MADRID Nhiều người hâm mộ bóng đá đang nôn nóng chờ đợi để xem buổi lễ và trận đấu khai mạc giải bóng đá thế giới FIFA 2010 vào ngày Thứ Sáu 11 tháng 6, thì tại trường trung học Công Giáo Chân Phước Manuel Domigo Sol tại Madrid sẽ tổ chức cho mọi người hâm mộ bóng đá đến xem trận khai mạc giải FIFA giữa đội tuyển Nam Phi và Mexicô.
Linh Mục chánh xứ, Cha Esteban Diaz nói rằng để cho giáo dân đến với nhau trong xem những trận đấu này sẽ cống hiến ý nguyện tốt lành và tình bạn trong giáo xứ. Nhìn theo một chiều kích xa hơn, Cha tin rằng biến cố 4 năm một lần là cơ hội để đấu tranh cho hòa bình.
“Tôi muốn giải bóng đá thế giới là một điểm qui tụ thế giới với bầu khí hài hòa, nơi đó chúng ta chống lại những khác biệt. Đó là điểm quan trọng nhất. Là một người hâm mộ bóng đá và cổ vũ cho đội nhà. Tôi muốn đội Tây Ban Nha thắng giải”.
Đội tuyển Tây Ban Nha đã đoạt giải bóng đá Âu Châu vào năm 2008, là một trong 32 đội tuyển quốc gia và là 1 trong 13 đội tuyển đến từ những quốc gia có đông tín hữu Công Giáo, cộng chung lại sẽ hơn một nửa tổng số tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới.
Theo bản tường trình vào ngày 4 tháng 6 vừa qua, của Trung Tâm Thực Nghiệm về Hoạt Động Tông Đồ tại Đại Học Georgetown ở Washington- Hoa Kỳ cho biết ngoài Tây Ban Nha, 3 quốc gia Hoa Kỳ, Đức, Nigeria có ít nhất 10 triệu tín đồ Công Giáo.
Mặc dầu, giáo dân Công Giáo ham mộ thể thao, thế nhưng tôn giáo chỉ là một nơi khiêm nhường tại Tây Ban Nha là nước đã phát triển khá mạnh mẽ trong các bộ môn thể thao.
Cha Antolin thừa nhận rằng “chúng tôi đang mất đi truyền thống tôn giáo”. Năm nay Cha đã 70 tuổi nhưng đã ham mộ bóng đá từ thưở nhỏ. Cha đã từng là vị tuyên úy cho đội tuyển Bóng Đá của Câu Lạc Bộ Altelico de Madrid trong suốt hơn 30 năm, ngài đã nhìn thấy chiều hướng đi xuống về tôn giáo đối với các cầu thủ hiện nay, hoàn toàn không giống như thế hệ trước.
Là vị tuyên úy cho câu lạc bộ bóng đá, Cha có cơ hội đi coi họ thực tập và tham dự các trận đấu, làm lễ đám cưới cho cầu thủ hay rửa tội cho các con của cầu thủ bóng đá. Các cầu thủ vẫn “kính trọng tôi như là một linh mục và như một người bạn”.
Mặc dầu các cầu thủ không cùng nhau đi tham dự thánh lễ hay cầu nguyện chúng với nhau, nhưng phần lớn họ đã dựa vào sự giáo dục Công Giáo để xoa dịu đi những lo âu và cầu nguyện trong thinh lặng trước khi ra sân cỏ.
Cha cũng thừa nhận rằng, các cầu thủ Tây Ban Nha hoàn toàn khác biệt với các cầu thủ Ba Tây về mặt tôn giáo. Thật vây vào năm 2002, khi đội Ba Tây thắng giải bóng đá thế giới phá kỷ lục lần thứ năm, thì tất cả các cầu thủ Ba Tây tay trong tay, quỳ xuống trên sân cỏ, cúi đầu cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa. Có những cầu thủ lúc đó mang áo thung có hàng chũ “Con yêu mến Chúa Giêsu” hay “Con thuộc về Chúa Giêsu”.
Theo tường trình của Cara cho biết với khoảng 273 triệu người Công Giáo, thì ước tính 1 trong 4 người Công Giáo sống tại Ba Tây, Tây Ban Nha, Argentina là những nước hy vọng đoạt giải bóng đá.
Cha Antolin cũng chia sẻ rằng một trong những yếu tố mà đội tuyển Ba Tây đã thành công đoàn kết là về tôn giáo và Cha phê bình quyết định của FIFA, cơ cấu điều hành của giải bóng đá thế giới, đã cấm không cho cầu thủ mang y phục hay mang thiết bị có tính cách tôn giáo, chính trị hay cá nhân vào sân cỏ, một quyết định đã ảnh hưởng rất nhiều đến nước Ba Tây, một nước với lòng sùng đạo theo Kitô giáo.
Ông Jim Stjerne Hansen chủ tịch liên đoàn bóng đá Danish đã tuyên bố là không dành một chỗ nào cho tôn giáo trên sân cỏ, sau khi nhìn thấy đội tuyển Ba Tây một lần nữa ra sân cầu nguyện và mang áo với những hàng chữ về tôn giáo, và họ đã thắng đội tuyển Hoa Kỳ trong trận đấu vòng loại giải FIFA vào năm ngoái 2009. Hẳn nhiên đội tuyển Ba Tây đã không bị phạt, vì những điều này đã xảy ra sau khi trọng tài đã thổi tiếng còi kết thúc trận đấu.
Ông Hansen đã biện minh rằng “khi chúng ta từ chối sự biểu lộ có tính cách chính trị, thì chúng ta cũng sẽ phải nói “không được” đối với các tôn giáo. Vì có nhiều nguy hiểm lồng vao trong đó … đối với người có đức tin tôn giáo khác nhau”.
Cô Claudi Nunes một cư dân tại Sao Paulo, Ba Tây bày tỏ rằng, cũng như tất cả mọi người Ba Tây khác, cô “ không màng khi các cầu thủ trong đội tuyển cầu nguyện trên sân cỏ”
“Tôi nghĩ rằng FIFA nên để cho con người bày tỏ niềm tin của mình miễn là không làm xúc phạm đến người khác … Tôi không coi đó là một vấn đề nghiêm trọng. Tôi không nghĩ Thiên Chúa sẽ giúp họ thắng trận đấu, nhưng ít ra với một chí hướng tốt và động lực tốt này sẽ giúp họ”.
Thế nhưng Cha Antolin thì cầu xin Thiên Chúa để giúp đội tuyển Tây Ban Nha thắng trong trận đấu với đội Switzeland vào ngày 16 tháng 6 tới đây.
Cha vẫn tự hào và nói rằng “Đây sẽ là một thử thách, nhưng dĩ nhiên đội tuyển Tây Ban Nha sẽ đoạt giải với sự nâng đỡ của Thiên Chúa”.
Linh Mục chánh xứ, Cha Esteban Diaz nói rằng để cho giáo dân đến với nhau trong xem những trận đấu này sẽ cống hiến ý nguyện tốt lành và tình bạn trong giáo xứ. Nhìn theo một chiều kích xa hơn, Cha tin rằng biến cố 4 năm một lần là cơ hội để đấu tranh cho hòa bình.
“Tôi muốn giải bóng đá thế giới là một điểm qui tụ thế giới với bầu khí hài hòa, nơi đó chúng ta chống lại những khác biệt. Đó là điểm quan trọng nhất. Là một người hâm mộ bóng đá và cổ vũ cho đội nhà. Tôi muốn đội Tây Ban Nha thắng giải”.
Đội tuyển Tây Ban Nha đã đoạt giải bóng đá Âu Châu vào năm 2008, là một trong 32 đội tuyển quốc gia và là 1 trong 13 đội tuyển đến từ những quốc gia có đông tín hữu Công Giáo, cộng chung lại sẽ hơn một nửa tổng số tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới.
Theo bản tường trình vào ngày 4 tháng 6 vừa qua, của Trung Tâm Thực Nghiệm về Hoạt Động Tông Đồ tại Đại Học Georgetown ở Washington- Hoa Kỳ cho biết ngoài Tây Ban Nha, 3 quốc gia Hoa Kỳ, Đức, Nigeria có ít nhất 10 triệu tín đồ Công Giáo.
Mặc dầu, giáo dân Công Giáo ham mộ thể thao, thế nhưng tôn giáo chỉ là một nơi khiêm nhường tại Tây Ban Nha là nước đã phát triển khá mạnh mẽ trong các bộ môn thể thao.
Cha Antolin thừa nhận rằng “chúng tôi đang mất đi truyền thống tôn giáo”. Năm nay Cha đã 70 tuổi nhưng đã ham mộ bóng đá từ thưở nhỏ. Cha đã từng là vị tuyên úy cho đội tuyển Bóng Đá của Câu Lạc Bộ Altelico de Madrid trong suốt hơn 30 năm, ngài đã nhìn thấy chiều hướng đi xuống về tôn giáo đối với các cầu thủ hiện nay, hoàn toàn không giống như thế hệ trước.
Là vị tuyên úy cho câu lạc bộ bóng đá, Cha có cơ hội đi coi họ thực tập và tham dự các trận đấu, làm lễ đám cưới cho cầu thủ hay rửa tội cho các con của cầu thủ bóng đá. Các cầu thủ vẫn “kính trọng tôi như là một linh mục và như một người bạn”.
Mặc dầu các cầu thủ không cùng nhau đi tham dự thánh lễ hay cầu nguyện chúng với nhau, nhưng phần lớn họ đã dựa vào sự giáo dục Công Giáo để xoa dịu đi những lo âu và cầu nguyện trong thinh lặng trước khi ra sân cỏ.
Cha cũng thừa nhận rằng, các cầu thủ Tây Ban Nha hoàn toàn khác biệt với các cầu thủ Ba Tây về mặt tôn giáo. Thật vây vào năm 2002, khi đội Ba Tây thắng giải bóng đá thế giới phá kỷ lục lần thứ năm, thì tất cả các cầu thủ Ba Tây tay trong tay, quỳ xuống trên sân cỏ, cúi đầu cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa. Có những cầu thủ lúc đó mang áo thung có hàng chũ “Con yêu mến Chúa Giêsu” hay “Con thuộc về Chúa Giêsu”.
Theo tường trình của Cara cho biết với khoảng 273 triệu người Công Giáo, thì ước tính 1 trong 4 người Công Giáo sống tại Ba Tây, Tây Ban Nha, Argentina là những nước hy vọng đoạt giải bóng đá.
Cha Antolin cũng chia sẻ rằng một trong những yếu tố mà đội tuyển Ba Tây đã thành công đoàn kết là về tôn giáo và Cha phê bình quyết định của FIFA, cơ cấu điều hành của giải bóng đá thế giới, đã cấm không cho cầu thủ mang y phục hay mang thiết bị có tính cách tôn giáo, chính trị hay cá nhân vào sân cỏ, một quyết định đã ảnh hưởng rất nhiều đến nước Ba Tây, một nước với lòng sùng đạo theo Kitô giáo.
Ông Jim Stjerne Hansen chủ tịch liên đoàn bóng đá Danish đã tuyên bố là không dành một chỗ nào cho tôn giáo trên sân cỏ, sau khi nhìn thấy đội tuyển Ba Tây một lần nữa ra sân cầu nguyện và mang áo với những hàng chữ về tôn giáo, và họ đã thắng đội tuyển Hoa Kỳ trong trận đấu vòng loại giải FIFA vào năm ngoái 2009. Hẳn nhiên đội tuyển Ba Tây đã không bị phạt, vì những điều này đã xảy ra sau khi trọng tài đã thổi tiếng còi kết thúc trận đấu.
Ông Hansen đã biện minh rằng “khi chúng ta từ chối sự biểu lộ có tính cách chính trị, thì chúng ta cũng sẽ phải nói “không được” đối với các tôn giáo. Vì có nhiều nguy hiểm lồng vao trong đó … đối với người có đức tin tôn giáo khác nhau”.
Cô Claudi Nunes một cư dân tại Sao Paulo, Ba Tây bày tỏ rằng, cũng như tất cả mọi người Ba Tây khác, cô “ không màng khi các cầu thủ trong đội tuyển cầu nguyện trên sân cỏ”
“Tôi nghĩ rằng FIFA nên để cho con người bày tỏ niềm tin của mình miễn là không làm xúc phạm đến người khác … Tôi không coi đó là một vấn đề nghiêm trọng. Tôi không nghĩ Thiên Chúa sẽ giúp họ thắng trận đấu, nhưng ít ra với một chí hướng tốt và động lực tốt này sẽ giúp họ”.
Thế nhưng Cha Antolin thì cầu xin Thiên Chúa để giúp đội tuyển Tây Ban Nha thắng trong trận đấu với đội Switzeland vào ngày 16 tháng 6 tới đây.
Cha vẫn tự hào và nói rằng “Đây sẽ là một thử thách, nhưng dĩ nhiên đội tuyển Tây Ban Nha sẽ đoạt giải với sự nâng đỡ của Thiên Chúa”.