Phỏng vấn ông Derrick De Kerckhove, chuyên viên xã hội học, giáo sư về truyền thông tại đại học Federico II Napoli, nam Italia
Trong các ngày 22-24 tháng 4 năm nay 2010 Hội Đồng Giám Mục Italia đã tổ chức đại hội truyền thông lần thứ II về đề tài ”Các chứng nhân kỹ thuật số. Các gương mặt và ngôn ngữ trong kỷ nguyên truyền thông giao thoa”. Trong số 1.300 tham dự viên đã có 20 Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, cũng như hàng trăm linh mục, tu sĩ nam nữ đặc trách truyền thông và 250 ký giả của 180 tờ báo giáo phận. Đại hội truyền thông lần thứ I đã được triệu tập hồi năm 2001 về đề tài ”Parabole truyền thông”. Mục đích của đại hội là củng cố dấn thân của Giáo Hội Italia trong lãnh vực truyền thông và sử dụng các kỹ thuật tân tiến cho việc rao giảng Tin Mừng. Trong số các thuyết trình viên cũng có giáo sư Derrick De Kerckhove.
Giáo sư De Kerckhove là nhà xã hội học nổi tiếng người Bỉ, nhưng có quốc tịch Canada, năm nay 66 tuổi. Là chuyên viên về truyền thông nổi tiếng thế giới, ông là giám đốc của Chương trình McLuhan về Văn hóa Kỹ thuật, và hiện đang dậy môn truyền thông tại đại học Federico II tỉnh Napoli, Nam Italia, về ”Các phương pháp và phân tích các nguồn trên mạng”, ”Xã hội học của nền văn hóa kỹ thuật số”, ”Xã hội học của nghệ thuật số”.
Giáo sư De Kerckhove cũng là tác giả của cuốn sách tựa đề ”Da của văn hóa của sự thông minh nối kết”. Trong các năm 1983-1995 giáo sư đã viết các bài khảo luận cho nguyệt san ”Truyền Thông” Italia. Hiện ông cũng là giáo sư tại đại học Toronto Canada và Tours bên Pháp.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư về Giáo Hội và cơ may sử dụng kỹ thuật số.
Hỏi: Thưa giáo sư De Kerckhove, Giáo Hội công giáo đã luôn luôn có ý thức về không gian một cách hết sức mạnh mẽ. Cơ cấu của Giáo Hội dựa trên các giáo phận, là các đơn vị phân chia dịa phương. Chúng ta có đang tiến tới một sự bổ túc giữa địa phận và không gian của kỹ thuật số hay không? Hay trong một nghĩa nào đó, thế giới kỹ thuật số sẽ thắng thế, ít nhất trong các vùng thành thị lớn, là các vùng di động và thay đổi?
Đáp: Tôi thành thật tin rằng sự bổ túc giữa vật chất và thế giới ảo, giữa sự hiện diện gần và sự hiện diện xa, sẽ luôn luôn cần thiết đối với mọi chiều kích của cuộc sống con người. Tôi không đồng ý với lý thuyết ”duy thiên thần”, mặc dù nó do ông McLuhan đề nghị, theo đó sẽ xảy ra sự kiện vật chất biến mất, và con người sẽ trở về tình trạng sống của các thiên thần, có linh hồn nhưng không có thân xác. Đó là điều không đúng và đàng khác cũng không thể loại bỏ được thân xác.
Trong sự hỗn loạn lớn của thế giới truyền thông, của các mạng, các ngân hàng dữ kiện, dự phóng đem căn tính và cả hình ảnh của chúng ta - nếu không phải là toàn con người của chúng ta - đến khắp nơi, tất cả gắn liền với thân xác chúng ta, là điểm quy chiếu nền tảng. Dĩ nhiên, tương quan của con người đã bị ”điện hóa” với không gian hầu như trở thành thần thiêng - con người trở thành trung tâm ở khắp mọi nơi và không có biến giới - tuy nhiên, nó không trở thành tinh thần tinh tuyền. Tôi quan niệm tính cách không gian của hệ thống Web như tính cách không gian của trí tuệ. Mạng lưới là không gian trí tuệ được trải dài, được chia sẻ, và có cường lực mênh mông, nhưng vẫn gắn liền với thân xác con người. Chính vì thế trái với quan điểm của thời phục hưng, tôi gọi sự hiện diện của tôi trong thế giới này là ”điểm hiện hữu” nhậy cảm duy nhất.
Hỏi: Thưa giáo sư, người ta thường nói về trang Web như là một yếu tố đánh lạc hướng giáo dục, và dẫn đưa con người tới chỗ trốn chạy nội dung: con người ngày càng di động hơn, nhưng lại ít thích hợp hơn với sự chú ý và chiêm niệm. Tuy nhiên, với chương trình Web 2.0 hàng triệu người đã có thể bắt đầu viết lách mỗi ngày... Chúng ta lại không đang đứng trước một tiến trình duy nhất trong lịch sử, nếu không giúp trở vào nội tâm thì cũng giúp con người nếm hưởng các hoa trái trí thức hay sao? Và đây lại không phải là một ích lợi trí thức tích cực, trong khi với truyền hình, xi nê và rađio người ta lại không bị rơi vào việc hưởng ích lợi thụ động trong một nghĩa nào đó, có đúng vậy không thưa giáo sư?
Đáp: Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của qúy vị về điểm này: nghĩa là hệ thống mạng và các địa chỉ Web là một tiến bộ trong lãnh vực hiểu biết, trái ngược với nhiều diều người ta thường lập đi lập lại liên quan tới địa chỉ bách khoa Wikipedia, sự ngu dốt của ”các thế hệ sinh ra trong thế giới kỹ thuật số” vân vân và vân vân... Điện năng ở trong giai đoạn số, và trong hệ thống mạng của nó, trong giai đoạn sự hiểu biết của nó, và liên mạng là hệ thống thần kinh của nó. Chúng ta đã bước vào trong một giai đoạn hiểu biết sâu xa và cá nhân hóa, qua sự tương tác truyền thông đa diện. Và cũng đúng thật là chúng ta ngày càng viết nhiều hơn. Tôi còn kinh hoàng nhớ tới sự ghen tương của tôi với triết gia, nhà văn, nhà thơ Voltaire của Pháp, khi tôi nghiên cứu các bút tích của ông được thu thập trong 107 cuốn sách, mỗi cuốn dầy 350 trang. Tôi nghĩ là mình sẽ không bao giờ viết được nhiều như vậy. Nhưng khi nhìn trên bàn viết của mình, tôi nhận thấy trong hai năm qua tôi đã viết hơn 6.000 điện thư và đã đọc hơn 20.000 điện thư. Như thế thì mẫu tự đâu đã chết. Hoan hô mẫu tự!
Dĩ nhiên, có đúng thật là hệ thống liên mạng không mời gọi hay thúc đẩy con người đi sâu vào chính mình để suy xét, trái lại nó thúc đẩy con người hướng ngoại. Hình ảnh tìm thấy trên địa chỉ liên mạng Facebook, đối với nhiều người, có thể trở thành táo bạo trong việc định nghĩa căn cước riêng của họ hơn là điều họ vẫn nghĩ về mình. Căn tính được tạo dựng bên ngoài trí tuệ, trên màn hình vi tính. Giờ đây không còn phải là thời gian của ”gnothi seauton - Hãy tự biết mình” của triết gia Platone nữa, mà là giai đoạn của việc ”phani seauton - hãy tỏ lộ chính mình”.
Hỏi: Giáo sư đã nói tới ”nền văn minh video kitô”. Trong nghĩa nào chúng ta có thể nhận ra dấu vết kitô trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, đặc biệt là trong các trang Web như hiện nay thưa giáo sư?
Đáp: Trên bình diện này có ba hiện tượng trong hệ thống liên mạng đã gây ấn tượng cho tôi: thứ nhất là các địa chỉ công cộng, thứ hai là địa chỉ của ”cộng đoàn văn bút” và thứ ba là của các nghĩa trang trong Mạng. Cả ba đều lấy hứng từ Kitô giáo, cả khi hai loại đầu tiên đã khởi sự một cách châm biếm, vì thù nghịch với ý tưởng một linh mục giải tội qua một cái máy gọi của nghệ sĩ Greg Garwey người Canada, gọi là ”Máy giải tội tự động”. Nhưng địa chỉ trên mạng của ông đã gợi hứng cho nhiều sáng kiến khác trên Mạng và đã làm nảy sinh ra một hiện tượng nghiêm chỉnh, với hàng ngàn địa chỉ đủ loại khác để ”xưng tội”. Cũng xảy ra sự kiện như thế đối với hiện tượng thứ ba là các nghĩa trang ảo trên Mạng: có hàng triệu địa chỉ như vậy liên quan tới sự hấp dẫn của một lễ nghi không nhất thiết gắn liền với đức tin kitô.
Tuy nhiên, hiện tượng thứ hai này, thì trái lại, có tính cách tinh thần sâu xa và có nguồn hứng kitô thực sự: đó là việc sử dụng Liên Mạng để chia sẻ các tật bệnh, âu lo, các vấn đề gia đình hay các suy tư về các khía cạnh khác nhau của đức tin, như nhiều địa chỉ Blog đang làm. Các địa chỉ này trên Mạng khiến cho con người trở về với chiều kích của các cộng đoàn kitô tiên khởi, trong đó các kitô hữu chia sẻ mọi sự với nhau và cho nhau, yêu thương nâng đỡ tương trợ nhau, nhưng giờ đây là trên bình diện toàn cầu. Đây là một cơ may đối với tất cả mọi tôn giáo. Cả khi Giáo Hội Công Giáo xem ra còn chờ đợi vị Giáo Hoàng của hệ thống Liên Mạng, như Đức Gioan Phaolô II đã từng là vị Giáo Hoàng của hệ thống truyền hình.
Hỏi: Thưa giáo sư De Kerckhove, trong số các thực tại do hệ thống Web làm nảy sinh ra như mạng lưới xã hội, các động cơ nghiên cúu, các địa chỉ Blog, điện thoại qua Mạng VoIP, vv... thực tại nào cách mạng nhất, nhưng chúng ta lại đang khinh thường các khả năng của nó?
Đáp: Chắc chắn Mạng lưới xã hội chưa hết khiến cho chúng ta ngạc nhiên. Các sáng chế mới như Twitter do hãng Obvious Corporation tỉnh San Francesco Hoa Kỳ sáng chế hồi năm 2006 chẳng hạn. Từ Twitter bắt nguồn từ động từ ”tweet” có nghĩa hót líu lo. Twitter người hót líu lo là mạng lưới dịch vụ xã hội không mất tiền, và địa chỉ Blog nhỏ cống hiến cho người sử dụng một trang riêng trên mạng, có thể cập nhật với các sứ điệp dài khoảng 144 chữ. Các sáng chế như vậy nảy sinh từ số không, và chúng thay đổi phương thế chia sẻ cá nhân cũng như các phương thế tự vệ xã hội, chính trị và kinh tế.
Từ điển bách khoa trên Mạng Wikipedia cống hiến cho chúng ta kho tàng hiểu biết toàn cầu với sự tham dự của toàn thế giới. YouTube đặt để vào tay mọi người chúng ta một ngòi bút điện tử và trở thành hãng thông tấn Argus, là hãng thông tấn độc lập lớn nhất thế giới, cung cấp tin tức và các bài tường thuật cho chúng ta với biết bao nhiêu con mắt giúp nhìn thấy biết bao nhiêu vấn đề trên thế giới. Quyền lực của kỹ thuật số cộng với quyền lực của hệ thống Mạng thuộc loại ảo thuật, với các áp dụng tuyệt vời như ảo thuật thời trung cổ, và nó giải thích sự thành công của các loạt phim của Harry Potter. Nhưng phát minh cách mạng nhất của thời đại chúng ta không phải là bảng hiệu hiện diện trên trang Web hay nơi nào khác, mà là điện tín. Nó là kỹ thuật đầu tiên đã đăt để chung vận tốc của ánh sáng với sự phức tap của ngôn ngữ loài người. Mọi sự còn lại đã phát triển với cái luận lý của hệ thống.
(Avvenire 21-4-2010; Wikipedia)
Giáo sư De Kerckhove là nhà xã hội học nổi tiếng người Bỉ, nhưng có quốc tịch Canada, năm nay 66 tuổi. Là chuyên viên về truyền thông nổi tiếng thế giới, ông là giám đốc của Chương trình McLuhan về Văn hóa Kỹ thuật, và hiện đang dậy môn truyền thông tại đại học Federico II tỉnh Napoli, Nam Italia, về ”Các phương pháp và phân tích các nguồn trên mạng”, ”Xã hội học của nền văn hóa kỹ thuật số”, ”Xã hội học của nghệ thuật số”.
Giáo sư De Kerckhove cũng là tác giả của cuốn sách tựa đề ”Da của văn hóa của sự thông minh nối kết”. Trong các năm 1983-1995 giáo sư đã viết các bài khảo luận cho nguyệt san ”Truyền Thông” Italia. Hiện ông cũng là giáo sư tại đại học Toronto Canada và Tours bên Pháp.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư về Giáo Hội và cơ may sử dụng kỹ thuật số.
Hỏi: Thưa giáo sư De Kerckhove, Giáo Hội công giáo đã luôn luôn có ý thức về không gian một cách hết sức mạnh mẽ. Cơ cấu của Giáo Hội dựa trên các giáo phận, là các đơn vị phân chia dịa phương. Chúng ta có đang tiến tới một sự bổ túc giữa địa phận và không gian của kỹ thuật số hay không? Hay trong một nghĩa nào đó, thế giới kỹ thuật số sẽ thắng thế, ít nhất trong các vùng thành thị lớn, là các vùng di động và thay đổi?
Đáp: Tôi thành thật tin rằng sự bổ túc giữa vật chất và thế giới ảo, giữa sự hiện diện gần và sự hiện diện xa, sẽ luôn luôn cần thiết đối với mọi chiều kích của cuộc sống con người. Tôi không đồng ý với lý thuyết ”duy thiên thần”, mặc dù nó do ông McLuhan đề nghị, theo đó sẽ xảy ra sự kiện vật chất biến mất, và con người sẽ trở về tình trạng sống của các thiên thần, có linh hồn nhưng không có thân xác. Đó là điều không đúng và đàng khác cũng không thể loại bỏ được thân xác.
Trong sự hỗn loạn lớn của thế giới truyền thông, của các mạng, các ngân hàng dữ kiện, dự phóng đem căn tính và cả hình ảnh của chúng ta - nếu không phải là toàn con người của chúng ta - đến khắp nơi, tất cả gắn liền với thân xác chúng ta, là điểm quy chiếu nền tảng. Dĩ nhiên, tương quan của con người đã bị ”điện hóa” với không gian hầu như trở thành thần thiêng - con người trở thành trung tâm ở khắp mọi nơi và không có biến giới - tuy nhiên, nó không trở thành tinh thần tinh tuyền. Tôi quan niệm tính cách không gian của hệ thống Web như tính cách không gian của trí tuệ. Mạng lưới là không gian trí tuệ được trải dài, được chia sẻ, và có cường lực mênh mông, nhưng vẫn gắn liền với thân xác con người. Chính vì thế trái với quan điểm của thời phục hưng, tôi gọi sự hiện diện của tôi trong thế giới này là ”điểm hiện hữu” nhậy cảm duy nhất.
Hỏi: Thưa giáo sư, người ta thường nói về trang Web như là một yếu tố đánh lạc hướng giáo dục, và dẫn đưa con người tới chỗ trốn chạy nội dung: con người ngày càng di động hơn, nhưng lại ít thích hợp hơn với sự chú ý và chiêm niệm. Tuy nhiên, với chương trình Web 2.0 hàng triệu người đã có thể bắt đầu viết lách mỗi ngày... Chúng ta lại không đang đứng trước một tiến trình duy nhất trong lịch sử, nếu không giúp trở vào nội tâm thì cũng giúp con người nếm hưởng các hoa trái trí thức hay sao? Và đây lại không phải là một ích lợi trí thức tích cực, trong khi với truyền hình, xi nê và rađio người ta lại không bị rơi vào việc hưởng ích lợi thụ động trong một nghĩa nào đó, có đúng vậy không thưa giáo sư?
Đáp: Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của qúy vị về điểm này: nghĩa là hệ thống mạng và các địa chỉ Web là một tiến bộ trong lãnh vực hiểu biết, trái ngược với nhiều diều người ta thường lập đi lập lại liên quan tới địa chỉ bách khoa Wikipedia, sự ngu dốt của ”các thế hệ sinh ra trong thế giới kỹ thuật số” vân vân và vân vân... Điện năng ở trong giai đoạn số, và trong hệ thống mạng của nó, trong giai đoạn sự hiểu biết của nó, và liên mạng là hệ thống thần kinh của nó. Chúng ta đã bước vào trong một giai đoạn hiểu biết sâu xa và cá nhân hóa, qua sự tương tác truyền thông đa diện. Và cũng đúng thật là chúng ta ngày càng viết nhiều hơn. Tôi còn kinh hoàng nhớ tới sự ghen tương của tôi với triết gia, nhà văn, nhà thơ Voltaire của Pháp, khi tôi nghiên cứu các bút tích của ông được thu thập trong 107 cuốn sách, mỗi cuốn dầy 350 trang. Tôi nghĩ là mình sẽ không bao giờ viết được nhiều như vậy. Nhưng khi nhìn trên bàn viết của mình, tôi nhận thấy trong hai năm qua tôi đã viết hơn 6.000 điện thư và đã đọc hơn 20.000 điện thư. Như thế thì mẫu tự đâu đã chết. Hoan hô mẫu tự!
Dĩ nhiên, có đúng thật là hệ thống liên mạng không mời gọi hay thúc đẩy con người đi sâu vào chính mình để suy xét, trái lại nó thúc đẩy con người hướng ngoại. Hình ảnh tìm thấy trên địa chỉ liên mạng Facebook, đối với nhiều người, có thể trở thành táo bạo trong việc định nghĩa căn cước riêng của họ hơn là điều họ vẫn nghĩ về mình. Căn tính được tạo dựng bên ngoài trí tuệ, trên màn hình vi tính. Giờ đây không còn phải là thời gian của ”gnothi seauton - Hãy tự biết mình” của triết gia Platone nữa, mà là giai đoạn của việc ”phani seauton - hãy tỏ lộ chính mình”.
Hỏi: Giáo sư đã nói tới ”nền văn minh video kitô”. Trong nghĩa nào chúng ta có thể nhận ra dấu vết kitô trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, đặc biệt là trong các trang Web như hiện nay thưa giáo sư?
Đáp: Trên bình diện này có ba hiện tượng trong hệ thống liên mạng đã gây ấn tượng cho tôi: thứ nhất là các địa chỉ công cộng, thứ hai là địa chỉ của ”cộng đoàn văn bút” và thứ ba là của các nghĩa trang trong Mạng. Cả ba đều lấy hứng từ Kitô giáo, cả khi hai loại đầu tiên đã khởi sự một cách châm biếm, vì thù nghịch với ý tưởng một linh mục giải tội qua một cái máy gọi của nghệ sĩ Greg Garwey người Canada, gọi là ”Máy giải tội tự động”. Nhưng địa chỉ trên mạng của ông đã gợi hứng cho nhiều sáng kiến khác trên Mạng và đã làm nảy sinh ra một hiện tượng nghiêm chỉnh, với hàng ngàn địa chỉ đủ loại khác để ”xưng tội”. Cũng xảy ra sự kiện như thế đối với hiện tượng thứ ba là các nghĩa trang ảo trên Mạng: có hàng triệu địa chỉ như vậy liên quan tới sự hấp dẫn của một lễ nghi không nhất thiết gắn liền với đức tin kitô.
Tuy nhiên, hiện tượng thứ hai này, thì trái lại, có tính cách tinh thần sâu xa và có nguồn hứng kitô thực sự: đó là việc sử dụng Liên Mạng để chia sẻ các tật bệnh, âu lo, các vấn đề gia đình hay các suy tư về các khía cạnh khác nhau của đức tin, như nhiều địa chỉ Blog đang làm. Các địa chỉ này trên Mạng khiến cho con người trở về với chiều kích của các cộng đoàn kitô tiên khởi, trong đó các kitô hữu chia sẻ mọi sự với nhau và cho nhau, yêu thương nâng đỡ tương trợ nhau, nhưng giờ đây là trên bình diện toàn cầu. Đây là một cơ may đối với tất cả mọi tôn giáo. Cả khi Giáo Hội Công Giáo xem ra còn chờ đợi vị Giáo Hoàng của hệ thống Liên Mạng, như Đức Gioan Phaolô II đã từng là vị Giáo Hoàng của hệ thống truyền hình.
Hỏi: Thưa giáo sư De Kerckhove, trong số các thực tại do hệ thống Web làm nảy sinh ra như mạng lưới xã hội, các động cơ nghiên cúu, các địa chỉ Blog, điện thoại qua Mạng VoIP, vv... thực tại nào cách mạng nhất, nhưng chúng ta lại đang khinh thường các khả năng của nó?
Đáp: Chắc chắn Mạng lưới xã hội chưa hết khiến cho chúng ta ngạc nhiên. Các sáng chế mới như Twitter do hãng Obvious Corporation tỉnh San Francesco Hoa Kỳ sáng chế hồi năm 2006 chẳng hạn. Từ Twitter bắt nguồn từ động từ ”tweet” có nghĩa hót líu lo. Twitter người hót líu lo là mạng lưới dịch vụ xã hội không mất tiền, và địa chỉ Blog nhỏ cống hiến cho người sử dụng một trang riêng trên mạng, có thể cập nhật với các sứ điệp dài khoảng 144 chữ. Các sáng chế như vậy nảy sinh từ số không, và chúng thay đổi phương thế chia sẻ cá nhân cũng như các phương thế tự vệ xã hội, chính trị và kinh tế.
Từ điển bách khoa trên Mạng Wikipedia cống hiến cho chúng ta kho tàng hiểu biết toàn cầu với sự tham dự của toàn thế giới. YouTube đặt để vào tay mọi người chúng ta một ngòi bút điện tử và trở thành hãng thông tấn Argus, là hãng thông tấn độc lập lớn nhất thế giới, cung cấp tin tức và các bài tường thuật cho chúng ta với biết bao nhiêu con mắt giúp nhìn thấy biết bao nhiêu vấn đề trên thế giới. Quyền lực của kỹ thuật số cộng với quyền lực của hệ thống Mạng thuộc loại ảo thuật, với các áp dụng tuyệt vời như ảo thuật thời trung cổ, và nó giải thích sự thành công của các loạt phim của Harry Potter. Nhưng phát minh cách mạng nhất của thời đại chúng ta không phải là bảng hiệu hiện diện trên trang Web hay nơi nào khác, mà là điện tín. Nó là kỹ thuật đầu tiên đã đăt để chung vận tốc của ánh sáng với sự phức tap của ngôn ngữ loài người. Mọi sự còn lại đã phát triển với cái luận lý của hệ thống.
(Avvenire 21-4-2010; Wikipedia)