Ông Bùi Tín trả lời phỏng vấn AFP nhân dịp 80 năm Đảng CS Việtnam (3-2-1930 - 3-2-2010)
A. Genet: Chào ông Bùi Tín. Nhà cầm quyền trong nước đang có những cuộc họp kỷ niệm ngày thành lập đảng CS (ngày 3-2), xin ông cho biết vài cảm tưởng.
Bùi Tín: Chào cô. Tôi cũng biết ở Hànội có những cuộc họp kỷ niệm, một cuộc hội thảo, và xuất bản sách về 80 năm đảng CS Việt Nam, hồi đầu mang tên đảng Cộng sản Đông dương. Những diễn văn dài, nặng về công thức, nặng tính giáo điều, về chủ nghĩa Mác - Lénin, về giai cấp vô sản, về chủ nghĩa xã hội, về quá độ từ chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới..., nhưng tôi tin rằng những người viết ra, đọc lên và cả những người ngồi nghe, không có ai còn tin ở điều mình viết, đọc và nghe. Họ đang là những nhà tư sản, tư bản mới, có nhà đất, có cổ phần, chứng khoán, khá nhiều còn hùn hạp với các triệu phú, tỷ phú quốc tế. Họ chỉ giữ lại của lý luận cộng sản cái phần xấu nhất là nền chuyên chính độc đảng để bảo vệ tài sản riêng bất chính.
A. Genet: Theo ông vai trò và vị trí của đảng cộng sản VN (le rôle et la place du PCV) trong lịch sử Việt Nam là gì ?
Bùi Tín: Đảng CS VN có vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dành độc lập, lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã thực hiện thống nhất đất nước, nhưng mặt khác - mặt này ít được chú ý vì bị họ che dấu kỹ - là đã buộc nhân dân phải trả bằng cái giá quá cao bằng sinh mạng, hàng triệu người chết (phần lớn là thanh niên cường tráng tuổi hoa niên), và hàng vạn đồng bào người Việt yêu nước trong các đảng phái chính trị khác bị họ thủ tiêu.
Đã vậy, sau hoà bình và thống nhất, đảng CS đã bỏ qua cơ hội hoà hợp hoà giải dân tộc để xây dựng đất nước phồn vinh. Đây là thất bại nặng nề nhất, bi thảm nhất, tê hại lâu dài nhất. Họ đã nhân danh các "trại cải tạo", trả thù, bỏ tù đầy đoạ 20 vạn sỹ quan viên chức chế độ cũ, phân biệt đối xử theo tư duy hận thù, tạo nên bi kịch hàng triệu thuyền nhân, với không biết bao nhiêu người chết thê thảm ngoài biển cả.
Họ còn diệt trừ tư sản công thương nghiệp, diệt trừ nông dân cá thể, cưỡng bức tập thể hoá, tàn phá tận gốc nền sản xuất xã hội, rồi mới buộc phải đổi mới, mà chỉ đổi mới bộ phận về kinh tế, còn bất động về chính trị.
Chính những sai lầm to lớn về chủ trương, đường lối, chiến lược ấy đã làm giảm sút nặng nề uy tín của đảng CS trước xã hội và nhân dân.
Đến nay uy tín của đảng còn giảm sút nặng nề hơn do họ đang thất bại trong xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và phồn vinh; hiện nay bất công, tham nhũng, hối lộ, bất lương, phi pháp, ích kỷ, vô đạo đức đang lan tràn không có cách gì kìm hãm; giáo dục xuống cấp, y tế bệ rạc đang là đặc điểm của chế độ.
A. Genet: Vậy theo ông tính chính đáng ( légitimité - legitimacy / PCV) của đảng CS Việt Nam hiện nay ra sao ?
Bùi Tín: Vấn đề này đang nóng bỏng. Phe xã hội chủ nghĩa mà đảng CS tự nhân Việt Nam là một tiền đồn đã tiêu tan cũng với sự tan rã của Liên Xô đứng đầu phong tràn CS quốc tế đã đặt đảng CS Việt Nam vào cuộc khủng hoảng chiến lược về bản chất của đảng, về lý luận cũng như về thực tiễn. Khủng hoả ng cực lớn này đãn dẫn đảng CS đến bế tắc toàn diện. Đảng CS đã thuộc về quá khứ, một quá khứ không chịu ra đi!
Do đó, ngay trong đảng đang có yêu cầu đổi tên đảng, là đảng Lao động VN như trước, hay là đảng Dân chủ, hay đảng Dân chủ Xã hội. Cũng có ý kiến nên là đảng Nhân dân, đảng Dân tộc, hay đảng Công dân. Tên gọi "đảng CS" là không thích hợp, không có ý nghĩa vì chủ nghĩa xã hội thực tiễn qua phe xã hội chủ nghĩa (từ 1945 đến 1991) do phong trào CS sinh ra đã chết. Nó đã được các nhà lý luận và chính trị thế giới đánh giá là sai lầm lịch sử lớn nhất, cũng là tội ác lớn nhất trong của thế kỷ 20, gắn liền với cái chết của 100 triệu sinh mạng con người, qua các cuộc đấu tranh giai cấp, thanh trừng, trại tập trung, đại nhảy vọt, cách mạng văn hoá vô sản, tận diệt địa chủ tư sản, phú nông, trí thức tiểu tư sản.
A. Genet: Nhân dịp này, xin ông nhận định đảng CS hiện đang đứng trước thách thức gì ( les problèmes confrontés par le PCV actuellement)?
Bùi Tín: Thách thức lớn nhất đối với bộ chính trị CS hiện nay là họ phải trả lời minh bạch với nhân dân là sao họ lại tỏ ra yếu đuối, ươn hèn, thoả hiệp với bành trướng Bắc Kinh. Cái bóng Bắc Kinh cứ lù lù sau những sự kiện mất đất, mất biển, mất đảo, rước công ty và công nhân TQ khai thác bâuxít vào Tây nguyên, tàn sát ngư dân Việt trên vùng biển VN, xử án tù rất nặng những trí thức, sinh viên, luật sư lên tiếng tố cáo sự ươn hèn của họ trước họa xâm lăng.
Thách thức lớn là đòi hỏi họ phải sớm từ bỏ độc quyền đảng trị rất tệ hại, trả lại cho xã hội quyền công dân đầy đủ, trước hết là quyền tự do bầu cử và ứng cử, từ bỏ kiểu "đảng chọn dân bầu" phi pháp trơ trẽn đã kéo dài quá lâu.
Họ chỉ có một lối ra danh dự là trả lại quyền công dân đầy đủ cho mọi công dân, tôn trọng thật sự nhân dân ta đã trưởng thành trong thời hội nhập, để cho công dân Việt Nam thực hiện quyền lập hội, quyền tự do báo chí, để đảng CS không còn một mình một chiếu trong không khí chính trị cưỡng bức, ngạt thở.
Lúc ấy, đảng CS - dù đổi hay không đổi tên - sẽ tranh đua bình đẳng và công bằng với các đảng khác (nên coi nhau là đảng bạn) trong khuôn khổ pháp luật, lấy nhân dân làm trọng tài, với lá phiếu tự do làm phương tiện lựa chọn người thay mặt mình cầm quyền, mang lại tự do, ấm no và hạnh phúc thật sự cho toàn dân. Lúc ấy nền chính trị nước chúng tôi sẽ náo nức, lành mạnh sinh động, thú vị biết bao!
Đây là thách thức cơ bản nhất của Đại hội XI của đảng CS VN đầu năm 2011, mà các văn kiện sắp được công bố để cho đại hội các cấp thảo luận.
Trước đây đảng CS VN vin cớ là VN mang đặc thù châu Á, theo Nho giáo, Khổng giáo, không hợp với nền dân chủ phương Tây! Nhưng nay họ trả lời ra sao, khi các nước châu Á khác đã từ bỏ độc quyền đảng trị: chế độ Suharto, chế độ Marcos, chế độ Pak Chung Hi, chế độ Tưởng Giới Thạch... đều bị thay thế bằng chế độ đa đảng trong ổn định, tiến bộ và phát triển...
Không phải ngẫu nhiên mà Nhóm chuyên gia Harvard ở VN, những "think tank" của Viện IDS Hà Nội, các trí thức tâm huyết như nhà toán học Hoàng Tuỵ, nhà văn hoá Nguyên Ngọc, nhóm Việt Nam Minh Triết Nguyễn Huệ Chi, cho đến trung tướng Đặng Quốc Bảo và giáo sư Vũ Minh Khương ở Singapour... đều cho rằng vấn đề của VN hiện tại không phải là đổi mới bộ phận, thay chính sách này, luật lệ kia, mà là phải thay đổi hẳn toàn bộ hệ thống, từ hệ thống độc đoán sang hệ thống dân chủ, từ hệ thống độc đảng sang hệ thống đa đảng trong luật pháp, từ hệ thống chăn dắt chặt chẽ báo chí, khống chế internet sang hệ thống cởi mở, tự do thông tin nhiều chiều, tự do đối thoại, tự do tranh biện, phản biện, như ở tuyệt đại đa số các xã hội bình thường, văn minh khác.
Không thay hệ thống thì chỉ là xoa bóp, thuốc cảm cúm của lang băm hủ lậu trước những căn bệnh hiểm nghèo đe doạ chết người, dẫn đến thảm họa chung, trước hết là thảm hoạ cho đảng CS.
A. Genet: Cám ơn nhà báo Bùi Tín rất nhiều và chúc ông năm 2010 và năm âm lịch con Hổ nhiều may mắn.
A. Genet: Chào ông Bùi Tín. Nhà cầm quyền trong nước đang có những cuộc họp kỷ niệm ngày thành lập đảng CS (ngày 3-2), xin ông cho biết vài cảm tưởng.
Bùi Tín: Chào cô. Tôi cũng biết ở Hànội có những cuộc họp kỷ niệm, một cuộc hội thảo, và xuất bản sách về 80 năm đảng CS Việt Nam, hồi đầu mang tên đảng Cộng sản Đông dương. Những diễn văn dài, nặng về công thức, nặng tính giáo điều, về chủ nghĩa Mác - Lénin, về giai cấp vô sản, về chủ nghĩa xã hội, về quá độ từ chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới..., nhưng tôi tin rằng những người viết ra, đọc lên và cả những người ngồi nghe, không có ai còn tin ở điều mình viết, đọc và nghe. Họ đang là những nhà tư sản, tư bản mới, có nhà đất, có cổ phần, chứng khoán, khá nhiều còn hùn hạp với các triệu phú, tỷ phú quốc tế. Họ chỉ giữ lại của lý luận cộng sản cái phần xấu nhất là nền chuyên chính độc đảng để bảo vệ tài sản riêng bất chính.
A. Genet: Theo ông vai trò và vị trí của đảng cộng sản VN (le rôle et la place du PCV) trong lịch sử Việt Nam là gì ?
Bùi Tín: Đảng CS VN có vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dành độc lập, lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã thực hiện thống nhất đất nước, nhưng mặt khác - mặt này ít được chú ý vì bị họ che dấu kỹ - là đã buộc nhân dân phải trả bằng cái giá quá cao bằng sinh mạng, hàng triệu người chết (phần lớn là thanh niên cường tráng tuổi hoa niên), và hàng vạn đồng bào người Việt yêu nước trong các đảng phái chính trị khác bị họ thủ tiêu.
Đã vậy, sau hoà bình và thống nhất, đảng CS đã bỏ qua cơ hội hoà hợp hoà giải dân tộc để xây dựng đất nước phồn vinh. Đây là thất bại nặng nề nhất, bi thảm nhất, tê hại lâu dài nhất. Họ đã nhân danh các "trại cải tạo", trả thù, bỏ tù đầy đoạ 20 vạn sỹ quan viên chức chế độ cũ, phân biệt đối xử theo tư duy hận thù, tạo nên bi kịch hàng triệu thuyền nhân, với không biết bao nhiêu người chết thê thảm ngoài biển cả.
Họ còn diệt trừ tư sản công thương nghiệp, diệt trừ nông dân cá thể, cưỡng bức tập thể hoá, tàn phá tận gốc nền sản xuất xã hội, rồi mới buộc phải đổi mới, mà chỉ đổi mới bộ phận về kinh tế, còn bất động về chính trị.
Chính những sai lầm to lớn về chủ trương, đường lối, chiến lược ấy đã làm giảm sút nặng nề uy tín của đảng CS trước xã hội và nhân dân.
Đến nay uy tín của đảng còn giảm sút nặng nề hơn do họ đang thất bại trong xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và phồn vinh; hiện nay bất công, tham nhũng, hối lộ, bất lương, phi pháp, ích kỷ, vô đạo đức đang lan tràn không có cách gì kìm hãm; giáo dục xuống cấp, y tế bệ rạc đang là đặc điểm của chế độ.
A. Genet: Vậy theo ông tính chính đáng ( légitimité - legitimacy / PCV) của đảng CS Việt Nam hiện nay ra sao ?
Bùi Tín: Vấn đề này đang nóng bỏng. Phe xã hội chủ nghĩa mà đảng CS tự nhân Việt Nam là một tiền đồn đã tiêu tan cũng với sự tan rã của Liên Xô đứng đầu phong tràn CS quốc tế đã đặt đảng CS Việt Nam vào cuộc khủng hoảng chiến lược về bản chất của đảng, về lý luận cũng như về thực tiễn. Khủng hoả ng cực lớn này đãn dẫn đảng CS đến bế tắc toàn diện. Đảng CS đã thuộc về quá khứ, một quá khứ không chịu ra đi!
Do đó, ngay trong đảng đang có yêu cầu đổi tên đảng, là đảng Lao động VN như trước, hay là đảng Dân chủ, hay đảng Dân chủ Xã hội. Cũng có ý kiến nên là đảng Nhân dân, đảng Dân tộc, hay đảng Công dân. Tên gọi "đảng CS" là không thích hợp, không có ý nghĩa vì chủ nghĩa xã hội thực tiễn qua phe xã hội chủ nghĩa (từ 1945 đến 1991) do phong trào CS sinh ra đã chết. Nó đã được các nhà lý luận và chính trị thế giới đánh giá là sai lầm lịch sử lớn nhất, cũng là tội ác lớn nhất trong của thế kỷ 20, gắn liền với cái chết của 100 triệu sinh mạng con người, qua các cuộc đấu tranh giai cấp, thanh trừng, trại tập trung, đại nhảy vọt, cách mạng văn hoá vô sản, tận diệt địa chủ tư sản, phú nông, trí thức tiểu tư sản.
A. Genet: Nhân dịp này, xin ông nhận định đảng CS hiện đang đứng trước thách thức gì ( les problèmes confrontés par le PCV actuellement)?
Bùi Tín: Thách thức lớn nhất đối với bộ chính trị CS hiện nay là họ phải trả lời minh bạch với nhân dân là sao họ lại tỏ ra yếu đuối, ươn hèn, thoả hiệp với bành trướng Bắc Kinh. Cái bóng Bắc Kinh cứ lù lù sau những sự kiện mất đất, mất biển, mất đảo, rước công ty và công nhân TQ khai thác bâuxít vào Tây nguyên, tàn sát ngư dân Việt trên vùng biển VN, xử án tù rất nặng những trí thức, sinh viên, luật sư lên tiếng tố cáo sự ươn hèn của họ trước họa xâm lăng.
Thách thức lớn là đòi hỏi họ phải sớm từ bỏ độc quyền đảng trị rất tệ hại, trả lại cho xã hội quyền công dân đầy đủ, trước hết là quyền tự do bầu cử và ứng cử, từ bỏ kiểu "đảng chọn dân bầu" phi pháp trơ trẽn đã kéo dài quá lâu.
Họ chỉ có một lối ra danh dự là trả lại quyền công dân đầy đủ cho mọi công dân, tôn trọng thật sự nhân dân ta đã trưởng thành trong thời hội nhập, để cho công dân Việt Nam thực hiện quyền lập hội, quyền tự do báo chí, để đảng CS không còn một mình một chiếu trong không khí chính trị cưỡng bức, ngạt thở.
Lúc ấy, đảng CS - dù đổi hay không đổi tên - sẽ tranh đua bình đẳng và công bằng với các đảng khác (nên coi nhau là đảng bạn) trong khuôn khổ pháp luật, lấy nhân dân làm trọng tài, với lá phiếu tự do làm phương tiện lựa chọn người thay mặt mình cầm quyền, mang lại tự do, ấm no và hạnh phúc thật sự cho toàn dân. Lúc ấy nền chính trị nước chúng tôi sẽ náo nức, lành mạnh sinh động, thú vị biết bao!
Đây là thách thức cơ bản nhất của Đại hội XI của đảng CS VN đầu năm 2011, mà các văn kiện sắp được công bố để cho đại hội các cấp thảo luận.
Trước đây đảng CS VN vin cớ là VN mang đặc thù châu Á, theo Nho giáo, Khổng giáo, không hợp với nền dân chủ phương Tây! Nhưng nay họ trả lời ra sao, khi các nước châu Á khác đã từ bỏ độc quyền đảng trị: chế độ Suharto, chế độ Marcos, chế độ Pak Chung Hi, chế độ Tưởng Giới Thạch... đều bị thay thế bằng chế độ đa đảng trong ổn định, tiến bộ và phát triển...
Không phải ngẫu nhiên mà Nhóm chuyên gia Harvard ở VN, những "think tank" của Viện IDS Hà Nội, các trí thức tâm huyết như nhà toán học Hoàng Tuỵ, nhà văn hoá Nguyên Ngọc, nhóm Việt Nam Minh Triết Nguyễn Huệ Chi, cho đến trung tướng Đặng Quốc Bảo và giáo sư Vũ Minh Khương ở Singapour... đều cho rằng vấn đề của VN hiện tại không phải là đổi mới bộ phận, thay chính sách này, luật lệ kia, mà là phải thay đổi hẳn toàn bộ hệ thống, từ hệ thống độc đoán sang hệ thống dân chủ, từ hệ thống độc đảng sang hệ thống đa đảng trong luật pháp, từ hệ thống chăn dắt chặt chẽ báo chí, khống chế internet sang hệ thống cởi mở, tự do thông tin nhiều chiều, tự do đối thoại, tự do tranh biện, phản biện, như ở tuyệt đại đa số các xã hội bình thường, văn minh khác.
Không thay hệ thống thì chỉ là xoa bóp, thuốc cảm cúm của lang băm hủ lậu trước những căn bệnh hiểm nghèo đe doạ chết người, dẫn đến thảm họa chung, trước hết là thảm hoạ cho đảng CS.
A. Genet: Cám ơn nhà báo Bùi Tín rất nhiều và chúc ông năm 2010 và năm âm lịch con Hổ nhiều may mắn.