CÔNG GIÁO KHÔNG THAM GIA CHÁNH TRỊ ?
Ngày 21.05.2010, Radio Vatican truyền thanh bài ‘Đức Thánh Cha khuyến khích Giáo dân dấn thân chính trị’ bằng kêu gọi các tín hữu Công giáo dấn thân trong lãnh vực chính trị và chứng tỏ rằng đức tin giúp họ đọc các thực tại một cách mới mẻ và biến đổi chúng. Đức Thánh Cha Biển Đức 16 khẳng định rằng: Giáo hội không có sứ mạng huấn luyện chuyên môn cho các nhà chính trị. Đã có nhiều tổ chức khác theo đuổi mục đích ấy. Sứ mạng của Giáo hội là « đưa ra một phán đoán luân lý cả về những điều liên quan tới lãnh vực chính trị, khi các quyền căn bản của con người và phần rỗi các linh hồn đòi hỏi.. và Giáo hội chỉ sử dụng những phương thế phù hợp với Tin Mừng và thiện ích của mọi người, theo thời đại và hoàn cảnh khác nhau » (GS, 76).
Trong khi đó, lang thang trên xa lộ thông tin, chúng tôi đọc được câu sau:
« Mới đây trên DVD Thúy Nga Paris By Night, MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã có cuộc phỏng vấn với vị Tân Giám mục người Việt tại Toronto (Canada) là Đức cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu. Trong cuộc phỏng vấn này, Đức cha Hiếu có nói rằng: ‘Người Công giáo không làm chính trị!’ »
Nếu chúng ta thông biết Hiến Chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium Et Spes) và Giáo luật thì hai lời nói trên hoàn toàn không có gì mâu thuẫn, xin mời chúng ta cùng phân tích.
I. KHÁI NIỆM VỀ CHÁNH TRỊ.
A. Công dân Việt-Nam.
Mọi người trong chúng ta khi sinh ra đã có quốc tịch Việt-Nam và là công dân nước Việt, có nhiệm vụ tôn trọng luật lệ Việt-Nam và được luật lệ Việt-Nam bảo vệ. Tham gia sinh hoạt chánh trị là quyền bẩm sinh của mỗi công dân.
B. Hành vi Chánh Trị.
Trên Quê Hương Việt-Nam, người cộng sản gieo vào đầu óc đồng bào một hiểu biết sai lầm về chánh trị, luôn phải sợ hãi khi nghe đến từ ‘chính trị’ hay khi không ưa ai thì cứ gắn cho người đó ‘làm chánh trị’ một cách vô trách nhiệm và bất công.
Ở đây, chúng tôi đề nghị chúng ta đơn giản vấn đề như thế nầy:
Chế độ cai trị nào cũng cũng tự hào là Dân Chủ, tức là dân làm chủ Đất Nước. Như vậy, Chủ quyền Đất Nước thuộc về toàn dân, tức mỗi công dân sở hữu 1/56.252.543 Chủ quyền Đất Nước (đây là số cử tri ghi danh bầu cử Quốc hội khóa 2007-2011). Thí dụ, quyền Lập pháp được giao cho Quốc hội. Trong tòa nhà Quốc hội cũng như việc thảo luận và biểu quyết dự luật rất không thể thực hiện được, nên phải tổ chức bầu cử 493 đại biểu.
Khi tham gia tuyển cử, mỗi công dân dùng lá phiếu, tương đương với 1/56.252.543 quyền làm luật của mình, chọn và ủy quyền cho các ứng cử viên trong đơn vị mình đầu phiếu để, khi đắc cử, trở thành đại biểu, thay mình làm luật tại Quốc hội. Rất tiếc, vì số ứng cử viên bị giới hạn bởi Mặt trận Tổ quốc khiến vô số người tài đức không thể hiện diện tại Nghị trường.
Trong trường hợp nầy, những cử tri làm một hành vi chính trị công dân. Tại Quốc hội, người đại biểu cần phải thảo luận và biểu quyết các dự luật theo như họ đã hứa với cử tri. Đó là một hành vi chánh trị Lập pháp cho quốc gia, nhằm phụng sự Công Ích, chứ không vì mị dân hay đảng phái.
II. TÍN HỮU CÔNG GIÁO.
Người công dân Việt-Nam trở thành người Công giáo Việt-Nam sau khi tự do xin lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Kết quả tức thì, người công dân có quyền có những hành vi chánh trị dựa theo những qui chiếu do Phúc Âm Đức Kitô, Giáo huấn xã hội Công giáo và Giáo Luật mang lại.
Ngày 05.07.2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong sứ điệp gởi cho tổ chức Vatican ‘Centesimus Annus-Pro Pontifice’, đã nhắc người giáo dân: « Những hoàn cảnh thê thảm thế giới ngày nay phải chịu chứng tỏ tính thời sự thường trực của Học thuyết Xã hội của Giáo hội và sự cần thiết khởi sự từ một viễn ảnh đúng, tập trung vào sự thật con người, một sự thật do lý trí khám phá và được Tin Mừng Chúa Giêsu củng cố và cổ võ giá trị chân chính và ơn gọi xã hội tự nhiên của con người ».
Về vấn đề này, Đức Gioan Phaolô II giải thích rằng Giáo huấn Xã hội của Giáo hội cống hiến những chỉ dẫn cho ‘sự cổ võ những nhân quyền, sự bảo vệ gia đình, sự phát triển những cơ chế dân chủ đích thực và góp phần chính trị, một nền kinh tế phục vụ con người, một trật tự quốc tế mới bảo đảm công lý và hoà bình, và một thái độ trách nhiệm đối với tạo vật.’
1. Tin Mừng Đức Kitô cần được chấp nhận như là Đại Hiến chương của những Kitô-hữu hợp thành Giáo hội Công giáo, gồm bốn sách đầu tiên của Tân Ước theo các Thánh Sử Matthêu, Máccô, Luca và Gioan, có tính ưu việt trên hết, vì là những chứng từ tuyệt vời về cuộc đời và lời giáo huấn của Ngôi Lời nhập thể, Đấng Cứu Độ chúng ta.
Công đồng Vaticanô II đã coi các sách Tin Mừng như những chứng từ thành văn của các Tông Đồ hay của những vị đã sống bên các Tông Đồ ghi chép lại do ơn linh hướng của Thánh Thần và đã long trọng khẳng định lịch sử tính của các sách Tin Mừng vì trung thành truyền lại những gì Đức Giêsu thực sự đã làm và đã dạy, luôn truyền đạt cho chúng ta những điều chân thật về Đức Giêsu. Phúc Âm vừa là chứng từ về Đức Giêsu lịch sử, vừa là chứng từ về niềm tin của các Tông Đồ sau Chúa phục sinh.
2. Giáo huấn xã hội Công giáo.
Ngày 01.05.2000, Lễ kính Thánh Giuse Thợ, với trách vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng Công lý và Hoà bình, Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, đã ký ban hành ‘Sưu Tập những Bản Văn của Huấn Quyền về Học thuyết Xã hội Công giáo’. Trong đó, Đức cha đã thu nhặt từ các văn kiện đang có trong kho tàng Giáo huấn về xã hội và viết thành 11 chương về các đề tài: Bản chất Học thuyết Xã hội Công giáo, Con Người, Gia Đình, Trật tự Xã hội, Vai trò Nhà Nước, Kinh tế, Lao Động và Tiền Lương, Sự Nghèo đói và Đức Bác ái, Môi trường, Cộng Đồng Quốc tế và Chương Kết. Văn kiện này được dùng làm căn bản cho việc hoàn thành « Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo hội ».
Qua ‘Lời Giới Thiệu’ của Đức Hồng y Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, gởi Đức Hồng y Renato Raffaele Martino, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng Công lý và Hoà bình, đã viết: « … 2. Tài liệu này cũng trình bày giá trị của Học thuyết Xã hội Công giáo như một phương tiện để rao giảng Tin Mừng (x. Centesimus Annus, số 54), vì tài liệu này đặt con người và xã hội trong mối tương quan với ánh sáng Tin Mừng. Những nguyên tắc của Học thuyết Xã hội Công giáo đặt nần tảng trên luật tự nhiên, vì thế được xác nhận và cũng cố trong niềm tin của Giáo hội nhờ Tin Mừng của Đức Kitô… »
Khi khai mạc một cuộc hội thảo quốc tế về ‘Chính trị, hình thức đòi hỏi của đức ái’ (La politique, forme exigeante de la charité) ngày 20.06.2008 qui tụ khoảng 60 chuyên viên tại Roma, Đức Hồng y Renato R. Martino nói: « Giáo hội không làm chính trị, nhưng có một học thuyết về chính trị, hầu có thể chu toàn sứ mệnh của mình, để phục vụ công thiện công hảo… Duy trì và cổ võ nơi lương tâm mọi người, ý thức về phẩm giá siêu việt của nhân vị: đó là sự đóng góp đầu tiên và cốt yếu mà Giáo hội cống hiến cho cộng đồng chính trị. Trong ‘sứ điệp’ của Đức Ki-tô do Hội thánh loan truyền, cộng đồng nhân loại có thể tìm thấy sức mạnh để yêu tha nhân như chính mình, để chiến đấu chống lại tất cả những gì phản nghịch sự sống, để chấp nhận sự bình đẳng căn bản giữa mọi người, để tranh đấu chống lại mọi hình thức kỳ thị, để vượt qua một nền luân lý hoàn toàn cá nhân… Nếu chính trị có tham vọng hành động như Thiên Chúa không hiện hữu thì cuối cùng chính trị sẽ trở nên cằn cỗi và mất ý thức về tính bất khả xâm phạm của nhân vị. »
Đề cập về đa nguyên dân chủ và những giá trị căn bản, Đức Hồng y đã nhắc lại rằng những quyền lợi mang tính cá nhân và ích kỷ, ở ngoài khung cảnh sự thật, tình liên đới và trách nhiệm, sẽ phá hủy nền dân chủ và đưa vào những yếu tố phân tán và đối đầu nhau. Vào một thời đại như thời đại chúng ta bị ghi dấu bởi những thái độ phản chính trị. Một nền dân chủ chân chính phải cần đến sự trợ lực của tâm hồn, một giá trị vô điều kiện của nhân vị hướng về tha nhân và Thiên Chúa trong sự thật và sự thiện.
3. Giáo Luật.
Tông hiến "Sacrae Disciplinae Leges", được Đức Gioan Phaolô II ký ngày 25.01.1983 để ban hành Bộ Giáo Luật hiện hành.
… Thực vậy, Chúa Kitô không muốn phá hủy gia sản kỳ cựu của lề luật và các tiên tri đã được thành hình dần dần qua giòng lịch sử và kinh nghiệm của dân Chúa trong Cựu Ước. Đúng ra, Ngài đã kiện toàn nó (xem Mt 5,17), để cho gia sản ấy trở thành, dưới một hình thức mới mẻ và cao thượng hơn, một phần của gia sản Tân Ước…
… Bộ Giáo Luật này hoàn toàn phù hợp với bản chất của Giáo hội, cách riêng đã được trình bày do giáo huấn chính thức của Công đồng Vatican II xét trong toàn bộ và nhất là trong học thuyết về Giáo hội. Thực vậy, phần nào Bộ Giáo Luật mới có thể được coi như một cố gắng phi thường để diễn dịch đạo lý của Công đồng về Giáo hội ra ngôn từ pháp lý…
Trong điều 207 Giáo Luật, số 1 phân biệt tín hữu Giáo dân với Giáo sĩ và Tu sĩ như sau: « Do sự thiết lập của Thiên Chúa, giữa các tín hữu trong Giáo hội, có các thừa tác viên có chức thánh, trong luật được gọi là các Giáo sĩ; còn các người khác được gọi là Giáo dân. »
Số 2 của điều luật trên phân biệt Giáo dân với Tu sĩ như sau: « Trong cả hai thành phần vừa nói, có những tín hữu tận hiến cho Thiên Chúa một cách đặc biệt và đóng góp vào sứ mệnh cứu rỗi của Giáo hội bằng việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm qua lời khấn hoặc qua mối giây ràng buộc thánh thiện khác, được Giáo hội công nhận và phê chuẩn. Hàng ngũ của họ tuy không thuộc về cơ cấu phẩm trật của Giáo hội, nhưng thực sự thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo hội. »
Như vậy:
- Giáo sĩ là tín hữu có chức thánh như Phó tế, Linh mục và Giám mục. Nhưng chỉ có Linh mục và Giáo mục được gọi là tư tế thừa tác và được quyền Tế Lễ. Phó tế là những thừa tác viên được truyền chức thánh để lo công tác phục vụ trong Giáo hội.
- Tu sĩ là người tín hữu nam nữ đã quảng đại đáp lời mời gọi của Chúa để tự nguyện khấn và sống ba lời khuyên Phúc Âm (khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục) hoặc có giây ràng buộc thánh thiện khác được Giáo hội công nhận và phê chuẩn. Đây là bậc sống thánh hiến dành cho những người có ơn gọi sống những linh đạo hay đặc sủng đặc biệt của nhiều Dòng Tu hay Tu Hội khác nhau.
- Giáo dân được Giáo Luật định nghĩa theo tinh thần Hiến Chế Tín Lý về Giáo hội ‘Aùnh Sáng Muôn Dân’ số 31, như sau: « Danh hiệu Giáo dân, có nghĩa là tất cả các Kitô hữu không thuộc thành phần chức thánh, hay bậc tu trì được Giáo hội công nhận, nghĩa là các Kitô hữu đã được phép Rửa Tội sáp nhập vào thân thể Chúa Kitô, được nhập tịch Dân Chúa, được trở thành người tham gia, theo cách của mình, vào chức vụ tư tế, chức vụ rao giảng Lời Chúa, và chức vụ vương giả của Chúa Kitô, là những người thi hành sứ mệnh của toàn dân Kitô hữu trong Giáo hội và giữa trần thế theo nhiệm riêng của mình. » Do đó, chỉ Giáo dân là những người có phận vụ không ai có thể thay thế trong môi trường chính trị-xã hội.
Như vậy, Giáo hội thật rõ ràng: Giáo sĩ không phận vụ trong môi trường chính trị-xã hội. Do đó, Giáo Luật ấn định:
Điều 285: (1) Các Giáo sĩ nên xa tránh tất cả những gì không xứng hợp với bậc mình, theo như những qui định của luật địa phương.
(2) Giáo sĩ nên tránh tất cả những gì, cho dù không xấu xa, nhưng xa lạ không thích hợp với bậc Giáo sĩ.
(3) Cấm các Giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền có kèm theo việc hành sử quyền bính dân sự.
(4) Nếu không được phép của Bản Quyền riêng, Giáo sĩ không được nhận làm Quản Lý những tài sản thuộc các giáo dân hoặc những chức vụ trần thế kèm theo nghĩa vụ phải kế toán sổ sách; cũng không được làm bảo chứng cho dù dựa vào tài sản riêng của mình nếu không tham khảo ý kiến của Bản Quyền riêng; phải tránh không nên cam kết những khế ước bảo lãnh trả một món nợ mà không định rõ căn nguyên.
Điều 287: (1) Các Giáo sĩ hãy tận lực cổ võ duy trì hòa bình và hòa đồng giữa mọi người, dựa trên nền tảng công bằng.
(2) Các Giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, hoặc dự phần lãnh đạo trong các nghiệp đoàn, trừ khi nào, theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo hội và cổ võ công ích đòi hỏi như vậy.
III. GIÁO DÂN DẤN THÂN CHÍNH TRỊ.
1.- Đức Phaolô VI, Giám mục Giáo hội Công giáo và các Giám mục khác, họp Công Đồng Chung Vaticanô II, ngày 07.12.1965, ký ban hành Hiến Chế ‘Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium Et Spes’, chúng ta đọc nơi số 76:
Cộng đoàn chính trị và Giáo hội. Điều rất quan trọng là cần nhận thức chính xác về mối tương quan giữa cộng đoàn chính trị và Giáo hội, nhất là trong một xã hội gồm nhiều thành phần. Cũng cần phải phân biệt minh bạch giữa những hành động của các tín hữu hoặc cá nhân hoặc đoàn thể với danh nghĩa công dân dưới sự hướng dẫn của lương tâm Kitô giáo và những hành động của các tín hữu khi họ nhân danh Giáo hội và hợp nhất với các vị chủ chăn của họ.
Vì lý do chức vụ và thẩm quyền của mình, Giáo hội không cách nào bị đồng hóa với một cộng đoàn chính trị, và cũng không hề cấu kết với bất cứ hệ thống chính trị nào vì Giáo hội vừa là dấu chỉ vừa là đảm bảo cho tính cách siêu việt của con người.
Cộng đoàn chính trị và Giáo hội, mỗi bên với lãnh vực riêng của mình, đều độc lập và tự trị. Tuy nhiên, dầu dưới danh hiệu khác nhau, cả hai cũng đồng phục vụ cho con người trong sứ mệnh cá nhân và xã hội. Tùy theo hoàn cảnh và địa phương, nếu cả hai càng duy trì được sự cộng tác lành mạnh, thì cả hai càng phục vụ lợi ích của con người một cách hữu hiệu hơn. Bởi vì con người không phải chỉ thu hẹp trong nhãn giới trần gian. Nhưng tuy sống trong lịch sử nhân loại, con người vẫn mang một sứ mệnh trường cửu. Được thiết lập trong tình yêu của Chúa Cứu Thế, Giáo hội có sứ mệnh làm cho công bằng và bác ái lan tràn trong mỗi dân tộc và giữa các dân tộc. Khi rao giảng chân lý Phúc Âm và lấy giáo lý và chứng tá của cuộc sống các Kitô hữu soi sáng mọi lãnh vực của sinh hoạt con người, Giáo hội cũng tôn trọng và cổ võ tự do chính trị cũng như trách nhiệm của các công dân.
Và được sai đi để loan báo Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế cho mọi người, các Tông Đồ và các Đấng kế vị cũng như những cộng tác viên của các ngài đều dựa vào quyền lực của Thiên Chúa để làm việc tông đồ; còn Thiên Chúa thường tỏ rõ sức mạnh của Phúc Âm trong chính sự yếu hèn của các chứng nhân. Vậy bất cứ ai hiến thân phục vụ lời Chúa đều phải dùng đến đường lối cũng như phương thế riêng của Phúc Âm. Những đường lối và phương thế này khác biệt ở nhiều điểm với đường lối và phương thế của trần gian.
Thực thế, các thực tại trần thế và những thực tại siêu phàm nơi con người đều liên kết mật thiết với nhau. Giáo hội cũng xử dụng các thực tại trần thế tùy mức độ mà sứ mệnh riêng của mình đòi hỏi. Tuy nhiên, Giáo hội không cậy nhờ vào những đặc ân của thế quyền. Hơn thế nữa, Giáo hội cũng sẽ từ chối việc xử dụng một số quyền lợi đã được hưởng một cách chính đáng khi thấy rằng việc xử dụng những quyền lợi đó làm cho người ta nghi ngờ về lòng thành thực muốn làm chứng nhân của mình, hoặc trước những hoàn cảnh mới đòi hỏi phải xử sự cách khác. Tuy nhiên, bất cứ ở đâu và bất cứ thời nào, Giáo hội cũng phải được tự do rao giảng đức tin, truyền bá học thuyết xã hội của mình cũng như được dễ dàng chu toàn sứ mệnh của mình giữa loài người. Giáo hội cũng phải được quyền nói lên nhận định luân lý của mình về cả những vấn đề liên quan đến lãnh vực chính trị khi quyền lợi căn bản của con người hay phần rỗi các linh hồn đòi hỏi. Nhằm mục đích trên, Giáo hội xử dụng mọi phương tiện và chỉ những phương tiện nào phù hợp với Phúc Âm và lợi ích của mọi người tùy theo thời đại và hoàn cảnh khác nhau.
Trung thành theo sát Phúc Âm và thi hành sứ mệnh của mình trong thế giới, Giáo hội phải cổ võ và nâng cao bất cứ điều gì là chân, thiện, mỹ trong cộng đoàn nhân loại. Làm như thế tức là Giáo hội xây dựng hòa bình cho con người để làm vinh danh Thiên Chúa.
Tinh thần của số 76 này đã được Đức Gioan Phaolô II nhắc lại nhiều lần và Đức Biển Đức XVI nói với các Giám mục Việt-Nam trong các lần tiếp kiến chung mỗi dịp Ad Limina trong các lần cuối vừa qua [hy vọng chúng ta sẽ có dịp xem lại trong một lần khác.]
Đối với Giáo dân, điều 76 này nhắc: Giáo hội Công giáo, vì chức vụ và thẩm quyền của mình, không thể bị đồng hóa với một cộng đoàn chính trị (Nhà nước, chính đảng…) và không hề cấu kết với bất cứ chế độ chính trị nào vì Giáo hội vừa là dấu chỉ vừa là đảm bảo cho tính cách siêu việt của con người, được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Người và được cứu chuộc bởi sự chết và sống lại của Ngôi Hai Thiên Chúa. Nhưng vì Giáo hội và Nhà nước đều phục vụ cho con người trong sứ mệnh cá nhân và xã hội, nên nếu cả hai càng duy trì được sự cộng tác lành mạnh, thì cả hai càng phục vụ lợi ích của con người một cách hữu hiệu hơn. Tuy sống trong lịch sử nhân loại, con người vẫn mang một sứ mệnh trường cửu.
Khi dấn thân chính trị, Giáo dân có những qui chiếu do Phúc Âm Đức Kitô và Giáo huấn xã hội Công giáo thêm vào các luật lệ Việt-Nam. Người Giáo dân không cần xưng danh tôn giáo, tinh thần phục vụ và khả năng của mình mới là điều kiện để đồng bào, cử tri tín nhiệm chúng ta.
2.- Một Kinh nghiệm.
Ngày 01.04.1967, Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa Việt-Nam được ban hành với các đặc điểm:
- Ba cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội (Điều 3).
- Quyền Tư pháp được ủy nhiệm cho Tối cao Pháp viện và được hành xử bởi các Thẩm Phán xử án (Điều 76). Tối cao Pháp viện có thẩm quyền giải thích Hiến Pháp, phán quyết về tiùnh cách hợp hiến hay bất hợp hiến của các đạo luật, sắc luật; tính cách hợp hiến và hợp pháp của các sắc lệnh, nghị định và quyết định hành chánh (Điều 81 khoản 1). Nhờ thế, giới cầm quyền không thể hình thành một Hiến Pháp với những điều khoản đầy hứa hẹn dân chủ, pháp trị, nhưng, trong thực tế, Quốc hội biểu quyết các đạo luật bất hợp hiến hay Chính phủ ban hành các nghị định và quyết định hành chánh bất hợp hiến hay/và bất hợp pháp như ngày nay.
- Người dân có quyền tự do giáo dục và được hưởng ‘nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí’. Nếu công dân có khả năng theo học cao hơn mà không có phương tiện, quốc gia sẽ nâng đỡ (Điều 10).
Căn cứ vào Hiến pháp, cuộc tuyển cử Nghị sĩ Thượng nghị viện đã được tổ chức ngày 03.09.1967. Có 48 liên danh với 480 ứng cử viên thuộc các chánh đảng (Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Duy Dân…), tôn giáo (Cao đài, Hòa hảo, Phật giáo, Công giáo), xã hội (quân nhân, trí thức, khoa bảng…) hiện diện tranh cử.
Kết quả, 6 liên danh đắc cử: về đầu, liên danh ‘Nông Công Binh’ do cựu Tướng Trần văn Đôn làm thụ ủy gồm các quân nhân và nghiệp đoàn viên; liên danh Bông Lúa, do ông Nguyễn ngọc Kỷ, tín hữu Cao đài, làm thụ ủy về hạng 5; các liên danh ‘Công Ích và Công Bình Xã Hội’, ‘Đại Đoàn Kết’, ‘Trời Việt’ và ‘Đoàn kết để Tiến bộ’ do các ông Nguyễn văn Huyền, Nguyễn gia Hiến, Huỳnh văn Cao và Trần văn Lắm đứng thụ ủy đều là những Giáo dân Công giáo chiếm các hạng còn lại.
Thượng nghị viện khóa đầu tiên có 26 người Công giáo trong số 60 Nghị sĩ, có 11 Công giáo trong số 13 luật gia trong Viện Lập pháp này. Đặc biệt, luật sư Nguyễn văn Huyền, một nhân sĩ danh tiếng trong giới Công giáo và giới chánh trị, một chánh khách hiếm hoi của nền Đệ Nhị Cộng hòa, đã được bầu vào chức Chủ tịch Thượng nghị viện. Ông đã xây dựng uy tín cho Thượng nghị viện, xứng đáng với lòng kính nể của người dân Việt trong việc phát biểu về các vấn đề: tướng lãnh tham nhũng (ngày 20.04.1970), chống độc diễn của liên danh Nguyễn văn Thiệu - Trần văn Hương (ngày 22.09.1971). Ngoàụi ra, chúng ta còn nhớ một tối trong tháng 05.1970, sau khi Thượng nghị viện phản đối ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Chánh phủ, Chủ tịch Nguyễn văn Huyền đã lên án sự vi hiến của Sắc luật này trên màn ảnh Truyền hình Việt-Nam. Sau đó, nhờ tài hùng biện của một Nghị sĩ Công giáo khác, luật sư Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến.
Tuy nhiên, năm 1974, sau khi một số Nghị sĩ Công giáo thuận theo ý Tổng thống Nguyễn văn Thiệu để tu chính cho phép ông ứng cử nhiệm kỳ thứ ba, luật sư Nguyễn văn Huyền từ chức Nghị sĩ bằng đăng báo xin phép cử tri đã tín nhiệm ông. Khi người Công giáo không đồng tâm, đại sự gặp nguy.
Ngày 21.05.2010, Radio Vatican truyền thanh bài ‘Đức Thánh Cha khuyến khích Giáo dân dấn thân chính trị’ bằng kêu gọi các tín hữu Công giáo dấn thân trong lãnh vực chính trị và chứng tỏ rằng đức tin giúp họ đọc các thực tại một cách mới mẻ và biến đổi chúng. Đức Thánh Cha Biển Đức 16 khẳng định rằng: Giáo hội không có sứ mạng huấn luyện chuyên môn cho các nhà chính trị. Đã có nhiều tổ chức khác theo đuổi mục đích ấy. Sứ mạng của Giáo hội là « đưa ra một phán đoán luân lý cả về những điều liên quan tới lãnh vực chính trị, khi các quyền căn bản của con người và phần rỗi các linh hồn đòi hỏi.. và Giáo hội chỉ sử dụng những phương thế phù hợp với Tin Mừng và thiện ích của mọi người, theo thời đại và hoàn cảnh khác nhau » (GS, 76).
Trong khi đó, lang thang trên xa lộ thông tin, chúng tôi đọc được câu sau:
« Mới đây trên DVD Thúy Nga Paris By Night, MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã có cuộc phỏng vấn với vị Tân Giám mục người Việt tại Toronto (Canada) là Đức cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu. Trong cuộc phỏng vấn này, Đức cha Hiếu có nói rằng: ‘Người Công giáo không làm chính trị!’ »
Nếu chúng ta thông biết Hiến Chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium Et Spes) và Giáo luật thì hai lời nói trên hoàn toàn không có gì mâu thuẫn, xin mời chúng ta cùng phân tích.
I. KHÁI NIỆM VỀ CHÁNH TRỊ.
A. Công dân Việt-Nam.
Mọi người trong chúng ta khi sinh ra đã có quốc tịch Việt-Nam và là công dân nước Việt, có nhiệm vụ tôn trọng luật lệ Việt-Nam và được luật lệ Việt-Nam bảo vệ. Tham gia sinh hoạt chánh trị là quyền bẩm sinh của mỗi công dân.
B. Hành vi Chánh Trị.
Trên Quê Hương Việt-Nam, người cộng sản gieo vào đầu óc đồng bào một hiểu biết sai lầm về chánh trị, luôn phải sợ hãi khi nghe đến từ ‘chính trị’ hay khi không ưa ai thì cứ gắn cho người đó ‘làm chánh trị’ một cách vô trách nhiệm và bất công.
Ở đây, chúng tôi đề nghị chúng ta đơn giản vấn đề như thế nầy:
Chế độ cai trị nào cũng cũng tự hào là Dân Chủ, tức là dân làm chủ Đất Nước. Như vậy, Chủ quyền Đất Nước thuộc về toàn dân, tức mỗi công dân sở hữu 1/56.252.543 Chủ quyền Đất Nước (đây là số cử tri ghi danh bầu cử Quốc hội khóa 2007-2011). Thí dụ, quyền Lập pháp được giao cho Quốc hội. Trong tòa nhà Quốc hội cũng như việc thảo luận và biểu quyết dự luật rất không thể thực hiện được, nên phải tổ chức bầu cử 493 đại biểu.
Khi tham gia tuyển cử, mỗi công dân dùng lá phiếu, tương đương với 1/56.252.543 quyền làm luật của mình, chọn và ủy quyền cho các ứng cử viên trong đơn vị mình đầu phiếu để, khi đắc cử, trở thành đại biểu, thay mình làm luật tại Quốc hội. Rất tiếc, vì số ứng cử viên bị giới hạn bởi Mặt trận Tổ quốc khiến vô số người tài đức không thể hiện diện tại Nghị trường.
Trong trường hợp nầy, những cử tri làm một hành vi chính trị công dân. Tại Quốc hội, người đại biểu cần phải thảo luận và biểu quyết các dự luật theo như họ đã hứa với cử tri. Đó là một hành vi chánh trị Lập pháp cho quốc gia, nhằm phụng sự Công Ích, chứ không vì mị dân hay đảng phái.
II. TÍN HỮU CÔNG GIÁO.
Người công dân Việt-Nam trở thành người Công giáo Việt-Nam sau khi tự do xin lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Kết quả tức thì, người công dân có quyền có những hành vi chánh trị dựa theo những qui chiếu do Phúc Âm Đức Kitô, Giáo huấn xã hội Công giáo và Giáo Luật mang lại.
Ngày 05.07.2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong sứ điệp gởi cho tổ chức Vatican ‘Centesimus Annus-Pro Pontifice’, đã nhắc người giáo dân: « Những hoàn cảnh thê thảm thế giới ngày nay phải chịu chứng tỏ tính thời sự thường trực của Học thuyết Xã hội của Giáo hội và sự cần thiết khởi sự từ một viễn ảnh đúng, tập trung vào sự thật con người, một sự thật do lý trí khám phá và được Tin Mừng Chúa Giêsu củng cố và cổ võ giá trị chân chính và ơn gọi xã hội tự nhiên của con người ».
Về vấn đề này, Đức Gioan Phaolô II giải thích rằng Giáo huấn Xã hội của Giáo hội cống hiến những chỉ dẫn cho ‘sự cổ võ những nhân quyền, sự bảo vệ gia đình, sự phát triển những cơ chế dân chủ đích thực và góp phần chính trị, một nền kinh tế phục vụ con người, một trật tự quốc tế mới bảo đảm công lý và hoà bình, và một thái độ trách nhiệm đối với tạo vật.’
1. Tin Mừng Đức Kitô cần được chấp nhận như là Đại Hiến chương của những Kitô-hữu hợp thành Giáo hội Công giáo, gồm bốn sách đầu tiên của Tân Ước theo các Thánh Sử Matthêu, Máccô, Luca và Gioan, có tính ưu việt trên hết, vì là những chứng từ tuyệt vời về cuộc đời và lời giáo huấn của Ngôi Lời nhập thể, Đấng Cứu Độ chúng ta.
Công đồng Vaticanô II đã coi các sách Tin Mừng như những chứng từ thành văn của các Tông Đồ hay của những vị đã sống bên các Tông Đồ ghi chép lại do ơn linh hướng của Thánh Thần và đã long trọng khẳng định lịch sử tính của các sách Tin Mừng vì trung thành truyền lại những gì Đức Giêsu thực sự đã làm và đã dạy, luôn truyền đạt cho chúng ta những điều chân thật về Đức Giêsu. Phúc Âm vừa là chứng từ về Đức Giêsu lịch sử, vừa là chứng từ về niềm tin của các Tông Đồ sau Chúa phục sinh.
2. Giáo huấn xã hội Công giáo.
Ngày 01.05.2000, Lễ kính Thánh Giuse Thợ, với trách vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng Công lý và Hoà bình, Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, đã ký ban hành ‘Sưu Tập những Bản Văn của Huấn Quyền về Học thuyết Xã hội Công giáo’. Trong đó, Đức cha đã thu nhặt từ các văn kiện đang có trong kho tàng Giáo huấn về xã hội và viết thành 11 chương về các đề tài: Bản chất Học thuyết Xã hội Công giáo, Con Người, Gia Đình, Trật tự Xã hội, Vai trò Nhà Nước, Kinh tế, Lao Động và Tiền Lương, Sự Nghèo đói và Đức Bác ái, Môi trường, Cộng Đồng Quốc tế và Chương Kết. Văn kiện này được dùng làm căn bản cho việc hoàn thành « Toát yếu về Học thuyết Xã hội Giáo hội ».
Qua ‘Lời Giới Thiệu’ của Đức Hồng y Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, gởi Đức Hồng y Renato Raffaele Martino, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng Công lý và Hoà bình, đã viết: « … 2. Tài liệu này cũng trình bày giá trị của Học thuyết Xã hội Công giáo như một phương tiện để rao giảng Tin Mừng (x. Centesimus Annus, số 54), vì tài liệu này đặt con người và xã hội trong mối tương quan với ánh sáng Tin Mừng. Những nguyên tắc của Học thuyết Xã hội Công giáo đặt nần tảng trên luật tự nhiên, vì thế được xác nhận và cũng cố trong niềm tin của Giáo hội nhờ Tin Mừng của Đức Kitô… »
Khi khai mạc một cuộc hội thảo quốc tế về ‘Chính trị, hình thức đòi hỏi của đức ái’ (La politique, forme exigeante de la charité) ngày 20.06.2008 qui tụ khoảng 60 chuyên viên tại Roma, Đức Hồng y Renato R. Martino nói: « Giáo hội không làm chính trị, nhưng có một học thuyết về chính trị, hầu có thể chu toàn sứ mệnh của mình, để phục vụ công thiện công hảo… Duy trì và cổ võ nơi lương tâm mọi người, ý thức về phẩm giá siêu việt của nhân vị: đó là sự đóng góp đầu tiên và cốt yếu mà Giáo hội cống hiến cho cộng đồng chính trị. Trong ‘sứ điệp’ của Đức Ki-tô do Hội thánh loan truyền, cộng đồng nhân loại có thể tìm thấy sức mạnh để yêu tha nhân như chính mình, để chiến đấu chống lại tất cả những gì phản nghịch sự sống, để chấp nhận sự bình đẳng căn bản giữa mọi người, để tranh đấu chống lại mọi hình thức kỳ thị, để vượt qua một nền luân lý hoàn toàn cá nhân… Nếu chính trị có tham vọng hành động như Thiên Chúa không hiện hữu thì cuối cùng chính trị sẽ trở nên cằn cỗi và mất ý thức về tính bất khả xâm phạm của nhân vị. »
Đề cập về đa nguyên dân chủ và những giá trị căn bản, Đức Hồng y đã nhắc lại rằng những quyền lợi mang tính cá nhân và ích kỷ, ở ngoài khung cảnh sự thật, tình liên đới và trách nhiệm, sẽ phá hủy nền dân chủ và đưa vào những yếu tố phân tán và đối đầu nhau. Vào một thời đại như thời đại chúng ta bị ghi dấu bởi những thái độ phản chính trị. Một nền dân chủ chân chính phải cần đến sự trợ lực của tâm hồn, một giá trị vô điều kiện của nhân vị hướng về tha nhân và Thiên Chúa trong sự thật và sự thiện.
3. Giáo Luật.
Tông hiến "Sacrae Disciplinae Leges", được Đức Gioan Phaolô II ký ngày 25.01.1983 để ban hành Bộ Giáo Luật hiện hành.
… Thực vậy, Chúa Kitô không muốn phá hủy gia sản kỳ cựu của lề luật và các tiên tri đã được thành hình dần dần qua giòng lịch sử và kinh nghiệm của dân Chúa trong Cựu Ước. Đúng ra, Ngài đã kiện toàn nó (xem Mt 5,17), để cho gia sản ấy trở thành, dưới một hình thức mới mẻ và cao thượng hơn, một phần của gia sản Tân Ước…
… Bộ Giáo Luật này hoàn toàn phù hợp với bản chất của Giáo hội, cách riêng đã được trình bày do giáo huấn chính thức của Công đồng Vatican II xét trong toàn bộ và nhất là trong học thuyết về Giáo hội. Thực vậy, phần nào Bộ Giáo Luật mới có thể được coi như một cố gắng phi thường để diễn dịch đạo lý của Công đồng về Giáo hội ra ngôn từ pháp lý…
Trong điều 207 Giáo Luật, số 1 phân biệt tín hữu Giáo dân với Giáo sĩ và Tu sĩ như sau: « Do sự thiết lập của Thiên Chúa, giữa các tín hữu trong Giáo hội, có các thừa tác viên có chức thánh, trong luật được gọi là các Giáo sĩ; còn các người khác được gọi là Giáo dân. »
Số 2 của điều luật trên phân biệt Giáo dân với Tu sĩ như sau: « Trong cả hai thành phần vừa nói, có những tín hữu tận hiến cho Thiên Chúa một cách đặc biệt và đóng góp vào sứ mệnh cứu rỗi của Giáo hội bằng việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm qua lời khấn hoặc qua mối giây ràng buộc thánh thiện khác, được Giáo hội công nhận và phê chuẩn. Hàng ngũ của họ tuy không thuộc về cơ cấu phẩm trật của Giáo hội, nhưng thực sự thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo hội. »
Như vậy:
- Giáo sĩ là tín hữu có chức thánh như Phó tế, Linh mục và Giám mục. Nhưng chỉ có Linh mục và Giáo mục được gọi là tư tế thừa tác và được quyền Tế Lễ. Phó tế là những thừa tác viên được truyền chức thánh để lo công tác phục vụ trong Giáo hội.
- Tu sĩ là người tín hữu nam nữ đã quảng đại đáp lời mời gọi của Chúa để tự nguyện khấn và sống ba lời khuyên Phúc Âm (khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục) hoặc có giây ràng buộc thánh thiện khác được Giáo hội công nhận và phê chuẩn. Đây là bậc sống thánh hiến dành cho những người có ơn gọi sống những linh đạo hay đặc sủng đặc biệt của nhiều Dòng Tu hay Tu Hội khác nhau.
- Giáo dân được Giáo Luật định nghĩa theo tinh thần Hiến Chế Tín Lý về Giáo hội ‘Aùnh Sáng Muôn Dân’ số 31, như sau: « Danh hiệu Giáo dân, có nghĩa là tất cả các Kitô hữu không thuộc thành phần chức thánh, hay bậc tu trì được Giáo hội công nhận, nghĩa là các Kitô hữu đã được phép Rửa Tội sáp nhập vào thân thể Chúa Kitô, được nhập tịch Dân Chúa, được trở thành người tham gia, theo cách của mình, vào chức vụ tư tế, chức vụ rao giảng Lời Chúa, và chức vụ vương giả của Chúa Kitô, là những người thi hành sứ mệnh của toàn dân Kitô hữu trong Giáo hội và giữa trần thế theo nhiệm riêng của mình. » Do đó, chỉ Giáo dân là những người có phận vụ không ai có thể thay thế trong môi trường chính trị-xã hội.
Như vậy, Giáo hội thật rõ ràng: Giáo sĩ không phận vụ trong môi trường chính trị-xã hội. Do đó, Giáo Luật ấn định:
Điều 285: (1) Các Giáo sĩ nên xa tránh tất cả những gì không xứng hợp với bậc mình, theo như những qui định của luật địa phương.
(2) Giáo sĩ nên tránh tất cả những gì, cho dù không xấu xa, nhưng xa lạ không thích hợp với bậc Giáo sĩ.
(3) Cấm các Giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền có kèm theo việc hành sử quyền bính dân sự.
(4) Nếu không được phép của Bản Quyền riêng, Giáo sĩ không được nhận làm Quản Lý những tài sản thuộc các giáo dân hoặc những chức vụ trần thế kèm theo nghĩa vụ phải kế toán sổ sách; cũng không được làm bảo chứng cho dù dựa vào tài sản riêng của mình nếu không tham khảo ý kiến của Bản Quyền riêng; phải tránh không nên cam kết những khế ước bảo lãnh trả một món nợ mà không định rõ căn nguyên.
Điều 287: (1) Các Giáo sĩ hãy tận lực cổ võ duy trì hòa bình và hòa đồng giữa mọi người, dựa trên nền tảng công bằng.
(2) Các Giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, hoặc dự phần lãnh đạo trong các nghiệp đoàn, trừ khi nào, theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo hội và cổ võ công ích đòi hỏi như vậy.
III. GIÁO DÂN DẤN THÂN CHÍNH TRỊ.
1.- Đức Phaolô VI, Giám mục Giáo hội Công giáo và các Giám mục khác, họp Công Đồng Chung Vaticanô II, ngày 07.12.1965, ký ban hành Hiến Chế ‘Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium Et Spes’, chúng ta đọc nơi số 76:
Cộng đoàn chính trị và Giáo hội. Điều rất quan trọng là cần nhận thức chính xác về mối tương quan giữa cộng đoàn chính trị và Giáo hội, nhất là trong một xã hội gồm nhiều thành phần. Cũng cần phải phân biệt minh bạch giữa những hành động của các tín hữu hoặc cá nhân hoặc đoàn thể với danh nghĩa công dân dưới sự hướng dẫn của lương tâm Kitô giáo và những hành động của các tín hữu khi họ nhân danh Giáo hội và hợp nhất với các vị chủ chăn của họ.
Vì lý do chức vụ và thẩm quyền của mình, Giáo hội không cách nào bị đồng hóa với một cộng đoàn chính trị, và cũng không hề cấu kết với bất cứ hệ thống chính trị nào vì Giáo hội vừa là dấu chỉ vừa là đảm bảo cho tính cách siêu việt của con người.
Cộng đoàn chính trị và Giáo hội, mỗi bên với lãnh vực riêng của mình, đều độc lập và tự trị. Tuy nhiên, dầu dưới danh hiệu khác nhau, cả hai cũng đồng phục vụ cho con người trong sứ mệnh cá nhân và xã hội. Tùy theo hoàn cảnh và địa phương, nếu cả hai càng duy trì được sự cộng tác lành mạnh, thì cả hai càng phục vụ lợi ích của con người một cách hữu hiệu hơn. Bởi vì con người không phải chỉ thu hẹp trong nhãn giới trần gian. Nhưng tuy sống trong lịch sử nhân loại, con người vẫn mang một sứ mệnh trường cửu. Được thiết lập trong tình yêu của Chúa Cứu Thế, Giáo hội có sứ mệnh làm cho công bằng và bác ái lan tràn trong mỗi dân tộc và giữa các dân tộc. Khi rao giảng chân lý Phúc Âm và lấy giáo lý và chứng tá của cuộc sống các Kitô hữu soi sáng mọi lãnh vực của sinh hoạt con người, Giáo hội cũng tôn trọng và cổ võ tự do chính trị cũng như trách nhiệm của các công dân.
Và được sai đi để loan báo Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế cho mọi người, các Tông Đồ và các Đấng kế vị cũng như những cộng tác viên của các ngài đều dựa vào quyền lực của Thiên Chúa để làm việc tông đồ; còn Thiên Chúa thường tỏ rõ sức mạnh của Phúc Âm trong chính sự yếu hèn của các chứng nhân. Vậy bất cứ ai hiến thân phục vụ lời Chúa đều phải dùng đến đường lối cũng như phương thế riêng của Phúc Âm. Những đường lối và phương thế này khác biệt ở nhiều điểm với đường lối và phương thế của trần gian.
Thực thế, các thực tại trần thế và những thực tại siêu phàm nơi con người đều liên kết mật thiết với nhau. Giáo hội cũng xử dụng các thực tại trần thế tùy mức độ mà sứ mệnh riêng của mình đòi hỏi. Tuy nhiên, Giáo hội không cậy nhờ vào những đặc ân của thế quyền. Hơn thế nữa, Giáo hội cũng sẽ từ chối việc xử dụng một số quyền lợi đã được hưởng một cách chính đáng khi thấy rằng việc xử dụng những quyền lợi đó làm cho người ta nghi ngờ về lòng thành thực muốn làm chứng nhân của mình, hoặc trước những hoàn cảnh mới đòi hỏi phải xử sự cách khác. Tuy nhiên, bất cứ ở đâu và bất cứ thời nào, Giáo hội cũng phải được tự do rao giảng đức tin, truyền bá học thuyết xã hội của mình cũng như được dễ dàng chu toàn sứ mệnh của mình giữa loài người. Giáo hội cũng phải được quyền nói lên nhận định luân lý của mình về cả những vấn đề liên quan đến lãnh vực chính trị khi quyền lợi căn bản của con người hay phần rỗi các linh hồn đòi hỏi. Nhằm mục đích trên, Giáo hội xử dụng mọi phương tiện và chỉ những phương tiện nào phù hợp với Phúc Âm và lợi ích của mọi người tùy theo thời đại và hoàn cảnh khác nhau.
Trung thành theo sát Phúc Âm và thi hành sứ mệnh của mình trong thế giới, Giáo hội phải cổ võ và nâng cao bất cứ điều gì là chân, thiện, mỹ trong cộng đoàn nhân loại. Làm như thế tức là Giáo hội xây dựng hòa bình cho con người để làm vinh danh Thiên Chúa.
Tinh thần của số 76 này đã được Đức Gioan Phaolô II nhắc lại nhiều lần và Đức Biển Đức XVI nói với các Giám mục Việt-Nam trong các lần tiếp kiến chung mỗi dịp Ad Limina trong các lần cuối vừa qua [hy vọng chúng ta sẽ có dịp xem lại trong một lần khác.]
Đối với Giáo dân, điều 76 này nhắc: Giáo hội Công giáo, vì chức vụ và thẩm quyền của mình, không thể bị đồng hóa với một cộng đoàn chính trị (Nhà nước, chính đảng…) và không hề cấu kết với bất cứ chế độ chính trị nào vì Giáo hội vừa là dấu chỉ vừa là đảm bảo cho tính cách siêu việt của con người, được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Người và được cứu chuộc bởi sự chết và sống lại của Ngôi Hai Thiên Chúa. Nhưng vì Giáo hội và Nhà nước đều phục vụ cho con người trong sứ mệnh cá nhân và xã hội, nên nếu cả hai càng duy trì được sự cộng tác lành mạnh, thì cả hai càng phục vụ lợi ích của con người một cách hữu hiệu hơn. Tuy sống trong lịch sử nhân loại, con người vẫn mang một sứ mệnh trường cửu.
Khi dấn thân chính trị, Giáo dân có những qui chiếu do Phúc Âm Đức Kitô và Giáo huấn xã hội Công giáo thêm vào các luật lệ Việt-Nam. Người Giáo dân không cần xưng danh tôn giáo, tinh thần phục vụ và khả năng của mình mới là điều kiện để đồng bào, cử tri tín nhiệm chúng ta.
2.- Một Kinh nghiệm.
Ngày 01.04.1967, Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa Việt-Nam được ban hành với các đặc điểm:
- Ba cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội (Điều 3).
- Quyền Tư pháp được ủy nhiệm cho Tối cao Pháp viện và được hành xử bởi các Thẩm Phán xử án (Điều 76). Tối cao Pháp viện có thẩm quyền giải thích Hiến Pháp, phán quyết về tiùnh cách hợp hiến hay bất hợp hiến của các đạo luật, sắc luật; tính cách hợp hiến và hợp pháp của các sắc lệnh, nghị định và quyết định hành chánh (Điều 81 khoản 1). Nhờ thế, giới cầm quyền không thể hình thành một Hiến Pháp với những điều khoản đầy hứa hẹn dân chủ, pháp trị, nhưng, trong thực tế, Quốc hội biểu quyết các đạo luật bất hợp hiến hay Chính phủ ban hành các nghị định và quyết định hành chánh bất hợp hiến hay/và bất hợp pháp như ngày nay.
- Người dân có quyền tự do giáo dục và được hưởng ‘nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí’. Nếu công dân có khả năng theo học cao hơn mà không có phương tiện, quốc gia sẽ nâng đỡ (Điều 10).
Căn cứ vào Hiến pháp, cuộc tuyển cử Nghị sĩ Thượng nghị viện đã được tổ chức ngày 03.09.1967. Có 48 liên danh với 480 ứng cử viên thuộc các chánh đảng (Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Duy Dân…), tôn giáo (Cao đài, Hòa hảo, Phật giáo, Công giáo), xã hội (quân nhân, trí thức, khoa bảng…) hiện diện tranh cử.
Kết quả, 6 liên danh đắc cử: về đầu, liên danh ‘Nông Công Binh’ do cựu Tướng Trần văn Đôn làm thụ ủy gồm các quân nhân và nghiệp đoàn viên; liên danh Bông Lúa, do ông Nguyễn ngọc Kỷ, tín hữu Cao đài, làm thụ ủy về hạng 5; các liên danh ‘Công Ích và Công Bình Xã Hội’, ‘Đại Đoàn Kết’, ‘Trời Việt’ và ‘Đoàn kết để Tiến bộ’ do các ông Nguyễn văn Huyền, Nguyễn gia Hiến, Huỳnh văn Cao và Trần văn Lắm đứng thụ ủy đều là những Giáo dân Công giáo chiếm các hạng còn lại.
Thượng nghị viện khóa đầu tiên có 26 người Công giáo trong số 60 Nghị sĩ, có 11 Công giáo trong số 13 luật gia trong Viện Lập pháp này. Đặc biệt, luật sư Nguyễn văn Huyền, một nhân sĩ danh tiếng trong giới Công giáo và giới chánh trị, một chánh khách hiếm hoi của nền Đệ Nhị Cộng hòa, đã được bầu vào chức Chủ tịch Thượng nghị viện. Ông đã xây dựng uy tín cho Thượng nghị viện, xứng đáng với lòng kính nể của người dân Việt trong việc phát biểu về các vấn đề: tướng lãnh tham nhũng (ngày 20.04.1970), chống độc diễn của liên danh Nguyễn văn Thiệu - Trần văn Hương (ngày 22.09.1971). Ngoàụi ra, chúng ta còn nhớ một tối trong tháng 05.1970, sau khi Thượng nghị viện phản đối ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Chánh phủ, Chủ tịch Nguyễn văn Huyền đã lên án sự vi hiến của Sắc luật này trên màn ảnh Truyền hình Việt-Nam. Sau đó, nhờ tài hùng biện của một Nghị sĩ Công giáo khác, luật sư Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến.
Tuy nhiên, năm 1974, sau khi một số Nghị sĩ Công giáo thuận theo ý Tổng thống Nguyễn văn Thiệu để tu chính cho phép ông ứng cử nhiệm kỳ thứ ba, luật sư Nguyễn văn Huyền từ chức Nghị sĩ bằng đăng báo xin phép cử tri đã tín nhiệm ông. Khi người Công giáo không đồng tâm, đại sự gặp nguy.