Roma, 24/06/2010.(Zenit.org) - Cơ quan viện trợ Quốc Tế Caritas nói cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới tuần này tại Canada phải tập trung vào cuộc khủng hoảng lương thực đang gia tăng hiện nay.
Trong một thông cáo vào hôm thứ tư, Caritas xác nhận sự khẩn thiết của cuộc khủng hoảng lương thực, và đã thúc dục đại diện các Nhóm các nước G-8 và G-20 nước giải quyết vấn đề khi họ gặp nhau vào ngày hôm thứ 6 cho đến Chúa Nhật.
Thông báo của Caritas khẳng định: "Hàng thập kỉ của những chính sách kinh tế và nông nghiệp lệch lạc cuối cùng đã trở nên quá nặng nề đối với sự chịu đựng của các nông dân và con người khắp nơi trên thế giới,"
"Bây giờ kỷ lục 1 tỉ người đang thiếu ăn một cách triền miên. Cứ một người trong bảy người không có lương thực cần thiết cho nhu cầu cuộc sống căn bản."
Tổ chức viện trở đã khẳng định rằng nhóm các nước G-8 và G-20, với các nền kinh tế đã phát triển và mới nổi lên, "phải đảo ngược lại chính sách lương thực toàn cầu bằng cách ủng hộ các nền kinh tế quy mô nhỏ, nền nông nghiệp bền vững ở các nước đang phát triển, lên cả trên nền nông công nghiệp."
"Chúng tôi cần viện trợ nhiều hơn, chi tiêu tốt hơn. Và chúng tôi cần thấy hành động hiệu quả về vấn đề thay đổi khí hậu," Michael Casey, Giám đốc điều hành Ủy Ban Caritas Canada đã khẳng định.
Ủy ban Caritas kêu gọi các nước giàu có chuyển một khoản cộng thêm trị giá 195 triệu đô la vào tài chính công hằng năm đến năm 2020 để hỗ trợ các nước nghèo trong việc thích ứng với việc biến đổi khí hậu và phát triển.
(Nguồn: http://zenit.org/article-29705?l=english)
Trong một thông cáo vào hôm thứ tư, Caritas xác nhận sự khẩn thiết của cuộc khủng hoảng lương thực, và đã thúc dục đại diện các Nhóm các nước G-8 và G-20 nước giải quyết vấn đề khi họ gặp nhau vào ngày hôm thứ 6 cho đến Chúa Nhật.
Thông báo của Caritas khẳng định: "Hàng thập kỉ của những chính sách kinh tế và nông nghiệp lệch lạc cuối cùng đã trở nên quá nặng nề đối với sự chịu đựng của các nông dân và con người khắp nơi trên thế giới,"
"Bây giờ kỷ lục 1 tỉ người đang thiếu ăn một cách triền miên. Cứ một người trong bảy người không có lương thực cần thiết cho nhu cầu cuộc sống căn bản."
Tổ chức viện trở đã khẳng định rằng nhóm các nước G-8 và G-20, với các nền kinh tế đã phát triển và mới nổi lên, "phải đảo ngược lại chính sách lương thực toàn cầu bằng cách ủng hộ các nền kinh tế quy mô nhỏ, nền nông nghiệp bền vững ở các nước đang phát triển, lên cả trên nền nông công nghiệp."
"Chúng tôi cần viện trợ nhiều hơn, chi tiêu tốt hơn. Và chúng tôi cần thấy hành động hiệu quả về vấn đề thay đổi khí hậu," Michael Casey, Giám đốc điều hành Ủy Ban Caritas Canada đã khẳng định.
Ủy ban Caritas kêu gọi các nước giàu có chuyển một khoản cộng thêm trị giá 195 triệu đô la vào tài chính công hằng năm đến năm 2020 để hỗ trợ các nước nghèo trong việc thích ứng với việc biến đổi khí hậu và phát triển.
(Nguồn: http://zenit.org/article-29705?l=english)