Trong diễn văn ngày 8 tháng 2 vừa qua ngỏ với Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Đức Bênêđíctô XVI đã nhận định về quyết định của hội đồng dành Đại Hội Toàn Thể lần thứ 19 của mình để thảo luận về “Các Quyền của Trẻ Em”. Chủ đề này được chọn để kỷ niệm năm thứ 20 ngày ban hành Quy Ước Liên Hiệp Quốc về Các Quyền Của Trẻ Em. Đây là một quy ước quốc tế ấn định ra các quyền xã hội, kinh tế, và văn hóa cho trẻ em.
Đức Thánh Cha nói rằng Quy Ước trên “được Tòa Thánh nồng nhiệt tiếp nhận”. Điều ấy cho thấy dù biết rõ phương thức đầy tai hại của một số cơ quan LHQ trong lãnh vực dân số và phái tính, Giáo Hội, nói chung, vẫn rất tích cực đối với công việc của cộng đồng quốc tế, nhất là của Liên Hiệp Quốc.
Giáo Hội nhìn nhận rằng trong thế giới hiện đại, càng ngày càng có nhiều vấn đề, như phát triển, nhân quyền, hòa bình, và môi sinh, chỉ có thể giải quyết một cách thỏa đáng trên bình diện quốc tế. Trong thông điệp mới đây của ngài, tức thông điệp “Bác Ái Trong Chân Lý”, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng diễn trình hoàn cầu hóa nâng cao tầm quan trọng của cộng đồng QT và đòi một cuộc cải cách nhằm củng cố ảnh hưởng của nó, để “ý niệm gia đình các dân tộc thực sự có ý nghĩa” (Đức Ái Trong Chân Lý, số 67).
Rất may, Quy Ước về Các Quyển của Trẻ Em đã tránh được nhiều cạm bẫy ý thức hệ tìm thấy trong các tài liệu của các hội nghị LHQ về dân số (tại Cairo) và về chủ đề phụ nữ (tại Bắc Kinh). Trong bài diễn văn với Hội Đồng GH về Gia Đình, Đức Thánh Cha nói rằng Quy Ước đã tái khẳng định địa vị không thể thay thế được của gia đình trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em, vì Quy Ước này cho rằng gia đình là “môi trường tự nhiên để các thành viên của mình, đặc biệt là trẻ em, phát triển và được an vui”. Ở chỗ khác, Quy Ước còn nhắc tới các quyền của trẻ em chưa sinh ra khi cho rằng trẻ em “cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trong đó có việc bảo vệ thích đáng về luật pháp trước và sau khi sinh”.
Các nền tảng của gia đình
Tuy nhiên, dù Quy Ước cho thấy phúc lợi của trẻ em chỉ có thể được bảo đảm trong tư cách là thành viên của gia đình, nó lại không nói gì về hôn nhân, vốn là nền tảng của đời sống gia đình. Ý thức được điều đó, Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh rằng “gia đình, đặt nền tảng trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là trợ giúp lớn lao nhất người ta có thể đem lại cho trẻ em. Chúng muốn được yêu thương bởi một người mẹ và một người cha biết yêu thương nhau”.
Thành thử ra, đối với các chính phủ muốn tranh đấu cho quyền lợi trẻ em nhưng đồng thời lại không làm gì để hỗ trợ hôn nhân, có khi còn gây hại cho nó như trường hợp công nhận các hình thức kết hợp khác cũng có giá trị như hôn nhân, thì quả họ đang xây tay này mà đập phá tay kia vậy.
Một mâu thuẫn khác hiện đang xuất hiện mấy năm gần đây (và từng được Tòa Thánh thấy trước trong các dè dặt của mình đối với Quy Ước) là đặt quyền lợi trẻ em chống lại quyền lợi cha mẹ; là tối thiểu hóa ảnh hưởng của cha mẹ trong khi tối đa hóa ảnh hưởng của nhà nước. Đôi khi người ta làm việc ấy bằng cách nại tới Quy Ước. Một điển hình là khi người ta ban quyền cho vị thành niên được phá thai mà cha mẹ không hay biết gì, nói chi đến đồng thuận. Vấn đề quyền của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái mình là một điển hình khác gây mâu thuẫn.
Chính vì mối liên kết giữa các quyền của trẻ em, gia đình bền vững và hôn nhân bền vững mà lúc còn đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã viết rằng: “đứa trẻ có quyền được thụ thai, được duy trì trong dạ mẹ, được sinh ra đời và được nuôi dưỡng trong hôn nhân” vì “chính nhờ mối liên hệ vững ổn và được nhìn nhận với cha mẹ mình, đứa trẻ mới có thể khám phá ra căn tính của riêng mình và thực hiện được sự phát triển nhân bản riêng của mình” (Domum Vitae).
Đúng thế, đứa trẻ có quyền chờ mong sự cam kết không dè dặt của cha mẹ dành cho nhau. Nó có quyền đó vì đó là điều kiện tiên quyết để nó triển nở trong tư cách một con người nhân bản. Ở đây, Đức Bênêđíctô XVI nhắc ta nhớ rằng nhân quyền không phải tự chúng là mục tiêu; đúng hơn, chúng là phương tiện cho một mục tiêu xa hơn đó là sự triển nở nhân bản.
Phải chú ý tới hố phân cách
Vì ý thức được mối liên kết giữa nhân quyền và sự triển nở nhân bản, nên vị tiền nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã tuyên bố rằng trẻ em có “quyền được sống trong một gia đình hợp nhất”. Ngài còn thêm rằng chúng có quyền được sống “trong một môi trường luân lý dẫn tới việc phát triển nhân cách của đứa trẻ” ("Centesimus Annus," 21). Lẽ dĩ nhiên, phát biểu các điều trên như thế là đi ngược hẳn lại tâm thức hiện đại vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa duy tương đối. Ý thức hệ của chủ nghĩa duy tương đối cho rằng áp đặt bất cứ tiêu chuẩn luân lý nào lên một người, nhất là trẻ em, là một vi phạm nghiêm trọng tới quyền tự do của người ấy. Nhưng chủ nghĩa duy tương đối, một mối quan tâm hàng đầu của Đức Bênêđíctô XVI, không hề là bằng hữu của nhân quyền. Thực thế, nó đứng đàng sau cơn khủng hoảng hiện đại về quyền lợi. Một lần nữa, trong “Đức Ái Trong Chân Lý”, Đức Bênêđíctô XVI lưu ý tới việc xuất hiện của điều có thể gọi là “hố phân cách các quyền” (rights gap): “Một đàng, người ta nại tới các quyền tự nhận là quyền (alleged rights), điều trong bản chất vốn võ đoán và không chủ yếu (như quyền của người đồng tính luyến ái được kết hôn) đi đôi với đòi hỏi các cơ cấu công phải nhìn nhận và cổ vũ chúng, trong khi ấy, các quyền sơ yếu và căn bản lại không được nhìn nhận và bị vi phạm khắp nơi trên thế giới (như quyền được sống đúng tiêu chuẩn nhân bản)” (Bác Ái Trong Chân Lý, số 43).
Trong trường hợp đầu, chủ nghĩa duy tương đối thất bại trong việc không áp dụng cùng một tiêu chuẩn căn bản về quyền lợi cho mọi người (người nghèo và người giầu). Còn trong trường hợp sau, chủ nghĩa ấy thất bại không đặt các nhân quyền trên căn bản sự thật về con người nhân bản vì nó không nhìn nhận một sự thật như thế. Bởi vậy, bất cứ quan niệm về nhân quyền nào lấy chủ nghĩa duy tương đối làm khởi điểm đều nhất định sẽ thất bại.
Đứng trước việc “nở rộ” các điều tự nhận là nhân quyền, nhất là ở thế giới Tây Phương, làm sao phân biệt được đâu là quyền chân chính, đâu là quyền giả tạo? Phải dùng tiêu chuẩn nào để phán định? Đức Bênêđíctô đã phác thảo một câu trả lời cho câu hỏi đó trong một bản văn khá canh tân trong “Bác Ái Trong Chân Lý”. Ngài nói: “các quyền cá biệt, nếu tách rời khuôn khổ bổn phận là khuôn khổ đem lại ý nghĩa đầy đủ cho chúng, sẽ trở thành bừa bãi (wild)” nhưng “các bổn phận sẽ giới hạn các quyền ấy vì chúng chỉ cho thấy khuôn khổ nhân học và đạo đức học mà các quyền kia chỉ là một thành phần, nhờ thế chúng hết trở thành bừa bãi hoang đàng” (Bác Ái Trong Chân Lý, số 43).
Khi viết “các bổn phận giới hạn các quyền lợi”, Đức Thánh Cha muốn nói rằng theo một nghĩa nào đó, bổn phận chính là nền tảng của quyền lợi. Bổn phận phải đến trước! Bởi thế, quyền được biết chân lý phải đi sau bổn phận tìm kiếm chân lý.
Từ đó, tiêu chuẩn phán định là như sau: mọi quyền chân chính giả thiết phải chỉ tới một bổn phận mà quyền ấy tìm cách chu toàn. Bởi thế, quyền kết hôn phải theo sau bổn phận sinh sản và dạy dỗ con cái. Vì chỉ cuộc kếp hợp của một người đàn ông và một người đàn bà mới chu toàn đầy đủ bổn phận này, nên chỉ có họ mới có quyền kết hôn. Hôn nhân đồng tính không thể là một quyền bởi không có một bổn phận tương ứng để quyền kia tìm cách chu toàn.
Trường hợp Tô Cách Lan
Trước đó ít ngày, Đức Bênêđíctô XVI cũng đã tiếp kiến các giám mục Tô Cách Lan nhân chuyến viếng thăm “ad limina” 5 năm một lần của các vị. Ngài nhắc các vị giám mục nhớ đến trách nhiệm “duy trì và bênh vực quyền của Giáo Hội được sinh hoạt tự do trong xã hội theo các niềm tin của mình”.
Lời ấy hiển nhiên có ý nhắc tới đạo luật đang được thảo luận tại quốc hội Anh, là đạo luật, nhân danh quyền bình đẳng phái tính, có thể cản trở khả năng các tổ chức tôn giáo như Giáo Hội Công Giáo được sống theo các niềm tin của mình, bằng cách kết hình tội họ nếu họ từ khước không chịu sử dụng người đồng tính hay không chịu truyền chức thánh cho phụ nữ.
Tuần lễ trước đó, Đức Bênêđíctô XVI cũng tiếp kiến các vị Gám Mục Anh và xứ Wales nhân chuyến viếng thăm “ad limina” ở Rôma. Sau khi nhận định rằng xứ sở của các vị “nổi tiếng về cam kết dành quyền bình đẳng về cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội”, ngài than phiền về “đạo luật nhằm đạt mục tiêu trên (…nhưng lại) áp đặt các giới hạn bất công lên quyền tự do của các cộng đồng tôn giáo được hành động theo các niềm tin của mình”.
Lời chỉ trích của Đức Bênêđíctô XVI bị nhiều giới báo chí Anh chế riễu, nhất là vì cuộc viếng thăm Anh Quốc vào cuối năm nay của ngài. Đứng trước ý niệm lầm lẫn ấy về bình đẳng, điều cần không những là phân biệt quyền chân chính với quyền giả tạo mà còn phải tái khẳng định phẩm trật cho các quyền ấy. Nhân quyền căn bản nhất là quyền sống vì muốn đạt được mọi quyền khác, người ta phải tùy thuộc quyền này. Và quyền quan trọng nhất là quyền tự do tôn giáo, vì quyền này bảo vệ mục tiêu tối hậu của sự sống con người, tức việc hiệp thông với Thiên Chúa. Khi quyền này bị hy sinh để mưu cầu các quyền tự nhận hay các quyền chân thực khác, chắc chắn đã có điều gì đó hết sức lầm lẫn trong ý niệm quyền lợi của xã hội ấy.
Đức Thánh Cha nói rằng Quy Ước trên “được Tòa Thánh nồng nhiệt tiếp nhận”. Điều ấy cho thấy dù biết rõ phương thức đầy tai hại của một số cơ quan LHQ trong lãnh vực dân số và phái tính, Giáo Hội, nói chung, vẫn rất tích cực đối với công việc của cộng đồng quốc tế, nhất là của Liên Hiệp Quốc.
Giáo Hội nhìn nhận rằng trong thế giới hiện đại, càng ngày càng có nhiều vấn đề, như phát triển, nhân quyền, hòa bình, và môi sinh, chỉ có thể giải quyết một cách thỏa đáng trên bình diện quốc tế. Trong thông điệp mới đây của ngài, tức thông điệp “Bác Ái Trong Chân Lý”, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng diễn trình hoàn cầu hóa nâng cao tầm quan trọng của cộng đồng QT và đòi một cuộc cải cách nhằm củng cố ảnh hưởng của nó, để “ý niệm gia đình các dân tộc thực sự có ý nghĩa” (Đức Ái Trong Chân Lý, số 67).
Rất may, Quy Ước về Các Quyển của Trẻ Em đã tránh được nhiều cạm bẫy ý thức hệ tìm thấy trong các tài liệu của các hội nghị LHQ về dân số (tại Cairo) và về chủ đề phụ nữ (tại Bắc Kinh). Trong bài diễn văn với Hội Đồng GH về Gia Đình, Đức Thánh Cha nói rằng Quy Ước đã tái khẳng định địa vị không thể thay thế được của gia đình trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em, vì Quy Ước này cho rằng gia đình là “môi trường tự nhiên để các thành viên của mình, đặc biệt là trẻ em, phát triển và được an vui”. Ở chỗ khác, Quy Ước còn nhắc tới các quyền của trẻ em chưa sinh ra khi cho rằng trẻ em “cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trong đó có việc bảo vệ thích đáng về luật pháp trước và sau khi sinh”.
Các nền tảng của gia đình
Tuy nhiên, dù Quy Ước cho thấy phúc lợi của trẻ em chỉ có thể được bảo đảm trong tư cách là thành viên của gia đình, nó lại không nói gì về hôn nhân, vốn là nền tảng của đời sống gia đình. Ý thức được điều đó, Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh rằng “gia đình, đặt nền tảng trên hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là trợ giúp lớn lao nhất người ta có thể đem lại cho trẻ em. Chúng muốn được yêu thương bởi một người mẹ và một người cha biết yêu thương nhau”.
Thành thử ra, đối với các chính phủ muốn tranh đấu cho quyền lợi trẻ em nhưng đồng thời lại không làm gì để hỗ trợ hôn nhân, có khi còn gây hại cho nó như trường hợp công nhận các hình thức kết hợp khác cũng có giá trị như hôn nhân, thì quả họ đang xây tay này mà đập phá tay kia vậy.
Một mâu thuẫn khác hiện đang xuất hiện mấy năm gần đây (và từng được Tòa Thánh thấy trước trong các dè dặt của mình đối với Quy Ước) là đặt quyền lợi trẻ em chống lại quyền lợi cha mẹ; là tối thiểu hóa ảnh hưởng của cha mẹ trong khi tối đa hóa ảnh hưởng của nhà nước. Đôi khi người ta làm việc ấy bằng cách nại tới Quy Ước. Một điển hình là khi người ta ban quyền cho vị thành niên được phá thai mà cha mẹ không hay biết gì, nói chi đến đồng thuận. Vấn đề quyền của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái mình là một điển hình khác gây mâu thuẫn.
Chính vì mối liên kết giữa các quyền của trẻ em, gia đình bền vững và hôn nhân bền vững mà lúc còn đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã viết rằng: “đứa trẻ có quyền được thụ thai, được duy trì trong dạ mẹ, được sinh ra đời và được nuôi dưỡng trong hôn nhân” vì “chính nhờ mối liên hệ vững ổn và được nhìn nhận với cha mẹ mình, đứa trẻ mới có thể khám phá ra căn tính của riêng mình và thực hiện được sự phát triển nhân bản riêng của mình” (Domum Vitae).
Đúng thế, đứa trẻ có quyền chờ mong sự cam kết không dè dặt của cha mẹ dành cho nhau. Nó có quyền đó vì đó là điều kiện tiên quyết để nó triển nở trong tư cách một con người nhân bản. Ở đây, Đức Bênêđíctô XVI nhắc ta nhớ rằng nhân quyền không phải tự chúng là mục tiêu; đúng hơn, chúng là phương tiện cho một mục tiêu xa hơn đó là sự triển nở nhân bản.
Phải chú ý tới hố phân cách
Vì ý thức được mối liên kết giữa nhân quyền và sự triển nở nhân bản, nên vị tiền nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã tuyên bố rằng trẻ em có “quyền được sống trong một gia đình hợp nhất”. Ngài còn thêm rằng chúng có quyền được sống “trong một môi trường luân lý dẫn tới việc phát triển nhân cách của đứa trẻ” ("Centesimus Annus," 21). Lẽ dĩ nhiên, phát biểu các điều trên như thế là đi ngược hẳn lại tâm thức hiện đại vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa duy tương đối. Ý thức hệ của chủ nghĩa duy tương đối cho rằng áp đặt bất cứ tiêu chuẩn luân lý nào lên một người, nhất là trẻ em, là một vi phạm nghiêm trọng tới quyền tự do của người ấy. Nhưng chủ nghĩa duy tương đối, một mối quan tâm hàng đầu của Đức Bênêđíctô XVI, không hề là bằng hữu của nhân quyền. Thực thế, nó đứng đàng sau cơn khủng hoảng hiện đại về quyền lợi. Một lần nữa, trong “Đức Ái Trong Chân Lý”, Đức Bênêđíctô XVI lưu ý tới việc xuất hiện của điều có thể gọi là “hố phân cách các quyền” (rights gap): “Một đàng, người ta nại tới các quyền tự nhận là quyền (alleged rights), điều trong bản chất vốn võ đoán và không chủ yếu (như quyền của người đồng tính luyến ái được kết hôn) đi đôi với đòi hỏi các cơ cấu công phải nhìn nhận và cổ vũ chúng, trong khi ấy, các quyền sơ yếu và căn bản lại không được nhìn nhận và bị vi phạm khắp nơi trên thế giới (như quyền được sống đúng tiêu chuẩn nhân bản)” (Bác Ái Trong Chân Lý, số 43).
Trong trường hợp đầu, chủ nghĩa duy tương đối thất bại trong việc không áp dụng cùng một tiêu chuẩn căn bản về quyền lợi cho mọi người (người nghèo và người giầu). Còn trong trường hợp sau, chủ nghĩa ấy thất bại không đặt các nhân quyền trên căn bản sự thật về con người nhân bản vì nó không nhìn nhận một sự thật như thế. Bởi vậy, bất cứ quan niệm về nhân quyền nào lấy chủ nghĩa duy tương đối làm khởi điểm đều nhất định sẽ thất bại.
Đứng trước việc “nở rộ” các điều tự nhận là nhân quyền, nhất là ở thế giới Tây Phương, làm sao phân biệt được đâu là quyền chân chính, đâu là quyền giả tạo? Phải dùng tiêu chuẩn nào để phán định? Đức Bênêđíctô đã phác thảo một câu trả lời cho câu hỏi đó trong một bản văn khá canh tân trong “Bác Ái Trong Chân Lý”. Ngài nói: “các quyền cá biệt, nếu tách rời khuôn khổ bổn phận là khuôn khổ đem lại ý nghĩa đầy đủ cho chúng, sẽ trở thành bừa bãi (wild)” nhưng “các bổn phận sẽ giới hạn các quyền ấy vì chúng chỉ cho thấy khuôn khổ nhân học và đạo đức học mà các quyền kia chỉ là một thành phần, nhờ thế chúng hết trở thành bừa bãi hoang đàng” (Bác Ái Trong Chân Lý, số 43).
Khi viết “các bổn phận giới hạn các quyền lợi”, Đức Thánh Cha muốn nói rằng theo một nghĩa nào đó, bổn phận chính là nền tảng của quyền lợi. Bổn phận phải đến trước! Bởi thế, quyền được biết chân lý phải đi sau bổn phận tìm kiếm chân lý.
Từ đó, tiêu chuẩn phán định là như sau: mọi quyền chân chính giả thiết phải chỉ tới một bổn phận mà quyền ấy tìm cách chu toàn. Bởi thế, quyền kết hôn phải theo sau bổn phận sinh sản và dạy dỗ con cái. Vì chỉ cuộc kếp hợp của một người đàn ông và một người đàn bà mới chu toàn đầy đủ bổn phận này, nên chỉ có họ mới có quyền kết hôn. Hôn nhân đồng tính không thể là một quyền bởi không có một bổn phận tương ứng để quyền kia tìm cách chu toàn.
Trường hợp Tô Cách Lan
Trước đó ít ngày, Đức Bênêđíctô XVI cũng đã tiếp kiến các giám mục Tô Cách Lan nhân chuyến viếng thăm “ad limina” 5 năm một lần của các vị. Ngài nhắc các vị giám mục nhớ đến trách nhiệm “duy trì và bênh vực quyền của Giáo Hội được sinh hoạt tự do trong xã hội theo các niềm tin của mình”.
Lời ấy hiển nhiên có ý nhắc tới đạo luật đang được thảo luận tại quốc hội Anh, là đạo luật, nhân danh quyền bình đẳng phái tính, có thể cản trở khả năng các tổ chức tôn giáo như Giáo Hội Công Giáo được sống theo các niềm tin của mình, bằng cách kết hình tội họ nếu họ từ khước không chịu sử dụng người đồng tính hay không chịu truyền chức thánh cho phụ nữ.
Tuần lễ trước đó, Đức Bênêđíctô XVI cũng tiếp kiến các vị Gám Mục Anh và xứ Wales nhân chuyến viếng thăm “ad limina” ở Rôma. Sau khi nhận định rằng xứ sở của các vị “nổi tiếng về cam kết dành quyền bình đẳng về cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội”, ngài than phiền về “đạo luật nhằm đạt mục tiêu trên (…nhưng lại) áp đặt các giới hạn bất công lên quyền tự do của các cộng đồng tôn giáo được hành động theo các niềm tin của mình”.
Lời chỉ trích của Đức Bênêđíctô XVI bị nhiều giới báo chí Anh chế riễu, nhất là vì cuộc viếng thăm Anh Quốc vào cuối năm nay của ngài. Đứng trước ý niệm lầm lẫn ấy về bình đẳng, điều cần không những là phân biệt quyền chân chính với quyền giả tạo mà còn phải tái khẳng định phẩm trật cho các quyền ấy. Nhân quyền căn bản nhất là quyền sống vì muốn đạt được mọi quyền khác, người ta phải tùy thuộc quyền này. Và quyền quan trọng nhất là quyền tự do tôn giáo, vì quyền này bảo vệ mục tiêu tối hậu của sự sống con người, tức việc hiệp thông với Thiên Chúa. Khi quyền này bị hy sinh để mưu cầu các quyền tự nhận hay các quyền chân thực khác, chắc chắn đã có điều gì đó hết sức lầm lẫn trong ý niệm quyền lợi của xã hội ấy.