Trong một hội nghị các y sĩ Ý tại Vatican hồi tháng 11 năm ngoái, Đức HY quốc vụ khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone, đã nhấn mạnh tới nhu cầu cấp thiết phải giáo dục xã hội về văn hóa sự sống. Ngài cho rằng tuy từ bản chất, y khoa vốn có sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sự sống con người, nhưng trên thực tế một số bộ phận của nó đang mỗi ngày mỗi thực hiện những hoạt động nhằm chống lại con người. Một đàng, họ cố gắng loại trừ sự sống đang thai nghén hay những cuộc đời sắp kết thúc; đàng khác, càng ngày lương tâm người ta càng khó phân biệt được thiện với ác trong những điều có tác động tới chính giá trị nền tảng của sự sống con người.
Đức HY Bertone nhắc cho các thính giả của ngài hay: “Hành động của một bác sĩ Công Giáo tỏ ra hữu ích không phải chỉ đối với sức khỏe thể lý, mà theo một nghĩa nào đó, còn hữu ích cho cả sức khỏe luân lý và thiêng liêng của người bệnh nữa”. Vì “thể xác và tinh thần hợp nhất với nhau trong con người đến nỗi chúng ảnh hưởng lẫn nhau, và nhiệm vụ chính của qúy vị là canh chừng sự sống và phát huy sự sống để nó thể hiện hoàn toàn”.
Chủ nghĩa giản lược
Dựa vào Thông Điệp Bác Ái trong Chân Lý, Đức HY Bertone chỉ trích quan điểm duy vật và có tính máy móc về sự sống con người, một quan điểm vốn “giản lược tình yêu không chân lý thành một cái vỏ rỗng mà người ta vốn nhét gì vào tùy ý” và do đó tạo ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với việc phát triển con người toàn diện.
Theo Đức Hồng Y, muốn giáo dục văn hóa sự sống, điều cần thiết “phải có khả năng chiêm ngắm trong mọi hữu thể nhân bản sự phản chiếu nét đẹp và tình yêu của Thiên Chúa. Không có Thiên Chúa, con người không còn nhận ra mình như một “tạo vật khác đầy lạ lùng” so với mọi tạo vật khác trên trần gian, và chỉ biết coi mình như một trong các sinh vật khác, dù đã đạt tới mức hoàn hảo rất cao.
Dựa vào Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống” của Đức Gioan Phaolô II, Đức HY Bertone chỉ ra rằng: “Chính trong sự xa cách giữa Thiên Chúa và con người, ta tìm thấy động lực dẫn tới việc làm mất đi giá trị của sự sống con người, và do đó phát sinh ra ý tưởng cao ngạo cho rằng mình có thể quán xuyến được sự sống ấy, bất cần tới Đấng Hóa Công”.
Trong ngữ cảnh ấy, Đức HY Quốc Vụ Khanh lên án nạn phá thai và nạn chết vì đói: “Có những mạng sống không đáng đưa tin và việc mất nó cũng không gây được ngỡ ngàng nào. Có những trận tuyến cực thánh để cứu sống những người có án tử hay để bảo vệ quyền sống cho những kẻ phạm trọng tội, trong khi ấy cái chết của những người vô tội lại bị coi là hợp pháp và hợp luân, với đầy đủ luật lệ được đa số các nghị viện dân sự thông qua. Trên thực tế, xúc cảm, ý thức hệ và lý do chính trị đã thay thế hẳn cho lương tâm được soi sáng đúng đắn”.
Lời thề giả hình
Tình thế hiện nay tại nhiều quốc gia cho thấy các bác sĩ, những người tuyên thệ sẽ tuân giữ một thứ qui luật đạo đức nghề nghiệp, đã tiếp tục chứng nhận một điều gì đó là tốt cho sức khỏe, dù họ có đủ lý do để tin rằng nó có hại tới sức khỏe của bệnh nhân. Đó là kết luận của một cuộc thăm dò mới đây liên quan tới nạn phá thai.
Bài nghiên cứu tựa là “Các Phản Ứng đối với Việc Phá Thai và Sức Khỏe Tâm Thần Tiếp Sau Đó” (British Journal of Psychiatry, November 2009), do David Fergusson và các đồng nghiệp thực hiện, nhằm phân tích các dữ kiện thu thập được từ cuộc thăm dò về Sức Khỏe và Phát Triển tại Christchurch, New Zealand. Cuộc thăm dò này theo dõi và đo lường thường xuyên 1,265 người từ lúc mới sinh đến lúc 30 tuổi.
Fergusson thấy rằng trong nhóm này, 80% phụ nữ, từng phá thai một lần và cảm thấy hối tiếc về việc đó (chiếm đa số), có nguy cơ phát triển bệnh tâm thần nhiều hơn các phụ nữ trong cùng một hoàn cảnh nhưng cương quyết mang thai đến ngày sinh nở. Suy diễn từ các dữ kiện này, các tác giả cho rằng ít nhất 5% các bệnh tâm thần của phụ nữ dưới 30 tuổi là do hậu quả của nạn phá thai.
Đặt khám phá trên vào viễn tượng chung, ta hãy để ý đến các bệnh nhân hút thuốc, họ có đến gần 80% nguy cơ gia tăng khả thể bị nhồi máu cơ tim. Có nghĩa là nạn phá thai xem ra có hại cho sức khỏe tâm thần của phụ nữ y như hút thuốc có hại cho tim của họ vậy.
Nghiên cứu của Fergusson không đơn độc; nó chỉ xác nhận những khám phá trước đó dựa trên các thăm dò tại Christchurch cũng như các thăm dò khác. Duyệt lại toàn bộ các chứng cớ, Fergusson nhận định rằng dù có chứng cớ rõ ràng cho thấy việc phá thai gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần, thì lại “không có bằng chứng nào cho thấy việc mang thai miễn cưỡng cho đến lúc sinh nở có liên quan gì tới việc gia tăng nguy cơ mắc các thứ bệnh ấy”.
Biện minh
Ấy thế mà tại New Zealand và tại Anh cũng như xứ Wales, người ta lại biện minh cho nạn phá thai dựa trên lý do sức khỏe tâm thần. Tại New Zealand chẳng hạn, luật định rằng: hai bác sĩ phải chứng minh rằng “tiếp tục mang thai sẽ đưa lại hậu quả trầm trọng đe dọa sức khỏe tâm thần”. Hơn 98% các vụ phá thai đã được chấp thuận dựa vào căn bản ấy. Năm ngoái, theo Ủy Ban Giám Sát Phá Thai của nước này, nhờ chứng nhận các vụ phá thai như thế, các bác sĩ đã nhận được 5 triệu dollars lệ phí.
Truyện gì đang xẩy ra ở đó? Người ta dám nghĩ rằng trong nghề này, họ cũng thấy cùng một nguyên tắc từng gây ra sự gian lận và tham nhũng trong các lãnh vực khác, nghĩa là: nghề nào thoái hóa cũng mỗi ngày mỗi phát sinh thêm tham nhũng. Nói cho đúng, tự nó, phá thai là hình thức thoái hóa của nghề y, vì nó đại biểu cho việc sử dụng kỹ năng y khoa vào mục tiêu chẳng có tính y khoa chút nào (có thể ví nó với việc bác sĩ chích thuốc độc giết một tù nhân). Vì trực tiếp tấn công mạng sống của một con người vô tội chưa sinh ra, phá thai không thể biện minh được về phương diện y khoa, nó chỉ là một thủ tục tùy tiện, thực dụng...
Các bác sĩ tại Anh đang có dấu hiệu khó chịu vì thực hành hiện nay. Còn nhớ năm 1993, Hiệp Hội Hoàng Gia Các Nhà Phân Tâm Học cho rằng: “nguy cơ đối với sức khỏe tâm lý do việc phá thai trong tam cá nguyệt đầu tiên gây ra ít hơn nhiều so với nguy cơ liên quan tới việc tiếp tục mang thai, một việc rõ ràng có hại cho sức khỏe tâm thần của người mẹ”. Tuy nhiên, năm ngoái, quan điểm ấy đã bị bác bỏ và bị thay hế bằng một khẳng định khác cho rằng: “vấn đề liệu việc phá thai có gây hậu quả tai hại hay không cho sức khỏe tâm thần của phụ nữ vẫn còn chưa được hoàn toàn giải quyết. Chứng cớ nghiên cứu hiện nay không đưa lại kết luận dứt khoát. Một số nghiên cứu cho thấy không có chứng cớ tai hại nào, trong khi đó, nhiều nghiên cứu khác đã nhận diện được hàng loạt các xáo trộn tâm thần tiếp theo việc phá thai”.
Xem ra, họ đã thay đổi quan điểm từ khuyến cáo phá thai vì lý do sức khỏe tâm thần tới giữ trung lập; nhưng thực tế họ đã đi xa hơn vì câu hỏi họ đặt ra lúc này là: liệu việc phá thai có dẫn tới các xáo trộn tâm thần hay không, như người ta vốn nghi ngờ?
Chứng cớ có tính chung kết
Ngược lại, liệu phá thai có thực sự ích lợi cho sức khỏe tâm thần của phụ nữ hay không, đối với họ, không hẳn là một câu hỏi để ngỏ (open question): chứng cớ chung quyết cho thấy nó chẳng ích lợi gì.
Các khám phá của Fergusson và các chứng cớ khác đưa lại nhiều hệ luận vượt xa các thẩm quyền tài phán từng biện minh việc phá thai dựa trên sức khỏe tâm thần... Thực vậy, các hậu quả của phá thai đối với sức khỏe tâm thần có tiềm năng tệ hơn là chính nghiên cứu của Fergusson từng cho thấy, vì hai lý do sau đây:
1. Fergusson chỉ nghiên cứu các phụ nữ cỡ tuổi 30. Ây thế nhưng, hiện có chứng cớ cho thấy hậu quả tai hại của phá thai nơi phụ nữ có thể được châm ngòi do các biến cố mãi sau này trong đời, như thai nghén, sinh con, hay cái chết của một người thân trong gia đình.
2. Fergusson chỉ theo phương thức đã được các cuộc nghiên cứu trước đó đặt để, và do đó chỉ khảo sát một loại bệnh tâm thần nào đó nhất định, như “trầm cảm lớn; các xáo trộn khiến người ta lo âu xao xuyến như hốt hoảng, sợ khoảng rộng, sợ đám đông, hay sợ một điều đặc thù nào đó…); ghiền rượu; ghiền ma túy”.
Nhưng các nhà lâm sàng học dày dặn vốn nhấn mạnh rằng với các phụ nữ phá thai, người ta còn có thể thấy thêm các xáo trộn phụ như không biết thích ứng và hội chứng bị căng thẳng sau các thảm họa (Post Traumatic Stress Syndrome), ấy là chưa kể các cơn đau phụ lâm sàng và trầm cảm, là triệu chứng có thực đối với các phụ nữ liên hệ nhưng các khám nghiệm chưa hẳn đã nắm bắt được.
Do đó, sự ưng thuận có hiểu biết thực sự đòi phụ nữ phải nói cho người phụ nữ muốn phá thai như sau: “các cuộc nghiên cứu từng chứng tỏ rằng một lần phá thai duy nhất cũng đủ làm tăng 80% nguy cơ chị có thể mắc các chứng bệnh tâm thần trầm trọng trước khi chị 30 tuổi, và cũng có tiềm năng mắc bệnh tâm thần một cách tổng quát suốt cả cuộc đời còn lại”. Hiển nhiên, hiện nay, người ta chưa cho phụ nữ biết như thế.
Từ cuộc nghiên cứu của Fergusson, một sự kiện phụ xem ra cũng làm người ta nghi ngờ rằng cuộc nghiên cứu này chỉ mới phát hiện được cái đỉnh của băng sơn mà thôi. Fergusson xác định xem liệu có nên dựa vào báo cáo của một người đàn bà để cho phép bà ta phá thai hay không. Trong khoảng ba năm một, các phụ nữ thường được hỏi là trong khoảng thời gian ấy họ có thai hay không và chuyện gì đã xẩy ra cho cái thai ấy, nó kết thúc ra sao: xẩy thai, sinh nở bình thường hay phá thai. Lúc 30 tuổi, họ lại được hỏi cùng câu hỏi ấy một lần nữa cho suốt khoảng thời gian trước đó. Nên nhớ: các câu trả lời đã được đưa ra một cách tư riêng và nặc danh. Như thế, các dữ kiện đã được thu thập theo phương thức khiến người ta không sợ các câu trả lời ấy sẽ được xếp theo một cá nhân đặc thù nào nhất định. Tuy nhiên, Fergusson vẫn thấy có tới 32% các phụ nữ thuộc nhóm nghiên cứu từ khước không cho biết họ từng phá thai. Điều này có nghĩa: trong một khoảng ba năm nào đó họ không cho biết đã phá thai, nhưng đến lúc 30 tuổi, nhìn lại, thì họ lại cho biết có phá thai; hay ngược lại, 30 tuổi nhìn lại họ không cho biết đã phá thai trong khi có thông báo đã phá thai trong một khoảng ba năm nào đó trước đó. Xét chung, các phụ nữ trong nhóm nghiên cứu đã báo cáo thiếu sót các vụ phá thai họ từng tiến hành. So sánh với các dữ kiện từ dân số nói chung, rõ ràng các phụ nữ trong nhóm chỉ báo cáo 85% các trường hợp phá thai của họ.
Bác bỏ
Diễn dịch điều trên qua ngôn ngữ bình thường, ta thấy trong một cuộc nghiên cứu nặc danh, trong đó các câu trả lời được đưa ra một cách tư riêng và không gây bối rối hay xấu hổ công cộng, mà gần phân nửa số phụ nữ được yêu cầu đã từ khước nhìn nhận mình có phá thai, dù đã được hỏi một cách trực tiếp về việc ấy và việc phá thai đâu phải là một việc người ta dễ quên hay làm ngơ được.
Một sự kiện khác liên quan đến cuộc nghiên cứu của Fergusson xem ra khá lạ khi so sánh với việc báo cáo thiếu này. Ông cũng yêu cầu các phụ nữ lúc 30 tuổi đưa ra phán đoán về tính đúng đắn trong các quyết định phá thai của họ. Câu hỏi đó như sau: quyết định đó nhất định đúng, nhất định sai hay không chắc chắn là đúng hay sai? Fergusson thấy 90% trả lời rằng quyết định của họ nhất định đúng.
Hai sự kiện lạ lùng ấy, một đàng khá nhiều người không chịu báo cáo mình phá thai (một hình thức bác bỏ), một đàng đa số lại giáo điều cho là quyết định phá thai của mình đúng đắn, xem ra cho thấy nơi những người phụ nữ này có cả một tranh chấp nội tâm sâu sắc. Tranh chấp này dù cuối cùng không dẫn tới những chứng bệnh tâm thần rõ nét, thì ít nhất cũng không tương hợp với một trạng thái tâm thần an bình và hạnh phúc. Người ta hẳn sẽ cảm thấy sợ hãi và run rẩy khi nhớ tới câu nói của Mẹ Chân Phúc Têrêxa thành Calcutta: trong một vụ phá thai, có hai chủ thể chết yểu, đó là đứa trẻ chưa sinh và lương tâm người mẹ. Thiết tưởng cũng cần thêm cái chết thứ ba: đó là sự liêm chính y khoa của người y sĩ khuyến cáo hay thi hành việc phá thai ấy.
Đức HY Bertone nhắc cho các thính giả của ngài hay: “Hành động của một bác sĩ Công Giáo tỏ ra hữu ích không phải chỉ đối với sức khỏe thể lý, mà theo một nghĩa nào đó, còn hữu ích cho cả sức khỏe luân lý và thiêng liêng của người bệnh nữa”. Vì “thể xác và tinh thần hợp nhất với nhau trong con người đến nỗi chúng ảnh hưởng lẫn nhau, và nhiệm vụ chính của qúy vị là canh chừng sự sống và phát huy sự sống để nó thể hiện hoàn toàn”.
Chủ nghĩa giản lược
Dựa vào Thông Điệp Bác Ái trong Chân Lý, Đức HY Bertone chỉ trích quan điểm duy vật và có tính máy móc về sự sống con người, một quan điểm vốn “giản lược tình yêu không chân lý thành một cái vỏ rỗng mà người ta vốn nhét gì vào tùy ý” và do đó tạo ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với việc phát triển con người toàn diện.
Theo Đức Hồng Y, muốn giáo dục văn hóa sự sống, điều cần thiết “phải có khả năng chiêm ngắm trong mọi hữu thể nhân bản sự phản chiếu nét đẹp và tình yêu của Thiên Chúa. Không có Thiên Chúa, con người không còn nhận ra mình như một “tạo vật khác đầy lạ lùng” so với mọi tạo vật khác trên trần gian, và chỉ biết coi mình như một trong các sinh vật khác, dù đã đạt tới mức hoàn hảo rất cao.
Dựa vào Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống” của Đức Gioan Phaolô II, Đức HY Bertone chỉ ra rằng: “Chính trong sự xa cách giữa Thiên Chúa và con người, ta tìm thấy động lực dẫn tới việc làm mất đi giá trị của sự sống con người, và do đó phát sinh ra ý tưởng cao ngạo cho rằng mình có thể quán xuyến được sự sống ấy, bất cần tới Đấng Hóa Công”.
Trong ngữ cảnh ấy, Đức HY Quốc Vụ Khanh lên án nạn phá thai và nạn chết vì đói: “Có những mạng sống không đáng đưa tin và việc mất nó cũng không gây được ngỡ ngàng nào. Có những trận tuyến cực thánh để cứu sống những người có án tử hay để bảo vệ quyền sống cho những kẻ phạm trọng tội, trong khi ấy cái chết của những người vô tội lại bị coi là hợp pháp và hợp luân, với đầy đủ luật lệ được đa số các nghị viện dân sự thông qua. Trên thực tế, xúc cảm, ý thức hệ và lý do chính trị đã thay thế hẳn cho lương tâm được soi sáng đúng đắn”.
Lời thề giả hình
Tình thế hiện nay tại nhiều quốc gia cho thấy các bác sĩ, những người tuyên thệ sẽ tuân giữ một thứ qui luật đạo đức nghề nghiệp, đã tiếp tục chứng nhận một điều gì đó là tốt cho sức khỏe, dù họ có đủ lý do để tin rằng nó có hại tới sức khỏe của bệnh nhân. Đó là kết luận của một cuộc thăm dò mới đây liên quan tới nạn phá thai.
Bài nghiên cứu tựa là “Các Phản Ứng đối với Việc Phá Thai và Sức Khỏe Tâm Thần Tiếp Sau Đó” (British Journal of Psychiatry, November 2009), do David Fergusson và các đồng nghiệp thực hiện, nhằm phân tích các dữ kiện thu thập được từ cuộc thăm dò về Sức Khỏe và Phát Triển tại Christchurch, New Zealand. Cuộc thăm dò này theo dõi và đo lường thường xuyên 1,265 người từ lúc mới sinh đến lúc 30 tuổi.
Fergusson thấy rằng trong nhóm này, 80% phụ nữ, từng phá thai một lần và cảm thấy hối tiếc về việc đó (chiếm đa số), có nguy cơ phát triển bệnh tâm thần nhiều hơn các phụ nữ trong cùng một hoàn cảnh nhưng cương quyết mang thai đến ngày sinh nở. Suy diễn từ các dữ kiện này, các tác giả cho rằng ít nhất 5% các bệnh tâm thần của phụ nữ dưới 30 tuổi là do hậu quả của nạn phá thai.
Đặt khám phá trên vào viễn tượng chung, ta hãy để ý đến các bệnh nhân hút thuốc, họ có đến gần 80% nguy cơ gia tăng khả thể bị nhồi máu cơ tim. Có nghĩa là nạn phá thai xem ra có hại cho sức khỏe tâm thần của phụ nữ y như hút thuốc có hại cho tim của họ vậy.
Nghiên cứu của Fergusson không đơn độc; nó chỉ xác nhận những khám phá trước đó dựa trên các thăm dò tại Christchurch cũng như các thăm dò khác. Duyệt lại toàn bộ các chứng cớ, Fergusson nhận định rằng dù có chứng cớ rõ ràng cho thấy việc phá thai gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần, thì lại “không có bằng chứng nào cho thấy việc mang thai miễn cưỡng cho đến lúc sinh nở có liên quan gì tới việc gia tăng nguy cơ mắc các thứ bệnh ấy”.
Biện minh
Ấy thế mà tại New Zealand và tại Anh cũng như xứ Wales, người ta lại biện minh cho nạn phá thai dựa trên lý do sức khỏe tâm thần. Tại New Zealand chẳng hạn, luật định rằng: hai bác sĩ phải chứng minh rằng “tiếp tục mang thai sẽ đưa lại hậu quả trầm trọng đe dọa sức khỏe tâm thần”. Hơn 98% các vụ phá thai đã được chấp thuận dựa vào căn bản ấy. Năm ngoái, theo Ủy Ban Giám Sát Phá Thai của nước này, nhờ chứng nhận các vụ phá thai như thế, các bác sĩ đã nhận được 5 triệu dollars lệ phí.
Truyện gì đang xẩy ra ở đó? Người ta dám nghĩ rằng trong nghề này, họ cũng thấy cùng một nguyên tắc từng gây ra sự gian lận và tham nhũng trong các lãnh vực khác, nghĩa là: nghề nào thoái hóa cũng mỗi ngày mỗi phát sinh thêm tham nhũng. Nói cho đúng, tự nó, phá thai là hình thức thoái hóa của nghề y, vì nó đại biểu cho việc sử dụng kỹ năng y khoa vào mục tiêu chẳng có tính y khoa chút nào (có thể ví nó với việc bác sĩ chích thuốc độc giết một tù nhân). Vì trực tiếp tấn công mạng sống của một con người vô tội chưa sinh ra, phá thai không thể biện minh được về phương diện y khoa, nó chỉ là một thủ tục tùy tiện, thực dụng...
Các bác sĩ tại Anh đang có dấu hiệu khó chịu vì thực hành hiện nay. Còn nhớ năm 1993, Hiệp Hội Hoàng Gia Các Nhà Phân Tâm Học cho rằng: “nguy cơ đối với sức khỏe tâm lý do việc phá thai trong tam cá nguyệt đầu tiên gây ra ít hơn nhiều so với nguy cơ liên quan tới việc tiếp tục mang thai, một việc rõ ràng có hại cho sức khỏe tâm thần của người mẹ”. Tuy nhiên, năm ngoái, quan điểm ấy đã bị bác bỏ và bị thay hế bằng một khẳng định khác cho rằng: “vấn đề liệu việc phá thai có gây hậu quả tai hại hay không cho sức khỏe tâm thần của phụ nữ vẫn còn chưa được hoàn toàn giải quyết. Chứng cớ nghiên cứu hiện nay không đưa lại kết luận dứt khoát. Một số nghiên cứu cho thấy không có chứng cớ tai hại nào, trong khi đó, nhiều nghiên cứu khác đã nhận diện được hàng loạt các xáo trộn tâm thần tiếp theo việc phá thai”.
Xem ra, họ đã thay đổi quan điểm từ khuyến cáo phá thai vì lý do sức khỏe tâm thần tới giữ trung lập; nhưng thực tế họ đã đi xa hơn vì câu hỏi họ đặt ra lúc này là: liệu việc phá thai có dẫn tới các xáo trộn tâm thần hay không, như người ta vốn nghi ngờ?
Chứng cớ có tính chung kết
Ngược lại, liệu phá thai có thực sự ích lợi cho sức khỏe tâm thần của phụ nữ hay không, đối với họ, không hẳn là một câu hỏi để ngỏ (open question): chứng cớ chung quyết cho thấy nó chẳng ích lợi gì.
Các khám phá của Fergusson và các chứng cớ khác đưa lại nhiều hệ luận vượt xa các thẩm quyền tài phán từng biện minh việc phá thai dựa trên sức khỏe tâm thần... Thực vậy, các hậu quả của phá thai đối với sức khỏe tâm thần có tiềm năng tệ hơn là chính nghiên cứu của Fergusson từng cho thấy, vì hai lý do sau đây:
1. Fergusson chỉ nghiên cứu các phụ nữ cỡ tuổi 30. Ây thế nhưng, hiện có chứng cớ cho thấy hậu quả tai hại của phá thai nơi phụ nữ có thể được châm ngòi do các biến cố mãi sau này trong đời, như thai nghén, sinh con, hay cái chết của một người thân trong gia đình.
2. Fergusson chỉ theo phương thức đã được các cuộc nghiên cứu trước đó đặt để, và do đó chỉ khảo sát một loại bệnh tâm thần nào đó nhất định, như “trầm cảm lớn; các xáo trộn khiến người ta lo âu xao xuyến như hốt hoảng, sợ khoảng rộng, sợ đám đông, hay sợ một điều đặc thù nào đó…); ghiền rượu; ghiền ma túy”.
Nhưng các nhà lâm sàng học dày dặn vốn nhấn mạnh rằng với các phụ nữ phá thai, người ta còn có thể thấy thêm các xáo trộn phụ như không biết thích ứng và hội chứng bị căng thẳng sau các thảm họa (Post Traumatic Stress Syndrome), ấy là chưa kể các cơn đau phụ lâm sàng và trầm cảm, là triệu chứng có thực đối với các phụ nữ liên hệ nhưng các khám nghiệm chưa hẳn đã nắm bắt được.
Do đó, sự ưng thuận có hiểu biết thực sự đòi phụ nữ phải nói cho người phụ nữ muốn phá thai như sau: “các cuộc nghiên cứu từng chứng tỏ rằng một lần phá thai duy nhất cũng đủ làm tăng 80% nguy cơ chị có thể mắc các chứng bệnh tâm thần trầm trọng trước khi chị 30 tuổi, và cũng có tiềm năng mắc bệnh tâm thần một cách tổng quát suốt cả cuộc đời còn lại”. Hiển nhiên, hiện nay, người ta chưa cho phụ nữ biết như thế.
Từ cuộc nghiên cứu của Fergusson, một sự kiện phụ xem ra cũng làm người ta nghi ngờ rằng cuộc nghiên cứu này chỉ mới phát hiện được cái đỉnh của băng sơn mà thôi. Fergusson xác định xem liệu có nên dựa vào báo cáo của một người đàn bà để cho phép bà ta phá thai hay không. Trong khoảng ba năm một, các phụ nữ thường được hỏi là trong khoảng thời gian ấy họ có thai hay không và chuyện gì đã xẩy ra cho cái thai ấy, nó kết thúc ra sao: xẩy thai, sinh nở bình thường hay phá thai. Lúc 30 tuổi, họ lại được hỏi cùng câu hỏi ấy một lần nữa cho suốt khoảng thời gian trước đó. Nên nhớ: các câu trả lời đã được đưa ra một cách tư riêng và nặc danh. Như thế, các dữ kiện đã được thu thập theo phương thức khiến người ta không sợ các câu trả lời ấy sẽ được xếp theo một cá nhân đặc thù nào nhất định. Tuy nhiên, Fergusson vẫn thấy có tới 32% các phụ nữ thuộc nhóm nghiên cứu từ khước không cho biết họ từng phá thai. Điều này có nghĩa: trong một khoảng ba năm nào đó họ không cho biết đã phá thai, nhưng đến lúc 30 tuổi, nhìn lại, thì họ lại cho biết có phá thai; hay ngược lại, 30 tuổi nhìn lại họ không cho biết đã phá thai trong khi có thông báo đã phá thai trong một khoảng ba năm nào đó trước đó. Xét chung, các phụ nữ trong nhóm nghiên cứu đã báo cáo thiếu sót các vụ phá thai họ từng tiến hành. So sánh với các dữ kiện từ dân số nói chung, rõ ràng các phụ nữ trong nhóm chỉ báo cáo 85% các trường hợp phá thai của họ.
Bác bỏ
Diễn dịch điều trên qua ngôn ngữ bình thường, ta thấy trong một cuộc nghiên cứu nặc danh, trong đó các câu trả lời được đưa ra một cách tư riêng và không gây bối rối hay xấu hổ công cộng, mà gần phân nửa số phụ nữ được yêu cầu đã từ khước nhìn nhận mình có phá thai, dù đã được hỏi một cách trực tiếp về việc ấy và việc phá thai đâu phải là một việc người ta dễ quên hay làm ngơ được.
Một sự kiện khác liên quan đến cuộc nghiên cứu của Fergusson xem ra khá lạ khi so sánh với việc báo cáo thiếu này. Ông cũng yêu cầu các phụ nữ lúc 30 tuổi đưa ra phán đoán về tính đúng đắn trong các quyết định phá thai của họ. Câu hỏi đó như sau: quyết định đó nhất định đúng, nhất định sai hay không chắc chắn là đúng hay sai? Fergusson thấy 90% trả lời rằng quyết định của họ nhất định đúng.
Hai sự kiện lạ lùng ấy, một đàng khá nhiều người không chịu báo cáo mình phá thai (một hình thức bác bỏ), một đàng đa số lại giáo điều cho là quyết định phá thai của mình đúng đắn, xem ra cho thấy nơi những người phụ nữ này có cả một tranh chấp nội tâm sâu sắc. Tranh chấp này dù cuối cùng không dẫn tới những chứng bệnh tâm thần rõ nét, thì ít nhất cũng không tương hợp với một trạng thái tâm thần an bình và hạnh phúc. Người ta hẳn sẽ cảm thấy sợ hãi và run rẩy khi nhớ tới câu nói của Mẹ Chân Phúc Têrêxa thành Calcutta: trong một vụ phá thai, có hai chủ thể chết yểu, đó là đứa trẻ chưa sinh và lương tâm người mẹ. Thiết tưởng cũng cần thêm cái chết thứ ba: đó là sự liêm chính y khoa của người y sĩ khuyến cáo hay thi hành việc phá thai ấy.