Hồi tưởng một chân dung
Vào một ngày tháng Tư năm 1990, Micheal Lapsley tập hợp những thư từ của ông từ hộp thư. Trong số những thư từ và bưu phiếu khác, có hai tạp chí tôn giáo. Micheal là một linh mục đang sống ở Zimbabwe, Phi châu. Ông thích đọc hai tạp chí tôn giáo của mình. Thế nên, ông đã chọn và mở hai tạp chí ấy. Ông mở một trong hai tạp chí này, đột nhiên một tiếng nổ bất ngờ xảy ra.
Tạp chí này đựng một lá thư bom. Người nào đó đã gửi thư bom để giết Micheal. Lạ thay, Micheal đã không chết. Tuy nhiên ông đã mất cả hai cánh tay và một con mắt. Quả bom cũng đã tác hại đến thính giác và làn da của ông khủng khiếp.
Sự kiện bi thảm này đã vĩnh viễn làm thay đổi cuộc đời của Micheal. Nhưng hôm nay, Micheal đã dùng trải nghiệm này để giúp đỡ người khác hàn gắn nỗi đau của họ. Cha Micheal Lapsley và câu chuyện sửng sốt của ông sống mãi với chúng ta về sự đau khổ, hy vọng, hồi tưởng và bao dung.
Micheal Lapsley sinh ra ở New Zeland. Năm 1973, ông trở thành một linh mục Ki-tô giáo, thuộc giáo hội Anh giáo. Sau thời gian đó, ông đã chuyển tới Nam Phi. Ở đó, ông phục vụ với tư cách là một linh mục trong một trường đại học.
Trước khi tới Nam Phi, Micheal đã đọc và am hiểu về hệ thống của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Điều luật chủ nghĩa phân biệt chủng tộc buộc những người thuộc những chủng tộc và màu da khác nhau phải chia rẽ. Những điều luật này biệt đãi chủng tộc da trắng. Và điều này đã làm cho cuộc sống của người Nam Phi không phải là người da trắng lâm vào hoàn cảnh vô cùng bi đát.
Micheal “biết” tất cả những điều này về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, khi đến Nam Phi, ông rất buồn khi phải chứng kiến cảnh con người chia rẽ và áp bức nhau một cách tồi tệ. Sau đó, Micheal ý thức rằng phần việc của ông với tư cách là một linh mục phải chiến đấu chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Micheal là người da trắng, nhưng ông không đồng ý với điều luật của người da trắng, chính quyền thuộc chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nên, năm 1976, ông trở thành một nhà lãnh đạo tôn giáo cho Quốc hội Phi châu (Africa National Congress), hay còn goi ANC. Nhóm này là một tổ chức chính trị chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Khi Micheal trở thành một lãnh đạo tôn giáo cho ANC, ông đã bị áp lực phải rời khỏi quốc gia này. Thoạt đầu ông sống ở Losotho và sau đó là Zimbabwe.
Những viên chức đã cho ông biết rằng chính quyền chủ nghĩa phân biệt chủng tộc muốn giết ông. Và tháng Tư, năm 1990, Micheal đã trở thành nạn nhân của là thư bom này. Ông rất lấy làm đau khổ cho sự ủng hộ ANC và bình đẳng chủng tộc của ông không còn nữa.
Sau vụ tấn công, Micheal đau đớn – thể xác, trí tuệ và tinh thần. Về sau, ông đã viết về những tháng ngày sau sự kiện đánh bom,
“Ba tháng đầu, tôi như một đứa trẻ mới sinh không tư lo liệu được. Người ta hỏi tôi bằng cách nào mà tôi sống sót và tôi duy nhất trả lời rằng bằng cách nào đó mà tôi cảm thấy có sự hiện diện của Thiên Chúa, ngay cả trong lúc quả bom nổ. Tôi cũng đã nhận được nhiều thông điệp yêu thương và khích lệ từ khắp nơi trên thế giới để tôi có thể làm một điều gì đó mà chuộc lại việc tôi bị tấn công bằng bom – nó có thể đem sự sống khỏi cái chết, điều thiện khỏi cái ác.”
Micheal đã viết và nói nhiều về sự cứu chuộc. Sự chuộc lại luôn mang ý nghĩa là phải trả giá để lấy lại điều gì đó mà đã bị lấy mất. Nhưng Micheal dùng nó với một ý nghĩa khác, đem một điều gì đó tốt lành để tránh khỏi một điều gì đó tội lỗi, xấu xa. Micheal tin rằng sau vụ tấn công ấy ông là một linh mục tốt hơn. Ông viết,
“ngay sau khi bị đánh bom, tôi nhận thức rằng nếu tôi chất đầy hờn oán, và mong muốn trả thù trừng trị những người gây thương tích cho tôi, tôi mãi mãi là một nạn nhân. Nếu chúng ta còn được sống một cách tự nhiên, chúng ta là những người sống sót. Thật đáng buồn, nhiều người không nhìn lại quá khứ điều này. Tôi đã nhìn kỹ điều này trong quá khứ. Tôi đã từ một nạn nhân để là người sống sót, là người chiến thắng. Chiến thắng của tôi là phải chuyển từ sự sống một mục tiêu của lịch sử để trở thành một đề tài của sự hiện diện một lần nữa. Điều đó không có nghĩa là tôi sẽ không lấy lại được những gì tôi đã mất. Vì tôi tin tôi đã giành lại qua sự từng trải này. Tôi đã nhận thức rằng tôi có thể xứng đáng là một linh mục khi không còn đôi tay hơn lúc còn hai tay.”
Sau vụ nổ đột ngột ấy, Micheal đã phải mất nhiều tháng trời phục hồi ở Úc. Hai năm sau, cuối cùng ông đã trở lại Nam Phi. Vào thời gian này, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dần dần chấm dứt.
Micheal bắt đầu lam việc với tư cách là một linh mục trong một bệnh viện đặc biệt điều trị những người bị thương tích nặng. trong thời gian này, Micheal nhận ra rằng ông đã quay về một đất nước của những người sống sót – những người đang sống trong cảnh tàn tật hậu quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nhưng ông còn nhận thấy rằng đất nước này cùng những người dân của nó còn nhiều mất mát.
Nên, năm 1998, Micheal thành lập Hội Hàn gắn Ký ức (Institute of Healing Memories). Tổ chức này đã bắt đầu bằng cách cung cấp thời gian và không gian cho những người để nói về họ đã phải gánh chịu những đau thương bị áp đặt dưới điều luật của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc như thế nào. Tổ chức này động viên những người nói về cả hai đau thương và tha thứ cho những người đã làm tổn thương họ. Qua tiến trình này, người ta hàn gắn ký ức thuộc về quá khứ của họ thay vì chỉ cố tìm quên những gì đã trải qua. Micheal giải thích,
“Trải qua một nỗi đau và bị kích động khủng khiếp sẽ làm cho con người cảm thấy mình như một tù nhân của biến cố đặc biệt trong lịch sử. . . tổ chức của chúng tôi muốn giúp đỡ họ tìm thấy những phương thức để liên kết những biến cố quan trọng ấy với quá khứ, hiện tại và tương lai. Bằng cách đó, người ta có thể xua tan cảm giác của cuộc sống không lối thoát trong một biến cố và thời gian đơn độc.”
Năm 2007, Micheal đã nói chuyện trước một nhóm linh mục Anh giáo về tầm quan trọng của sự hồi tưởng đối với sự giúp đỡ hàn gắn nỗi đau. Ông nói rằng tất cả những tôn giáo thuộc dòng dõi Abraham – Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo đều là những tôn giáo của sự hồi tưởng.
Micheal cũng chia sẻ đức tin của mình rằng Thiên Chúa gọi mời con người hồi tưởng – tưởng nhớ những việc làm sai trái của chính mình để họ không tái phạm; tưởng nhớ nỗi đau của chính mình, để mình mãi mãi không còn là nạn nhân của quá khứ đời mình; và để tưởng nhớ Thiên Chúa đã cứu chuộc bằng cách đem điều thiện tránh cái ác như thế nào. Khép lại bài diễn văn của mình, ông nói,
“Hôm nay tôi muốn nói lời cảm ơn – vì chúng ta là những công cụ của Thiên Chúa. Qua các bạn, người đã giúp tôi làm cho sự kiện nổ bom trở thành điều gì đó để chuộc lại – đem sự sống ra khỏi cái chết, điều thiện khỏi cái ác – và để rồi bước trên con đường nạn nhân đến người sống sót và là người chiến thắng.”
Vào một ngày tháng Tư năm 1990, Micheal Lapsley tập hợp những thư từ của ông từ hộp thư. Trong số những thư từ và bưu phiếu khác, có hai tạp chí tôn giáo. Micheal là một linh mục đang sống ở Zimbabwe, Phi châu. Ông thích đọc hai tạp chí tôn giáo của mình. Thế nên, ông đã chọn và mở hai tạp chí ấy. Ông mở một trong hai tạp chí này, đột nhiên một tiếng nổ bất ngờ xảy ra.
Tạp chí này đựng một lá thư bom. Người nào đó đã gửi thư bom để giết Micheal. Lạ thay, Micheal đã không chết. Tuy nhiên ông đã mất cả hai cánh tay và một con mắt. Quả bom cũng đã tác hại đến thính giác và làn da của ông khủng khiếp.
Sự kiện bi thảm này đã vĩnh viễn làm thay đổi cuộc đời của Micheal. Nhưng hôm nay, Micheal đã dùng trải nghiệm này để giúp đỡ người khác hàn gắn nỗi đau của họ. Cha Micheal Lapsley và câu chuyện sửng sốt của ông sống mãi với chúng ta về sự đau khổ, hy vọng, hồi tưởng và bao dung.
Micheal Lapsley sinh ra ở New Zeland. Năm 1973, ông trở thành một linh mục Ki-tô giáo, thuộc giáo hội Anh giáo. Sau thời gian đó, ông đã chuyển tới Nam Phi. Ở đó, ông phục vụ với tư cách là một linh mục trong một trường đại học.
Trước khi tới Nam Phi, Micheal đã đọc và am hiểu về hệ thống của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Điều luật chủ nghĩa phân biệt chủng tộc buộc những người thuộc những chủng tộc và màu da khác nhau phải chia rẽ. Những điều luật này biệt đãi chủng tộc da trắng. Và điều này đã làm cho cuộc sống của người Nam Phi không phải là người da trắng lâm vào hoàn cảnh vô cùng bi đát.
Micheal “biết” tất cả những điều này về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, khi đến Nam Phi, ông rất buồn khi phải chứng kiến cảnh con người chia rẽ và áp bức nhau một cách tồi tệ. Sau đó, Micheal ý thức rằng phần việc của ông với tư cách là một linh mục phải chiến đấu chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Micheal là người da trắng, nhưng ông không đồng ý với điều luật của người da trắng, chính quyền thuộc chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nên, năm 1976, ông trở thành một nhà lãnh đạo tôn giáo cho Quốc hội Phi châu (Africa National Congress), hay còn goi ANC. Nhóm này là một tổ chức chính trị chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Khi Micheal trở thành một lãnh đạo tôn giáo cho ANC, ông đã bị áp lực phải rời khỏi quốc gia này. Thoạt đầu ông sống ở Losotho và sau đó là Zimbabwe.
Những viên chức đã cho ông biết rằng chính quyền chủ nghĩa phân biệt chủng tộc muốn giết ông. Và tháng Tư, năm 1990, Micheal đã trở thành nạn nhân của là thư bom này. Ông rất lấy làm đau khổ cho sự ủng hộ ANC và bình đẳng chủng tộc của ông không còn nữa.
Sau vụ tấn công, Micheal đau đớn – thể xác, trí tuệ và tinh thần. Về sau, ông đã viết về những tháng ngày sau sự kiện đánh bom,
“Ba tháng đầu, tôi như một đứa trẻ mới sinh không tư lo liệu được. Người ta hỏi tôi bằng cách nào mà tôi sống sót và tôi duy nhất trả lời rằng bằng cách nào đó mà tôi cảm thấy có sự hiện diện của Thiên Chúa, ngay cả trong lúc quả bom nổ. Tôi cũng đã nhận được nhiều thông điệp yêu thương và khích lệ từ khắp nơi trên thế giới để tôi có thể làm một điều gì đó mà chuộc lại việc tôi bị tấn công bằng bom – nó có thể đem sự sống khỏi cái chết, điều thiện khỏi cái ác.”
Micheal đã viết và nói nhiều về sự cứu chuộc. Sự chuộc lại luôn mang ý nghĩa là phải trả giá để lấy lại điều gì đó mà đã bị lấy mất. Nhưng Micheal dùng nó với một ý nghĩa khác, đem một điều gì đó tốt lành để tránh khỏi một điều gì đó tội lỗi, xấu xa. Micheal tin rằng sau vụ tấn công ấy ông là một linh mục tốt hơn. Ông viết,
“ngay sau khi bị đánh bom, tôi nhận thức rằng nếu tôi chất đầy hờn oán, và mong muốn trả thù trừng trị những người gây thương tích cho tôi, tôi mãi mãi là một nạn nhân. Nếu chúng ta còn được sống một cách tự nhiên, chúng ta là những người sống sót. Thật đáng buồn, nhiều người không nhìn lại quá khứ điều này. Tôi đã nhìn kỹ điều này trong quá khứ. Tôi đã từ một nạn nhân để là người sống sót, là người chiến thắng. Chiến thắng của tôi là phải chuyển từ sự sống một mục tiêu của lịch sử để trở thành một đề tài của sự hiện diện một lần nữa. Điều đó không có nghĩa là tôi sẽ không lấy lại được những gì tôi đã mất. Vì tôi tin tôi đã giành lại qua sự từng trải này. Tôi đã nhận thức rằng tôi có thể xứng đáng là một linh mục khi không còn đôi tay hơn lúc còn hai tay.”
Sau vụ nổ đột ngột ấy, Micheal đã phải mất nhiều tháng trời phục hồi ở Úc. Hai năm sau, cuối cùng ông đã trở lại Nam Phi. Vào thời gian này, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dần dần chấm dứt.
Micheal bắt đầu lam việc với tư cách là một linh mục trong một bệnh viện đặc biệt điều trị những người bị thương tích nặng. trong thời gian này, Micheal nhận ra rằng ông đã quay về một đất nước của những người sống sót – những người đang sống trong cảnh tàn tật hậu quả của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nhưng ông còn nhận thấy rằng đất nước này cùng những người dân của nó còn nhiều mất mát.
Nên, năm 1998, Micheal thành lập Hội Hàn gắn Ký ức (Institute of Healing Memories). Tổ chức này đã bắt đầu bằng cách cung cấp thời gian và không gian cho những người để nói về họ đã phải gánh chịu những đau thương bị áp đặt dưới điều luật của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc như thế nào. Tổ chức này động viên những người nói về cả hai đau thương và tha thứ cho những người đã làm tổn thương họ. Qua tiến trình này, người ta hàn gắn ký ức thuộc về quá khứ của họ thay vì chỉ cố tìm quên những gì đã trải qua. Micheal giải thích,
“Trải qua một nỗi đau và bị kích động khủng khiếp sẽ làm cho con người cảm thấy mình như một tù nhân của biến cố đặc biệt trong lịch sử. . . tổ chức của chúng tôi muốn giúp đỡ họ tìm thấy những phương thức để liên kết những biến cố quan trọng ấy với quá khứ, hiện tại và tương lai. Bằng cách đó, người ta có thể xua tan cảm giác của cuộc sống không lối thoát trong một biến cố và thời gian đơn độc.”
Năm 2007, Micheal đã nói chuyện trước một nhóm linh mục Anh giáo về tầm quan trọng của sự hồi tưởng đối với sự giúp đỡ hàn gắn nỗi đau. Ông nói rằng tất cả những tôn giáo thuộc dòng dõi Abraham – Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo đều là những tôn giáo của sự hồi tưởng.
Micheal cũng chia sẻ đức tin của mình rằng Thiên Chúa gọi mời con người hồi tưởng – tưởng nhớ những việc làm sai trái của chính mình để họ không tái phạm; tưởng nhớ nỗi đau của chính mình, để mình mãi mãi không còn là nạn nhân của quá khứ đời mình; và để tưởng nhớ Thiên Chúa đã cứu chuộc bằng cách đem điều thiện tránh cái ác như thế nào. Khép lại bài diễn văn của mình, ông nói,
“Hôm nay tôi muốn nói lời cảm ơn – vì chúng ta là những công cụ của Thiên Chúa. Qua các bạn, người đã giúp tôi làm cho sự kiện nổ bom trở thành điều gì đó để chuộc lại – đem sự sống ra khỏi cái chết, điều thiện khỏi cái ác – và để rồi bước trên con đường nạn nhân đến người sống sót và là người chiến thắng.”