Houston, Texas, ngày 2 tháng 3 2010 (CNA / EWTN News). - Trong một buổi nói chuyện tại trường Đại học Baptist Houston, Tổng giám mục Charles Chaput của Denver chỉ trích bài diễn văn lịch sử của cố Tổng thống John F. Kennedy khi ông ta bình luận về vấn đề đức tin tác động đến vai trò tổng thống là "chân thành, hấp dẫn, nhưng rõ ràng là sai." Vị tổng giám mục kêu gọi khán giả đưa ơn gọi "Kitô hữu" vào các dịch vụ công cộng, tại một thời điểm khi mà tôn giáo đang bị bỏ quên trong lĩnh vực chính trị.
Bài nói chuyện mang tựa đề là "Ơn gọi Kitô hữu trong đời sống Mỹ," diễn ra vào tối ngày 01 tháng 3 tại trung tâm Morris Houston Baptist của Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật. Bài nói chuyện là một phần của diễn đàn do trường Đại học St Thomas đề xướng với chủ đề “Tư Tưởng của ĐGH John Paul II về Giáo Hội trong thế giới hiện đại”.
Sau khi rào đón về những giới hạn của bài nói chuyện, tổng giám mục Chaput nhấn mạnh đến sự cần thiết cần phải hiệp thông và đối thoại dựa trên sự thật chứ không chỉ là những lịch sự bề ngoài. Ngài đưa ra nhận xét, "Tất cả chúng ta đều mắc nợ nhau một cách khẩn trương về một sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trước một nền văn hóa mà càng ngày người ta càng thích chế riễu đức tin tôn giáo nói chung và đức tin Kitô giáo nói riêng."
Tổng giám mục lưu ý rằng "Hiện nay số người Công giáo phục vụ trong những chức vụ công cộng của quốc gia là nhiều hơn bao giờ hết trong lịch sử Hoa Kỳ.”
"Tuy nhiên," ngài tiếp tục, "Tôi tự hỏi đã có bao giờ mà ít người như thế trong số họ có thể giải thích rỏ ràng về việc đức tin có thể hướng dẫn công việc của họ như thế nào, hoặc thậm chí có bao nhiêu người còn cảm thấy cần phải có một cố gắng nào đó để sống đức tin. Thật là khác với trước đây khi đất nước này 100 năm trước không có nhiều 'Công Giáo' hoặc 'Kitô giáo' như bây giờ. "
Một trong những lý do tại sao lại có vấn đề này, ngài giải thích, đó là vì có quá nhiều cá nhân Kitô giáo, Tin lành hay Công giáo, sống đức tin của mình như thể nó là "một cách diễn tả riêng tư " (“private idiosyncrasy”) và họ cố gắng che dấu để khỏi trở thành một phiền toái "công cộng."
"Và có quá nhiều người thực sự không đủ niềm tin," ngài thêm.
Nhìn lại bối cảnh lịch sử đã dẫn đến tình trạng hiện nay, tổng giám mục Chaput đề cập đến một bài phát biểu của John F. Kennedy trong cuộc tranh cử tổng thống năm 1960 đã ảnh hưởng rất nhiều tới mối quan hệ hiện đại giữa tôn giáo và chính trị tại Mỹ. Trong bài phát biểu của ông ta gần năm mươi năm trước, Kennedy đã cố gắng thuyết phục 300 mục sư Tin lành còn nhiều băn khoăn tại Houston rằng đức tin Công giáo của ông sẽ không cản trở khả năng của ông để lãnh đạo đất nước. Thành công trong nỗ lực này, "Kennedy không những chỉ thuyết phục được các mục sư, mà còn cả quốc gia, và đã được bầu".
"Và bài phát biểu của Kennedy đã để lại một dấu ấn lâu dài trên chính trường Mỹ,"
"Đó là những ý tưởng chân thành, hấp dẫn, nhưng rõ ràng là sai. Không sai về lòng yêu nước của người Công giáo, nhưng sai về lịch sử nước Mỹ và rất sai về vai trò đức tin tôn giáo trong đời sống của dân tộc. "
"Và không chỉ đơn thuần là 'sai,'" vị tổng giám mục tiếp tục. "bài phát biểu Houston của Kennedy xoi mòn vị trí của tôn giáo trong đời sống công cộng và trên diễn đàn chính trị Mỹ. Hôm nay, nửa thế kỷ sau đó, chúng ta đang trả giá cho những thiệt hại đó. "
"Xét một cách công bình", ĐTGM ghi nhận, "Kennedy cho rằng, nếu trong nhiệm vụ tổng thống của ông mà ‘có khi nào đòi hỏi tôi phải vi phạm lương tâm hoặc vi phạm lợi ích quốc gia, thì tôi sẽ từ chức’." Ông cũng cảnh báo rằng ông sẽ không 'chối bỏ niềm tin cá nhân hoặc của giáo hội để giành chiến thắng cuộc bầu cử này.' "
"Nhưng hiệu ứng của bài phát biểu Houston lại trở nên đúng như những điều ông cảnh báo. Nó bắt đầu vì nó lọai bỏ tôn giáo ra khỏi quá trình cai trị theo một cách mới và rất cương quyết. Nó cũng chia cách niềm tin của một người ra khỏi công việc của mình. Và nó đặt 'lợi ích quốc gia' lên trên và chống lại 'áp lực tôn giáo từ bên ngoài.' "
Tổng giám mục Chaput sau đó giải thích rằng mặc dù "John Kennedy đã không tạo ra các xu hướng mà tôi đã miêu tả," bài phát biểu của ông ta "rõ ràng là mồi nuôi dưỡng những xu hướng này."
Trong bối cảnh tôn giáo ly cách ra khỏi lĩnh vực công cộng, "Thì môt tín hữu sẽ tiếp cận chính trị như thế nào" vị tổng giám mục đặt câu hỏi?.
Dựa trên St Augustine và một vài nhà thần học khác, tổng giám mục Chaput trả lời, "Kitô giáo không phải chủ yếu - hoặc đáng kể - là chính trị. Nhưng là sống và chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa. Và tham gia chính trị không bao giờ là nhiệm vụ của hàng giáo sĩ. "
"Đó là công việc của người tín hữu đang phải sống vất vả với thế giới".
"Đức tin Kitô giáo không phải là một tập hợp các điều đạo đức hay giáo lý. Nó không phải là một nhóm các lý thuyết về công bằng xã hội và kinh tế. Tất cả những việc này có chỗ đứng của chúng.Tất cả đều có thể là quan trọng. Tuy nhiên, một cuộc sống Kitô giáo bắt đầu trong mối quan hệ với Chúa Giêsu Kitô; và nhờ mối quan hệ này nẩy sinh ra hoa trái công lý, lòng thương xót và tình yêu mà chúng ta dành cho người khác “. Sau đó mối quan hệ cơ bản này chỉ cho chúng ta biết phải làm gì trong đời sống công cộng, ngài giải thích.
"Trong khi tôi chuẩn bị bài nói chuyện đêm nay," ngài nói thêm, "Tôi liệt kê tất cả các vấn đề cấp bách mà các tín hữu cần phải chú ý như: phá thai; nhập cư; nghĩa vụ với người nghèo, người già và người tàn tật; câu hỏi chiến tranh và hòa bình; sự nhầm lẫn của quốc gia về tình dục và về bản chất của con người, và các cuộc tấn công vào cuộc sống hôn nhân và gia đình xảy ra từ sự nhầm lẫn này; việc tách rời khoa học ra khỏi đạo đức; sự xói mòn của quyền tự do lương tâm trong cuộc tranh luận y tế quốc gia; nội dung và chất lượng của trường học, nơi đào tạo con em chúng ta. "
Bởi vì tính cách bao la của vấn đề, vị tổng giám mục Denver nhấn mạnh rằng các Kitô hữu cần phải đoàn kết trong sự tham gia xã hội của họ. "Ơn gọi Kitô hữu trong đời sống công cộng Mỹ không phân biệt một Baptist hoặc Công giáo hoặc Chính Thống Hy Lạp hoặc là một thương hiệu nào khác. Công việc của chúng ta là yêu Thiên Chúa, rao giảng Chúa Giêsu Kitô, phục vụ và bảo vệ người dân của Chúa, và thánh hóa thế giới trong cương vị chứng tá. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải nên một. Không phải 'một' trong lời nói ngòai môi miệng hay chỉ với hảo ý mà thôi, nhưng thực sự là một, một cách hoàn hảo, trong tâm trí và trái tim và hành động, như Chúa Kitô dự định, "ngài nói.
Tổng giám mục Chaput kết luận bài phát biểu "Chúng ta đang sống trong một quốc gia mà đã có lần - mặc dù có nhiều tội lỗi và sai sót – được hình thành cách sâu sắc bởi đức tin Kitô giáo. Nó có thể trở lại như vậy. Nhưng chúng ta phải làm điều đó chung với nhau, hoặc chúng ta sẽ không thể làm gì cả. "
"Chúng ta cần phải ghi nhớ những lời của Thánh Hilary: sunt Unum, qui invicem sunt. 'Xin cho chúng nên một, là những người sống hoàn toàn cho nhau. " Xin Chúa ban cho chúng ta ân huệ tình yêu cho nhau, hỗ trợ nhau và sống hoàn toàn cho nhau trong Chúa Giêsu Kitô - để chúng ta có thể làm việc cùng nhau trong việc đổi mới đất nước này, nơi đã thăng tiến cách tốt đẹp quyền tự do của con người. "
Bài nói chuyện mang tựa đề là "Ơn gọi Kitô hữu trong đời sống Mỹ," diễn ra vào tối ngày 01 tháng 3 tại trung tâm Morris Houston Baptist của Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật. Bài nói chuyện là một phần của diễn đàn do trường Đại học St Thomas đề xướng với chủ đề “Tư Tưởng của ĐGH John Paul II về Giáo Hội trong thế giới hiện đại”.
Sau khi rào đón về những giới hạn của bài nói chuyện, tổng giám mục Chaput nhấn mạnh đến sự cần thiết cần phải hiệp thông và đối thoại dựa trên sự thật chứ không chỉ là những lịch sự bề ngoài. Ngài đưa ra nhận xét, "Tất cả chúng ta đều mắc nợ nhau một cách khẩn trương về một sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trước một nền văn hóa mà càng ngày người ta càng thích chế riễu đức tin tôn giáo nói chung và đức tin Kitô giáo nói riêng."
Tổng giám mục lưu ý rằng "Hiện nay số người Công giáo phục vụ trong những chức vụ công cộng của quốc gia là nhiều hơn bao giờ hết trong lịch sử Hoa Kỳ.”
"Tuy nhiên," ngài tiếp tục, "Tôi tự hỏi đã có bao giờ mà ít người như thế trong số họ có thể giải thích rỏ ràng về việc đức tin có thể hướng dẫn công việc của họ như thế nào, hoặc thậm chí có bao nhiêu người còn cảm thấy cần phải có một cố gắng nào đó để sống đức tin. Thật là khác với trước đây khi đất nước này 100 năm trước không có nhiều 'Công Giáo' hoặc 'Kitô giáo' như bây giờ. "
Một trong những lý do tại sao lại có vấn đề này, ngài giải thích, đó là vì có quá nhiều cá nhân Kitô giáo, Tin lành hay Công giáo, sống đức tin của mình như thể nó là "một cách diễn tả riêng tư " (“private idiosyncrasy”) và họ cố gắng che dấu để khỏi trở thành một phiền toái "công cộng."
"Và có quá nhiều người thực sự không đủ niềm tin," ngài thêm.
Nhìn lại bối cảnh lịch sử đã dẫn đến tình trạng hiện nay, tổng giám mục Chaput đề cập đến một bài phát biểu của John F. Kennedy trong cuộc tranh cử tổng thống năm 1960 đã ảnh hưởng rất nhiều tới mối quan hệ hiện đại giữa tôn giáo và chính trị tại Mỹ. Trong bài phát biểu của ông ta gần năm mươi năm trước, Kennedy đã cố gắng thuyết phục 300 mục sư Tin lành còn nhiều băn khoăn tại Houston rằng đức tin Công giáo của ông sẽ không cản trở khả năng của ông để lãnh đạo đất nước. Thành công trong nỗ lực này, "Kennedy không những chỉ thuyết phục được các mục sư, mà còn cả quốc gia, và đã được bầu".
"Và bài phát biểu của Kennedy đã để lại một dấu ấn lâu dài trên chính trường Mỹ,"
"Đó là những ý tưởng chân thành, hấp dẫn, nhưng rõ ràng là sai. Không sai về lòng yêu nước của người Công giáo, nhưng sai về lịch sử nước Mỹ và rất sai về vai trò đức tin tôn giáo trong đời sống của dân tộc. "
"Và không chỉ đơn thuần là 'sai,'" vị tổng giám mục tiếp tục. "bài phát biểu Houston của Kennedy xoi mòn vị trí của tôn giáo trong đời sống công cộng và trên diễn đàn chính trị Mỹ. Hôm nay, nửa thế kỷ sau đó, chúng ta đang trả giá cho những thiệt hại đó. "
"Xét một cách công bình", ĐTGM ghi nhận, "Kennedy cho rằng, nếu trong nhiệm vụ tổng thống của ông mà ‘có khi nào đòi hỏi tôi phải vi phạm lương tâm hoặc vi phạm lợi ích quốc gia, thì tôi sẽ từ chức’." Ông cũng cảnh báo rằng ông sẽ không 'chối bỏ niềm tin cá nhân hoặc của giáo hội để giành chiến thắng cuộc bầu cử này.' "
"Nhưng hiệu ứng của bài phát biểu Houston lại trở nên đúng như những điều ông cảnh báo. Nó bắt đầu vì nó lọai bỏ tôn giáo ra khỏi quá trình cai trị theo một cách mới và rất cương quyết. Nó cũng chia cách niềm tin của một người ra khỏi công việc của mình. Và nó đặt 'lợi ích quốc gia' lên trên và chống lại 'áp lực tôn giáo từ bên ngoài.' "
Tổng giám mục Chaput sau đó giải thích rằng mặc dù "John Kennedy đã không tạo ra các xu hướng mà tôi đã miêu tả," bài phát biểu của ông ta "rõ ràng là mồi nuôi dưỡng những xu hướng này."
Trong bối cảnh tôn giáo ly cách ra khỏi lĩnh vực công cộng, "Thì môt tín hữu sẽ tiếp cận chính trị như thế nào" vị tổng giám mục đặt câu hỏi?.
Dựa trên St Augustine và một vài nhà thần học khác, tổng giám mục Chaput trả lời, "Kitô giáo không phải chủ yếu - hoặc đáng kể - là chính trị. Nhưng là sống và chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa. Và tham gia chính trị không bao giờ là nhiệm vụ của hàng giáo sĩ. "
"Đó là công việc của người tín hữu đang phải sống vất vả với thế giới".
"Đức tin Kitô giáo không phải là một tập hợp các điều đạo đức hay giáo lý. Nó không phải là một nhóm các lý thuyết về công bằng xã hội và kinh tế. Tất cả những việc này có chỗ đứng của chúng.Tất cả đều có thể là quan trọng. Tuy nhiên, một cuộc sống Kitô giáo bắt đầu trong mối quan hệ với Chúa Giêsu Kitô; và nhờ mối quan hệ này nẩy sinh ra hoa trái công lý, lòng thương xót và tình yêu mà chúng ta dành cho người khác “. Sau đó mối quan hệ cơ bản này chỉ cho chúng ta biết phải làm gì trong đời sống công cộng, ngài giải thích.
"Trong khi tôi chuẩn bị bài nói chuyện đêm nay," ngài nói thêm, "Tôi liệt kê tất cả các vấn đề cấp bách mà các tín hữu cần phải chú ý như: phá thai; nhập cư; nghĩa vụ với người nghèo, người già và người tàn tật; câu hỏi chiến tranh và hòa bình; sự nhầm lẫn của quốc gia về tình dục và về bản chất của con người, và các cuộc tấn công vào cuộc sống hôn nhân và gia đình xảy ra từ sự nhầm lẫn này; việc tách rời khoa học ra khỏi đạo đức; sự xói mòn của quyền tự do lương tâm trong cuộc tranh luận y tế quốc gia; nội dung và chất lượng của trường học, nơi đào tạo con em chúng ta. "
Bởi vì tính cách bao la của vấn đề, vị tổng giám mục Denver nhấn mạnh rằng các Kitô hữu cần phải đoàn kết trong sự tham gia xã hội của họ. "Ơn gọi Kitô hữu trong đời sống công cộng Mỹ không phân biệt một Baptist hoặc Công giáo hoặc Chính Thống Hy Lạp hoặc là một thương hiệu nào khác. Công việc của chúng ta là yêu Thiên Chúa, rao giảng Chúa Giêsu Kitô, phục vụ và bảo vệ người dân của Chúa, và thánh hóa thế giới trong cương vị chứng tá. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải nên một. Không phải 'một' trong lời nói ngòai môi miệng hay chỉ với hảo ý mà thôi, nhưng thực sự là một, một cách hoàn hảo, trong tâm trí và trái tim và hành động, như Chúa Kitô dự định, "ngài nói.
Tổng giám mục Chaput kết luận bài phát biểu "Chúng ta đang sống trong một quốc gia mà đã có lần - mặc dù có nhiều tội lỗi và sai sót – được hình thành cách sâu sắc bởi đức tin Kitô giáo. Nó có thể trở lại như vậy. Nhưng chúng ta phải làm điều đó chung với nhau, hoặc chúng ta sẽ không thể làm gì cả. "
"Chúng ta cần phải ghi nhớ những lời của Thánh Hilary: sunt Unum, qui invicem sunt. 'Xin cho chúng nên một, là những người sống hoàn toàn cho nhau. " Xin Chúa ban cho chúng ta ân huệ tình yêu cho nhau, hỗ trợ nhau và sống hoàn toàn cho nhau trong Chúa Giêsu Kitô - để chúng ta có thể làm việc cùng nhau trong việc đổi mới đất nước này, nơi đã thăng tiến cách tốt đẹp quyền tự do của con người. "