Bản tin Zenit hồi tháng Mười năm rồi có đăng một bài phân tích của linh mục John Flynn, LC, về tác hại của văn hóa khiêu dâm người lớn đối với trẻ em. Theo cha Flynn, bảo vệ trẻ em khỏi bị khai thác về tính dục hiện là một ưu tiên đối với nhiều cơ quan chính phủ cũng như tư nhân. Tuy thế, một phúc trình gần đây cho hay người ta vẫn làm chưa đủ trong cố gắng chống lại các tai hại do văn hóa khiêu dâm của người lớn gây ra cho trẻ em.
Tháng Chín vừa qua, tổ chức “Morality in Media” (Luân Lý trong Truyền Thông), một tổ chức bất vụ lợi đặt trụ sở tại New York, cho công bố một bản nghiên cứu tựa đề là “Văn hóa khiêu dâm người lớn góp phần ra sao vào việc khai thác tình dục trẻ em”. Bản nghiên cứu này cho rằng nhiều cơ quan chính phủ cũng như nhiều nhóm tư nhân hiện đang làm ngơ các hậu quả tai hại của điều được họ gọi là “cuộc bùng nổ” nền văn hóa khiêu dâm hạng nặng của người lớn trên hệ liên mạng và nhiều nơi khác.
Theo phúc trình trên, nền văn hóa khiêu dâm người lớn đe dọa trẻ em nhiều cách:
-- Những kẻ tồi bại sử dụng sản phẩm của nền văn hóa này để dẫn dụ các nạn nhân của chúng;
-- Một số kẻ tồi bại tiến từ việc coi các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn qua việc coi các sản phẩm văn hóa khiêu dâm trẻ em;
-- Nhiều kẻ tồi bại thực hành những điều họ thấy trong các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn với các đĩ điếm trẻ em, và nhiều tên ma cô ma cạo sử dụng các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn để huấn luyện các đĩ điếm trẻ em;
-- Trẻ em bắt chước tác phong chúng thấy trong các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn với các trẻ em khác;
-- Việc nghiền văn hóa khiêu dâm người lớn phá hủy hôn nhân, và con cái của những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đơn lẻ dễ bị khai thác về phương diện tình dục.
Dẫn dụ
Robert Peters, tác giả bản phúc trình trên và cũng là chủ tịch của “Morality in Media”, cho hay: mấy thập niên trước đây, khi nghiên cứu các vụ án, ông đã gặp nhiều trường hợp điển hình liên quan tới việc khai thác tình dục trẻ em trong đó các phạm nhân người lớn đã từng chiếu hay cho nạn nhân trẻ em coi các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn như là một bước trong diễn trình dẫn dụ chúng.
Theo ông, từ trước đến nay, người ta vẫn tranh luận để tìm hiểu xem liệu nền văn hóa khiêu dâm của người lớn có phải là nguyên nhân gây ra các tội ác về tình dục hay không. Nhưng căn cứ vào kinh nghiệm riêng, ông nghĩ rằng dù người ta chưa nhất trí đối với nguyên nhân trực tiếp của nó, thì việc những tên tồi bại sử dụng nền văn hóa khiêu dâm của người lớn để gợi dục và vô cảm hóa các nạn nhân trẻ em của chúng chắc chắn đã là một cách góp phần gây hại của nền văn hóa này.
Nhận định của Peters không hẳn chỉ là ý kiến cá nhân. Vì một trong các phụ chương của phúc trình có chứa tới hơn 100 trang các trích đoạn từ các bản tin cũng như án tòa cho thấy các phạm nhân đã cho trình chiếu hay cho các trẻ em coi các sản phẩm khiêu dâm người lớn hay bắt các trẻ em phải coi các sản phẩm ấy.
Bản phúc trình trên tiếp tục cho hay: với thời gian, những người nghiền nền văn hóa khiêu dâm càng ngày càng cần những sản phẩm khiêu dâm lộ liễu và xấu xa hơn, hệt như những người nghiền ma túy vậy. Do đó, mỗi ngày họ mỗi cần nhiều kích thích hơn mới có được cùng một hiệu quả như trước.
Peters cũng cho hay: càng ngày càng có khuynh hướng muốn thủ diễn các tác phong nhục dục thấy trong các sản phẩm khiêu dâm. Như thế, những người sử dụng văn hóa khiêu dâm không phải là những người tiêu thụ thụ động, nhưng họ sẵn sàng thực hành điều họ thấy trong các sản phẩm đồi trụy ấy.
Các đe dọa của truyền thông
Đề cập đến chính các trẻ em, phúc trình trên cho rằng nếu một em nhỏ nào đó dám bước vào một tiệm bán đồ khiêu dâm, chắc chắn người ta sẽ ngăn cản em, vì bán đồ khiêu dâm cho trẻ em là điều phạm pháp. Nhưng ngược lại, nếu em bé đó “click” vào bất cứ trang mạng thương mại chuyên phân phối sản phẩm khiêu dâm nào, thì làm gì có ai ngăn cản, em mặc tình coi miễn phí các sản phẩm ấy, coi không hạn chế! Theo nguyên tắc, trách nhiệm ngăn cản ấy nằm trong tay cha mẹ. Họ phải dùng các đồ lọc (filters) để chu toàn trách nhiệm trên. Peters cho rằng: đã đành cha mẹ là những người đầu tiên có nhiệm vụ bảo vệ con cái khỏi các trang mạng tồi tệ. Nhưng dù các cha mẹ có cố gắng đến đâu, con cái họ vẫn có khả năng vào được các trang mạng khốn nạn trên bên ngoài gia đình hay nhờ các dụng cụ di động. Chỉ cần một em nào đó trong nhóm vào được các trang mạng đó là cả nhóm vào được.
Một trong các kết luận của bản phúc trình là lời khẩn khoản yêu cầu các giáo hội và các tổ chức tôn giáo khác hãy làm hơn nữa để đương đầu với tệ nạn văn hóa khiêu dâm của người lớn. Văn hóa khiêu dâm là một vấn đề không những đối với những người vô tôn giáo mà đối với cả những người có tôn giáo nữa. Các phương tiện truyền thông về tin tức và tiêu khiển phải hỗ trợ bằng cách tra vấn việc sản xuất và tiêu thụ văn hóa khiêu dâm, chứ không nên dửng dưng coi chúng như không có ý nghĩa gì về phương diện luân lý hay xã hội.
Đời sống gia đình
Việc bản phúc trình này cho rằng văn hóa khiêu dân đang phá hoại đời sống gia đình và trẻ em không hề là một ý kiến riêng rẽ. Tại Úc, trong một bài báo hồi tháng Ba năm 2009, tờ Sydney Morning Herald đã thuật lại hoàn cảnh một người đàn ông có gia đình bị khám phá mắc chứng nghiền văn hóa khiêu dâm. Hậu quả của cơn nghiền này hết sức đáng buồn. Bài báo này cho hay: năm 2008, các huấn đạo viên bằng điện thoại tại Mensline Australia báo cáo có sự gia tăng 34% các cú điện thoại từ những người đàn ông cho biết văn hóa khiêu dâm đang trở thành một vấn đề đe dọa mối tương quan hôn nhân của họ.
Khả năng có thể xem các sản phẩm khiêu dâm trên máy vi tính hay điện thoại di động đã phá bỏ mọi rào cản từng ngăn trở người ta trước đây, nghĩa là sự mắc cỡ khi phải bước vào một tiệm bán đồ khiêu dâm để mua hay để thuê một tạp chí hay một cuộn băng video.
Bài báo trên cho hay thêm: đối với phụ nữ, đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Phần lớn phụ nữ coi việc người phối ngẫu của họ sử dụng văn hóa khiêu dâm như một tội bất trung. Đó là nhận định của nhà xã hội học Michael Flood. Ông cho biết thêm: “Ngay cả lúc người chồng trung thực trong truyện này, một số phụ nữ vẫn coi việc anh ta sử dụng văn hóa khiêu dâm như một thứ ngoại tình”.
Trong khi đó, nhà duy nữ Naomi Wolf, trong một bài báo trên tạp chí Times ngày 4 tháng Tư năm 2009, ví mối liên hệ giữa kỹ nghệ khiêu dâm nhiều tỷ đô-la và việc thèm khát tình dục với mối liên hệ giữa những phần ăn quá cỡ và bệnh mập phì. Bà viết: “Việc nhìn đâu cũng thấy hình ảnh khiêu dâm không hề giải thoát quyền lực Dâm Tính (Eros), nhưng làm cho quyền lực ấy loãng ra”.
Nhiều chứng cớ khác cho thấy hậu quả của hiện tượng trên đối với trẻ em được trình bày trong một bài báo trên tờ Ottawa Citizen ngày 29 tháng Năm năm 2009. Tác giả bài báo là Richard Poulin, giáo sư xã hội học tại Đại Học Ottawa. Tại một cuộc hội nghị ở Montréal với chủ đề “Youth, Media and Sexualization” (Tuổi Trẻ, Truyền Thông và Nạn Tình Dục Hóa), ông cho hay: những vụ tấn công tình dục hiện đang được những người trẻ tuổi hơn thực hành đối với các nạn nhân ít tuổi hơn của chúng. Hơn nưa, một cuộc thăm dò được ông thực hiện giữa các sinh viên của Đại Học Ottawa cho thấy tuổi trung bình của những người lần đầu tiên nhìn xem sản phẩm khiêu dâm là 13. Tuy nhiên, tuổi trung bình ấy còn thấp hơn nữa nơi những người có cha mẹ lưu trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trong nhà: có khi chỉ là 10 hay 11 tuổi! Ông cũng trích dẫn một cuộc thăm dò khác để nói rằng: một trong 5 người đàn ông tuổi từ 22 tới 23 đã thú nhận là họ bị lôi cuốn bởi các em gái 13 tuổi về phương diện nhục dục. Ông bảo “Đó không phải là một chiều hướng tầm phào”.
Môi trường lành mạnh
Trong bài diễn văn trước các vị giám mục Hoa Kỳ nhân chuyến viếng thăm New York và Washington D.C. năm 2008, Đức Bênêđíctô XVI có đề cập tới vấn đề văn hóa khiêu dâm. Ngài nhận định: “Trẻ em xứng đáng được lớn lên với một hiểu biết lành mạnh về tính dục và vị trí thích đáng của nó trong các mối liên hệ nhân bản. Cần phải tránh cho chúng các biểu hiện hạ cấp cũng như các khai thác thô bạo về tính dục hiện đang rất thịnh hành ngày nay”. Theo ngài, trẻ em có quyền được dạy bảo các giá trị luân lý chân chính, tức các giá trị đặt căn bản trên phẩm giá con người. Đức Giáo Hoàng cật vấn: “Nói tới việc bảo vệ trẻ em còn có nghĩa gì không khi văn hóa khiêu dâm và bạo lực được quá nhiều gia đình thưởng ngoạn nhờ truyền thông phổ biến rộng rãi ngày nay?”. Muốn đương đầu với vấn nạn này, Đức Giáo Hoàng cho hay ta cần khẩn trương lượng định các giá rị hiện đang điều hướng xã hội hiện đại. Nếu ta thực sự quan tâm tới giới trẻ, ta phải có trách nhiệm cổ vũ và sống thực các giá trị luân lý chân chính. Theo ngài, các giá trị này sẽ giúp con người triển nở.
Tháng Chín vừa qua, tổ chức “Morality in Media” (Luân Lý trong Truyền Thông), một tổ chức bất vụ lợi đặt trụ sở tại New York, cho công bố một bản nghiên cứu tựa đề là “Văn hóa khiêu dâm người lớn góp phần ra sao vào việc khai thác tình dục trẻ em”. Bản nghiên cứu này cho rằng nhiều cơ quan chính phủ cũng như nhiều nhóm tư nhân hiện đang làm ngơ các hậu quả tai hại của điều được họ gọi là “cuộc bùng nổ” nền văn hóa khiêu dâm hạng nặng của người lớn trên hệ liên mạng và nhiều nơi khác.
Theo phúc trình trên, nền văn hóa khiêu dâm người lớn đe dọa trẻ em nhiều cách:
-- Những kẻ tồi bại sử dụng sản phẩm của nền văn hóa này để dẫn dụ các nạn nhân của chúng;
-- Một số kẻ tồi bại tiến từ việc coi các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn qua việc coi các sản phẩm văn hóa khiêu dâm trẻ em;
-- Nhiều kẻ tồi bại thực hành những điều họ thấy trong các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn với các đĩ điếm trẻ em, và nhiều tên ma cô ma cạo sử dụng các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn để huấn luyện các đĩ điếm trẻ em;
-- Trẻ em bắt chước tác phong chúng thấy trong các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn với các trẻ em khác;
-- Việc nghiền văn hóa khiêu dâm người lớn phá hủy hôn nhân, và con cái của những gia đình chỉ có cha hoặc mẹ đơn lẻ dễ bị khai thác về phương diện tình dục.
Dẫn dụ
Robert Peters, tác giả bản phúc trình trên và cũng là chủ tịch của “Morality in Media”, cho hay: mấy thập niên trước đây, khi nghiên cứu các vụ án, ông đã gặp nhiều trường hợp điển hình liên quan tới việc khai thác tình dục trẻ em trong đó các phạm nhân người lớn đã từng chiếu hay cho nạn nhân trẻ em coi các sản phẩm văn hóa khiêu dâm người lớn như là một bước trong diễn trình dẫn dụ chúng.
Theo ông, từ trước đến nay, người ta vẫn tranh luận để tìm hiểu xem liệu nền văn hóa khiêu dâm của người lớn có phải là nguyên nhân gây ra các tội ác về tình dục hay không. Nhưng căn cứ vào kinh nghiệm riêng, ông nghĩ rằng dù người ta chưa nhất trí đối với nguyên nhân trực tiếp của nó, thì việc những tên tồi bại sử dụng nền văn hóa khiêu dâm của người lớn để gợi dục và vô cảm hóa các nạn nhân trẻ em của chúng chắc chắn đã là một cách góp phần gây hại của nền văn hóa này.
Nhận định của Peters không hẳn chỉ là ý kiến cá nhân. Vì một trong các phụ chương của phúc trình có chứa tới hơn 100 trang các trích đoạn từ các bản tin cũng như án tòa cho thấy các phạm nhân đã cho trình chiếu hay cho các trẻ em coi các sản phẩm khiêu dâm người lớn hay bắt các trẻ em phải coi các sản phẩm ấy.
Bản phúc trình trên tiếp tục cho hay: với thời gian, những người nghiền nền văn hóa khiêu dâm càng ngày càng cần những sản phẩm khiêu dâm lộ liễu và xấu xa hơn, hệt như những người nghiền ma túy vậy. Do đó, mỗi ngày họ mỗi cần nhiều kích thích hơn mới có được cùng một hiệu quả như trước.
Peters cũng cho hay: càng ngày càng có khuynh hướng muốn thủ diễn các tác phong nhục dục thấy trong các sản phẩm khiêu dâm. Như thế, những người sử dụng văn hóa khiêu dâm không phải là những người tiêu thụ thụ động, nhưng họ sẵn sàng thực hành điều họ thấy trong các sản phẩm đồi trụy ấy.
Các đe dọa của truyền thông
Đề cập đến chính các trẻ em, phúc trình trên cho rằng nếu một em nhỏ nào đó dám bước vào một tiệm bán đồ khiêu dâm, chắc chắn người ta sẽ ngăn cản em, vì bán đồ khiêu dâm cho trẻ em là điều phạm pháp. Nhưng ngược lại, nếu em bé đó “click” vào bất cứ trang mạng thương mại chuyên phân phối sản phẩm khiêu dâm nào, thì làm gì có ai ngăn cản, em mặc tình coi miễn phí các sản phẩm ấy, coi không hạn chế! Theo nguyên tắc, trách nhiệm ngăn cản ấy nằm trong tay cha mẹ. Họ phải dùng các đồ lọc (filters) để chu toàn trách nhiệm trên. Peters cho rằng: đã đành cha mẹ là những người đầu tiên có nhiệm vụ bảo vệ con cái khỏi các trang mạng tồi tệ. Nhưng dù các cha mẹ có cố gắng đến đâu, con cái họ vẫn có khả năng vào được các trang mạng khốn nạn trên bên ngoài gia đình hay nhờ các dụng cụ di động. Chỉ cần một em nào đó trong nhóm vào được các trang mạng đó là cả nhóm vào được.
Một trong các kết luận của bản phúc trình là lời khẩn khoản yêu cầu các giáo hội và các tổ chức tôn giáo khác hãy làm hơn nữa để đương đầu với tệ nạn văn hóa khiêu dâm của người lớn. Văn hóa khiêu dâm là một vấn đề không những đối với những người vô tôn giáo mà đối với cả những người có tôn giáo nữa. Các phương tiện truyền thông về tin tức và tiêu khiển phải hỗ trợ bằng cách tra vấn việc sản xuất và tiêu thụ văn hóa khiêu dâm, chứ không nên dửng dưng coi chúng như không có ý nghĩa gì về phương diện luân lý hay xã hội.
Đời sống gia đình
Việc bản phúc trình này cho rằng văn hóa khiêu dân đang phá hoại đời sống gia đình và trẻ em không hề là một ý kiến riêng rẽ. Tại Úc, trong một bài báo hồi tháng Ba năm 2009, tờ Sydney Morning Herald đã thuật lại hoàn cảnh một người đàn ông có gia đình bị khám phá mắc chứng nghiền văn hóa khiêu dâm. Hậu quả của cơn nghiền này hết sức đáng buồn. Bài báo này cho hay: năm 2008, các huấn đạo viên bằng điện thoại tại Mensline Australia báo cáo có sự gia tăng 34% các cú điện thoại từ những người đàn ông cho biết văn hóa khiêu dâm đang trở thành một vấn đề đe dọa mối tương quan hôn nhân của họ.
Khả năng có thể xem các sản phẩm khiêu dâm trên máy vi tính hay điện thoại di động đã phá bỏ mọi rào cản từng ngăn trở người ta trước đây, nghĩa là sự mắc cỡ khi phải bước vào một tiệm bán đồ khiêu dâm để mua hay để thuê một tạp chí hay một cuộn băng video.
Bài báo trên cho hay thêm: đối với phụ nữ, đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Phần lớn phụ nữ coi việc người phối ngẫu của họ sử dụng văn hóa khiêu dâm như một tội bất trung. Đó là nhận định của nhà xã hội học Michael Flood. Ông cho biết thêm: “Ngay cả lúc người chồng trung thực trong truyện này, một số phụ nữ vẫn coi việc anh ta sử dụng văn hóa khiêu dâm như một thứ ngoại tình”.
Trong khi đó, nhà duy nữ Naomi Wolf, trong một bài báo trên tạp chí Times ngày 4 tháng Tư năm 2009, ví mối liên hệ giữa kỹ nghệ khiêu dâm nhiều tỷ đô-la và việc thèm khát tình dục với mối liên hệ giữa những phần ăn quá cỡ và bệnh mập phì. Bà viết: “Việc nhìn đâu cũng thấy hình ảnh khiêu dâm không hề giải thoát quyền lực Dâm Tính (Eros), nhưng làm cho quyền lực ấy loãng ra”.
Nhiều chứng cớ khác cho thấy hậu quả của hiện tượng trên đối với trẻ em được trình bày trong một bài báo trên tờ Ottawa Citizen ngày 29 tháng Năm năm 2009. Tác giả bài báo là Richard Poulin, giáo sư xã hội học tại Đại Học Ottawa. Tại một cuộc hội nghị ở Montréal với chủ đề “Youth, Media and Sexualization” (Tuổi Trẻ, Truyền Thông và Nạn Tình Dục Hóa), ông cho hay: những vụ tấn công tình dục hiện đang được những người trẻ tuổi hơn thực hành đối với các nạn nhân ít tuổi hơn của chúng. Hơn nưa, một cuộc thăm dò được ông thực hiện giữa các sinh viên của Đại Học Ottawa cho thấy tuổi trung bình của những người lần đầu tiên nhìn xem sản phẩm khiêu dâm là 13. Tuy nhiên, tuổi trung bình ấy còn thấp hơn nữa nơi những người có cha mẹ lưu trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trong nhà: có khi chỉ là 10 hay 11 tuổi! Ông cũng trích dẫn một cuộc thăm dò khác để nói rằng: một trong 5 người đàn ông tuổi từ 22 tới 23 đã thú nhận là họ bị lôi cuốn bởi các em gái 13 tuổi về phương diện nhục dục. Ông bảo “Đó không phải là một chiều hướng tầm phào”.
Môi trường lành mạnh
Trong bài diễn văn trước các vị giám mục Hoa Kỳ nhân chuyến viếng thăm New York và Washington D.C. năm 2008, Đức Bênêđíctô XVI có đề cập tới vấn đề văn hóa khiêu dâm. Ngài nhận định: “Trẻ em xứng đáng được lớn lên với một hiểu biết lành mạnh về tính dục và vị trí thích đáng của nó trong các mối liên hệ nhân bản. Cần phải tránh cho chúng các biểu hiện hạ cấp cũng như các khai thác thô bạo về tính dục hiện đang rất thịnh hành ngày nay”. Theo ngài, trẻ em có quyền được dạy bảo các giá trị luân lý chân chính, tức các giá trị đặt căn bản trên phẩm giá con người. Đức Giáo Hoàng cật vấn: “Nói tới việc bảo vệ trẻ em còn có nghĩa gì không khi văn hóa khiêu dâm và bạo lực được quá nhiều gia đình thưởng ngoạn nhờ truyền thông phổ biến rộng rãi ngày nay?”. Muốn đương đầu với vấn nạn này, Đức Giáo Hoàng cho hay ta cần khẩn trương lượng định các giá rị hiện đang điều hướng xã hội hiện đại. Nếu ta thực sự quan tâm tới giới trẻ, ta phải có trách nhiệm cổ vũ và sống thực các giá trị luân lý chân chính. Theo ngài, các giá trị này sẽ giúp con người triển nở.