Ngày còn bé, thi thoảng nghe người lớn nói với nhau khi người này người kia được ơn bằng câu nói: “Làm bởi bay còn ban bởi Ta”. Còn bé thì đâu có hiểu gì về làm, về ban, về bay, về Ta … Lớn lên một chút cộng thêm sự tìm tòi thì mới hiểu nôm na câu nói ấy là con người làm gì thì làm nhưng được hay không, có hay không đó chính là nhờ bàn tay của Thiên Chúa.
Quả vậy, nhìn vào đời thường, chuyện làm, chuyện ban, chuyện bay, chuyện Ta này hết sức là thực tế. Có những người cố gắng và loay hoay mãi cho cái cõi nhân sinh này nhưng rồi chẳng được là bao cả. Họ quá vất vả cho cuộc đời nhưng rồi họ lại trở về với hai bàn tay trắng. Ngược lại, những người nhờ ơn Chúa thì họ lại có và có hơn cả cái mà họ muốn nữa. Những ai được Chúa thương thì họ sẽ được no đủ vậy.
Tâm tình của những ai được Chúa thương diễn tả trong kinh Magnificat của Đức Trinh Nữ Maria:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn!
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người” (Lc 1, 46-54)
Đức Maria một lần nữa khẳng định cho mọi người rằng tất cả những ai khiêm hạ trước mặt Thiên Chúa thì Chúa sẽ thương và ban nhiều và nhiều ơn lành hơn họ tưởng. Ngược lại, với những người kiêu ngạo thì sẽ chẳng bao giờ được gì cả và thậm chí còn bị trở về tay trắng với tất cả những gì họ đang có.
Thái độ khiêm nhường, thái độ vâng phục của Đức Maria cũng chính là thái độ khiêm nhường, vâng phục trong các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Nhờ khiêm nhường để rồi sẽ được nhiều ơn lành từ bàn tay của Chúa.
Ngôn sứ Isaia đã thốt lên trong bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe:
"Khốn thân tôi, tôi chết mất!
Vì tôi là một người môi miệng ô uế,
tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế,
thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là Đức Chúa các đạo binh! "
Một trong các thần Xêraphim bay về phía tôi,
tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ.
Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi và nói:
"Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi,
ngươi đã được tha lỗi và xá tội."
Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán:
"Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta? "
Tôi thưa: "Dạ, con đây, xin sai con đi."
Isaia đã chân nhận con người của ông và ông khiêm hạ đón nhận lệnh truyền của Thiên Chúa để ra đi nói về Thiên Chúa.
Với các môn đệ, cách riêng là Simon hôm nay về bài học khiêm hạ để lãnh nhận ơn Chúa thật là hay.
Chưa phải vất vả đi kiếm miếng cơm manh áo và cách riêng vất vả sống với nghề chài thì khó có thể hình dung được. Cá có đó, biển có đó nhưng đâu phải ai muốn chài là chài, ai muốn lưới là lưới. Và cá có đó, biển có đó nhưng cho dù có kinh nghiệm cỡ nào đi chăng nữa nhưng khi không có “ơn trên” thì cũng bằng không không vậy. Kinh nghiệm này ắt hẳn những người quanh năm sống ở vùng chài sẽ cảm nghiệm sâu sắc hơn ai cả. Chỉ những ai lên đênh trên biển cả và vất vả khó nhọc với nghề chài lưới mới có thể hiểu được mà thôi.
Giả như có máy quay phim để quay những nỗi gian truân vất vả của các môn đệ như trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe Thánh Luca thuật lại thì hay biết mấy. Quá vất vả như Luca nói, cả đêm chứ không phải một chốc một lát. Cả một đêm trên sóng nước chòng chành nhưng chẳng được gì cả. Chán quá ! Cá không có nên giặt lưới cho sạch để mai mốt còn đi lưới chứ giờ tiếp tục làm gì cho mệt. Hình ảnh các môn đệ giặt lưới cho chúng ta thấy thái độ, tâm tư mỏi mệt và chán nản đến mức nào. Bỗng nhiên Chúa Giêsu xuống thuyền và thuyền ấy của Simon và xin ông chèo ra xa bờ một chút để rao giảng vì đám đông theo Ngài đông quá. Giảng xong thì Chúa bảo ông Simon là chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới. Thái độ, tâm trạng của Simon hết sức bình thường. Simon phân trần với Chúa về nỗi khốn khó suốt cả đêm mà không được gì. Phân trần thì phân trần nhưng vâng phục vẫn là vâng phục. Simon đã làm như lời Thầy Giêsu đề nghị. Quả thật là tuyệt vời. Vừa thả xong thì cá dính quá sức tưởng tượng. Quá sức đến độ phải ra hiệu cho bạn chài ra lấy cá phụ chứ không thì thuyền chìm !
Kinh ngạc trước ân huệ của Chúa, Simon lại khiêm hạ thưa với Chúa: "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi! ".
Tâm tình khiêm hạ ấy chúng ta cũng vừa nghe Thánh Phaolô bộc bạch trong thư của Ngài gửi tín hữu Côrintô. Không phải là Ngài khiêm nhường ống điếu nhưng Ngài nói thật. Ngài chỉ là một đứa sinh non sau một thời gian dài sống trong tội lỗi, sống trong vai trò một người bách hại đạo. Ngài khiêm hạ để nói rằng Ngài không đáng được gọi là tông đồ. Tâm tình Ngài hết sức hay: “Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi”.
Có là gì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa … ơn Thiên Chúa cùng với tôi … Một thái độ, một tâm tình mà không phải ai cũng có thể nói cũng như không phải ai cũng có thể nghiệm được. Phaolô phải trả một giá quá đắt là gần như hơn nửa cuộc đời chống báng để gần cuối đời mới trở lại. Hình như là ơn của Chúa thấm đẫm trên cuộc đời của con người yếu đuối, tội lỗi của Phaolô.
Con người vẫn mang trong mình dòng máu tự kiêu tự đại của Ađam-Eva, dòng máu kiêu ngạo của Hêrôđê, của Pharaô nhưng rồi có được gì đâu. Bài học kiêu ngạo vẫn còn đó và bài học khiêm hạ vẫn còn đây. Chuyện quan trọng là ta ở trong tâm tình khiêm hạ hay thái độ kiêu hãnh.
Với tất cả kinh nghiệm từ cổ chí kim ta thấy được khiêm hạ vẫn là bài học hay và hữu ích cho cuộc đời. Càng khiêm hạ con người càng được nhận lãnh nhiều ơn lành của Chúa như Đức Trinh Nữ Maria, như Phaolô và đặc biệt như Simon với mẻ cá lạ hôm nay.
Bi đát nhất của con người là nhận ơn mà lại vô ơn, nhận ơn mà phủ nhận ơn.
Nguyện xin Chúa Giêsu qua lời chuyển cầu của những bậc thầy của đời sống khiêm hạ là Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Phaolô và Phêrô ban cho ta ơn khiêm hạ để bất cứ lúc nào trong cuộc đời ta cũng thân thưa với Chúa và với mọi người: Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa.
Quả vậy, nhìn vào đời thường, chuyện làm, chuyện ban, chuyện bay, chuyện Ta này hết sức là thực tế. Có những người cố gắng và loay hoay mãi cho cái cõi nhân sinh này nhưng rồi chẳng được là bao cả. Họ quá vất vả cho cuộc đời nhưng rồi họ lại trở về với hai bàn tay trắng. Ngược lại, những người nhờ ơn Chúa thì họ lại có và có hơn cả cái mà họ muốn nữa. Những ai được Chúa thương thì họ sẽ được no đủ vậy.
Tâm tình của những ai được Chúa thương diễn tả trong kinh Magnificat của Đức Trinh Nữ Maria:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn!
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người” (Lc 1, 46-54)
Đức Maria một lần nữa khẳng định cho mọi người rằng tất cả những ai khiêm hạ trước mặt Thiên Chúa thì Chúa sẽ thương và ban nhiều và nhiều ơn lành hơn họ tưởng. Ngược lại, với những người kiêu ngạo thì sẽ chẳng bao giờ được gì cả và thậm chí còn bị trở về tay trắng với tất cả những gì họ đang có.
Thái độ khiêm nhường, thái độ vâng phục của Đức Maria cũng chính là thái độ khiêm nhường, vâng phục trong các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Nhờ khiêm nhường để rồi sẽ được nhiều ơn lành từ bàn tay của Chúa.
Ngôn sứ Isaia đã thốt lên trong bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe:
"Khốn thân tôi, tôi chết mất!
Vì tôi là một người môi miệng ô uế,
tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế,
thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là Đức Chúa các đạo binh! "
Một trong các thần Xêraphim bay về phía tôi,
tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ.
Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi và nói:
"Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi,
ngươi đã được tha lỗi và xá tội."
Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán:
"Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta? "
Tôi thưa: "Dạ, con đây, xin sai con đi."
Isaia đã chân nhận con người của ông và ông khiêm hạ đón nhận lệnh truyền của Thiên Chúa để ra đi nói về Thiên Chúa.
Với các môn đệ, cách riêng là Simon hôm nay về bài học khiêm hạ để lãnh nhận ơn Chúa thật là hay.
Chưa phải vất vả đi kiếm miếng cơm manh áo và cách riêng vất vả sống với nghề chài thì khó có thể hình dung được. Cá có đó, biển có đó nhưng đâu phải ai muốn chài là chài, ai muốn lưới là lưới. Và cá có đó, biển có đó nhưng cho dù có kinh nghiệm cỡ nào đi chăng nữa nhưng khi không có “ơn trên” thì cũng bằng không không vậy. Kinh nghiệm này ắt hẳn những người quanh năm sống ở vùng chài sẽ cảm nghiệm sâu sắc hơn ai cả. Chỉ những ai lên đênh trên biển cả và vất vả khó nhọc với nghề chài lưới mới có thể hiểu được mà thôi.
Giả như có máy quay phim để quay những nỗi gian truân vất vả của các môn đệ như trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe Thánh Luca thuật lại thì hay biết mấy. Quá vất vả như Luca nói, cả đêm chứ không phải một chốc một lát. Cả một đêm trên sóng nước chòng chành nhưng chẳng được gì cả. Chán quá ! Cá không có nên giặt lưới cho sạch để mai mốt còn đi lưới chứ giờ tiếp tục làm gì cho mệt. Hình ảnh các môn đệ giặt lưới cho chúng ta thấy thái độ, tâm tư mỏi mệt và chán nản đến mức nào. Bỗng nhiên Chúa Giêsu xuống thuyền và thuyền ấy của Simon và xin ông chèo ra xa bờ một chút để rao giảng vì đám đông theo Ngài đông quá. Giảng xong thì Chúa bảo ông Simon là chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới. Thái độ, tâm trạng của Simon hết sức bình thường. Simon phân trần với Chúa về nỗi khốn khó suốt cả đêm mà không được gì. Phân trần thì phân trần nhưng vâng phục vẫn là vâng phục. Simon đã làm như lời Thầy Giêsu đề nghị. Quả thật là tuyệt vời. Vừa thả xong thì cá dính quá sức tưởng tượng. Quá sức đến độ phải ra hiệu cho bạn chài ra lấy cá phụ chứ không thì thuyền chìm !
Kinh ngạc trước ân huệ của Chúa, Simon lại khiêm hạ thưa với Chúa: "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi! ".
Tâm tình khiêm hạ ấy chúng ta cũng vừa nghe Thánh Phaolô bộc bạch trong thư của Ngài gửi tín hữu Côrintô. Không phải là Ngài khiêm nhường ống điếu nhưng Ngài nói thật. Ngài chỉ là một đứa sinh non sau một thời gian dài sống trong tội lỗi, sống trong vai trò một người bách hại đạo. Ngài khiêm hạ để nói rằng Ngài không đáng được gọi là tông đồ. Tâm tình Ngài hết sức hay: “Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi”.
Có là gì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa … ơn Thiên Chúa cùng với tôi … Một thái độ, một tâm tình mà không phải ai cũng có thể nói cũng như không phải ai cũng có thể nghiệm được. Phaolô phải trả một giá quá đắt là gần như hơn nửa cuộc đời chống báng để gần cuối đời mới trở lại. Hình như là ơn của Chúa thấm đẫm trên cuộc đời của con người yếu đuối, tội lỗi của Phaolô.
Con người vẫn mang trong mình dòng máu tự kiêu tự đại của Ađam-Eva, dòng máu kiêu ngạo của Hêrôđê, của Pharaô nhưng rồi có được gì đâu. Bài học kiêu ngạo vẫn còn đó và bài học khiêm hạ vẫn còn đây. Chuyện quan trọng là ta ở trong tâm tình khiêm hạ hay thái độ kiêu hãnh.
Với tất cả kinh nghiệm từ cổ chí kim ta thấy được khiêm hạ vẫn là bài học hay và hữu ích cho cuộc đời. Càng khiêm hạ con người càng được nhận lãnh nhiều ơn lành của Chúa như Đức Trinh Nữ Maria, như Phaolô và đặc biệt như Simon với mẻ cá lạ hôm nay.
Bi đát nhất của con người là nhận ơn mà lại vô ơn, nhận ơn mà phủ nhận ơn.
Nguyện xin Chúa Giêsu qua lời chuyển cầu của những bậc thầy của đời sống khiêm hạ là Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Phaolô và Phêrô ban cho ta ơn khiêm hạ để bất cứ lúc nào trong cuộc đời ta cũng thân thưa với Chúa và với mọi người: Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa.