Thăm viếng “Vùng đất thần tiên” thuộc các hải đảo ở Hawaii

Trong chương trình thăm viếng các hải đảo ở Thái Bình Dương, chúng tôi đã tới Hawaii, và thăm công đoàn CGVN ở Honolulu trên đảo Oahu. Vì trong tuần này Cha quản nhiệm giáo xứ Việt Nam là Cha Vincent Nguyễn Kiên cùng các linh mục trong giáo phận tham dự tuần tĩnh tâm, nên Cha Vincent Kiên đã cử Ban Đại Diện giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam gồm có Bà Chủ tịch Nguyễn Kim Tuyết, ông phó Chủ tịch Trần Đình Cảnh và ông bà cố vấn Nguyễn văn Hùng đón tiếp và đưa chúng tôi thăm viếng một số nơi như Tòa Giám mục Honolulu, nhà thờ chính tòa St Teresa, thăm Công đoàn Việt Nam, gặp gỡ một số bà con, và thăm viếng một số thắng cảnh ỡ Honolulu.

Vì đây là lần thứ 3 chúng tôi đến Hawaii do vậy trọng tâm của cuộc thăm viếng là muốn tìm hiểu sinh hoạt và sự thăng tiến của người Việt Nam và nhất là sinh hoạt của người Công giáo Việt Nam tại các hải đảo thuộc Hawaii. Chúng tôi đã có dịp nói chuyện với các vị đại điện trong giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại nhà thờ đồng chính tòa St Teresa, và dâng thánh lễ cho anh chị em giáo dân ở đây. Chúng tôi sẽ tường trình về những nét chính trong sinh hoạt của người Công giáo Việt Nam ơ Hawaii trong một bài sắp tới.

Để hiểu bối cảnh các sắc dân và những nét đặc thù của những người di dân tới lập nghiệp trong vùng đất nơi đây, trước tiên chúng tôi muốn trình bầy khái lược về lịch sử và những nét văn hóa, xã hội, và tôn giáo của người dân Hawaii.

Cái nhìn tổng quát về Hawaii:

Hawaii là tiểu bang thứ 50 và mới nhất của Hoa Kỳ được chấp nhận ngày 21.8.1959 và là tiểu bang gồm toàn có các hải đảo, nằm ở Trung phần của Thái Bình Dương.

Hawaii thuộc khí hậu nhiệt đới có phong cảnh thiên nhiên đẹp, các bãi biển trải dài, các thác ngàn cao vút và ngay cả các núi phun lửa còn hoạt động... Hawaii từ nửa thế kỷ nay đã trở thành nơi nghỉ Hè lý tưởng của khách thập phương. Có người ví đó là tiên cảnh trần gian!

Nằm ngay giữa Thái Bình Dương nên Hawaii chịu ảnh hưởng đậm nét Hoa Kỳ và các nền văn hóa Á châu, cùng với những nét đặc trưng sống động của dân bản xứ. Hiện tại dân số Hawaii chừng 1.5 triệu người và chừng 75% sống tại thủ đô Honolulu ở trên đảo O’ahu. Về địa hình, nguồn gốc nhân chủng và sắc tộc thì Hawaii là thành phần của văn hóa Polynesia và thuộc Châu Đại Dương của Thái Bình Dương.

Đất đai của Hawaii nằm trên thềm một giải núi lửa gồm cả trăm đảo nhỏ chiếm một diện tích trải rộng cả 1,500 dậm vuông (chừng 2,400 km vuông), nhưng chỉ có chừng 10 đảo lớn là có người cư ngụ. Có 8 hải đảo chính, kể từ Tây Bắc xuống Đông Nam như sau: Niihau, Kauai, Oahu, Molokai, Lanai, Kahoolawe, Maui và Hawaii. Hawaii là đảo lớn nhất và thường được gọi là “Big Island” để tránh trùng tên với tiều bang Hawaii.

• Hawaii (Đảo Lớn): đất rộng trên 10.432 cây số vuông, điểm cao nhất là Mauna Kea cao 4.200 mét, dân số chừng 150.000 người.

• Maui (Đảo Thung Lũng): rộng 1.880 km vuông, điểm cao là Haleakala 3.000 mét, dân số 120.000 người.

• Kahoolawe (Đảo Nhắm Đích): rộng 115 km vuông, điểm cao là Puu Moaulanui 420 mét, không có người ở.

• Lanai (Đảo Trồng Dứa): rộng 365 km vuông, điềm cao là Lanaihale 1.000 mét, dân số 3.200 người.

• Molokai (Đảo Thân Thiện): rộng 675 km vuông, điềm cao Kamakou 1.500 mét, dân số 7.500 người.

• Oahu (Đảo Hợp Quần): rộng 1.550 km vuông, điểm cao núi Kaala 1.200 mét, dân số 880.000 người.

• Kauai (Đảo Bách Thảo): rộng 1.500 km vuông, điềm cao Kawaikini 5.000 mét, dân số 60.000 người.

• Niihau (Đảo Cấm): rộng 180 km vuông, điềm cao núi Paniau 380 mét, dân số 160 người.

Sơ lược lịch sử

Hawaii là một trong 4 tiều quốc độc lập trước khi trở thành tiều bang của Hoa Kỳ, đó là Cộng hòa Vermont (1791), Cộng hòa Texas (1845), và Cộng hòa California (1846), vàVương quốc Hawaii đã độc lập từ 1810 tới 1898. Năm 1898 Hoa Kỳ sát nhập Hawaii thành đất của mình và tới năm 1959 ra đạo luật nhận Hawaii là tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ.

Một biến cố quan trọng đáng ghi nhớ là thời đại chiến thứ II, Hawaii trở thành mục tiêu tấn công bất ngờ của Nhật Hoàng vào cảng Pearl Habor ngày 7 tháng 12 năm 1941.

Hawaii thời xưa và trước khi người Âu châu tới (800-1778)

Khảo cổ chứng minh là Hawaii có dân cư ngụ vào khoảng năm 300 trước Công nguyên, có lẽ là những người gốc Polynesia đến từ Marquesas. Rồi vào thế kỉ 11 thêm các đợt di dân từ Raiatea và Bora. Lịch sử cũng ghi nhận nhà thám hiểm Anh quốc tên là James Cook là người Âu châu tới đảo đầu tiên vào năm 1778.

Dân số Hawaii trong thời kì trước khi người Âu châu tới không tăng trưởng nhiều và họ thường được các trưởng các bộ lạc cai trị. Và các bộ lạc trưởng được gọi là ali’i, và thường họ luôn có chiến tranh để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực và để bảo vệ và củng cố bộ lạc của mình.

James Cook tới và Vương quốc Hawaii (1778-1893)

Năm 1778 thuyền trưởng James Cook tới đây và ông đặt tên các đảo này là "Sandwich Islands" để nhớ ơn vị bảo trợ của mình là John Montagu, công tước đệ tứ thành Sandwich.

Lần thứ hai trở lại đảo vào năm 1779, Cook định bắt cóc Vua Kalaniopuu của Đảo Lớn Haiwaii, mục đích là muốn các tù trưởng khác đang chiếm giữ tầu và thủy thủ của ông sẽ chuộc lại (cách này Cook đã thực hiện thành công ở Tahiti và các đảo khác). Tuy nhiên Vua Hawaii và tùy tùng đã chiến đấu chống trả và Cook cùng 4 thủy thủ đã bị giết đang khi rút lui về bãi biển.

Sau khi Cook bị giết, những sách ông viết về các cuộc hành trình đã được xuất bản tại Anh quốc, điều này đã lôi cuốn nhiều người nhà thám hiểm Âu châu, lái buôn, và các nhà đánh cá voi tìm tới vùng đảo này.

Khi những người Âu châu đến đây cư ngụ họ cũng mang các bệnh tật đến hải đảo làm dân số người gốc Hawaii giảm dần vì lây nhiễm bệnh người Âu châu. Dân bản xứ không có kháng tố chống lại cảm sốt, smallpox, measles và các bệnh khác. Vào thập niên 1850 dịch mụn gà measles giết hại đến 1/5 tổng số dân Hawaii.

Triều đại Vua Kamehameha

Trong hai thập niên 1780 và 1790, các bộ lạc trưởng mở nhiều trận chiến tranh giành quyền lực cai trị, nhưng dần dần sau một chuỗi những cuộc chiến đấu, Vua Kamehameha Đại đế đã chiến thắng các tộc trưởng khác, và đến năm 1810 bắt tù trưởng và dân chúng đảo Kauai đầu hàng. Ông đã thống nhất dân chúng các đảo chung quanh dưới quyền của ông, mở ra kỷ nguyên mới, triều đại Nhà Vua Kamehameha I bắt đầu.

Sau khi Vua Kamehameha II lên ngôi vào năm 1819 thì các nhà truyền giáo Tây phương bắt đầu tới Hawaii truyền đạo cho người Hawaii. Nhiều người trờ thành Kitô hữu. Ảnh hưởng Kitô giáo đã từ từ thay thế một số những tục lệ bản xứ. Vua Kamehameha III là vị Vua Thiên Chúa giáo đầu tiên của đảo.

Sau khi Vua Kamehameha V băng hà vì Vua độc thân không có con và không chỉ định người thế ngôi, nên có cuộc bầu cử phổ thông. Kết quả là vua Lunalilo lên nắm quyền. Năm sau ông chết không có người nối ngôi. Cuộc bầu cử năm 1874 giữa Kalakaua và Emma có tranh giành, dẫn đến cuộc nổi loạn, rồi sau đó nhà Kalakaua lên nắm quyền.

Hiến pháp năm 1887

Năm 1887, vua Kalakaua bị ép ký nhận bản mới: Hiến Pháp Vương Quốc Hawaii, trong đó ông bị tước đi hầu hết quyền hành của Vua. Quyền được bầu cử dựa trên tài sản do vậy người bản xứ yêu thế, còn người gốc Á châu không được bầu cử, quyền nằm trong tay thiểu số người da trắng. Hiến pháp này được gọi là “Hiến pháp dao găm” vì bị đe dọa mà vua phải ký nhận. Vua Kalakaua trở thành nhà Vua hư vị. Vua chết năm 1891. Em gái Vua là Lilioukalani lên ngôi thay thế.

Năm 1893, tầu Hoa kỳ dùng quân lính tấn công và lật đổ triều đại Vua Hawaii.

Từ việc sát nhập Hawaii tiến tới việc biến thành Tiểu bang của Hoa Kỳ (1898-1959)

Sau khi William McKinley thắng cử Tổng thống Mỹ năm 1896, mở chiến dịch thảo luận việc sát nhập Hawaii vào Hoa Kỷ. Quốc hội Hoa Kỳ ra nghị quyết Newlands Resolution và sát nhật Đất Hawaii (Territory Hawaii) với số phiếu thuận 209 trên 91 phiếu chống vào ngày 15.6.1898.

Từ năm 1954 tình hình chính trị thay đổi, dân chúng bắt đầu hướn về Mỹ, và năm 1959, có tới 93% các đại biếu các quận ở Hawaii bỏ phiếu đồng ý đạo luật Admission Act of 1959 chấp nhận làm một tiểu bang của Hoa Kỳ.

Sau khi trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ, Hawaii nhanh chóng xây cất đường xá, cơ sở, dinh thự, các dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng ăn được xây cất tăng tốc và tân tiến, kỹ nghệ du lịch phát triển mạnh. Chính quyền Hawai mở chiến dịch cổ động văn hóa sắc thái Hawaii để lôi cuốn khách du lịch.

Các chủng tộc và người di dân sống tại Hawaii:

Theo thống kê năm 2008 của Hoa Kỳ thì dân số Hawaii được phân chia như sau:

Người gốc Á châu (38.5%)

Người da trắng (27.1%),

Người gốc Phi châu (2.3%)

Gốc Polynesia (9.0%)

Pha chủng tộc (21.4% )

Latinô (8.7%)

Người Hawaii có nguồn gốc Á châu được phân phối như sau:

Người gốc Phi luật tân: 175.000

Gốc Nhật: 161,000

Gốc Trung hoa: 53,000

Gốc Đại hàn: 40,000

Gốc Việt Nam: 8.000

Nguồn gốc dân chúng Hawaii được phân loại như sau:

Phi luật tân: 13.6%

Nhật: 12.6%

Polynesia (bản xứ): 9.0%

Đức: 7.4%

Ái nhĩ lan: 5.2%h

Anh: 4.6%

Bồ đào nhà: 4.3%

Trung hoa: 4.1%

Đại hàn: 3.1%

Nói tiếng Tây Ban nha: 2.9%

Puerto Rico: 2.8%

Ý đại lợi: 2.7%

Gốc Phi châu: 2.4%

Pháp: 1.7%

Tân cách lan: 1.2%

Việt nam: 0.6%

Người Việt Nam tới Hawaii: Biến cố 1975 đã đưa những người Việt Nam đầu tiên tới định cư tại những hải đảo ở Hawaii, và hiện nay số người Việt nam ước tính là chừng 8.000 người.

Tình hình tôn giáo ở Hawaii:

Những nhà truyền giáo đầu tiên đến Hawaii gồm có mục sư Hiram Bingham I thuộc Tin Lành và Joseph Smith thuộc Giáo hội Latter-day Saints. Phía Công giáo có Cha Damien, vị tông đồ thời dnah của những người cùi mới được phong thánh. Cha Damien sống với người cùi ở Kalaupapa tại đảo Molokai.

Tài liệu điều tra Gallup Poll năm 2009 cho biết như sau:

Tin Lành (37.8%)

Công giáo (22.8%)

Mormon (3.3%)

Do thái giáo (0.7)

Không tôn giáo, vô thần, ngộ đạo (21%)

Còn theo thống kê của Hawaii năm 2000 cho biết thì như sau:

Công giáo: 240.813 (16%)

Tin Lành: 150,000 (12%)

Phật giáo: 110,000 (9%)

Do thái giáo: 10.000 (0.8%)

Các tôn giáo khác: 100,000 (10%)

Không thuộc Giáo hội nào: 650,000 (51%)

Trường hợp niềm tin ”Ho’oponopono” lối thực hành Hawaii về hòa giải và tha thứ lồng trong kính nguyện là một niềm tin đặc thù. Nó vừa có tính cách triết lý vừa là lối sống. Truyền thống thì “hoʻoponopono” được các đạo trưởng chữa lành gọi là “kahuna lapaʻa” thực hiện khi có các người đau ốm trong gia đình hay làng xóm.

Một điều đặc biệt về Hawaii là đương kim Tổng thống Barack Obama có một thời gian đã sống ở Honolulu, vì vậy khi ông tranh cử tổng thống năm 2008, ông đã thắng cử ở Hawaii với số phiếu là 76% người Hawaii bỏ phiếu cho ông.

(còn tiếp)

LM Trần Công Nghị