Tự do Tôn giáo không yêu cầu phải thế tục hóa hoàn toàn
Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ, ngày 24 tháng Ba, 2010 (CNA); theo tin Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu, Đức Tổng Giám mục Silvano M. Tomasi, Trưởng phái bộ Đại diện Tòa Thánh tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, Geneva đã cổ động cho một dạng thức của Tự do Tôn giáo mà không đòi hỏi phải "Thế tục hóa hoàn toàn" nhưng nhìn nhận Tôn giáo như một "Chiếc Cầu" nối liền các Quyền của Con Người. Đức TGM Tomai cũng chỉ trích những luật lệ lập ra chống lại "Sự phỉ báng tôn giáo" là mập mờ-và vì không rõ ràng nên đã mở đường cho việc lạm dụng những luật lệ này để đàn áp và sách nhiễu những tôn giáo có ít tín đồ hay chiếm phần nhỏ trong dân số.
Đức Tổng Giám mục Silvano M. Tomasi,- Đại diện Thường Trực của Tòa Thánh Vatican tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và vớiTất cả Các Tổ chức Quốc tế khác có trụ sở tại Geneva- đã đọc diễn văn tại Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong ngày thứ Hai 22 tháng Ba. Bài nhận định của ngài trả lời cho việc thanh tra sự triển khai và thực thi bản Tuyên Bố Nhân quyền thế giới đã được lập ra tại Hội nghị ở Dubai.
Đức TGM Tomasi giải thích: " Đã có những thí dụ điển hình về việc chế giễu các tôn giáo, thiếu kính trọng các biểu tượng cũng như các đặc tính của các tôn giáo, phân biệt đối xử và giết chết những tín đồ tại những nơi mà họ chỉ là thiểu số, và nhận thức tiêu cực về tôn giáo trở thành phổ biến trong các vũ đài chính trị công cộng đã phá hoại sự cùng tồn tại trong hòa bình và làm thương tổn tình cảm của những thành phần chiếm vị trí quan trọng hơn trong gia đình nhân loại và cộng đồng thế giới."
Đức TGM Tomasi tiếp lời: " Tự do Tôn giáo bảo vệ việc thực thi Đức Tin và niềm tin của mỗi cá nhân và tập thể. Hơn thế nữa, " các giá trị của tôn giáo là chiếc cầu xây dựng cho tất cả các quyền của con người và vì tất cả các quyền của con người." bằng cách cho phép mỗi cá nhân con người dù là nam hay là nữ tự định hướng chính họ theo "những gì là Chân Lý và Thực Tại" hay sự thật và thực tế. Ngài bổ sung thêm;
"Nhân phẩm Con người là gốc rễ trong sự thống nhất giữa Thần tính và Vật tính, là sự hợp nhất giữa tính thánh thiêng và tính thế tục của con người. Việc tôn trọng Quyền Tự do Tôn giáo của mọi người không đòi buộc phải hoàn toàn thế tục hóa khung cảnh công cộng hay xóa bỏ tất cả các truyền thống tập tục văn hoá, cũng như không để quyền tự do phát biểu cảm tưởng cho phép hay cho quyền bày tỏ sự thiếu kính trọng những giá trị chung đã được chia xẻ bởi mội xã hội cá biệt nào đó. "
Đức TGM Tomasi phủ nhận việc cho rằng Nhà nước hay các chính phủ có thể trở thành "một trọng tài phân định về tính đúng đắn của tôn giáo" qua các quyết định các vấn đề thuộc Thần học hay Thuyết giáo. Đức TGM Tomasi tuyên bố rằng nếu Chính phủ hay Nhà nước trở thành Trọng tài Tôn giáo- điều này nếu có xảy ra- thì tự chính nó đã là sự chối bỏ và phủ nhận Tự do Tôn giáo rồi.
Đức TGM tuyên bố rằng các ý niệm mập mờ của sự phỉ báng tôn giáo" đã được dùng để chiến đấu với những thái độ công kích tôn giáo nhưng đã chọn con đường xa lìa tính phổ quát của nhân loại và vì thế ý niệm ấy không phải là một sự hỗ trợ cho một giải pháp hữu hiệu và thỏa đáng.
Ngài thận trọng lưu ý hội nghị rằng; " Hiện có thêm một cơ nguy thực sự nữa-đó là việc diễn dịch những gì mà sự phỉ báng tôn giáo đòi hỏi có thể thay đổi tùy theo thái độ của người hay cơ quan kiểm duyệt đối với các Tôn giáo hay tín ngưỡng, và giá thường phải trả cho sự thay đổi diễn dịch bi thảm ấy là bằng sinh mạng của những công dân tín đồ thuộc thành phần thiểu số. Đức TGM Tomasi tuyên bố rằng "điều này chính là hoàn cảnh bất hạnh đã xảy ra trong những quốc gia hay nhà nước đã lẫn lộn và không phân biệt rõ ràng giữa các vấn đề dân sự và tôn giáo."
Các Nhà nước hay quốc gia tự đồng nhất hay xác định với một tôn giáo hoặc theo một giáo phái nào đó sẽ diễn dịch sự phỉ báng tôn giáo theo sự kết luận và phán đoán của riêng họ và "không thể tránh khỏi được" việc họ đối xử phân biệt với những công dân đã không cùng chia xẻ cái lối diễn dịch và luận đoán của họ. Đức TGM Tomasi biện luận rằng, cái ý niệm " sự phỉ báng tôn giáo hay báng bổ đạo lý" này của họ chỉ dẫn đến những sự đàn áp và bách hại tín đồ thuộc về nhóm dân thiểu số ở trong nước họ mà thôi.
Đức Tổng Giám mục kết luận; "Tòa Thánh kêu gọi các quốc gia hội viên của Hội Đồng đáng kính này làm sao để chuyển hóa những biến cố bất hạnh về bất khoan dung trong tôn giáo và văn hoá và rằng để đưa đến một cơ hội cam kết mới trong đối thoại và dấn thân vì sự tái khẳng định các Quyền và các giá trị thuộc về một Cộng đoàn Đức Tin hay một cộng đồng tín ngưỡng."
Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ, ngày 24 tháng Ba, 2010 (CNA); theo tin Thông Tấn Xã Công giáo toàn cầu, Đức Tổng Giám mục Silvano M. Tomasi, Trưởng phái bộ Đại diện Tòa Thánh tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, Geneva đã cổ động cho một dạng thức của Tự do Tôn giáo mà không đòi hỏi phải "Thế tục hóa hoàn toàn" nhưng nhìn nhận Tôn giáo như một "Chiếc Cầu" nối liền các Quyền của Con Người. Đức TGM Tomai cũng chỉ trích những luật lệ lập ra chống lại "Sự phỉ báng tôn giáo" là mập mờ-và vì không rõ ràng nên đã mở đường cho việc lạm dụng những luật lệ này để đàn áp và sách nhiễu những tôn giáo có ít tín đồ hay chiếm phần nhỏ trong dân số.
Đức TGM Silvano Tomasi |
Đức TGM Tomasi giải thích: " Đã có những thí dụ điển hình về việc chế giễu các tôn giáo, thiếu kính trọng các biểu tượng cũng như các đặc tính của các tôn giáo, phân biệt đối xử và giết chết những tín đồ tại những nơi mà họ chỉ là thiểu số, và nhận thức tiêu cực về tôn giáo trở thành phổ biến trong các vũ đài chính trị công cộng đã phá hoại sự cùng tồn tại trong hòa bình và làm thương tổn tình cảm của những thành phần chiếm vị trí quan trọng hơn trong gia đình nhân loại và cộng đồng thế giới."
Đức TGM Tomasi tiếp lời: " Tự do Tôn giáo bảo vệ việc thực thi Đức Tin và niềm tin của mỗi cá nhân và tập thể. Hơn thế nữa, " các giá trị của tôn giáo là chiếc cầu xây dựng cho tất cả các quyền của con người và vì tất cả các quyền của con người." bằng cách cho phép mỗi cá nhân con người dù là nam hay là nữ tự định hướng chính họ theo "những gì là Chân Lý và Thực Tại" hay sự thật và thực tế. Ngài bổ sung thêm;
"Nhân phẩm Con người là gốc rễ trong sự thống nhất giữa Thần tính và Vật tính, là sự hợp nhất giữa tính thánh thiêng và tính thế tục của con người. Việc tôn trọng Quyền Tự do Tôn giáo của mọi người không đòi buộc phải hoàn toàn thế tục hóa khung cảnh công cộng hay xóa bỏ tất cả các truyền thống tập tục văn hoá, cũng như không để quyền tự do phát biểu cảm tưởng cho phép hay cho quyền bày tỏ sự thiếu kính trọng những giá trị chung đã được chia xẻ bởi mội xã hội cá biệt nào đó. "
Đức TGM Tomasi phủ nhận việc cho rằng Nhà nước hay các chính phủ có thể trở thành "một trọng tài phân định về tính đúng đắn của tôn giáo" qua các quyết định các vấn đề thuộc Thần học hay Thuyết giáo. Đức TGM Tomasi tuyên bố rằng nếu Chính phủ hay Nhà nước trở thành Trọng tài Tôn giáo- điều này nếu có xảy ra- thì tự chính nó đã là sự chối bỏ và phủ nhận Tự do Tôn giáo rồi.
Đức TGM tuyên bố rằng các ý niệm mập mờ của sự phỉ báng tôn giáo" đã được dùng để chiến đấu với những thái độ công kích tôn giáo nhưng đã chọn con đường xa lìa tính phổ quát của nhân loại và vì thế ý niệm ấy không phải là một sự hỗ trợ cho một giải pháp hữu hiệu và thỏa đáng.
Ngài thận trọng lưu ý hội nghị rằng; " Hiện có thêm một cơ nguy thực sự nữa-đó là việc diễn dịch những gì mà sự phỉ báng tôn giáo đòi hỏi có thể thay đổi tùy theo thái độ của người hay cơ quan kiểm duyệt đối với các Tôn giáo hay tín ngưỡng, và giá thường phải trả cho sự thay đổi diễn dịch bi thảm ấy là bằng sinh mạng của những công dân tín đồ thuộc thành phần thiểu số. Đức TGM Tomasi tuyên bố rằng "điều này chính là hoàn cảnh bất hạnh đã xảy ra trong những quốc gia hay nhà nước đã lẫn lộn và không phân biệt rõ ràng giữa các vấn đề dân sự và tôn giáo."
Các Nhà nước hay quốc gia tự đồng nhất hay xác định với một tôn giáo hoặc theo một giáo phái nào đó sẽ diễn dịch sự phỉ báng tôn giáo theo sự kết luận và phán đoán của riêng họ và "không thể tránh khỏi được" việc họ đối xử phân biệt với những công dân đã không cùng chia xẻ cái lối diễn dịch và luận đoán của họ. Đức TGM Tomasi biện luận rằng, cái ý niệm " sự phỉ báng tôn giáo hay báng bổ đạo lý" này của họ chỉ dẫn đến những sự đàn áp và bách hại tín đồ thuộc về nhóm dân thiểu số ở trong nước họ mà thôi.
Đức Tổng Giám mục kết luận; "Tòa Thánh kêu gọi các quốc gia hội viên của Hội Đồng đáng kính này làm sao để chuyển hóa những biến cố bất hạnh về bất khoan dung trong tôn giáo và văn hoá và rằng để đưa đến một cơ hội cam kết mới trong đối thoại và dấn thân vì sự tái khẳng định các Quyền và các giá trị thuộc về một Cộng đoàn Đức Tin hay một cộng đồng tín ngưỡng."