Ngày nay, khi nói về hôn nhân gia đình, có nhiều người hào hứng phấn khởi nhưng cũng có không ít người chua chát bỉu môi tỏ ra ngán ngẩm và thậm chí sợ hãi chạy trốn. Vì sao? Thưa vì nhiều lý do. Chúng ta bỏ qua không nói về những người hào hứng phấn khởi kia mà chỉ nói về những người bi quan. Những lý do làm cho người ta có thái độ tiêu cực đó là: những vất vả nhọc nhằn, nghèo nàn, kinh tế eo hẹp, con cái nheo nhóc hư hỏng, ly dị nhan nhản, ngoại tình như cơm bữa!... Tuy vậy, trong cuộc đời, có không ít những cặp vợ chồng, đặc biệt những đôi hôn nhân Công Giáo đã sống hạnh phúc, sống tình yêu tràn đầy, sống vui vầy bên nhau đến tuổi cao niên. Cụ thể mới đây chính bản thân tôi đã dâng thánh lễ Ngọc Khánh Hôn Phối cho một đôi “uyên ương” U80!
Hình ảnh lễ Ngọc Khánh hôn nhân
“Cậu” tên là Phanxicô Xaviê Vũ Duy Tân, “cô” là Maria Trần Thị Ninh. Hai “cô cậu” năm nay đã quyết tâm từ Đức trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình để tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành hôn. Đây quả là một trường hợp quý hiếm. Quý hiếm là bởi vì còn quá ít đôi hôn phối nào còn sống vẹn toàn như hai “cô cậu” này. Hoặc còn ông thì mất bà hay còn bà nhưng ông “khuất bóng”!
Hai “cô cậu” đã tâm đầu ý hợp với nhau từ khi “chàng” 18 và “cô nàng” 16 cho đến hôm nay đã 80, 78. Tôi có dịp tìm hiểu và biết được rằng họ đã sống đời sống hôn nhân Công Giáo một cách tuyệt vời. Họ luôn cảm thông, quan tâm, chia sẻ, yêu thương, phục vụ, nâng đỡ, giữ gìn, bảo vệ, cùng nhau sống đức tin, sống đạo, cùng nhau đầu tư nuôi dưỡng, giáo dục con cái, cùng tạo niềm vui cho nhau và chia sớt những nỗi buồn của nhau. Họ đã lấy Chúa làm cùng đích và xem con cái là niềm vui và hạnh phúc cho chính mình. Họ sống quên mình vì con cái và tha nhân. Họ sống khiêm tốn và chan hòa với mọi người. Ngoài ra, họ còn sống quảng đại trong việc xây dựng Hội Thánh. Họ không giàu có nhưng họ có tấm lòng quảng đại, chính vì vậy làm cho họ càng trở nên những con người giàu có về đức độ và ân sủng. Họ làm việc thiện đối với những người nghèo, làm việc nghĩa đối với một số Xứ, Họ đạo. Ông kể, ông đã phải trồng rau xanh để bán lấy tiền làm việc thiện, việc nghĩa. Họ chính là mẫu gương lớn cho những đôi hôn nhân đang chán nản thất vọng noi theo. Có lẽ, các đôi hôn nhân nên đặt câu hỏi, tôi đã làm gì để đem lại niềm vui hạnh phúc cho chồng (cho vợ), cho con cái, cho người thân, cho hàng xóm láng giềng, cho xứ đạo, cho quê hương đất nước,... của tôi?
Lễ Ngọc Khánh của hai ông bà đã để lại nhiều dấu ấn trên bản thân ông bà, trên con cái cháu chắt, trên bà con lương giáo. Dấu ấn về đời sống chung thủy yêu thương tha thứ trong đời sống hôn nhân gia đình. Dấu ấn về sự tôn trọng lẫn nhau. Dấu ấn về tính giáo dục lòng biết ơn và tạ ơn. Biết ơn tạ ơn Chúa và biết ơn tạ ơn nhau. Dấu ấn về lòng quảng đại. Dấu ấn về sự hy sinh. Dấu ấn về bài học làm việc thiện, việc nghĩa. Dấu ấn về tình liên đới chan hòa với mọi người bất kể lương giáo hay thể chế chính trị. Đúng vậy, hai ông bà đã để lại dấu ấn và bài học lớn cho chính tôi và mọi người.
Ngay sau thánh lễ, hai ông bà còn ước mong nếu Chúa muốn, sẽ về lại quê hương Bổng Điền Thái Bình để tổ chức lễ “Kim Cương” (70 năm) Thành Hôn! Tôi thầm cầu nguyện và mong cho điều ước của hai ông bà thành hiện thực.
Nhìn hình ảnh hai ông bà với những nụ cười tươi rói chan chứa hạnh phúc, đầy tràn niềm tin yêu, tôi lại liên tưởng đến nhiều đôi hôn nhân khác. Họ đang phải bươn chải vất vả trong cuộc sống, đang phải đối diện với những thực trạng bi đát của hôn nhân như nghi kỵ, ruồng rẫy, đánh đập nhau, ngoại tình, ly thân, ly dị. Họ đáng được hưởng tình yêu hạnh phúc lắm chứ nhưng kỳ thực lại để vuột mất hoặc không được hưởng. Tôi nguyện cầu cùng Chúa cho các đôi hôn nhân ấy cũng được như hai ông bà vừa kỷ niệm mừng lễ Ngọc Khánh Thành Hôn, để rồi cũng được đón nhận lấy ân huệ của Thiên Chúa và tình yêu thương của nhau, mà sống ơn gọi hôn nhân gia đình tràn đầy ý nghĩa, tình yêu, hạnh phúc và niềm vui sung mãn.
Hình ảnh lễ Ngọc Khánh hôn nhân
“Cậu” tên là Phanxicô Xaviê Vũ Duy Tân, “cô” là Maria Trần Thị Ninh. Hai “cô cậu” năm nay đã quyết tâm từ Đức trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình để tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành hôn. Đây quả là một trường hợp quý hiếm. Quý hiếm là bởi vì còn quá ít đôi hôn phối nào còn sống vẹn toàn như hai “cô cậu” này. Hoặc còn ông thì mất bà hay còn bà nhưng ông “khuất bóng”!
Hai “cô cậu” đã tâm đầu ý hợp với nhau từ khi “chàng” 18 và “cô nàng” 16 cho đến hôm nay đã 80, 78. Tôi có dịp tìm hiểu và biết được rằng họ đã sống đời sống hôn nhân Công Giáo một cách tuyệt vời. Họ luôn cảm thông, quan tâm, chia sẻ, yêu thương, phục vụ, nâng đỡ, giữ gìn, bảo vệ, cùng nhau sống đức tin, sống đạo, cùng nhau đầu tư nuôi dưỡng, giáo dục con cái, cùng tạo niềm vui cho nhau và chia sớt những nỗi buồn của nhau. Họ đã lấy Chúa làm cùng đích và xem con cái là niềm vui và hạnh phúc cho chính mình. Họ sống quên mình vì con cái và tha nhân. Họ sống khiêm tốn và chan hòa với mọi người. Ngoài ra, họ còn sống quảng đại trong việc xây dựng Hội Thánh. Họ không giàu có nhưng họ có tấm lòng quảng đại, chính vì vậy làm cho họ càng trở nên những con người giàu có về đức độ và ân sủng. Họ làm việc thiện đối với những người nghèo, làm việc nghĩa đối với một số Xứ, Họ đạo. Ông kể, ông đã phải trồng rau xanh để bán lấy tiền làm việc thiện, việc nghĩa. Họ chính là mẫu gương lớn cho những đôi hôn nhân đang chán nản thất vọng noi theo. Có lẽ, các đôi hôn nhân nên đặt câu hỏi, tôi đã làm gì để đem lại niềm vui hạnh phúc cho chồng (cho vợ), cho con cái, cho người thân, cho hàng xóm láng giềng, cho xứ đạo, cho quê hương đất nước,... của tôi?
Lễ Ngọc Khánh của hai ông bà đã để lại nhiều dấu ấn trên bản thân ông bà, trên con cái cháu chắt, trên bà con lương giáo. Dấu ấn về đời sống chung thủy yêu thương tha thứ trong đời sống hôn nhân gia đình. Dấu ấn về sự tôn trọng lẫn nhau. Dấu ấn về tính giáo dục lòng biết ơn và tạ ơn. Biết ơn tạ ơn Chúa và biết ơn tạ ơn nhau. Dấu ấn về lòng quảng đại. Dấu ấn về sự hy sinh. Dấu ấn về bài học làm việc thiện, việc nghĩa. Dấu ấn về tình liên đới chan hòa với mọi người bất kể lương giáo hay thể chế chính trị. Đúng vậy, hai ông bà đã để lại dấu ấn và bài học lớn cho chính tôi và mọi người.
Ngay sau thánh lễ, hai ông bà còn ước mong nếu Chúa muốn, sẽ về lại quê hương Bổng Điền Thái Bình để tổ chức lễ “Kim Cương” (70 năm) Thành Hôn! Tôi thầm cầu nguyện và mong cho điều ước của hai ông bà thành hiện thực.
Nhìn hình ảnh hai ông bà với những nụ cười tươi rói chan chứa hạnh phúc, đầy tràn niềm tin yêu, tôi lại liên tưởng đến nhiều đôi hôn nhân khác. Họ đang phải bươn chải vất vả trong cuộc sống, đang phải đối diện với những thực trạng bi đát của hôn nhân như nghi kỵ, ruồng rẫy, đánh đập nhau, ngoại tình, ly thân, ly dị. Họ đáng được hưởng tình yêu hạnh phúc lắm chứ nhưng kỳ thực lại để vuột mất hoặc không được hưởng. Tôi nguyện cầu cùng Chúa cho các đôi hôn nhân ấy cũng được như hai ông bà vừa kỷ niệm mừng lễ Ngọc Khánh Thành Hôn, để rồi cũng được đón nhận lấy ân huệ của Thiên Chúa và tình yêu thương của nhau, mà sống ơn gọi hôn nhân gia đình tràn đầy ý nghĩa, tình yêu, hạnh phúc và niềm vui sung mãn.