Chúa Nhật Thứ 11 Muà Thường Niên - Năm C - (Lc 7, 36-50)
Vì lòng tôn trọng Thiên Chúa, Mẹ Maria và Các Thánh, các tín hữu Việt Nam sẵn sàng dành cho Các Ngài (hay chân dung Các Ngài) những chỗ đứng cao trọng nhất.
Tại nhiều nơi người ta muốn đặt Tượng Chúa lên những bệ cao hoặc những vị trí cao và đẹp ở những nơi danh lam thắng cảnh.
Có nhiều gia chủ khi xây nhà đã dành cho (tượng) Chúa Giê-su, (tượng) Đức Mẹ đứng ở mặt tiền của tầng lầu cao nhất.
Nơi một số ngôi thánh đường mới xây, nhà thiết kế dành một chỗ đứng trên cao của tiền đình ngôi nhà thờ cho chân dung của Chúa Giê-su, Đức Mẹ hay các Thánh.
Trong mỗi gia đình công giáo, nhà nào cũng lập bàn thờ và đặt ảnh tượng Chúa ở vị trí quan trọng và xứng đáng nhất trong gia đình.
Thế nhưng, điều đáng buồn là lắm khi người ta quan tâm đặt (tượng ảnh) Chúa lên những nơi thật cao cho người ngoài trông thấy mà lại quên không đặt Chúa ngự trong tâm hồn mình, để ngày đêm có Chúa ở với mình, để lúc nào cũng có thể lắng nghe tiếng Chúa nhắc bảo, để có một đời sống gần gũi thân mật và tương hợp với Người. Đó mới thật sự là nơi ở mà Thiên Chúa hằng mong muốn.
* * *
Một nhân vật thuộc nhóm Pha-ri-sêu trong Tin Mừng hôm nay (ông Si-môn) mời Chúa Giê-su đến nhà dùng bữa, nhưng ông chỉ dừng lại ở đó mà thôi, không muốn Chúa hiện diện thân tình hơn nữa trong ngôi nhà của mình. Chính vì thế, ông ta đã tiếp đón Chúa Giê-su khá hững hờ.
Ở Palestine thời Chúa Giê-su, khi có khách đến nhà, theo phép lịch sự đòi hỏi, chủ nhà thường tiến hành ba việc sau đây: một là bày tỏ lòng quý trọng bằng cách dành cho khách một chiếc hôn bình an; hai là rửa chân cho khách khỏi bụi bặm đường xa; ba là đốt hương liệu cho hương thơm lan tỏa khắp nhà hoặc nhỏ vài giọt dầu hoa hồng lên đầu người khách quý.
Thế nhưng, chủ nhà hôm ấy đã chẳng thực hiện một việc nào như thế cho Chúa Giê-su. Hóa ra, có thể ông ta chỉ mời Chúa Giê-su đến nhà làm “long trọng viên” cho bữa tiệc của mình thêm phần sang trọng, chứ chẳng hề muốn dành cho Người một chỗ đứng trong tâm hồn, trong trái tim ông.
Trái với thái độ hờ hững của ông Si-môn, một thiếu phụ mang đầy tai tiếng trong vùng đã bất chấp dư luận bàn tán thị phi, tìm đến tận nhà ông Si-mon, nồng nhiệt đón tiếp Chúa Giê-su, không phải vào nhà mình, nhưng vào tâm hồn mình cách rất chân thành tha thiết.
Vừa thấy Chúa Giê-su, Chị quỳ sụp xuống chân Người và bỗng nhiên òa lên khóc nức nở. Khóc vì những lầm lỗi và những bóng đen quá khứ đã phủ ngập tâm hồn. Khóc vì hận mình đã không đủ sức hoàn lương và bước theo con đường cao đẹp mà Chúa Giê-su, Thần Tượng của Chị, đã mời gọi. Khóc vì bao người chung quanh đang ném những ánh mắt khinh miệt về phía con người đáng khinh của mình. Khóc vì gặp được Chúa Giê-su là Bậc Thầy cao quý, không hề khinh bỉ Chị như bao người khác nhưng đã nhìn Chị bằng ánh mắt tôn trọng và yêu thương.
Nước mắt dàn dụa đã làm ướt đẫm đôi chân Chúa Giê-su. Lấy gì mà lau bây giờ? Thôi, kệ, hãy xõa tóc xuống mà lau. Khi yêu thương, người ta bất cần dư luận. Bởi vì theo phong tục xứ Palestine thời đó, một phụ nữ xõa tóc giữa nơi công cộng là một lầm lỗi đáng chê cười.
Và rồi, với tất cả tấm lòng tôn trọng và yêu mến, Chị trút hết dầu thơm đắt giá chứa trong bình bạch ngọc sang quý lên đôi chân Chúa Giê-su, như trút cả tình yêu trong đáy tim mình cho Chúa và tha thiết hôn lên đôi chân ấy.
Thế là Chị cũng không ngờ là mình đã giữ đúng phép khi tiếp khách quý đến nhà: rửa chân cho khách, nhưng không phải bằng nước ao hồ như người ta thường làm mà là bằng những giọt nước mắt thương yêu; hôn chào và xức dầu thơm cho khách, nhưng không phải hôn lên má khách theo thông lệ, mà là hôn lên đôi chân Chúa với tấm lòng kính mến tri ân; và xức dầu thơm quý, nhưng không phải xức lên đầu mà là lên đôi chân phong trần của Chúa.
Rước Chúa vào tâm hồn, vào trái tim, vào cuộc sống của mình cần phải có cách thức khác biệt hơn rước vào nhà là như thế.
Hôm nay, Chúa Giê-su vẫn như người lữ hành thường đến gõ cửa nhà chúng ta mỗi ngày. Chúng ta đón tiếp Chúa vào nhà cách hững hờ miễn cưỡng như Ông Si-mon biệt phái hay thân tình mật thiết đón rước Chúa vào tận tâm hồn, vào trái tim, vào cuộc sống như người phụ nữ trên đây?
Chúng ta chỉ dành cho Chúa một chỗ đứng trên bàn thờ gia đình, nơi cung thánh ở thánh đường hay còn dành cho Chúa một chỗ đứng trong tâm hồn và cuộc sống?
Vì lòng tôn trọng Thiên Chúa, Mẹ Maria và Các Thánh, các tín hữu Việt Nam sẵn sàng dành cho Các Ngài (hay chân dung Các Ngài) những chỗ đứng cao trọng nhất.
Tại nhiều nơi người ta muốn đặt Tượng Chúa lên những bệ cao hoặc những vị trí cao và đẹp ở những nơi danh lam thắng cảnh.
Có nhiều gia chủ khi xây nhà đã dành cho (tượng) Chúa Giê-su, (tượng) Đức Mẹ đứng ở mặt tiền của tầng lầu cao nhất.
Nơi một số ngôi thánh đường mới xây, nhà thiết kế dành một chỗ đứng trên cao của tiền đình ngôi nhà thờ cho chân dung của Chúa Giê-su, Đức Mẹ hay các Thánh.
Trong mỗi gia đình công giáo, nhà nào cũng lập bàn thờ và đặt ảnh tượng Chúa ở vị trí quan trọng và xứng đáng nhất trong gia đình.
Thế nhưng, điều đáng buồn là lắm khi người ta quan tâm đặt (tượng ảnh) Chúa lên những nơi thật cao cho người ngoài trông thấy mà lại quên không đặt Chúa ngự trong tâm hồn mình, để ngày đêm có Chúa ở với mình, để lúc nào cũng có thể lắng nghe tiếng Chúa nhắc bảo, để có một đời sống gần gũi thân mật và tương hợp với Người. Đó mới thật sự là nơi ở mà Thiên Chúa hằng mong muốn.
* * *
Một nhân vật thuộc nhóm Pha-ri-sêu trong Tin Mừng hôm nay (ông Si-môn) mời Chúa Giê-su đến nhà dùng bữa, nhưng ông chỉ dừng lại ở đó mà thôi, không muốn Chúa hiện diện thân tình hơn nữa trong ngôi nhà của mình. Chính vì thế, ông ta đã tiếp đón Chúa Giê-su khá hững hờ.
Ở Palestine thời Chúa Giê-su, khi có khách đến nhà, theo phép lịch sự đòi hỏi, chủ nhà thường tiến hành ba việc sau đây: một là bày tỏ lòng quý trọng bằng cách dành cho khách một chiếc hôn bình an; hai là rửa chân cho khách khỏi bụi bặm đường xa; ba là đốt hương liệu cho hương thơm lan tỏa khắp nhà hoặc nhỏ vài giọt dầu hoa hồng lên đầu người khách quý.
Thế nhưng, chủ nhà hôm ấy đã chẳng thực hiện một việc nào như thế cho Chúa Giê-su. Hóa ra, có thể ông ta chỉ mời Chúa Giê-su đến nhà làm “long trọng viên” cho bữa tiệc của mình thêm phần sang trọng, chứ chẳng hề muốn dành cho Người một chỗ đứng trong tâm hồn, trong trái tim ông.
Trái với thái độ hờ hững của ông Si-môn, một thiếu phụ mang đầy tai tiếng trong vùng đã bất chấp dư luận bàn tán thị phi, tìm đến tận nhà ông Si-mon, nồng nhiệt đón tiếp Chúa Giê-su, không phải vào nhà mình, nhưng vào tâm hồn mình cách rất chân thành tha thiết.
Vừa thấy Chúa Giê-su, Chị quỳ sụp xuống chân Người và bỗng nhiên òa lên khóc nức nở. Khóc vì những lầm lỗi và những bóng đen quá khứ đã phủ ngập tâm hồn. Khóc vì hận mình đã không đủ sức hoàn lương và bước theo con đường cao đẹp mà Chúa Giê-su, Thần Tượng của Chị, đã mời gọi. Khóc vì bao người chung quanh đang ném những ánh mắt khinh miệt về phía con người đáng khinh của mình. Khóc vì gặp được Chúa Giê-su là Bậc Thầy cao quý, không hề khinh bỉ Chị như bao người khác nhưng đã nhìn Chị bằng ánh mắt tôn trọng và yêu thương.
Nước mắt dàn dụa đã làm ướt đẫm đôi chân Chúa Giê-su. Lấy gì mà lau bây giờ? Thôi, kệ, hãy xõa tóc xuống mà lau. Khi yêu thương, người ta bất cần dư luận. Bởi vì theo phong tục xứ Palestine thời đó, một phụ nữ xõa tóc giữa nơi công cộng là một lầm lỗi đáng chê cười.
Và rồi, với tất cả tấm lòng tôn trọng và yêu mến, Chị trút hết dầu thơm đắt giá chứa trong bình bạch ngọc sang quý lên đôi chân Chúa Giê-su, như trút cả tình yêu trong đáy tim mình cho Chúa và tha thiết hôn lên đôi chân ấy.
Thế là Chị cũng không ngờ là mình đã giữ đúng phép khi tiếp khách quý đến nhà: rửa chân cho khách, nhưng không phải bằng nước ao hồ như người ta thường làm mà là bằng những giọt nước mắt thương yêu; hôn chào và xức dầu thơm cho khách, nhưng không phải hôn lên má khách theo thông lệ, mà là hôn lên đôi chân Chúa với tấm lòng kính mến tri ân; và xức dầu thơm quý, nhưng không phải xức lên đầu mà là lên đôi chân phong trần của Chúa.
Rước Chúa vào tâm hồn, vào trái tim, vào cuộc sống của mình cần phải có cách thức khác biệt hơn rước vào nhà là như thế.
Hôm nay, Chúa Giê-su vẫn như người lữ hành thường đến gõ cửa nhà chúng ta mỗi ngày. Chúng ta đón tiếp Chúa vào nhà cách hững hờ miễn cưỡng như Ông Si-mon biệt phái hay thân tình mật thiết đón rước Chúa vào tận tâm hồn, vào trái tim, vào cuộc sống như người phụ nữ trên đây?
Chúng ta chỉ dành cho Chúa một chỗ đứng trên bàn thờ gia đình, nơi cung thánh ở thánh đường hay còn dành cho Chúa một chỗ đứng trong tâm hồn và cuộc sống?