gần gũi Thiên Chúa và họ có thể dễ dàng đến với Thiên Chúa. Nhưng phần lớn con người hiện đại sống xa cách Chúa Giêsu, Đấng đã trở nên người phàm, Đấng từ Thiên Chúa mà đến và đang ở giữa chúng ta. Chúng ta sống trong một thế giới triết học và thương mại, tâm hồn chúng ta bị lấp đầy bởi biết bao nhiêu lo lắng, nên con đường tiến về Bê lem trở nên vô cùng xa xôi. Trong nhiều cách thức khác nhau, Thiên Chúa phải nhiều lần đưa bàn tay của Ngài ra cho chúng ta, đến khi chúng ta có thể ra khỏi tình trạng hỗn loạn trong suy nghĩ và trong các mối bận tâm của chúng ta và chúng ta tìm thấy một con đường đi về phía Ngài. Có một con đường cho tất cả chúng ta. Thiên Chúa đã chuẩn bị những dấu chỉ thích hợp cho mỗi người chúng ta. Ngài kêu gọi tất cả chúng ta để chúng ta cũng có thể nói: Nào chúng ta cùng đi đến Bê-lem, đến với Thiên Chúa, Đấng đã đến gặp gỡ chúng ta. Vâng, Thiên Chúa đã đến với chúng ta. Chúng ta không thể đến với Ngài bằng khả năng riêng. Con đường đó vượt quá khả năng của chúng ta. Nhưng Thiên Chúa đã mở lối. Ngài đến gặp chúng ta. Ngài đã vượt qua một quãng đường dài. Bây giờ Ngài mời gọi chúng ta: các con hãy đến và hãy chiêm ngắm Ta yêu mến các con biết bao. Hãy đến và hãy chiêm ngắm, Ta hiện diện nơi đây. Chúng ta hãy đến Bê-lem, bản văn Thánh kinh tiếng La tinh nói. Chúng ta đi đến nơi đó. Chúng ta vượt qua chính mình ! Chúng ta trở thành người lữ hành tiến về phía Chúa bằng nhiều cách thế khác nhau: bên trong nội tâm đang trên con đường tiến về với Chúa. Tuy nhiên ngay cả bằng những cách thế rất cụ thể, qua phụng vụ của Giáo Hội, trong sự phục vụ anh chị em, nơi đó Chúa Kitô đang chờ đợi chúng ta.
Một lần nữa chúng ta nghe trực tiếp Tin Mừng. Các mục đồng nói với nhau lý do khiến họ lên đường: “Nhìn xem sự kiện đã xảy ra”. Theo nghĩa đen của bản văn Hy lạp: “Nhìn xem Ngôi Lời, Đấng đã giáng trần ở đó”. Vâng đây là điều mới mẻ trong đêm nay: Ngôi Lời có thể được chiêm ngắm. Bởi vì Ngôi Lời đã trở nên người phàm. Vì Thiên Chúa đó không cần phải phác họa với bất cứ hình ảnh nào, bởi vì mỗi một hình ảnh chỉ có thể phản ánh phần nào Thiên Chúa, thậm chí làm biến dạng dung nhan của Ngài, vì Thiên Chúa đó đã bày tỏ chính mình, chính Ngài là biểu lộ hữu hình của Đấng là hình ảnh đích thật, như thánh Phaolô đã nói (x. 2 Cor 4,4; Col 1,15). Trong dung mạo của Chúa Giêsu Kitô, trong tất cả đời sống và hoạt động của Ngài, trong sự chết và sự phục sinh của Ngài, chúng ta có thể chiêm ngắm Ngôi Lời của Thiên Chúa và như thế chính là mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống. Thiên Chúa là như thế. Thiên sứ đã nói với các mục đồng: “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 12,12). Dấu chỉ của Chúa được ban cho các mục đồng và ban cho chúng ta không phải là một phép lạ dễ cảm xúc. Dấu chỉ của Chúa là sự khiêm hạ của Ngài. Dấu chỉ của Chúa là Ngài đã trở nên bé nhỏ; trở nên trẻ thơ; động chạm đến và đòi lòng mến của chúng ta. Biết bao lần chúng ta muốn dấu chỉ khác, dấu chỉ lớn lao, không thể chối cãi về quyền năng và sự cao cả của Ngài. Nhưng dấu chỉ của Ngài mời gọi chúng ta với lòng tin và lòng mến, tuy nhiên Ngài ban cho chúng ta niềm hy vọng: Thiên Chúa là như thế. Ngài quyền năng và nhân hậu. Ngài mời gọi chúng ta trở nên giống như Ngài. Vâng trở nên giống như Thiên Chúa, nếu chúng ta từ bỏ tưởng tượng khỏi dấu chỉ này; nếu chúng ta học biết, chính chúng ta, sự khiêm hạ và như vậy là thực sự lớn lao; nếu chúng ta từ bỏ bạo lực và chỉ sử dụng vũ khí của bác ái và tình yêu. Origen, nối tiếp lời của thánh Gioan tẩy giả, đã nhìn thấy bản chất của người ngoại giáo trong biểu tượng của đá: người ngoại giáo thiếu sự nhạy cảm, nghĩa là một trái tim bằng đá, không có khả năng yêu mến và lãnh nhận tình yêu của Thiên Chúa. Origine nói với những người ngoại giáo: “Hãy lấy khỏi các ngươi tư tưởng và cảm nghĩ, chúng đã biến thành đá và gỗ” (in Lc 22,9). Tuy nhiên, Chúa Giêsu muốn ban cho chúng ta một trái tim bằng thịt. Khi chúng ta chiêm ngắm Ngài, Thiên Chúa trở thành trẻ thơ, trái tim chúng ta sẽ mở ra. Trong phụng vụ đêm thánh này, Thiên Chúa đến với chúng ta như con người để chúng ta thực sự trở thành con người. Chúng ta nghe lời của Origen: “Điều gì có ích cho bạn hơn điều này là Đức Kitô một lần đã đến trong xác thịt, Ngài đã không đến tận linh hồn của bạn chăng” ? Hàng ngày chúng ta cầu nguyện và chúng ta có thể nói rằng: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi (Gal 2,20)” (in Lc 22,3).
Vâng với điều đó, chúng ta có thể cầu nguyện trong đêm thánh này. Lậy Chúa Giêsu, Chúa đã sinh ở Bê-lem, xin hãy đến với chúng con ! Xin hãy bước vào trong con, trong tâm hồn con. Xin hãy biến đổi con. Xin hãy đổi mới con. Xin hãy làm cho con và cho tất cả chúng con bằng gỗ và đá thành những con người sống động, trong chúng con tình yêu của Chúa hiện diện và thế giới được biến đổi. Amen.
Chuyển ngữ từ bản tiếng Ý
Nguồn: http://www.oecumene.radiovaticana.org/IT1/Articolo.asp?c=344723
Lm Giuse Đào Hữu Thọ