Đói khát
Hơn bao giờ hết, thế giới hôm nay có quá nhiều lương thực, từ chất lượng đến số lượng, từ hình thức đến nội dung để phục vụ cuộc sống con người.
Nhưng cũng hơn bao giờ hết, thế giới hôm nay, con người vẫn còn đói khát quá nhiều. Không chỉ là cơm bánh, mà đói khát đủ thứ.
Nào là tiền bạc, sức khỏe, sống lâu, danh vọng, nghề nghiệp, thành công,
Nào là lời hay, lẽ phải, hạnh phúc, bình an, khôn ngoan, kiến thức,
Nào là cộng tác, gắn bó, tinh tưởng, hiệp thông, hiệp nhất,
Nào là cảm thông, sẻ chia, thương cảm, nhân ái, bác ái,
Nào là trung tín, thật thà, chân lý, công chính, công bằng,
Nào là nhân đức, trưởng thành, hiền lành, khiêm nhường,
Nào là tình thương, tình nghĩa, hoà giải, xót thương, tha thứ,
Nào là tình vợ tình, tình chồng, tình anh chị em trong gia đình,
Nào là thư thái, quan tâm, phục vụ, ngọt ngào, chấp nhận,
Nào là lòng tin, lòng cậy, lòng mến, tình Chúa, tình người.
Con người dù ăn rồi vẫn đói, uống rồi vẫn khát. Dù đạt được nhiều thứ trong cuộc sống, nhưng con người vẫn luôn khát khao nhiều hơn, nhiều hơn nữa, nhiều nữa đến vô cùng.
Lý do tại sao? Rất đơn giản. Bất cứ khi nào tách mình ra khỏi Thiên Chúa, thì con người sẽ phải đói khát, đau khổ và phải chết.
Ông bà nguyên tổ là một bằng chứng. Lúc đầu, họ hả hê vui sướng, cuộc đời như tiên. Khi tách ra khỏi Đức Chúa, họ liền gặp khốn khổ, vất vả, đau đớn… Hay Cain và Aben, một nhà, nhưng lại đói khát tình nghĩa anh em.
Hoặc với dân thánh, ta thấy rõ sự đói khát của của họ. Bởi họ luôn tìm cách thoát ly ra khỏi sự chăm sóc của Đức Chúa. Và muốn tìm đến các ngẫu tượng, tượng thần, thần ngoại bang để thay thế Đức Chúa.
Chúa Giêsu
Lòng từ bi thương xót của Chúa Cha không bao giờ đành lòng để con cái mình đói khổ bao giờ. Vì thế, Đức Giêsu đã đến để giúp cho họ thoát khỏi cảnh đói khát. Đây là sáng kiến tuyệt vời của của tình yêu: Tự hủy. Dù là Thiên Chúa, Ngài không nhất quyết phải duy trì địa vị ngàng hàng với Thiên Chúa, mà trở nên người phàm sống như người trần thế. Mục đích của Ngài là để chăm sóc cho con người.
Thánh kinh cho ta biết:
Những người theo Ngài trong sa mạc ba ngày, họ đói, Ngài đã cho họ bánh tự nhiên thỏa mãn cơn đói thể xác.
Những người cùi hủi bị mọi người lánh xa, Ngài đã cho bánh chữa lành cơn bệnh.
Những người phụ nữ ngoại tình hay người bên phụ nữ bên bờ giếng Giacóp, Ngài đã cho bánh nhân ái, cảm thông, xót thương làm thỏa mãn cơn đói muốn được chấp nhận, được thứ tha.
Những người bị xã hội ruồng bỏ, Ngài cùng ăn với họ và ban cho họ bánh cảm thông để thỏa mãn cơn đói muốn được người ta nhìn nhận phẩm giá của mình.
Như người mẹ thành Naim đang đi chôn đứa con độc nhất của mình, và với Matta, Maria đang khóc vì Ladarô mới chết (x. Ga 11), Ngài ban cho bánh sự sống lại.
Như người thu thuế Giakêu quen ăn cắp phần bánh của người nghèo (x. Lc 19, 1-10), Ngài đến nhà và đồng bàn với ông, ban cho bánh công bằng và chia sẻ, để đời sống ông tốt đẹp hơn.
Như tên trộm lành (x. Lc 23, 43), Ngài ban cho bánh hòa giải và một chỗ trên bàn tiệc thiên quốc.
Chúa Giêsu quả rất tuyệt vời trong việc biểu lộ tình yêu bằng lời nói bình thường, ngôn ngữ đời thường, văn hóa đời thường, hành động đời thường, với những con người bình thường, nhưng bằng tình yêu phi thường.
Chúa Giêsu quả thật khôn ngoan, tinh tế, tiên liệu mọi sự. Vì Ngài về cùng Cha, nên không thể hiện diện bằng xương thịt mà từng việc cụ thể chăm sóc cho con người được, nên Ngài đã có sáng kiến, không chỉ là tự hủy địa vị là Chúa để trở thành người, mà còn khiêm hạ ẩn mình trong tấm bánh nhỏ bé, để được lưu lại với con người.
Trước đây, tùy nhu cầu của từng người, mà Ngài giúp cho no đủ.
Ngày nay, với sáng kiến nép mình vào tấm bánh đơn sơ, Ngài đã gom tất cả mọi nhu cầu về cuộc sống, mọi thứ con người cần, mọi thứ nhân loại đang đói khát vào trong tấm bánh, để bất cứ ai tin tưởng, yêu mến và đón nhận Ngài qua tấm bánh, thì sẽ không còn phải đói khát nữa, mà được no đầy ân phúc, hả hê ân sủng, cuộc sống an vui.
Lễ Mình Thánh Chúa Kitô là ngày của tình yêu. Vì chỉ trong tình yêu, con người mới có thể hiểu, cảm nhận và đón nhận được Ngài.
Gia đình
Có bao giờ với tư cách là chồng, là cha, hỏi xem vợ con tôi thế nào, hay để cho họ đang chết dần chết mòn vì đói quan tâm, phục vụ, khát yêu thương yêu, chia sẻ.
Có bao giờ với tư cách là vợ, là mẹ, hỏi xem chồng con tôi ra sao, hay để cho họ trở nên tiều tụy, đói cảm thông, nâng đỡ, khát rộng lượng, thứ tha.
Có bao giờ với tư cách là cha mẹ, hỏi xem con cái mình thế nào, hay để cho chúng phải đói về tình cha, thiếu thốn về tình mẹ hoặc phải mồ côi về bao dung, chăm sóc.
Có bao giờ với tư là con cái, hỏi xem cha mẹ có hài lòng về mình không, hay để cha mẹ thèm khát lòng hiếu thảo, đỡ đần, cộng tác, xót thương.
Nếu con cái cảm thấy xấu hổ khi bạn bè hỏi về mẹ cha, ngại giới thiệu với người khác, tránh né nói về gia đình, đó là tình trạng họ vẫn còn đói khát tình thương, sự tốt và lành thánh của mẹ cha.
Nếu người vợ cảm thấy bẽ mặt, nhục nhã khi phải nói đến tên chồng với chị em, thì họ vẫn còn đói khát hy sinh, tình yêu cao thượng của chồng.
Nếu người chồng cảm thấy tủi thân, đau khổ khi phải nói về vợ, thì họ vẫn còn đói khát tâm hồn, trái tim, yêu thương, săn sóc và lo lắng của vợ.
Nếu cha mẹ phải che đậy, không muốn nói về con cái của mình trước mặt mọi người, vì càng nói càng khổ tâm, càng đau lòng, thì họ vẫn còn đói khát lòng thảo kính, biết ơn của con cái.
Như ông bà nguyên tổ, lúc ban đầu, vui sướng được cùng Đức Chúa trò truyện, dạo mát trong vườn địa đàng.
Như phụ nữ bên bờ giếng Giacóp, chạy vào thành, sung sướng hô to về Đức Giêsu cho mọi người biết, đế cũng đến gặp Ngài.
Như các tông đồ trong sau ngày lễ Ngũ Tuần, can đảm, mạnh mẽ, nói lớn cho khắp nơi biết về thầy của mình là Chúa Thật.
Như mỗi thành viên trong gia đình, cũng hãnh diện giới thiệu, nói về từng người thân, là cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em; Và luôn hài lòng, vui sướng, tin tưởng và sát cánh bên nhau để xây dựng, phát triển, thăng tiến mọi mặt, thì đó là một gia đình lý tưởng, hạnh phúc, không còn đói khát điều gì.
Mỗi người cần xét lại coi xem gia đình mình có thực sự no ấm, bình yên và đã hết đói khát chưa? Để tạ ơn Chúa, biết ơn nhau, hoặc để củng cố, điều chỉnh lối sống cho phù hợp với ý Chúa, ý nhau, tạo ra niềm vui thánh thiện trong chính cuộc sống đời thường, với những con người bình thường nhưng lại là thân yêu nhất của ta.
Hơn bao giờ hết, thế giới hôm nay có quá nhiều lương thực, từ chất lượng đến số lượng, từ hình thức đến nội dung để phục vụ cuộc sống con người.
Nhưng cũng hơn bao giờ hết, thế giới hôm nay, con người vẫn còn đói khát quá nhiều. Không chỉ là cơm bánh, mà đói khát đủ thứ.
Nào là tiền bạc, sức khỏe, sống lâu, danh vọng, nghề nghiệp, thành công,
Nào là lời hay, lẽ phải, hạnh phúc, bình an, khôn ngoan, kiến thức,
Nào là cộng tác, gắn bó, tinh tưởng, hiệp thông, hiệp nhất,
Nào là cảm thông, sẻ chia, thương cảm, nhân ái, bác ái,
Nào là trung tín, thật thà, chân lý, công chính, công bằng,
Nào là nhân đức, trưởng thành, hiền lành, khiêm nhường,
Nào là tình thương, tình nghĩa, hoà giải, xót thương, tha thứ,
Nào là tình vợ tình, tình chồng, tình anh chị em trong gia đình,
Nào là thư thái, quan tâm, phục vụ, ngọt ngào, chấp nhận,
Nào là lòng tin, lòng cậy, lòng mến, tình Chúa, tình người.
Con người dù ăn rồi vẫn đói, uống rồi vẫn khát. Dù đạt được nhiều thứ trong cuộc sống, nhưng con người vẫn luôn khát khao nhiều hơn, nhiều hơn nữa, nhiều nữa đến vô cùng.
Lý do tại sao? Rất đơn giản. Bất cứ khi nào tách mình ra khỏi Thiên Chúa, thì con người sẽ phải đói khát, đau khổ và phải chết.
Ông bà nguyên tổ là một bằng chứng. Lúc đầu, họ hả hê vui sướng, cuộc đời như tiên. Khi tách ra khỏi Đức Chúa, họ liền gặp khốn khổ, vất vả, đau đớn… Hay Cain và Aben, một nhà, nhưng lại đói khát tình nghĩa anh em.
Hoặc với dân thánh, ta thấy rõ sự đói khát của của họ. Bởi họ luôn tìm cách thoát ly ra khỏi sự chăm sóc của Đức Chúa. Và muốn tìm đến các ngẫu tượng, tượng thần, thần ngoại bang để thay thế Đức Chúa.
Chúa Giêsu
Lòng từ bi thương xót của Chúa Cha không bao giờ đành lòng để con cái mình đói khổ bao giờ. Vì thế, Đức Giêsu đã đến để giúp cho họ thoát khỏi cảnh đói khát. Đây là sáng kiến tuyệt vời của của tình yêu: Tự hủy. Dù là Thiên Chúa, Ngài không nhất quyết phải duy trì địa vị ngàng hàng với Thiên Chúa, mà trở nên người phàm sống như người trần thế. Mục đích của Ngài là để chăm sóc cho con người.
Thánh kinh cho ta biết:
Những người theo Ngài trong sa mạc ba ngày, họ đói, Ngài đã cho họ bánh tự nhiên thỏa mãn cơn đói thể xác.
Những người cùi hủi bị mọi người lánh xa, Ngài đã cho bánh chữa lành cơn bệnh.
Những người phụ nữ ngoại tình hay người bên phụ nữ bên bờ giếng Giacóp, Ngài đã cho bánh nhân ái, cảm thông, xót thương làm thỏa mãn cơn đói muốn được chấp nhận, được thứ tha.
Những người bị xã hội ruồng bỏ, Ngài cùng ăn với họ và ban cho họ bánh cảm thông để thỏa mãn cơn đói muốn được người ta nhìn nhận phẩm giá của mình.
Như người mẹ thành Naim đang đi chôn đứa con độc nhất của mình, và với Matta, Maria đang khóc vì Ladarô mới chết (x. Ga 11), Ngài ban cho bánh sự sống lại.
Như người thu thuế Giakêu quen ăn cắp phần bánh của người nghèo (x. Lc 19, 1-10), Ngài đến nhà và đồng bàn với ông, ban cho bánh công bằng và chia sẻ, để đời sống ông tốt đẹp hơn.
Như tên trộm lành (x. Lc 23, 43), Ngài ban cho bánh hòa giải và một chỗ trên bàn tiệc thiên quốc.
Chúa Giêsu quả rất tuyệt vời trong việc biểu lộ tình yêu bằng lời nói bình thường, ngôn ngữ đời thường, văn hóa đời thường, hành động đời thường, với những con người bình thường, nhưng bằng tình yêu phi thường.
Chúa Giêsu quả thật khôn ngoan, tinh tế, tiên liệu mọi sự. Vì Ngài về cùng Cha, nên không thể hiện diện bằng xương thịt mà từng việc cụ thể chăm sóc cho con người được, nên Ngài đã có sáng kiến, không chỉ là tự hủy địa vị là Chúa để trở thành người, mà còn khiêm hạ ẩn mình trong tấm bánh nhỏ bé, để được lưu lại với con người.
Trước đây, tùy nhu cầu của từng người, mà Ngài giúp cho no đủ.
Ngày nay, với sáng kiến nép mình vào tấm bánh đơn sơ, Ngài đã gom tất cả mọi nhu cầu về cuộc sống, mọi thứ con người cần, mọi thứ nhân loại đang đói khát vào trong tấm bánh, để bất cứ ai tin tưởng, yêu mến và đón nhận Ngài qua tấm bánh, thì sẽ không còn phải đói khát nữa, mà được no đầy ân phúc, hả hê ân sủng, cuộc sống an vui.
Lễ Mình Thánh Chúa Kitô là ngày của tình yêu. Vì chỉ trong tình yêu, con người mới có thể hiểu, cảm nhận và đón nhận được Ngài.
Gia đình
Có bao giờ với tư cách là chồng, là cha, hỏi xem vợ con tôi thế nào, hay để cho họ đang chết dần chết mòn vì đói quan tâm, phục vụ, khát yêu thương yêu, chia sẻ.
Có bao giờ với tư cách là vợ, là mẹ, hỏi xem chồng con tôi ra sao, hay để cho họ trở nên tiều tụy, đói cảm thông, nâng đỡ, khát rộng lượng, thứ tha.
Có bao giờ với tư cách là cha mẹ, hỏi xem con cái mình thế nào, hay để cho chúng phải đói về tình cha, thiếu thốn về tình mẹ hoặc phải mồ côi về bao dung, chăm sóc.
Có bao giờ với tư là con cái, hỏi xem cha mẹ có hài lòng về mình không, hay để cha mẹ thèm khát lòng hiếu thảo, đỡ đần, cộng tác, xót thương.
Nếu con cái cảm thấy xấu hổ khi bạn bè hỏi về mẹ cha, ngại giới thiệu với người khác, tránh né nói về gia đình, đó là tình trạng họ vẫn còn đói khát tình thương, sự tốt và lành thánh của mẹ cha.
Nếu người vợ cảm thấy bẽ mặt, nhục nhã khi phải nói đến tên chồng với chị em, thì họ vẫn còn đói khát hy sinh, tình yêu cao thượng của chồng.
Nếu người chồng cảm thấy tủi thân, đau khổ khi phải nói về vợ, thì họ vẫn còn đói khát tâm hồn, trái tim, yêu thương, săn sóc và lo lắng của vợ.
Nếu cha mẹ phải che đậy, không muốn nói về con cái của mình trước mặt mọi người, vì càng nói càng khổ tâm, càng đau lòng, thì họ vẫn còn đói khát lòng thảo kính, biết ơn của con cái.
Như ông bà nguyên tổ, lúc ban đầu, vui sướng được cùng Đức Chúa trò truyện, dạo mát trong vườn địa đàng.
Như phụ nữ bên bờ giếng Giacóp, chạy vào thành, sung sướng hô to về Đức Giêsu cho mọi người biết, đế cũng đến gặp Ngài.
Như các tông đồ trong sau ngày lễ Ngũ Tuần, can đảm, mạnh mẽ, nói lớn cho khắp nơi biết về thầy của mình là Chúa Thật.
Như mỗi thành viên trong gia đình, cũng hãnh diện giới thiệu, nói về từng người thân, là cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em; Và luôn hài lòng, vui sướng, tin tưởng và sát cánh bên nhau để xây dựng, phát triển, thăng tiến mọi mặt, thì đó là một gia đình lý tưởng, hạnh phúc, không còn đói khát điều gì.
Mỗi người cần xét lại coi xem gia đình mình có thực sự no ấm, bình yên và đã hết đói khát chưa? Để tạ ơn Chúa, biết ơn nhau, hoặc để củng cố, điều chỉnh lối sống cho phù hợp với ý Chúa, ý nhau, tạo ra niềm vui thánh thiện trong chính cuộc sống đời thường, với những con người bình thường nhưng lại là thân yêu nhất của ta.