Đôi Hàng Về Tác Giả
Jaroslav Pelikan, Giáo Sư Danh Dự Về Môn Sử tại Đại Học Yale, đã được trao tặng hơn 35 bằng tiến sĩ danh dự của các đại học khắp nơi trên thế giới, cũng như các bằng tưởng thưởng và huy chương của nhiều hội và định chế bác học. Ông được đề cử là Ủy Viên Kỳ Cựu của Qũy Carnegie yểm trợ Phát Triển Việc Giảng Dạy trong các năm 1982-1983 và 1990-1991. Bằng tưởng thưởng Jefferson, vinh dự cao nhất do chính phủ Hoa Kỳ trao tặng các học giả về khoa học nhân văn, đã được trao cho ông năm 1983, sau đó ông được Hàn Lâm Viện Trung Cổ của Hoa Kỳ trao tặng huy chương Haskins năm 1985. Năm 1989, ông lãnh giải thưởng của Hàn Lâm Viện Tôn Giáo của Hoa Kỳ và năm 1990, ông lãnh huy chương Umanita của thư viện Newberry. Thư Viện Công của New York trao tặng ông Giải Thưởng “Sư Tử Văn Học” năm 1992, và trong cùng năm ấy, ông được Cộng Hòa Liên Bang Tiệp và Slovak trao tặng huy chương Jan Amos Komenský. Ông từng phục vụ Ủy Ban Tổng Thống Hoa Kỳ về Nghệ Thuật và Nhân Bản từ năm 1994 và hiện là Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật và Khoa Học của Hoa Kỳ.
Trong nhiều giảng khóa do Pelikan đảm nhiệm ta thấy có Giảng Khóa Gauss, tại Đại Học Princeton; Giảng Khóa Gifford, tại Đại Học Aberdeen; Giảng Khóa Jefferson, tại Cơ Quan Tài Trợ Các Môn Nhân Văn; giảng khóa Jerome tại Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ ở Roma và Đại Học Michigan; giảng khóa Mellon tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Quốc Gia; và giảng khóa William Clyde De Vane, tại Đại Học Yale.
Cuốn Đức Ma-ri-a Qua Các Thế Kỷ là tác phẩm thứ 34 của Jaroslav Pelikan. Tác phẩm đầu tiên của ông, tựa là Từ Luther đến Kierkegarrd (From Luther to Keirkegarrd), đã được ấn hành năm 1950. Tác phẩm gồm năm cuốn của ông tựa là Truyền Thống Kitô Giáo: Lịch Sử Khai Triển Học Lý (The Christian Tradition: A History of the Development of Doctrine), viết trong các năm 1971-1989, được rất nhiều người nhìn nhận là tác phẩm hàng đầu về lịch sử. Trong khá nhiều bộ sách do ông chủ biên, ta thấy có bộ Các Công Trình Của Luther (Luther’s Works), gồm 22 cuốn, ấn hành trong các năm 1955-1971. Các sách khác của Pelikan được nhà Xuất Bản của Đại Học Yale ấn hành là Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo (Development of Christian Doctrine), 1969; Sự Chứng Thực Của Truyền Thống (The Vindication of Tradition), 1984; Chúa Giê-su Qua Các Thế Kỷ (Jesus Through the Centuries), 1985; Hình Ảnh Thiên Chúa (Imago Dei), 1990; Ý Niệm Đại Học - Một Tái Thẩm Định (The Idea of the University – A Reexamination), 1992; Kitô Giáo và Văn Hóa Cổ Điển (Christianity and Classical Culture), 1993; Faust Nhà Thần Học (Faust the Theologian), 1995; và Cải Cách Của Thánh Kinh/Thánh Kinh của Cải Cách (the Reformation of the Bible/The Bible of the Reformation)1996.
Ghi Chú Thư Mục
Thư mục về đức Trinh Nữ Maria hết sức đồ sộ. Danh mục điện tử của Thư Viện Trường Đại Học Yale vào cuối năm 1995 đã liệt kê 2,424 cuốn sách về Ngài (một số ít trùng bản), ấy là chưa kể các bài báo và hầu hết các tác phẩm có trước thế kỷ này. Trong các sách viết về Ngài, một số phải được kê ở đây, vì chúng có thể đã được trích dẫn ở mỗi chương: do Juniper Carol chủ biên, Mariology (Thánh mẫu học), 3 cuốn (Milwaukee: Bruce,1955-1961); Carol Graef, Mary: A History of Doctrine and Devotion (Ma-ri-a: Lịch Sử Khai Triển và Sùng Kính), 2 cuốn (New York: Sheed and Ward, 1963-1965); Walter Delius, Geschichte der Marien-vehehrung (Munich: Ernst Reinhardt Verlag, 1963); Từ điển bách khoa dầy 1,042 trang của Wolfgang Beinert và Heinrich Petri, Handbuch der Marienkunde (Regensburg: F. Pustet, 1984); và bộ sách đồ sộ tưởng niệm René Laurentin, Kecharitomene: Mélanges René Laurentin (Paris: Desclée, 1990).
Tác giả đã can dự vào chủ đề Ma-ri-a trong tư cách học giả và tác giả hơn 4 thập niên qua. Như Herman Kogan từng mô tả trong bộ The Great Encyclopedia Britanica (Đại Bách Khoa Anh), việc liên hệ lâu dài và sinh ích lợi của tác giả với nhóm Encyclopedia Britanica bắt đầu từ thập niên 1950, lúc tác giả được kêu cứu, sau khi nhiều dự thảo liên tiếp về mục Ma-ri-a, bởi nhiều tác giả khác nhau, bị hết duyệt viên này đến duyệt viên khác bác bỏ. Bài viết đó đến ngày nay vẫn còn trên bộ Bách Khoa này; và 30 năm sau, dùng chính cấu trúc căn bản của nó, tác giả đã viết một khảo luận được đăng bằng Đức Ngữ năm 1985 và Anh Ngữ năm 1986 nói về “Đức Ma-ri-a - Điển hình cho việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo”. Khảo luận này là một phần trong tác phẩm phẩm chung của Jaroslav Pelikan, David Flusser, và Justin Lang tựa là Ma-ri-a: Các Hình Ảnh của Mẹ Chúa Giê-su trong Cái Nhìn Do Thái và Kitô Giáo (Mary: Images of the Mother of Jesus in Jewish and Christian Perspective) do nhà Fortress Press ở Hoa Kỳ ấn hành. Cuốn Riddle of Roman Catholicism (Điều Khó Hiểu Trong Đạo Công Giáo La Mã) của tác giả, viết cận kề Công Đồng Vatican II và được trao Giải Thưởng Abingdon vào năm 1959, có một chương tựa là “Kính Mừng Ma-ri-a”. Việc ấn hành bản dịch tiếng Anh tác phẩm của Otto Semmelroch tựa là Mary, Archetype of the Church (Ma-ri-a, Nguyên Mẫu của Giáo Hội) (New York: Sheed and Ward, 1963) cho tác giả cơ hội viết một tiểu luận ngắn làm lời phi lộ tựa là “Ý Niệm Căn Bản Về Đức Ma-ri-a” (The Basic Marian Idea). Trong giảng khóa về Thomas More, do Nhà Xuất Bản Đại Học Yale ấn hành năm 1965, tựa là Development of Christian Doctrine: Some Historical Prolegomena (Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo: Một Số Tổng Luận Lịch Sử), tác giả đã phân tích “Thánh Anastasiô Viết Về Đức Ma-ri-a”, nhất là ý niệm Theotokos (Mẹ Thiên Chúa) của ngài. Giảng khóa Mason Gross tại Đại Học Rutgers, được tác giả trình bày năm 1989 và được nhà Xuất Bản của Đại Học này xuất bản năm 1990 tựa là Eternal Feminines: Three Theological Allegories in Dante’s “Paradiso” (Những Người Nữ Muôn Thuở: Ba Ẩn Dụ Thần Học Trong “Paradiso” của Dante) có một chương nói về cái nhìn của Dante đối với đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Giảng khóa Andrew W. Mellon tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Quốc Gia, được trình bày năm 1987 nhân dịp kỷ niệm 1,200 năm Công Đồng Nixêa và được nhà Xuất Bản Đại Học Princeton ấn hành năm 1990 tựa là Imago Dei (Hình Ảnh Thiên Chúa) có thảo luận về nghệ thuật ảnh tượng Ma-ri-a thời đầu Byzantine và biện minh cho nó về phương diện thần học. Faust the Theogian (Faust Nhà Thần Học), giảng khóa Wilson của tác giả tại Đại Học Southwestern University được nhà xuất bản Đại Học Yale ấn hành năm 1995, lên cao điểm với hình ảnh đức Ma-ri-a là Mẹ Hiển Vinh (Mater Gloriosa) và Người Nữ Muôn Thuở, giống như trong Faust của Goethe. Hơn nữa, trong bộ sách năm cuốn của tác giả tựa là The Christian Tradition (Truyền Thống Kitô Giáo), do nhà Xuất Bản Đại Học Chicago ấn hành giữa các năm 1971 và 1989, các học lý về đức Ma-ri-a từ nhiều thời kỳ khác nhau luôn được đem ra để khảo sát kỹ càng.
Tất cả các khảo luận có trước trên đây về đức Ma-ri-a đều đã góp phần vào cuốn sách này, và tác giả rất biết ơn khi được dịp (và đôi khi được phép) dùng lại chúng ở đây lần đầu trong một trình thuật lịch sử đầy đủ và có tương quan gắn bó với nhau; nếu chỉ đơn giản nhắc đến sách, chứ không nhắc đến những đoạn cụ thể, tác giả thường dùng chữ “xem” phía trước. Để lấy tài liệu cho tất cả các sách trên đây, và nhất là tác phẩm cuối cùng vừa trích dẫn, hàng trăm câu trích dẫn từ những nguồn đệ nhất đẳng để nhấn mạnh trình thuật có tính lịch sử cũng đã được nhận diện trọn vẹn, và xem ra quá dư thừa nếu phải nhắc lại chúng ở đây.
Những Chữ Viết Tắt
Jaroslav Pelikan, Giáo Sư Danh Dự Về Môn Sử tại Đại Học Yale, đã được trao tặng hơn 35 bằng tiến sĩ danh dự của các đại học khắp nơi trên thế giới, cũng như các bằng tưởng thưởng và huy chương của nhiều hội và định chế bác học. Ông được đề cử là Ủy Viên Kỳ Cựu của Qũy Carnegie yểm trợ Phát Triển Việc Giảng Dạy trong các năm 1982-1983 và 1990-1991. Bằng tưởng thưởng Jefferson, vinh dự cao nhất do chính phủ Hoa Kỳ trao tặng các học giả về khoa học nhân văn, đã được trao cho ông năm 1983, sau đó ông được Hàn Lâm Viện Trung Cổ của Hoa Kỳ trao tặng huy chương Haskins năm 1985. Năm 1989, ông lãnh giải thưởng của Hàn Lâm Viện Tôn Giáo của Hoa Kỳ và năm 1990, ông lãnh huy chương Umanita của thư viện Newberry. Thư Viện Công của New York trao tặng ông Giải Thưởng “Sư Tử Văn Học” năm 1992, và trong cùng năm ấy, ông được Cộng Hòa Liên Bang Tiệp và Slovak trao tặng huy chương Jan Amos Komenský. Ông từng phục vụ Ủy Ban Tổng Thống Hoa Kỳ về Nghệ Thuật và Nhân Bản từ năm 1994 và hiện là Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật và Khoa Học của Hoa Kỳ.
Trong nhiều giảng khóa do Pelikan đảm nhiệm ta thấy có Giảng Khóa Gauss, tại Đại Học Princeton; Giảng Khóa Gifford, tại Đại Học Aberdeen; Giảng Khóa Jefferson, tại Cơ Quan Tài Trợ Các Môn Nhân Văn; giảng khóa Jerome tại Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ ở Roma và Đại Học Michigan; giảng khóa Mellon tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Quốc Gia; và giảng khóa William Clyde De Vane, tại Đại Học Yale.
Cuốn Đức Ma-ri-a Qua Các Thế Kỷ là tác phẩm thứ 34 của Jaroslav Pelikan. Tác phẩm đầu tiên của ông, tựa là Từ Luther đến Kierkegarrd (From Luther to Keirkegarrd), đã được ấn hành năm 1950. Tác phẩm gồm năm cuốn của ông tựa là Truyền Thống Kitô Giáo: Lịch Sử Khai Triển Học Lý (The Christian Tradition: A History of the Development of Doctrine), viết trong các năm 1971-1989, được rất nhiều người nhìn nhận là tác phẩm hàng đầu về lịch sử. Trong khá nhiều bộ sách do ông chủ biên, ta thấy có bộ Các Công Trình Của Luther (Luther’s Works), gồm 22 cuốn, ấn hành trong các năm 1955-1971. Các sách khác của Pelikan được nhà Xuất Bản của Đại Học Yale ấn hành là Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo (Development of Christian Doctrine), 1969; Sự Chứng Thực Của Truyền Thống (The Vindication of Tradition), 1984; Chúa Giê-su Qua Các Thế Kỷ (Jesus Through the Centuries), 1985; Hình Ảnh Thiên Chúa (Imago Dei), 1990; Ý Niệm Đại Học - Một Tái Thẩm Định (The Idea of the University – A Reexamination), 1992; Kitô Giáo và Văn Hóa Cổ Điển (Christianity and Classical Culture), 1993; Faust Nhà Thần Học (Faust the Theologian), 1995; và Cải Cách Của Thánh Kinh/Thánh Kinh của Cải Cách (the Reformation of the Bible/The Bible of the Reformation)1996.
Ghi Chú Thư Mục
Thư mục về đức Trinh Nữ Maria hết sức đồ sộ. Danh mục điện tử của Thư Viện Trường Đại Học Yale vào cuối năm 1995 đã liệt kê 2,424 cuốn sách về Ngài (một số ít trùng bản), ấy là chưa kể các bài báo và hầu hết các tác phẩm có trước thế kỷ này. Trong các sách viết về Ngài, một số phải được kê ở đây, vì chúng có thể đã được trích dẫn ở mỗi chương: do Juniper Carol chủ biên, Mariology (Thánh mẫu học), 3 cuốn (Milwaukee: Bruce,1955-1961); Carol Graef, Mary: A History of Doctrine and Devotion (Ma-ri-a: Lịch Sử Khai Triển và Sùng Kính), 2 cuốn (New York: Sheed and Ward, 1963-1965); Walter Delius, Geschichte der Marien-vehehrung (Munich: Ernst Reinhardt Verlag, 1963); Từ điển bách khoa dầy 1,042 trang của Wolfgang Beinert và Heinrich Petri, Handbuch der Marienkunde (Regensburg: F. Pustet, 1984); và bộ sách đồ sộ tưởng niệm René Laurentin, Kecharitomene: Mélanges René Laurentin (Paris: Desclée, 1990).
Tác giả đã can dự vào chủ đề Ma-ri-a trong tư cách học giả và tác giả hơn 4 thập niên qua. Như Herman Kogan từng mô tả trong bộ The Great Encyclopedia Britanica (Đại Bách Khoa Anh), việc liên hệ lâu dài và sinh ích lợi của tác giả với nhóm Encyclopedia Britanica bắt đầu từ thập niên 1950, lúc tác giả được kêu cứu, sau khi nhiều dự thảo liên tiếp về mục Ma-ri-a, bởi nhiều tác giả khác nhau, bị hết duyệt viên này đến duyệt viên khác bác bỏ. Bài viết đó đến ngày nay vẫn còn trên bộ Bách Khoa này; và 30 năm sau, dùng chính cấu trúc căn bản của nó, tác giả đã viết một khảo luận được đăng bằng Đức Ngữ năm 1985 và Anh Ngữ năm 1986 nói về “Đức Ma-ri-a - Điển hình cho việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo”. Khảo luận này là một phần trong tác phẩm phẩm chung của Jaroslav Pelikan, David Flusser, và Justin Lang tựa là Ma-ri-a: Các Hình Ảnh của Mẹ Chúa Giê-su trong Cái Nhìn Do Thái và Kitô Giáo (Mary: Images of the Mother of Jesus in Jewish and Christian Perspective) do nhà Fortress Press ở Hoa Kỳ ấn hành. Cuốn Riddle of Roman Catholicism (Điều Khó Hiểu Trong Đạo Công Giáo La Mã) của tác giả, viết cận kề Công Đồng Vatican II và được trao Giải Thưởng Abingdon vào năm 1959, có một chương tựa là “Kính Mừng Ma-ri-a”. Việc ấn hành bản dịch tiếng Anh tác phẩm của Otto Semmelroch tựa là Mary, Archetype of the Church (Ma-ri-a, Nguyên Mẫu của Giáo Hội) (New York: Sheed and Ward, 1963) cho tác giả cơ hội viết một tiểu luận ngắn làm lời phi lộ tựa là “Ý Niệm Căn Bản Về Đức Ma-ri-a” (The Basic Marian Idea). Trong giảng khóa về Thomas More, do Nhà Xuất Bản Đại Học Yale ấn hành năm 1965, tựa là Development of Christian Doctrine: Some Historical Prolegomena (Việc Khai Triển Học Lý Kitô Giáo: Một Số Tổng Luận Lịch Sử), tác giả đã phân tích “Thánh Anastasiô Viết Về Đức Ma-ri-a”, nhất là ý niệm Theotokos (Mẹ Thiên Chúa) của ngài. Giảng khóa Mason Gross tại Đại Học Rutgers, được tác giả trình bày năm 1989 và được nhà Xuất Bản của Đại Học này xuất bản năm 1990 tựa là Eternal Feminines: Three Theological Allegories in Dante’s “Paradiso” (Những Người Nữ Muôn Thuở: Ba Ẩn Dụ Thần Học Trong “Paradiso” của Dante) có một chương nói về cái nhìn của Dante đối với đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Giảng khóa Andrew W. Mellon tại Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Quốc Gia, được trình bày năm 1987 nhân dịp kỷ niệm 1,200 năm Công Đồng Nixêa và được nhà Xuất Bản Đại Học Princeton ấn hành năm 1990 tựa là Imago Dei (Hình Ảnh Thiên Chúa) có thảo luận về nghệ thuật ảnh tượng Ma-ri-a thời đầu Byzantine và biện minh cho nó về phương diện thần học. Faust the Theogian (Faust Nhà Thần Học), giảng khóa Wilson của tác giả tại Đại Học Southwestern University được nhà xuất bản Đại Học Yale ấn hành năm 1995, lên cao điểm với hình ảnh đức Ma-ri-a là Mẹ Hiển Vinh (Mater Gloriosa) và Người Nữ Muôn Thuở, giống như trong Faust của Goethe. Hơn nữa, trong bộ sách năm cuốn của tác giả tựa là The Christian Tradition (Truyền Thống Kitô Giáo), do nhà Xuất Bản Đại Học Chicago ấn hành giữa các năm 1971 và 1989, các học lý về đức Ma-ri-a từ nhiều thời kỳ khác nhau luôn được đem ra để khảo sát kỹ càng.
Tất cả các khảo luận có trước trên đây về đức Ma-ri-a đều đã góp phần vào cuốn sách này, và tác giả rất biết ơn khi được dịp (và đôi khi được phép) dùng lại chúng ở đây lần đầu trong một trình thuật lịch sử đầy đủ và có tương quan gắn bó với nhau; nếu chỉ đơn giản nhắc đến sách, chứ không nhắc đến những đoạn cụ thể, tác giả thường dùng chữ “xem” phía trước. Để lấy tài liệu cho tất cả các sách trên đây, và nhất là tác phẩm cuối cùng vừa trích dẫn, hàng trăm câu trích dẫn từ những nguồn đệ nhất đẳng để nhấn mạnh trình thuật có tính lịch sử cũng đã được nhận diện trọn vẹn, và xem ra quá dư thừa nếu phải nhắc lại chúng ở đây.
Những Chữ Viết Tắt
ADB | Anchor Dictionary of the Bible. Do David Noel Freedman và những người khác chủ biên. 6 cuốn. New York: Doubleday, 1992. |
Bauer-Gingrich | Walter Bauer, F. Wilbur Gingrich và những người khác chủ biên. A Greek-English Lexicon of the New Testament and Other Early Christian Literature. Kỳ ấn hành lần 2. Chicago: University of Chicago Press, 1979. |
Deferrari-Barry | Roy J. Deferrari và Inviolata M. Barry chủ biên. A Lexicon of St Thomas Aquinas Based on the “Summa Theologica” and Selected Passages of His Other Works. Washington, D.C.: Catholic University of America Press, 1948. |
Denzinger | Henricus Denzinger và Adolfus Schonmetzer chủ biên. Enchiridion symbolorum editionum et declarationum de rebus fidei et morum. Ấn bản thứ 36. Freiburg and Rome: Herder, 1976. |
DTC | Dictionnaire de théologie catholique. 15 cuốn cộng thêm đề mục. Paris: Letouzey et Ané, 1909-1972. |
Lampe | Geoffrey W.H. Lampe chủ biên. A Patrristic Greek Lexicon. Oxford: Clarendon Press, 1961. |
Liddell-Scott-Jones | Henry George Liddell, Robert Scott và Henry Stuart Jones chủ biên. A Greek-English Lexicon. Ấn bản thứ 9. Oxford: Clarendon Press, 1940. |
OED | The Oxford English Dictionary. 16 cuốn. Oxford: Oxford University Press, 1933-1986. |
PG | Patrologia Graeca. 162 cuốn. Paris: J.P. Migne, 1857-1866 |
PL | Patrologia Latina. 221 cuốn. Paris, J.P. Migne, 1844-1864. |
Schaff | Philip Schaff chủ biên. Creeds of Christendom, with a History and Critical Notes. 3 cuốn. Ấn bản thứ 6. Grand Rapids, Mich.: Baker Book House, 1990. |
Sophocles | E.A. Sophocles chủ biên. Greek Lexicon of the Roman and Byzanine Periods. Boston: Little, Brown and Company, 1870 |
Tanner | Norman P. Tanner chủ biên. Decrees of the Ecumenical Councils. 2 cuốn. Washington D.C.: Georgetown University Press, 1990. |