Nói đến hiệp thông, không thể không nhắc đến Linh Mục Nguyễn Quang Thạnh, hiện phục vụ tại Tổng Giáo Phận Sydney, Úc. Trước đây, lúc còn là Tuyên Úy cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở Sydney, nhân những năm sa-ba-ti-cô (nghỉ theo giáo luật), ngài có qua Rôma du học tại Đại Học Thánh Giá (Pontificium Athenaeum Sanctae Crucis) và đậu tiến sĩ thần học tại đó với luận án “La Communion Ecclésiale, Une Clé De Lecture Du Catéchisme de L’Église Catholic” viết bằng tiếng Pháp và sau đó, được chính ngài chuyển sang tiếng Anh “The Ecclesial Communion, A Key Concept For A Fruitful Reading Of The Catechism Of The Catholic Church” và tiếng Việt “Hiệp Thông, Ý Niệm Then Chốt Giúp Hiểu Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo”. Cả ba cuốn được xuất bản tại Sydney năm 2003, đến nay đã 7 năm. Trong bầu không khí sôi động hiện nay, giới thiệu tác phẩm này hẳn không phải là thừa.
Ngoài lời Nhập Đề Tổng Quát (tr.1-6), sách chia làm 5 Chương. Chương I nói tới Vài Điểm Cần Lưu Ý Trước Về Ý Niệm Hiệp Thông (Koinonia) Và Chủ Thể Hiệp Thông (tr.7-41). Chương II nói tới Công Trình Sáng Tạo: Lời Mời Gọi Hiệp Thông Thiên Chúa Ngỏ Với Con Người Khi Ngài Mặc Khải Chính Mình (tr.45-99). Chương III nói tới Giáo Hội: Mầu Nhiệm Và Bí Tích Hiệp Thông Giữa Con Người Với Thiên Chúa Và Giữa Con Người Với Nhau (tr. 101-140). Chương IV nói tới Giáo Hội: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (tr.143-199). Chương V nói tới Thánh Thể: Bí Tích Hiệp Thông Tuyệt Hảo (tr.201-252). Và sau hết là phần Kết Luận Tổng Quát (tr.253-259).
Chúng tôi không có tham vọng trình bày chi tiết trọn luận án của Cha Nguyễn Quang Thạnh, chỉ dám đề cập tới một nội dung nhỏ là Giáo Hội: bí tích của hiệp thông (Phần II, Chương III) và Giáo Hội như Dân Thiên Chúa (phần đầu Chương IV).
Trong lời Nhập Đề Tổng Quát, Cha Nguyễn Quang Thạnh cho rằng Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo trình bày các nội dung cốt yếu và căn bản của đạo lý Công Giáo, “dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II…”. Đối với Công Đồng này, “ý tưởng trọng tâm và căn bản chính là học thuyết của Giáo Hội về hiệp thông”. Nên muốn nắm vững đạo lý Công Giáo, người ta bắt buộc phải nắm vững ý niệm hiệp thông.
Theo Cha, ý niệm này là “cái hồn khiến cho mọi mầu nhiệm Kitô Giáo thống nhất lại thành một tổng hợp có hệ thống”. Cha cũng nhấn mạnh hiệp thông là “một ý niệm về đời sống Giáo Hội. Chủ thể cuối cùng của hiệp thông là chính con người chứ không phải là một cơ chế hay một xã hội nào”.
Định Nghĩa Hiệp Thông
Trong Chương I, trước khi đi vào ý nghĩa của ý niệm hiệp thông, Cha Nguyễn Quang Thạnh quả quyết rằng: “Đây không phải là ý niệm do một nhà thần học nào đó bày vẽ ra, nhưng phát xuất từ chính đời sống của các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên và của Giáo Hội. Đây là một ý niệm của Thánh Kinh và của các Giáo Phụ. Mọi nỗ lực minh định ý niệm này, dù lớn hay nhỏ, đều phải được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền” (tr.13). Cha chứng minh rằng hạn từ “hiệp thông” đã có từ những ngày đầu của Giáo Hội (Cv 2:42; 1Cor 1:9).
Cha trích lời Đức Phaolô VI để định nghĩa hiệp thông là “tham gia một cách sống động vào hai điều: một là tháp nhập vào sự sống Chúa Kitô, hai là đức ái lưu chuyển trong cộng đoàn các tín hữu ở trần thế này và ở thế giới bên kia (Allocution du 8-6-1966). Còn Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, chú ý tới cả hai chiều kích cá nhân và cộng đoàn, nên đã định nghĩa hiệp thông là “mầu nhiệm kết hợp mỗi cá nhân với Thiên Chúa Ba Ngôi và với người khác; sự kết hợp này bắt đầu bằng đức tin của mỗi người và hướng đến ngày viên mãn trong Giáo Hội Thiên Quốc, nhưng hiện nay là một thực tại đang nẩy mầm trong Giáo Hội trần gian [xem Pl 3:20-21] (Lettre aux évêques de l’Église catholique sur certains aspects de l’Église comprise comme communion, 28-5-1992). Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến chiều kích Lời Chúa và bí tích, nên đã định nghĩa hiệp thông là “sự kết hợp với Thiên Chúa qua trung gian Chúa Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần. Ta có được sự hiệp thông này là nhờ Lời Chúa và các bí tích” (Christifideles Laici, 30-08-1988). Ngài nói thêm: “Sự hiệp thông với Chúa Giêsu là nguồn phát sinh hiệp thông giữa các tín hữu với nhau” (cùng tông huấn). Hiệp thông, vì thế, luôn có hai chiều: chiều dọc, hiệp thông với Thiên Chúa; chiều ngang, hiệp thông với anh em, như nhận định của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (tài liệu đã dẫn). Thánh Bộ cũng nhấn mạnh tới tính hữu hình và vô hình của hiệp thông: “ý niệm hiệp thông phải có khả năng diễn tả bản chất bí tích của Giáo Hội… và diễn tả sự hiệp nhất cá biệt khiến các Kitô hữu thành chi thể trong cùng một thân thể, là Thân Thể mầu nhiệm Chúa Kitô, thành cộng đoàn có tổ chức, thành một dân tộc được qui tụ trong sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, và hơn nữa được ban cho những phương tiện để kết thành một xã hội hữu hình”.
Nói đến hữu hình, là nói tới Giáo Hội hoàn vũ và các giáo hội địa phương. Mối tương quan giữa hai thực thể này không luôn luôn dễ hiểu. Đã có những định nghĩa như sau: “Giáo Hội phổ quát là thân thể của các giáo hội địa phương” hay “Giáo Hội phổ quát là sự hiệp thông giữa các giáo hội địa phương”. Muốn hiểu đúng đắn hai câu định nghĩa này, phải theo con đường phủ định của Đức Gioan Phaolô II: “Giáo Hội địa phương không phải là kết quả của sự phân mảnh của Giáo Hội phổ quát” (Christifideles Laici) và “không thể hiểu Giáo Hội phổ quát là tổng số các giáo hội địa phương hay một liên hiệp các giáo hội địa phương” (Diễn từ cho các giám mục Hoa Kỳ, 16-09-1987) vì một lẽ giản dị là Giáo Hội phổ quát có trước các giáo hội địa phương. Tác giả luận án sau đó quay qua con đường khẳng định của Công Đồng Vatican II để thêm rằng: “Giáo Hội phổ quát hiện diện trong và từ các Giáo Hội địa phương (Ecclesia in et ex Ecclesiis) và các Giáo Hội địa phương hiện diện trong và từ Giáo Hội phổ quát (Ecclesiae in et ex Ecclesia)”. Nghe như có vẻ hoà vốn và có khi còn làm cho con đường phủ định của Đức Gioan Phaolô II thành khó hiểu. Nhưng nếu hiểu chữ từ (“ex”) không theo nghĩa nguyên lai, nhưng theo nghĩa “tương tác từ bên trong” khiến Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội địa phương là hai thực tại bất khả phân (tr.34) thì dễ hiểu hơn.
Từ khía cạnh phổ quát và địa phương của hiệp thông, tác giả luận án đưa người đọc tới một khía cạnh khác qua câu hỏi “ai là chủ thể của hiệp thông? Cộng đồng hay cá nhân?”. Tác giả cho rằng: dù phần lớn các văn kiện của Công Đồng, khi bàn đến hiệp thông, đều ngầm cho thấy chủ thể hiệp thông ở số nhiều “chúng tôi”, “người ta”, “các Kitô hữu”… nhưng “khía cạnh cá nhân không bao giờ bị quên lãng. Cần phải hiểu sự hiệp thông tự bản chất là sự kết hợp bằng tình yêu, bằng nhận thức, và bằng sự chia sẻ thiện ích chung giữa các nhân vị tự do”. Chính phẩm giá con người trong tư cách nhân vị tự do này đã được Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng dùng phần 2 chương I (các số 11 tới 22) bàn đến: “Khía cạnh cao cả nhất của phẩm giá con người là việc con người được mời gọi kết hiệp với Thiên Chúa. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, con người đã được mời gọi đối thoại với Thiên Chúa” (Gaudium et Spes, 19). Dĩ nhiên con người không đóng kín trong chính mình, nhưng mở rộng hướng đến tha nhân. Tuy nhiên, thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin gửi các giám mục thế giới đã nhắc ở trên là văn kiện đề cập nhiều nhất tới khía cạnh cá nhân của hiệp thông: “Sự hiệp thông của Giáo Hội là … sự hiệp thông của mỗi người với Chúa Cha, nhờ Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần, và với tất cả mọi người, là những người cùng tham dự vào bản tính Thiên Chúa” (số 4). Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cũng cùng một đường hướng như thế khi nhấn mạnh rằng chủ thể hiệp thông chính là những con người riêng biệt trong hai chiều kích: chiều dọc (với Thiên Chúa) và chiều ngang (với tha nhân). “Thiên Chúa và tha nhân là những nhân tố chính yếu để Kitô hữu sống hiệp thông với Giáo Hội. Vả lại, Giáo Hội là phương tiện và khí cụ hiệp nhất của nhân loại. Với tư cách là chủ thể của hiệp thông, con người sống những tương quan đa dạng ấy mọi nơi: trong Giáo Hội, trong các xã hội và với toàn thể nhân loại” (tr.39-40). Tác giả cũng nhấn mạnh rằng đặc tính cộng đồng của hiệp thông ở đây “không đồng nghĩa với chủ nghĩa tập thể. Trong cộng đồng hiệp thông, không có sự loại trừ cũng không phải sự cộng sinh của các cá nhân. Nói cách khác, trong Hội Thánh chẳng có nhân vị nào bị cô lập hay không cần tới người khác” (tr.41).
Giáo Hội, mầu nhiệm và bí tích của hiệp thông
Như trên đã thưa, bài này chỉ có tham vọng giới thiệu một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu của Cha Nguyễn Quang Thạnh, đó là Phần II, Chương III đề cập tới chủ đề Giáo Hội là mầu nhiệm và bí tích hiệp thông. Tác giả cho biết chủ đề này không có y nguyên như trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, nội dung của những thành ngữ ấy chắc chắn có trong Thánh Kinh và các Giáo Phụ.
Thực vậy, từ musterion trong tiếng Hy Lạp thường được dịch bằng hai hạn từ Latinh là mysterium (mầu nhiệm) và sacramentum (bí tích). Tuy nhiên, hạn từ bí tích nói lên dấu hiệu hữu hình của thực tại bí ẩn của ơn cứu độ nhiều hơn là hạn từ mầu nhiệm. “Nói các khác, bí tích được coi là sự mạc khải, sự biểu lộ, sự hiện tại hóa của mầu nhiệm, của ý định và của sự sống Thiên Chúa”. Ở đây ta thấy ba đoạn Thánh Kinh có liên quan tới điều vừa nói:
• Người cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu (sacramentum), thiên ý này là kế hoạch yêu thương của Người đã định từ trước trong chính Người (Ep. 1:9);
• Thiên Chúa đã thực hiện mầu nhiệm (sacramentum) đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Người là Đấng tạo thành vạn vật (Ep.3:9);
• Thiên Chúa đã muốn tỏ cho biết sự phong phú và vinh quang của mầu nhiệm (sacramentum) ấy như thế nào giữa các dân ngoại (Cl 1:9).
Và nếu bí tích là việc thực hiện ý định (mầu nhiệm) của Thiên Chúa, thì Đức Kitô chính là bí tích duy nhất của Thiên Chúa. Đó là nghĩa đầu tiên của bí tích được áp dụng vào Chúa Kitô. Dần dần, ý định dấu ẩn của Thiên Chúa ít được nhấn mạnh hơn việc thực hiện hữu hình nơi Đức Kitô. Tác giả cho rằng “Vì thế, cuối cùng, từ ‘bí tích’ không chỉ diễn tả các biến cố lịch sử hay các mầu nhiệm về đời sống của Chúa Giêsu, mà còn dùng để chỉ một cách rộng rãi hơn những lời Kinh Thánh, những yếu tố phụng tự để biểu lộ hành động cứu độ mà Chúa Giêsu thực hiện” (tr. 128). Và đến thế kỷ thứ 3, Tertulianô sử dụng từ ‘bí tích’ để chỉ các nghi thức tôn giáo và các dấu chỉ ân sủng để gia nhập Giáo Hội là Phép Rửa Tội, Phép Thêm Sức và Phép Thánh Thể. Qua thế kỷ thứ 4, hai từ musterion của Hy lạp và từ sacramentum của La Tinh trở thành đồng nghĩa để chỉ ý định của Thiên Chúa, các lời ngôn sứ của Cựu Ước và các bí tích Kitô Giáo. Đối với Thánh Augustinô, hai từ mysterium và sacramentum hoàn toàn đồng nghĩa. Nhưng từ mysterium ít được dùng chỉ nghi thức mà được dùng nhiều hơn để chỉ mầu nhiệm. Từ thời Trung Cổ, hai từ ấy mới được phân biệt và sacramentum chuyên chỉ các bí tích.
Cha Nguyễn Quang Thạnh, dựa vào Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, trình bày bốn điểm về mầu nhiệm Giáo Hội:
a. Giáo Hội là mầu nhiệm vì được khai sinh từ sự sống nhiệm mầu của Ba Ngôi Chí Thánh và là công trình chung của Ba Ngôi Thiên Chúa.
b. Giáo Hội là mầu nhiệm vì bao gồm hai yếu tố hữu hình và thiêng liêng. Chỉ với con mắt đức tin, người ta mới thấy cả hai yếu tố đó, tức vừa ở trong lịch sử vừa vượt trên lịch sử.
c. Giáo Hội là mầu nhiệm vì vừa thánh thiện vừa hàm chứa các tội nhân trong lòng mình. Đây là khía cạnh khó hiểu nhất. Nên người Do Thái vẫn không thấy hài lòng với lời xin lỗi của Đức Gioan Phaolô II: chỉ nhìn nhận tội lỗi của con cái Giáo Hội, chứ không nhìn nhận tội lỗi của chính Giáo Hội, Giáo Hội “per se”.
d. Giáo Hội là mầu nhiệm vì hiện diện ở trần gian nhưng được tô điểm bằng những ân sủng trên trời, nghĩa là được cấu tạo bởi hai yếu tố nhân loại và thần linh.
Nói tóm lại, “được khai sinh từ ý định nhân lành của Thiên Chúa, Giáo Hội được thiết lập để toàn thể nhân loại có thể chia sẻ sự sống của Thiên Chúa… Giáo Hội luôn luôn thông ban sự sống thần linh cho mọi người trong mọi thời. Chính vì thế, Giáo Hội được gọi là mầu nhiệm và là bí tích của sự hiệp thông phổ quát giữa con người và Thiên Chúa và giữa con người với nhau” (tr.117). Và đã là một mầu nhiệm, “người ta không bao giờ có thể giải thích cặn kẽ được và cũng không thể hiểu thấu đáo được”.
Còn từ bí tích, theo Cha Nguyễn Quang Thạnh, từ này đã âm thầm đi vào Giáo Hội lúc nào không biết. Nhưng Thánh Cyprianô (qua đời năm 258) từng nói rằng “Giáo Hội là bí tích của hiệp nhất”. Ở đây, ta thấy có hai khía cạnh:
a. Giáo Hội là bí tích hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa. Như trên đã nói, Chúa Kitô là bí tích duy nhất của Thiên Chúa và của ơn cứu độ. Thánh Irênê dạy rằng: “Chúa Kitô đã trải qua tất cả tuổi đời để nhờ đó trả lại cho tất cả mọi người sự hiệp thông với Thiên Chúa”. Giáo Hội thông ban ân sủng của Chúa Kitô vì nắm giữ các bí tích do Người thiết lập. Nên Giáo Hội là bí tích của sự hiệp thông ấy.
b. Giáo Hội là bí tích hiệp thông giữa con người với con người. Bởi “xét từ nguồn gốc, nhân loại vốn hiệp nhất, ‘vì Thiên Chúa đã làm phát sinh ra toàn thể con người từ một gốc duy nhất’ (Cv 17:26). Chính trong Giáo Hội mà sự hiệp nhất ấy khởi đầu, bởi vì Giáo Hội qui tụ mọi người ‘từ mọi quốc gia, chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ’ (Kh 7:9)” (tr.125). Giáo Hội còn là dấu chỉ, là dụng cụ có khả năng thực hiện sự hiệp nhất kia, là phương án hữu hình của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Người muốn rằng toàn thể nhân loại hợp thành Dân duy nhất của Người, qui tụ trong Thân Thể duy nhất của Chúa Kitô (Xem Ad Gentes 7; Lumen Gentium 17).
Không lời nào diễn tả ngắn gọn tính mầu nhiệm và tính bí tích hiệp thông của Giáo Hội bằng công thức của Kinh Tin Kính Các Tông Đồ (khoảng thế kỷ thứ 4): “tôi tin các thánh thông công”. Thánh Tôma Tiến Sĩ, khi giải thích điều này, đã viết rằng: “Bởi vì tất cả các tín hữu hiệp thành một thân thể duy nhất, cho nên sự thiện của người này được thông ban cho người kia… Như vậy, phải tin có sự hiệp thông các thiện hảo trong Giáo Hội” (Expositio in Symbolum apostolicum, 10). Công thức này, theo thư ngày 28-05-1992 gửi các giám mục thế giới của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, có hai ý nghĩa gắn liền với nhau: sự cùng thông phần một cách hữu hình vào các thiện ích của ơn cứu độ (tức các sự thánh, sancta) và sự hiệp thông vô hình giữa những người thông phần (các vị thánh, sancti), bởi thế có công thức sancta sanctis (các sự thnáh cho các vị thánh). Nói đến ‘các thánh còn ở dưới thế’ là chúng ta đây, tác giả luận án trình bày 5 hình thức hiệp thông:
a. Hiệp thông trong đức tin. Đó là đức tin mà Giáo Hội đã lãnh nhận từ các Tông Đồ. Nó thật sự là kho tàng sự sống và kho tàng này ngày càng phong phú hơn nhờ được chia sẻ. Sự hiệp thông này không dựa trên cảm tính mà dựa vào sự chấp nhận sống chia sẻ trong chân lý.
b. Hiệp thông các bí tích. Mọi hoa trái của sự cứu chuộc thì thuộc về mọi người bởi vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người theo ý định nhân từ và phổ quát của Chúa Cha. Những hoa trái ấy được chuyển ban cho mọi tín hữu qua các bí tích của Giáo Hội. Không hình ảnh nào nói lên sự chia sẻ hiệp thông này bằng nghi thức bẻ bánh hay phụng vụ Thánh Thể mà Chúa Kitô đã thiết lập.
c. Hiệp thông các đặc sủng. Để xây dựng Giáo Hội, Chúa Thánh Thần ban phát các ân sủng đặc biệt cho các tín hữu theo bậc sống của họ. Các đặc sủng này lớn bé khác nhau nhưng tất cả vì thiện ích chung, nghĩa là, gián tiếp hay trực tiếp, chúng được nhắm vào việc xây dựng Giáo Hội, mưu ích cho con người và đáp lại các nhu cầu của thế giới.
d. Hiệp thông của cải trần gian. Điều này thoạt nghe có vẻ lạ. Nhưng các tín hữu tiên khởi từng làm việc này (Cv 4:32). Mặt khác, tài sản trong vũ trụ là dành cho tất cả loài người. Nên tất cả những gì người Kitô hữu có, họ phải coi đó như của chung cho họ và mọi người. Và do đó, họ phải sẵn sàng và mau mắn phân phối, chia sẻ cho người túng thiếu, bất hạnh. Dù sao, họ cũng chỉ là người quản lý các tài sản của Chúa.
e. Hiệp thông đức ái. Học thuyết của Thánh Phaolô về Nhiệm Thể Chúa Kitô sáng ngời lên tại đây. Chúng ta hết thẩy là chi thể, có một tình liên đới căn bản, khi sống cũng như khi chết: “Trong anh em, không ai sống cho chính mình, và cũng không ai chết cho chính mình” (Rm 14:7). Những hành vi dù nhỏ, nếu làm vì đức ái, đều ảnh hưởng đến lợi ích của mọi người. Trái lại, bất cứ hành vi tồi tệ của người này cũng ảnh hưởng trên người kia.
Trong phần kết luận của Chương này, Cha Nguyễn Quang Thạnh đề cập tới giáo hội học của Vatican II, một giáo hội học không còn nhấn mạnh tới mô hình phẩm trật kiểu kim tự tháp nữa, trong đó nổi bật quyền hành và vâng phục. Trái lại, giáo hội học này nhấn mạnh tới ý niệm mầu nhiệm và bí tích hiệp thông. Mà mầu nhiệm thì cần được mạc khải. Việc mạc khải này dĩ nhiên chúng ta ai cũng có phần trách nhiệm phải chu toàn.
Giáo Hội, Dân Thiên Chúa
Đã gọi là mầu nhiệm, thì ngoài ngôn ngữ ý niệm, người ta phải dùng hình ảnh mà giải thích. Đó chính là chủ đích của Chương IV trong luận án tiến sĩ của Cha Nguyễn Quang Thạnh. Chương này bàn đến nhiều hình ảnh vì tựa của nó là “Giáo Hội: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần”, chúng tôi chỉ xin trình bày hình ảnh đầu tiên, Giáo Hội: Dân Thiên Chúa.
Tuy là một hình ảnh Thánh Kinh, nhưng Giáo Hội như Dân Thiên Chúa chỉ mới được nhấn mạnh kể từ Công Đồng Vatican II. Muốn hiểu tính thời sự của hình ảnh này, tưởng nên lược qua lịch sử hình thành của nó tại Công Đồng Vatican II. Về bản chất Giáo Hội, Công Đồng đưa ra ba lược đồ. Lược đồ đầu tiên năm 1962 bắt đầu bằng chương nói về “bản chất của Giáo Hội chiến đấu”, sau đó mới nói đến “các chi thể của Giáo Hội chiến đấu, quyền bính và sự vâng phục, những tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước…” đủ nói lên khuynh hướng duy hữu hình của phe chống cải cách. Lược đồ thứ hai năm 1963 trình bày phẩm trật trước khi nói tới Dân Thiên Chúa, cũng bị các nghị phụ bác bỏ, dẫn tới lược đồ thứ ba có tên là “Lumen Gentium” đề cập tới mầu nhiệm Giáo Hội, Dân Thiên Chúa trước khi nói tới cơ chế phẩm trật.
Theo Cha Nguyễn Quang Thạnh, trong Cựu Ước, thường có thuật ngữ “Dân của Giavê” hay “Dân của Elohim” để chỉ dân Do Thái. Trong Tân Ước, Thánh Phêrô là người duy nhất sử dụng thuật ngữ Dân để chỉ Giáo Hội: “Xưa anh em chưa phải là một dân, nay anh em đã là Dân của Thiên Chúa” (1Pr 2:10). Công Đồng Vatican II khẳng định dứt khoát Giáo Hội là “Dân mới của Thiên Chúa” (Lumen Gentium, số 9). Dân này có ba đặc trưng cốt yếu: đó là một Dân Tộc gồm những người được kêu gọi, những người được cứu chuộc, và luôn luôn lữ hành tiến về Vương Quốc của mình.
a. Dân tộc gồm những người được Thiên Chúa kêu gọi. Người tuyển chọn và kêu gọi những ai Người muốn, cách nhưng không, hoàn toàn dựa vào tình yêu của Người, không lệ thuộc bất cứ yếu tố dân số hay xã hội nào (Xem Đnl 7:7-8). Người kêu gọi cả những ai mà người ta cho là yếu đuối và ngu xuẩn (xem 1Cor 1:25). Lời kêu gọi này hoàn toàn là một hồng ân. Nhưng hồng ân ấy không bao giờ là một ưu đãi, mà là dành cho một công việc, một sứ mạng nào đó. Israel được kêu gọi để tôn xưng Giavê là duy nhất và phụng thờ Người cho xứng đáng. Giáo Hội là dấu hiệu và dụng cụ cho sự hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa và giữa họ với nhau.
b. Dân tộc gồm những người được cứu chuộc. Thiên Chúa kêu gọi Dân của Người là để cứu thoát họ. Người kêu gọi Israel để giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập và kẻ thù bên trong là khuynh hướng thờ ngẫu thần, gây bất công, thiếu lòng tin, thiếu lòng can đảm của họ. Sự giải phóng của Người luôn gồm hai phần: phần giải phóng (khỏi Ai Cập và nội thù) và phần ban sự sống (Đất Hứa, đầy hy vọng và sức sống, tràn sữa và mật ong). Dân Mới cũng thế: sự cứu độ luôn bao gồm sự giải phóng khỏi tội lỗi và sự hiệp thông cùng đời sống thần linh. Một điểm nữa cũng được luận án đề cập: ơn cứu độ trong Cựu Ước và trong Tân Ước luôn luôn được ban cho một dân tộc như Vatican II từng nhấn mạnh (tr.152).
c. Dân tộc luôn luôn lữ hành, tiến về cánh chung là Vương Quốc Thiên Chúa, hay sự sống bí nhiệm trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Ngay từ đầu, cộng đoàn Kitô Giáo đã ý thức được bản chất năng động của mình là luôn lữ hành: “Ở trần gian này, chúng ta không có thành đô nào trường cửu cho mình cả, mà chúng ta đang tìm kiếm thành đô tương lai” (Dt 13:14). Và câu của Thánh Phêrô nói lên khía cạnh cánh chung nhiều nhất: “Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền các kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, mà đưa vào nơi đầy áng sáng huyền diệu” (1Pr 2:9).
Luận án nói tới thời kỳ chuyển tiếp, trong đó, Giáo Hội “chờ đợi đầy hy vọng vượt qua bóng tối gồm những yếu hèn và lầm lạc của mình” (tr.155). Lúc này hơn bao giờ hết người ta thấy rõ điều ấy. Chưa bao giờ Giáo Hội đã cố gắng “vượt qua bóng tối” bằng lúc này, bóng tối do mình tạo ra cũng có mà bóng tối do chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tương đối tạo ra cũng có. Giống Dân Do Thái xưa, trải hết lầm lẫn này đến lầm lẫn khác, họ vẫn đã tiến vào Đất Hứa để rồi sau đó, lại rơi hết vào sa đọa này đến sa đọa họ, nhưng Thiên Chúa vẫn ở với họ và tiếp tục cứu vớt họ, không phải vì họ là một dân tộc lớn, hoàn hảo hơn các dân tộc khác, mà chỉ vì họ là Dân Chúa chọn cho một sứ mệnh. Giáo Hội cũng thế, cũng có những yếu hèn và lầm lạc, nhưng nhất định sẽ tới cánh chung của mình là Vương Quốc Thiên Chúa, chỉ vì đã được Thiên Chúa tuyển chọn và kêu gọi.
Kết luận cho phần này, luận án cho rằng: hình ảnh Giáo Hội như Dân Thiên Chúa nói lên được “chiều kích lịch sử và tính lữ hành của Giáo Hội, ơn gọi chung của các Kitô hữu, vị thế riêng biệt của những tác vụ trong nội bộ nhằm phục vụ Dân Chúa, sự hiệp thông giữa Giáo Hội phổ quát và các giáo hội địa phương vốn rất đa dạng, quan hệ giữa cộng đoàn Công Giáo với các Kitô hữu khác và với toàn thể nhân loại, mệnh lệnh truyền giáo cho các môn đệ Chúa Kitô”.
Thiển nghĩ đây là một luận án rất thích hợp để nghiên cứu học hỏi trong Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, một Năm Thánh được tổ chức vừa để mừng một biến cố lịch sử đã xẩy ra cách nay 350 năm đó là việc thiết lập hai tông tòa đầu tiên cho Đàng Trong và Đàng Ngoài, vừa để cùng nhau học tập hướng tới tương lai nhằm “vượt qua bóng tối gồm những yếu hèn và lầm lạc của mình” mà “vào nơi đầy ánh sáng huyền diệu” như lời Thánh Phêrô. Muốn được như thế, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chọn chủ đề hiệp thông làm kim chỉ nam. Thiết nghĩ không còn chủ đề nào thích hợp trong lúc này bằng chủ đề này. Vì, như luận án của Cha Nguyễn Quang Thạnh từng nhân mạnh ở phần kết luận chung, hiệp thông “là ý niệm trọng yếu và là mục đích của Sáng Tạo, của Mạc Khải, của Cứu Chuộc và Thánh Hóa. Nó là nguồn gốc, lý do, mục đích toàn bộ công trình của Thiên Chúa. Nói cách khác, ý định tốt lành của Thiên Chúa, được xét trong chính Thiên Chúa hay được thực hiện trong lịch sử chính là sự hiệp thông: hiệp thông giữa các ngôi vị trong Ba Ngôi, hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa Ba Ngôi và hiệp thông giữa con người với con người” (tr.255).
Đức Cha Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Thanh Hóa và là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong lời chúc mừng Đức Tân Tổng Giám Mục Phó Hà Nội, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, cũng đã nhấn mạnh tới chủ đề hiệp thông này và cho rằng bài học tích cực của cuộc tranh luận chung quanh việc bổ nhiệm Đức Cha Nhơn "là dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội. Suy nghĩ và cách biểu hiện khác nhau, nhưng lòng yêu mến vẫn là một. Trong bối cảnh và tinh thần Năm Thánh 2010, chúng ta hãy xem đây là cơ hội sống tình hiệp thông cách đặc biệt hơn: chúng ta cần phải can đảm hơn khi đối diện với các dị biệt, chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ tình huynh đệ trong đại gia đình Giáo Hội".
Ngoài lời Nhập Đề Tổng Quát (tr.1-6), sách chia làm 5 Chương. Chương I nói tới Vài Điểm Cần Lưu Ý Trước Về Ý Niệm Hiệp Thông (Koinonia) Và Chủ Thể Hiệp Thông (tr.7-41). Chương II nói tới Công Trình Sáng Tạo: Lời Mời Gọi Hiệp Thông Thiên Chúa Ngỏ Với Con Người Khi Ngài Mặc Khải Chính Mình (tr.45-99). Chương III nói tới Giáo Hội: Mầu Nhiệm Và Bí Tích Hiệp Thông Giữa Con Người Với Thiên Chúa Và Giữa Con Người Với Nhau (tr. 101-140). Chương IV nói tới Giáo Hội: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần (tr.143-199). Chương V nói tới Thánh Thể: Bí Tích Hiệp Thông Tuyệt Hảo (tr.201-252). Và sau hết là phần Kết Luận Tổng Quát (tr.253-259).
Chúng tôi không có tham vọng trình bày chi tiết trọn luận án của Cha Nguyễn Quang Thạnh, chỉ dám đề cập tới một nội dung nhỏ là Giáo Hội: bí tích của hiệp thông (Phần II, Chương III) và Giáo Hội như Dân Thiên Chúa (phần đầu Chương IV).
Trong lời Nhập Đề Tổng Quát, Cha Nguyễn Quang Thạnh cho rằng Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo trình bày các nội dung cốt yếu và căn bản của đạo lý Công Giáo, “dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II…”. Đối với Công Đồng này, “ý tưởng trọng tâm và căn bản chính là học thuyết của Giáo Hội về hiệp thông”. Nên muốn nắm vững đạo lý Công Giáo, người ta bắt buộc phải nắm vững ý niệm hiệp thông.
Theo Cha, ý niệm này là “cái hồn khiến cho mọi mầu nhiệm Kitô Giáo thống nhất lại thành một tổng hợp có hệ thống”. Cha cũng nhấn mạnh hiệp thông là “một ý niệm về đời sống Giáo Hội. Chủ thể cuối cùng của hiệp thông là chính con người chứ không phải là một cơ chế hay một xã hội nào”.
Định Nghĩa Hiệp Thông
Trong Chương I, trước khi đi vào ý nghĩa của ý niệm hiệp thông, Cha Nguyễn Quang Thạnh quả quyết rằng: “Đây không phải là ý niệm do một nhà thần học nào đó bày vẽ ra, nhưng phát xuất từ chính đời sống của các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên và của Giáo Hội. Đây là một ý niệm của Thánh Kinh và của các Giáo Phụ. Mọi nỗ lực minh định ý niệm này, dù lớn hay nhỏ, đều phải được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền” (tr.13). Cha chứng minh rằng hạn từ “hiệp thông” đã có từ những ngày đầu của Giáo Hội (Cv 2:42; 1Cor 1:9).
Cha trích lời Đức Phaolô VI để định nghĩa hiệp thông là “tham gia một cách sống động vào hai điều: một là tháp nhập vào sự sống Chúa Kitô, hai là đức ái lưu chuyển trong cộng đoàn các tín hữu ở trần thế này và ở thế giới bên kia (Allocution du 8-6-1966). Còn Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, chú ý tới cả hai chiều kích cá nhân và cộng đoàn, nên đã định nghĩa hiệp thông là “mầu nhiệm kết hợp mỗi cá nhân với Thiên Chúa Ba Ngôi và với người khác; sự kết hợp này bắt đầu bằng đức tin của mỗi người và hướng đến ngày viên mãn trong Giáo Hội Thiên Quốc, nhưng hiện nay là một thực tại đang nẩy mầm trong Giáo Hội trần gian [xem Pl 3:20-21] (Lettre aux évêques de l’Église catholique sur certains aspects de l’Église comprise comme communion, 28-5-1992). Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến chiều kích Lời Chúa và bí tích, nên đã định nghĩa hiệp thông là “sự kết hợp với Thiên Chúa qua trung gian Chúa Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần. Ta có được sự hiệp thông này là nhờ Lời Chúa và các bí tích” (Christifideles Laici, 30-08-1988). Ngài nói thêm: “Sự hiệp thông với Chúa Giêsu là nguồn phát sinh hiệp thông giữa các tín hữu với nhau” (cùng tông huấn). Hiệp thông, vì thế, luôn có hai chiều: chiều dọc, hiệp thông với Thiên Chúa; chiều ngang, hiệp thông với anh em, như nhận định của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (tài liệu đã dẫn). Thánh Bộ cũng nhấn mạnh tới tính hữu hình và vô hình của hiệp thông: “ý niệm hiệp thông phải có khả năng diễn tả bản chất bí tích của Giáo Hội… và diễn tả sự hiệp nhất cá biệt khiến các Kitô hữu thành chi thể trong cùng một thân thể, là Thân Thể mầu nhiệm Chúa Kitô, thành cộng đoàn có tổ chức, thành một dân tộc được qui tụ trong sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, và hơn nữa được ban cho những phương tiện để kết thành một xã hội hữu hình”.
Nói đến hữu hình, là nói tới Giáo Hội hoàn vũ và các giáo hội địa phương. Mối tương quan giữa hai thực thể này không luôn luôn dễ hiểu. Đã có những định nghĩa như sau: “Giáo Hội phổ quát là thân thể của các giáo hội địa phương” hay “Giáo Hội phổ quát là sự hiệp thông giữa các giáo hội địa phương”. Muốn hiểu đúng đắn hai câu định nghĩa này, phải theo con đường phủ định của Đức Gioan Phaolô II: “Giáo Hội địa phương không phải là kết quả của sự phân mảnh của Giáo Hội phổ quát” (Christifideles Laici) và “không thể hiểu Giáo Hội phổ quát là tổng số các giáo hội địa phương hay một liên hiệp các giáo hội địa phương” (Diễn từ cho các giám mục Hoa Kỳ, 16-09-1987) vì một lẽ giản dị là Giáo Hội phổ quát có trước các giáo hội địa phương. Tác giả luận án sau đó quay qua con đường khẳng định của Công Đồng Vatican II để thêm rằng: “Giáo Hội phổ quát hiện diện trong và từ các Giáo Hội địa phương (Ecclesia in et ex Ecclesiis) và các Giáo Hội địa phương hiện diện trong và từ Giáo Hội phổ quát (Ecclesiae in et ex Ecclesia)”. Nghe như có vẻ hoà vốn và có khi còn làm cho con đường phủ định của Đức Gioan Phaolô II thành khó hiểu. Nhưng nếu hiểu chữ từ (“ex”) không theo nghĩa nguyên lai, nhưng theo nghĩa “tương tác từ bên trong” khiến Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội địa phương là hai thực tại bất khả phân (tr.34) thì dễ hiểu hơn.
Từ khía cạnh phổ quát và địa phương của hiệp thông, tác giả luận án đưa người đọc tới một khía cạnh khác qua câu hỏi “ai là chủ thể của hiệp thông? Cộng đồng hay cá nhân?”. Tác giả cho rằng: dù phần lớn các văn kiện của Công Đồng, khi bàn đến hiệp thông, đều ngầm cho thấy chủ thể hiệp thông ở số nhiều “chúng tôi”, “người ta”, “các Kitô hữu”… nhưng “khía cạnh cá nhân không bao giờ bị quên lãng. Cần phải hiểu sự hiệp thông tự bản chất là sự kết hợp bằng tình yêu, bằng nhận thức, và bằng sự chia sẻ thiện ích chung giữa các nhân vị tự do”. Chính phẩm giá con người trong tư cách nhân vị tự do này đã được Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng dùng phần 2 chương I (các số 11 tới 22) bàn đến: “Khía cạnh cao cả nhất của phẩm giá con người là việc con người được mời gọi kết hiệp với Thiên Chúa. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, con người đã được mời gọi đối thoại với Thiên Chúa” (Gaudium et Spes, 19). Dĩ nhiên con người không đóng kín trong chính mình, nhưng mở rộng hướng đến tha nhân. Tuy nhiên, thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin gửi các giám mục thế giới đã nhắc ở trên là văn kiện đề cập nhiều nhất tới khía cạnh cá nhân của hiệp thông: “Sự hiệp thông của Giáo Hội là … sự hiệp thông của mỗi người với Chúa Cha, nhờ Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần, và với tất cả mọi người, là những người cùng tham dự vào bản tính Thiên Chúa” (số 4). Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cũng cùng một đường hướng như thế khi nhấn mạnh rằng chủ thể hiệp thông chính là những con người riêng biệt trong hai chiều kích: chiều dọc (với Thiên Chúa) và chiều ngang (với tha nhân). “Thiên Chúa và tha nhân là những nhân tố chính yếu để Kitô hữu sống hiệp thông với Giáo Hội. Vả lại, Giáo Hội là phương tiện và khí cụ hiệp nhất của nhân loại. Với tư cách là chủ thể của hiệp thông, con người sống những tương quan đa dạng ấy mọi nơi: trong Giáo Hội, trong các xã hội và với toàn thể nhân loại” (tr.39-40). Tác giả cũng nhấn mạnh rằng đặc tính cộng đồng của hiệp thông ở đây “không đồng nghĩa với chủ nghĩa tập thể. Trong cộng đồng hiệp thông, không có sự loại trừ cũng không phải sự cộng sinh của các cá nhân. Nói cách khác, trong Hội Thánh chẳng có nhân vị nào bị cô lập hay không cần tới người khác” (tr.41).
Giáo Hội, mầu nhiệm và bí tích của hiệp thông
Như trên đã thưa, bài này chỉ có tham vọng giới thiệu một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu của Cha Nguyễn Quang Thạnh, đó là Phần II, Chương III đề cập tới chủ đề Giáo Hội là mầu nhiệm và bí tích hiệp thông. Tác giả cho biết chủ đề này không có y nguyên như trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, nội dung của những thành ngữ ấy chắc chắn có trong Thánh Kinh và các Giáo Phụ.
Thực vậy, từ musterion trong tiếng Hy Lạp thường được dịch bằng hai hạn từ Latinh là mysterium (mầu nhiệm) và sacramentum (bí tích). Tuy nhiên, hạn từ bí tích nói lên dấu hiệu hữu hình của thực tại bí ẩn của ơn cứu độ nhiều hơn là hạn từ mầu nhiệm. “Nói các khác, bí tích được coi là sự mạc khải, sự biểu lộ, sự hiện tại hóa của mầu nhiệm, của ý định và của sự sống Thiên Chúa”. Ở đây ta thấy ba đoạn Thánh Kinh có liên quan tới điều vừa nói:
• Người cho ta được biết thiên ý nhiệm mầu (sacramentum), thiên ý này là kế hoạch yêu thương của Người đã định từ trước trong chính Người (Ep. 1:9);
• Thiên Chúa đã thực hiện mầu nhiệm (sacramentum) đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Người là Đấng tạo thành vạn vật (Ep.3:9);
• Thiên Chúa đã muốn tỏ cho biết sự phong phú và vinh quang của mầu nhiệm (sacramentum) ấy như thế nào giữa các dân ngoại (Cl 1:9).
Và nếu bí tích là việc thực hiện ý định (mầu nhiệm) của Thiên Chúa, thì Đức Kitô chính là bí tích duy nhất của Thiên Chúa. Đó là nghĩa đầu tiên của bí tích được áp dụng vào Chúa Kitô. Dần dần, ý định dấu ẩn của Thiên Chúa ít được nhấn mạnh hơn việc thực hiện hữu hình nơi Đức Kitô. Tác giả cho rằng “Vì thế, cuối cùng, từ ‘bí tích’ không chỉ diễn tả các biến cố lịch sử hay các mầu nhiệm về đời sống của Chúa Giêsu, mà còn dùng để chỉ một cách rộng rãi hơn những lời Kinh Thánh, những yếu tố phụng tự để biểu lộ hành động cứu độ mà Chúa Giêsu thực hiện” (tr. 128). Và đến thế kỷ thứ 3, Tertulianô sử dụng từ ‘bí tích’ để chỉ các nghi thức tôn giáo và các dấu chỉ ân sủng để gia nhập Giáo Hội là Phép Rửa Tội, Phép Thêm Sức và Phép Thánh Thể. Qua thế kỷ thứ 4, hai từ musterion của Hy lạp và từ sacramentum của La Tinh trở thành đồng nghĩa để chỉ ý định của Thiên Chúa, các lời ngôn sứ của Cựu Ước và các bí tích Kitô Giáo. Đối với Thánh Augustinô, hai từ mysterium và sacramentum hoàn toàn đồng nghĩa. Nhưng từ mysterium ít được dùng chỉ nghi thức mà được dùng nhiều hơn để chỉ mầu nhiệm. Từ thời Trung Cổ, hai từ ấy mới được phân biệt và sacramentum chuyên chỉ các bí tích.
Cha Nguyễn Quang Thạnh, dựa vào Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, trình bày bốn điểm về mầu nhiệm Giáo Hội:
a. Giáo Hội là mầu nhiệm vì được khai sinh từ sự sống nhiệm mầu của Ba Ngôi Chí Thánh và là công trình chung của Ba Ngôi Thiên Chúa.
b. Giáo Hội là mầu nhiệm vì bao gồm hai yếu tố hữu hình và thiêng liêng. Chỉ với con mắt đức tin, người ta mới thấy cả hai yếu tố đó, tức vừa ở trong lịch sử vừa vượt trên lịch sử.
c. Giáo Hội là mầu nhiệm vì vừa thánh thiện vừa hàm chứa các tội nhân trong lòng mình. Đây là khía cạnh khó hiểu nhất. Nên người Do Thái vẫn không thấy hài lòng với lời xin lỗi của Đức Gioan Phaolô II: chỉ nhìn nhận tội lỗi của con cái Giáo Hội, chứ không nhìn nhận tội lỗi của chính Giáo Hội, Giáo Hội “per se”.
d. Giáo Hội là mầu nhiệm vì hiện diện ở trần gian nhưng được tô điểm bằng những ân sủng trên trời, nghĩa là được cấu tạo bởi hai yếu tố nhân loại và thần linh.
Nói tóm lại, “được khai sinh từ ý định nhân lành của Thiên Chúa, Giáo Hội được thiết lập để toàn thể nhân loại có thể chia sẻ sự sống của Thiên Chúa… Giáo Hội luôn luôn thông ban sự sống thần linh cho mọi người trong mọi thời. Chính vì thế, Giáo Hội được gọi là mầu nhiệm và là bí tích của sự hiệp thông phổ quát giữa con người và Thiên Chúa và giữa con người với nhau” (tr.117). Và đã là một mầu nhiệm, “người ta không bao giờ có thể giải thích cặn kẽ được và cũng không thể hiểu thấu đáo được”.
Còn từ bí tích, theo Cha Nguyễn Quang Thạnh, từ này đã âm thầm đi vào Giáo Hội lúc nào không biết. Nhưng Thánh Cyprianô (qua đời năm 258) từng nói rằng “Giáo Hội là bí tích của hiệp nhất”. Ở đây, ta thấy có hai khía cạnh:
a. Giáo Hội là bí tích hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa. Như trên đã nói, Chúa Kitô là bí tích duy nhất của Thiên Chúa và của ơn cứu độ. Thánh Irênê dạy rằng: “Chúa Kitô đã trải qua tất cả tuổi đời để nhờ đó trả lại cho tất cả mọi người sự hiệp thông với Thiên Chúa”. Giáo Hội thông ban ân sủng của Chúa Kitô vì nắm giữ các bí tích do Người thiết lập. Nên Giáo Hội là bí tích của sự hiệp thông ấy.
b. Giáo Hội là bí tích hiệp thông giữa con người với con người. Bởi “xét từ nguồn gốc, nhân loại vốn hiệp nhất, ‘vì Thiên Chúa đã làm phát sinh ra toàn thể con người từ một gốc duy nhất’ (Cv 17:26). Chính trong Giáo Hội mà sự hiệp nhất ấy khởi đầu, bởi vì Giáo Hội qui tụ mọi người ‘từ mọi quốc gia, chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ’ (Kh 7:9)” (tr.125). Giáo Hội còn là dấu chỉ, là dụng cụ có khả năng thực hiện sự hiệp nhất kia, là phương án hữu hình của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Người muốn rằng toàn thể nhân loại hợp thành Dân duy nhất của Người, qui tụ trong Thân Thể duy nhất của Chúa Kitô (Xem Ad Gentes 7; Lumen Gentium 17).
Không lời nào diễn tả ngắn gọn tính mầu nhiệm và tính bí tích hiệp thông của Giáo Hội bằng công thức của Kinh Tin Kính Các Tông Đồ (khoảng thế kỷ thứ 4): “tôi tin các thánh thông công”. Thánh Tôma Tiến Sĩ, khi giải thích điều này, đã viết rằng: “Bởi vì tất cả các tín hữu hiệp thành một thân thể duy nhất, cho nên sự thiện của người này được thông ban cho người kia… Như vậy, phải tin có sự hiệp thông các thiện hảo trong Giáo Hội” (Expositio in Symbolum apostolicum, 10). Công thức này, theo thư ngày 28-05-1992 gửi các giám mục thế giới của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, có hai ý nghĩa gắn liền với nhau: sự cùng thông phần một cách hữu hình vào các thiện ích của ơn cứu độ (tức các sự thánh, sancta) và sự hiệp thông vô hình giữa những người thông phần (các vị thánh, sancti), bởi thế có công thức sancta sanctis (các sự thnáh cho các vị thánh). Nói đến ‘các thánh còn ở dưới thế’ là chúng ta đây, tác giả luận án trình bày 5 hình thức hiệp thông:
a. Hiệp thông trong đức tin. Đó là đức tin mà Giáo Hội đã lãnh nhận từ các Tông Đồ. Nó thật sự là kho tàng sự sống và kho tàng này ngày càng phong phú hơn nhờ được chia sẻ. Sự hiệp thông này không dựa trên cảm tính mà dựa vào sự chấp nhận sống chia sẻ trong chân lý.
b. Hiệp thông các bí tích. Mọi hoa trái của sự cứu chuộc thì thuộc về mọi người bởi vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người theo ý định nhân từ và phổ quát của Chúa Cha. Những hoa trái ấy được chuyển ban cho mọi tín hữu qua các bí tích của Giáo Hội. Không hình ảnh nào nói lên sự chia sẻ hiệp thông này bằng nghi thức bẻ bánh hay phụng vụ Thánh Thể mà Chúa Kitô đã thiết lập.
c. Hiệp thông các đặc sủng. Để xây dựng Giáo Hội, Chúa Thánh Thần ban phát các ân sủng đặc biệt cho các tín hữu theo bậc sống của họ. Các đặc sủng này lớn bé khác nhau nhưng tất cả vì thiện ích chung, nghĩa là, gián tiếp hay trực tiếp, chúng được nhắm vào việc xây dựng Giáo Hội, mưu ích cho con người và đáp lại các nhu cầu của thế giới.
d. Hiệp thông của cải trần gian. Điều này thoạt nghe có vẻ lạ. Nhưng các tín hữu tiên khởi từng làm việc này (Cv 4:32). Mặt khác, tài sản trong vũ trụ là dành cho tất cả loài người. Nên tất cả những gì người Kitô hữu có, họ phải coi đó như của chung cho họ và mọi người. Và do đó, họ phải sẵn sàng và mau mắn phân phối, chia sẻ cho người túng thiếu, bất hạnh. Dù sao, họ cũng chỉ là người quản lý các tài sản của Chúa.
e. Hiệp thông đức ái. Học thuyết của Thánh Phaolô về Nhiệm Thể Chúa Kitô sáng ngời lên tại đây. Chúng ta hết thẩy là chi thể, có một tình liên đới căn bản, khi sống cũng như khi chết: “Trong anh em, không ai sống cho chính mình, và cũng không ai chết cho chính mình” (Rm 14:7). Những hành vi dù nhỏ, nếu làm vì đức ái, đều ảnh hưởng đến lợi ích của mọi người. Trái lại, bất cứ hành vi tồi tệ của người này cũng ảnh hưởng trên người kia.
Trong phần kết luận của Chương này, Cha Nguyễn Quang Thạnh đề cập tới giáo hội học của Vatican II, một giáo hội học không còn nhấn mạnh tới mô hình phẩm trật kiểu kim tự tháp nữa, trong đó nổi bật quyền hành và vâng phục. Trái lại, giáo hội học này nhấn mạnh tới ý niệm mầu nhiệm và bí tích hiệp thông. Mà mầu nhiệm thì cần được mạc khải. Việc mạc khải này dĩ nhiên chúng ta ai cũng có phần trách nhiệm phải chu toàn.
Giáo Hội, Dân Thiên Chúa
Đã gọi là mầu nhiệm, thì ngoài ngôn ngữ ý niệm, người ta phải dùng hình ảnh mà giải thích. Đó chính là chủ đích của Chương IV trong luận án tiến sĩ của Cha Nguyễn Quang Thạnh. Chương này bàn đến nhiều hình ảnh vì tựa của nó là “Giáo Hội: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô, Đền Thờ Chúa Thánh Thần”, chúng tôi chỉ xin trình bày hình ảnh đầu tiên, Giáo Hội: Dân Thiên Chúa.
Tuy là một hình ảnh Thánh Kinh, nhưng Giáo Hội như Dân Thiên Chúa chỉ mới được nhấn mạnh kể từ Công Đồng Vatican II. Muốn hiểu tính thời sự của hình ảnh này, tưởng nên lược qua lịch sử hình thành của nó tại Công Đồng Vatican II. Về bản chất Giáo Hội, Công Đồng đưa ra ba lược đồ. Lược đồ đầu tiên năm 1962 bắt đầu bằng chương nói về “bản chất của Giáo Hội chiến đấu”, sau đó mới nói đến “các chi thể của Giáo Hội chiến đấu, quyền bính và sự vâng phục, những tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước…” đủ nói lên khuynh hướng duy hữu hình của phe chống cải cách. Lược đồ thứ hai năm 1963 trình bày phẩm trật trước khi nói tới Dân Thiên Chúa, cũng bị các nghị phụ bác bỏ, dẫn tới lược đồ thứ ba có tên là “Lumen Gentium” đề cập tới mầu nhiệm Giáo Hội, Dân Thiên Chúa trước khi nói tới cơ chế phẩm trật.
Theo Cha Nguyễn Quang Thạnh, trong Cựu Ước, thường có thuật ngữ “Dân của Giavê” hay “Dân của Elohim” để chỉ dân Do Thái. Trong Tân Ước, Thánh Phêrô là người duy nhất sử dụng thuật ngữ Dân để chỉ Giáo Hội: “Xưa anh em chưa phải là một dân, nay anh em đã là Dân của Thiên Chúa” (1Pr 2:10). Công Đồng Vatican II khẳng định dứt khoát Giáo Hội là “Dân mới của Thiên Chúa” (Lumen Gentium, số 9). Dân này có ba đặc trưng cốt yếu: đó là một Dân Tộc gồm những người được kêu gọi, những người được cứu chuộc, và luôn luôn lữ hành tiến về Vương Quốc của mình.
a. Dân tộc gồm những người được Thiên Chúa kêu gọi. Người tuyển chọn và kêu gọi những ai Người muốn, cách nhưng không, hoàn toàn dựa vào tình yêu của Người, không lệ thuộc bất cứ yếu tố dân số hay xã hội nào (Xem Đnl 7:7-8). Người kêu gọi cả những ai mà người ta cho là yếu đuối và ngu xuẩn (xem 1Cor 1:25). Lời kêu gọi này hoàn toàn là một hồng ân. Nhưng hồng ân ấy không bao giờ là một ưu đãi, mà là dành cho một công việc, một sứ mạng nào đó. Israel được kêu gọi để tôn xưng Giavê là duy nhất và phụng thờ Người cho xứng đáng. Giáo Hội là dấu hiệu và dụng cụ cho sự hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa và giữa họ với nhau.
b. Dân tộc gồm những người được cứu chuộc. Thiên Chúa kêu gọi Dân của Người là để cứu thoát họ. Người kêu gọi Israel để giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập và kẻ thù bên trong là khuynh hướng thờ ngẫu thần, gây bất công, thiếu lòng tin, thiếu lòng can đảm của họ. Sự giải phóng của Người luôn gồm hai phần: phần giải phóng (khỏi Ai Cập và nội thù) và phần ban sự sống (Đất Hứa, đầy hy vọng và sức sống, tràn sữa và mật ong). Dân Mới cũng thế: sự cứu độ luôn bao gồm sự giải phóng khỏi tội lỗi và sự hiệp thông cùng đời sống thần linh. Một điểm nữa cũng được luận án đề cập: ơn cứu độ trong Cựu Ước và trong Tân Ước luôn luôn được ban cho một dân tộc như Vatican II từng nhấn mạnh (tr.152).
c. Dân tộc luôn luôn lữ hành, tiến về cánh chung là Vương Quốc Thiên Chúa, hay sự sống bí nhiệm trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Ngay từ đầu, cộng đoàn Kitô Giáo đã ý thức được bản chất năng động của mình là luôn lữ hành: “Ở trần gian này, chúng ta không có thành đô nào trường cửu cho mình cả, mà chúng ta đang tìm kiếm thành đô tương lai” (Dt 13:14). Và câu của Thánh Phêrô nói lên khía cạnh cánh chung nhiều nhất: “Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền các kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, mà đưa vào nơi đầy áng sáng huyền diệu” (1Pr 2:9).
Luận án nói tới thời kỳ chuyển tiếp, trong đó, Giáo Hội “chờ đợi đầy hy vọng vượt qua bóng tối gồm những yếu hèn và lầm lạc của mình” (tr.155). Lúc này hơn bao giờ hết người ta thấy rõ điều ấy. Chưa bao giờ Giáo Hội đã cố gắng “vượt qua bóng tối” bằng lúc này, bóng tối do mình tạo ra cũng có mà bóng tối do chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tương đối tạo ra cũng có. Giống Dân Do Thái xưa, trải hết lầm lẫn này đến lầm lẫn khác, họ vẫn đã tiến vào Đất Hứa để rồi sau đó, lại rơi hết vào sa đọa này đến sa đọa họ, nhưng Thiên Chúa vẫn ở với họ và tiếp tục cứu vớt họ, không phải vì họ là một dân tộc lớn, hoàn hảo hơn các dân tộc khác, mà chỉ vì họ là Dân Chúa chọn cho một sứ mệnh. Giáo Hội cũng thế, cũng có những yếu hèn và lầm lạc, nhưng nhất định sẽ tới cánh chung của mình là Vương Quốc Thiên Chúa, chỉ vì đã được Thiên Chúa tuyển chọn và kêu gọi.
Kết luận cho phần này, luận án cho rằng: hình ảnh Giáo Hội như Dân Thiên Chúa nói lên được “chiều kích lịch sử và tính lữ hành của Giáo Hội, ơn gọi chung của các Kitô hữu, vị thế riêng biệt của những tác vụ trong nội bộ nhằm phục vụ Dân Chúa, sự hiệp thông giữa Giáo Hội phổ quát và các giáo hội địa phương vốn rất đa dạng, quan hệ giữa cộng đoàn Công Giáo với các Kitô hữu khác và với toàn thể nhân loại, mệnh lệnh truyền giáo cho các môn đệ Chúa Kitô”.
Thiển nghĩ đây là một luận án rất thích hợp để nghiên cứu học hỏi trong Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, một Năm Thánh được tổ chức vừa để mừng một biến cố lịch sử đã xẩy ra cách nay 350 năm đó là việc thiết lập hai tông tòa đầu tiên cho Đàng Trong và Đàng Ngoài, vừa để cùng nhau học tập hướng tới tương lai nhằm “vượt qua bóng tối gồm những yếu hèn và lầm lạc của mình” mà “vào nơi đầy ánh sáng huyền diệu” như lời Thánh Phêrô. Muốn được như thế, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chọn chủ đề hiệp thông làm kim chỉ nam. Thiết nghĩ không còn chủ đề nào thích hợp trong lúc này bằng chủ đề này. Vì, như luận án của Cha Nguyễn Quang Thạnh từng nhân mạnh ở phần kết luận chung, hiệp thông “là ý niệm trọng yếu và là mục đích của Sáng Tạo, của Mạc Khải, của Cứu Chuộc và Thánh Hóa. Nó là nguồn gốc, lý do, mục đích toàn bộ công trình của Thiên Chúa. Nói cách khác, ý định tốt lành của Thiên Chúa, được xét trong chính Thiên Chúa hay được thực hiện trong lịch sử chính là sự hiệp thông: hiệp thông giữa các ngôi vị trong Ba Ngôi, hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa Ba Ngôi và hiệp thông giữa con người với con người” (tr.255).
Đức Cha Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Thanh Hóa và là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong lời chúc mừng Đức Tân Tổng Giám Mục Phó Hà Nội, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, cũng đã nhấn mạnh tới chủ đề hiệp thông này và cho rằng bài học tích cực của cuộc tranh luận chung quanh việc bổ nhiệm Đức Cha Nhơn "là dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội. Suy nghĩ và cách biểu hiện khác nhau, nhưng lòng yêu mến vẫn là một. Trong bối cảnh và tinh thần Năm Thánh 2010, chúng ta hãy xem đây là cơ hội sống tình hiệp thông cách đặc biệt hơn: chúng ta cần phải can đảm hơn khi đối diện với các dị biệt, chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ tình huynh đệ trong đại gia đình Giáo Hội".