Sáng ngày mùng 6-1-2010 Thánh Giá trên Núi Thờ của giáo xứ Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã bị các lực lượng vũ trang của chính quyền triệt hạ và đập phá.
Trong thông cáo gửi mọi thành phần trong Tổng Giáo Phận Hà Nội, Linh Mục Lê Trọng Cung, Chánh văn phòng Tòa Tổng Giám Mục cho biết vào lúc 2 giờ sáng ngày mùng 6 tháng giêng năm 2010 các lực lượng vũ trang chính quyền vào khoảng 600 đến 1.000 người gồm dân quân tự vệ, công an, và cảnh sát cơ động với súng ống, chó nghiệp vụ, dùi cui, lựu đạn cay, đã phong tỏa các giáo xứ Nghĩa Ải, Tụy Hiền, Đồng Chiêm, chặn lại tất cả các lối đi vào khu vực Núi Thờ. Họ bắt đầu triệt hạ và đập phá Thánh Giá bằng bê tông trên núi này. Trước hành động phạm thánh như vậy, giáo dân Đồng Chiêm đã kêu gọi họ ngưng ngay những hành vi xúc phạm đó. Thế nhưng giáo dân đã bị cảnh sát ném lựu đạn cay và một số đã bị đánh đập tàn nhẫn, trong đó có hai người bị thương nặng hiện đang còn phải nằm bệnh viện để điều trị.
Tòa Tổng Giám Mục vô cùng đau buồn vì các hành vi thô bạo phạm thánh trên đây của chính quyền. Vì xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến Chúa Kitô. Xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm tới biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô Giáo và các Giáo Hội. Đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội và vô phương thế tự vệ là một hành động đã man vô nhân đạo xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con người và là hành vi thô bạo đáng bị lên án.
Trong tình hiệp thông Tòa Tổng Giám Mục mời gọi mọi thành phần dân Chúa tích cực cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm được vững vàng chia sẻ Thập Giá Chúa Kitô, và cầu nguyện cho đất nước được thực sự công bằng dân chủ và văn minh, cho những giá trị thiêng liêng được tôn trọng và các quyền con người được bảo vệ.
Ngay chiều ngày mùng 6 tháng Giêng sau buổi tĩnh tâm các Cha Quản Hạt và các Linh Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội đã về Đồng Chiêm để thăm hỏi Cha Xứ và giáo dân cũng như an ủi các nạn nhân bị hành hung và dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm. Giáo dân toàn giáo xứ đã chít khăn tang trắng bầy tỏ đau buồn vì vụ xúc phạm tới Thánh Giá Chúa Kitô và các hành động thô bạo dã man của chính quyền đối với tín hữu.
Núi Thờ cũng còn gọi là núi Chẽ thuộc giáo xứ Đồng Chiêm kể từ ngày thành lập hơn 100 năm nay. Dân vùng Đồng Chiêm có thói quen chôn cất các thai nhi bị xẩy, các hài nhi chết sau khi sinh và các trẻ em sơ sinh mấy tháng tuổi bị chết trên núi này, mà dân chúng gọi là Núi Thờ. Chung quanh Núi Thờ là nơi chôn cất người lớn, đặc biệt là những người vô gia cư trong các năm 1945-1946.
Ngày mùng 8-1-2010 nhân dịp họp tổng kết năm 2009 và định hướng cho công tác mục vụ của Giáo Tỉnh trong năm 2010, các Giám Mục trong Giáo Tỉnh đã gửi thư tới Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt để bầy tỏ tình hiệp thông và liên đới của 10 giáo phận trong Giáo Tỉnh với Đức Cha và Tổng Giáo Phận Hà Nội và đặc biệt với cộng đoàn tín hữu giáo xứ Đồng Chiêm.
Các Giám Mục ghi nhận hai sự kiện Thánh Giá bị triệt hạ, một số giáo dân bị đánh đập như mẫu số chung đã được chính quyền sử dụng để giải quyết những vụ mâu thuẫn như Tam Tòa và Bầu Sen của giáo phận Vinh, và Loan Lý của giáo phận Huế. Các Giám Muc Giáo Tỉnh miền Bắc tự hỏi phải chăng đó là chủ trương của Nhà Nước đối với các tranh chấp liên hệ tới các tôn giáo. Và các vị xin Đức Tổng Giám Mục đề xuất với giới hữu trách chính quyền hai điểm:
Thứ nhất xét lại Luật về đất đai, như Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bầy tỏ trong bản ”Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” ngày 25 tháng 9 năm 2008. Thứ hai, cần chọn những giải pháp ít gây tổn thất lòng người hơn, khi giải quyết những tranh chấp.
Các Giám Mục khẳng định rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam luôn mong ước góp phần xây dựng môt đại gia đình Việt Nam, trong đó mọi thành viên cùng chung sống hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Vì thật ra đó cũng chính là mục tiêu chung của mọi thể chế chính trị trên khắp thế giới.
Trong cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ngày 11-12-2009, Chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết đã long trọng tuyên bố: ”Nhà Nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của người dân và luôn coi đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc... với sự quan tâm của chính quyền các cấp, các tôn giáo ở Việt Nam đều được tạo điều kiện phát triển thuận lợi”.
Thế nhưng tất cả những gì đã xẩy ra từ vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Bầu Sen, Loan Lý và nhiều nơi khác đó đây trong nước, kể cả vụ Chùa Bát Nhã Phước Huệ, giờ đây lại đến Đồng Chiêm, đều chứng minh ngược lại.
Chúng chứng minh cho thấy Nhà Nước Việt Nam cưỡng chiếm đất đai của các tôn giáo và của dân để chia chác làm giầu, đập phá mồ mả của nhân dân, thuê các nhóm cao bồi du đãng và xì ke ma túy để trấn áp hành hung các tín hữu và cả các Linh Mục và Tăng Ni. Đó là chưa kể tới các vụ đàn áp các sinh viên và các thành phần yêu nước phản đối việc nhượng đất, nhượng biển, để cho Trung Quốc tự do khai thác tài nguyên quốc gia và chiếm các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như biết bao nhiêu chuyện mờ ám khác nữa đang biến Việt Nam thành một tỉnh xa của Trung Quốc.
Trong bối cảnh này của đất nước và các chuẩn bị tốn kém mừng Thăng Long 1.000 năm, vành khăn tang của giáo dân Đồng Chiêm không phải chỉ diễn tả nỗi đớn đau cho Thánh Giá Chúa và đức tin Kitô bị xúc phạm, mà cũng là cho quê hương đất nước và ngàn năm lịch sử Thăng Long nữa!
Radio Vatican (8-1-2010)
Trong thông cáo gửi mọi thành phần trong Tổng Giáo Phận Hà Nội, Linh Mục Lê Trọng Cung, Chánh văn phòng Tòa Tổng Giám Mục cho biết vào lúc 2 giờ sáng ngày mùng 6 tháng giêng năm 2010 các lực lượng vũ trang chính quyền vào khoảng 600 đến 1.000 người gồm dân quân tự vệ, công an, và cảnh sát cơ động với súng ống, chó nghiệp vụ, dùi cui, lựu đạn cay, đã phong tỏa các giáo xứ Nghĩa Ải, Tụy Hiền, Đồng Chiêm, chặn lại tất cả các lối đi vào khu vực Núi Thờ. Họ bắt đầu triệt hạ và đập phá Thánh Giá bằng bê tông trên núi này. Trước hành động phạm thánh như vậy, giáo dân Đồng Chiêm đã kêu gọi họ ngưng ngay những hành vi xúc phạm đó. Thế nhưng giáo dân đã bị cảnh sát ném lựu đạn cay và một số đã bị đánh đập tàn nhẫn, trong đó có hai người bị thương nặng hiện đang còn phải nằm bệnh viện để điều trị.
Tòa Tổng Giám Mục vô cùng đau buồn vì các hành vi thô bạo phạm thánh trên đây của chính quyền. Vì xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến Chúa Kitô. Xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm tới biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô Giáo và các Giáo Hội. Đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội và vô phương thế tự vệ là một hành động đã man vô nhân đạo xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con người và là hành vi thô bạo đáng bị lên án.
Trong tình hiệp thông Tòa Tổng Giám Mục mời gọi mọi thành phần dân Chúa tích cực cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm được vững vàng chia sẻ Thập Giá Chúa Kitô, và cầu nguyện cho đất nước được thực sự công bằng dân chủ và văn minh, cho những giá trị thiêng liêng được tôn trọng và các quyền con người được bảo vệ.
Ngay chiều ngày mùng 6 tháng Giêng sau buổi tĩnh tâm các Cha Quản Hạt và các Linh Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội đã về Đồng Chiêm để thăm hỏi Cha Xứ và giáo dân cũng như an ủi các nạn nhân bị hành hung và dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm. Giáo dân toàn giáo xứ đã chít khăn tang trắng bầy tỏ đau buồn vì vụ xúc phạm tới Thánh Giá Chúa Kitô và các hành động thô bạo dã man của chính quyền đối với tín hữu.
Núi Thờ cũng còn gọi là núi Chẽ thuộc giáo xứ Đồng Chiêm kể từ ngày thành lập hơn 100 năm nay. Dân vùng Đồng Chiêm có thói quen chôn cất các thai nhi bị xẩy, các hài nhi chết sau khi sinh và các trẻ em sơ sinh mấy tháng tuổi bị chết trên núi này, mà dân chúng gọi là Núi Thờ. Chung quanh Núi Thờ là nơi chôn cất người lớn, đặc biệt là những người vô gia cư trong các năm 1945-1946.
Ngày mùng 8-1-2010 nhân dịp họp tổng kết năm 2009 và định hướng cho công tác mục vụ của Giáo Tỉnh trong năm 2010, các Giám Mục trong Giáo Tỉnh đã gửi thư tới Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt để bầy tỏ tình hiệp thông và liên đới của 10 giáo phận trong Giáo Tỉnh với Đức Cha và Tổng Giáo Phận Hà Nội và đặc biệt với cộng đoàn tín hữu giáo xứ Đồng Chiêm.
Các Giám Mục ghi nhận hai sự kiện Thánh Giá bị triệt hạ, một số giáo dân bị đánh đập như mẫu số chung đã được chính quyền sử dụng để giải quyết những vụ mâu thuẫn như Tam Tòa và Bầu Sen của giáo phận Vinh, và Loan Lý của giáo phận Huế. Các Giám Muc Giáo Tỉnh miền Bắc tự hỏi phải chăng đó là chủ trương của Nhà Nước đối với các tranh chấp liên hệ tới các tôn giáo. Và các vị xin Đức Tổng Giám Mục đề xuất với giới hữu trách chính quyền hai điểm:
Thứ nhất xét lại Luật về đất đai, như Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bầy tỏ trong bản ”Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” ngày 25 tháng 9 năm 2008. Thứ hai, cần chọn những giải pháp ít gây tổn thất lòng người hơn, khi giải quyết những tranh chấp.
Các Giám Mục khẳng định rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam luôn mong ước góp phần xây dựng môt đại gia đình Việt Nam, trong đó mọi thành viên cùng chung sống hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Vì thật ra đó cũng chính là mục tiêu chung của mọi thể chế chính trị trên khắp thế giới.
Trong cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ngày 11-12-2009, Chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết đã long trọng tuyên bố: ”Nhà Nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của người dân và luôn coi đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc... với sự quan tâm của chính quyền các cấp, các tôn giáo ở Việt Nam đều được tạo điều kiện phát triển thuận lợi”.
Thế nhưng tất cả những gì đã xẩy ra từ vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Bầu Sen, Loan Lý và nhiều nơi khác đó đây trong nước, kể cả vụ Chùa Bát Nhã Phước Huệ, giờ đây lại đến Đồng Chiêm, đều chứng minh ngược lại.
Chúng chứng minh cho thấy Nhà Nước Việt Nam cưỡng chiếm đất đai của các tôn giáo và của dân để chia chác làm giầu, đập phá mồ mả của nhân dân, thuê các nhóm cao bồi du đãng và xì ke ma túy để trấn áp hành hung các tín hữu và cả các Linh Mục và Tăng Ni. Đó là chưa kể tới các vụ đàn áp các sinh viên và các thành phần yêu nước phản đối việc nhượng đất, nhượng biển, để cho Trung Quốc tự do khai thác tài nguyên quốc gia và chiếm các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như biết bao nhiêu chuyện mờ ám khác nữa đang biến Việt Nam thành một tỉnh xa của Trung Quốc.
Trong bối cảnh này của đất nước và các chuẩn bị tốn kém mừng Thăng Long 1.000 năm, vành khăn tang của giáo dân Đồng Chiêm không phải chỉ diễn tả nỗi đớn đau cho Thánh Giá Chúa và đức tin Kitô bị xúc phạm, mà cũng là cho quê hương đất nước và ngàn năm lịch sử Thăng Long nữa!
Radio Vatican (8-1-2010)